Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
|
|
Ai
đó nói "Nhạc sỹ, Nhà văn không còn làm nhạc, không còn
viết văn, làm thơ thì coi như đã chết. "Tiễn một người
vào dĩ vãng đậm màu", tôi muốn dùng lời một bản
nhạc tình để đặt tựa cho bài viết lộn xộn, nói về
một Nhà văn, nhà văn Võ Hồng. .
Được diện kiến lần đầu cách đây hơn 30 năm, lần ấy tôi với thằng bạn theo Dì của nó đến chơi nhà Ông, để được nhìn người mà mình yêu mến qua những trang văn. Hai thằng tôi rụt rè đến khúm núm, dù thằng bạn tôi thuộc loại con ông cháu bà. Nhìn cái cách ông lơ đãng trả lời nhát ngừng hai thằng lõi con đồng hương, trót ái mộ ông mà lặn ngòi, ngoi nước, nằn nì người quen ông dẫn đến thăm ông, tôi ngán quá, lại thấy cái cách ông gọi mấy người cháu ở cạnh bên nhà sang ông nhờ việc gì đó lại ngán thêm. Sau lần gặp gỡ ngắn như đuôi thằn lằn đó. Ông Bác của "Người về đầu non" trong tôi bỗng chết ngủm. Bây giờ tóc đã "muối nhiều hơn tiêu " nhưng mỗi lần dở "Bên đập đồng cháy. Người về đầu non" tôi vẫn rưng rưng nước mắt y như mấy chục năm trước, thuở chưa nếm tí ti vị đắng của cuộc đời. Đọc văn ông, cái dịu dàng, thân ái thấm đẫm từng trang văn, những nhân vật trong truyện cứ y như những người mình quen đã lâu, ông Cửu Bốn, Chú Năm heo, bà Xã Bảy…. Những năm còn chiến tranh, giữa tiếng canh nông đì đùng trên Nhạn tháp, hoả châu chớp sáng đâu khoảng Màng màng, Khu chiến tôi lò mọ đọc " - gắng đi chút nữa con. Gắng đi tới đập đồng cháy rồi má cho nghỉ một lát. Tiếng nước chảy lào xào thoáng nghe từ xa dội lại. Đập đồng cháy. Bà Xự cảm nghe như có một cái nhói trong tim. Còn hai khúc quanh nữa rồi tới. Đi qua khỏi quán Bà Diễn, đi qua khỏi đám bông của Ông Cửu Chín. Bước qua một con lạch. Tiếng nước đổ rào rào. Đi vòng theo một đoạn đê. Lá tre nhũn nát dưới bàn chân. Xuống cái dốc hẹp. Đến đây rồi..." Hơn ba mươi năm sau, đứng bên bờ đập Đồng cháy, trong màn sương sớm một ngày giữa tháng giêng, trước mắt tôi:" Bà Xự vụt bỏ chạy. Dáng bà chênh vênh chạy loạng choạng trên bờ đê cao. Chân sụp xuống mương. Té nằm xoãi xuống. Lồm cồm ngồi dậy. Chạy.Té. Gượng dậy. Chạy.... Chạy....Không.Không." ..... Bà Xự ơi, bên
bờ đập đồng cháy , tôi tưởng như đang nghe tiếng bà nói
với ông Trùm Đẹt, bà Thủ Hai : " vô trong quận kiếm nhà
con Thâm ở nhờ, - Bà Thủ Hai đủng đỉnh nói. – Nghe nói
nó làm ăn khá buôn bán có tiền.
Cũng bằng từng
ấy năm, một lần tôi dự đám giỗ họ, có bàn đến việc
bây giờ ruộng đất đã giao hết cho Hợp tác xã, Thủ
tự nhà thờ Họ không còn được thu phần tô tức dành
cho giỗ chạp, phải tính ngay tới chuyện giỗ dồn, giỗ hiệp.
Tự dưng, vụt hiện lên cảnh ông Bác trong Người về đầu
non.
Nhãn tiền, tôi cũng quay nhìn Ông Trưởng họ cũng đang bệu bạo: " Từ nay dồn lớn nhỏ lại thành hai cái giỗ hiệp . Một cái tháng Ba, một cái tháng Tám. Mùng mười tháng sau giỗ ông Cao, nhớ cáo trước với Ông Bà " . Ôi, hơn mấy mươi năm sau, cũng bệu bạo, cũng lã chã nước mắt. Cũng tại Thầy Hồng, hơn ba chục năm trước đã kể chuyện bể dâu. Đọc văn Võ Hồng, thực tình tôi thích đọc truyện ngắn của ông hơn hết, gọi truyện mà không có cốt truyện, chuyện nào cũng mang chút ít tự truyện, chút ít tâm sự riêng tư và hơn nữa đậm đà phương ngữ làng quê Phú Yên mà vẫn thắm đẫm văn chương, Ông làm cho bao tiếng nói nôm na quê kiểng của Chợ Đèo, gò Đình, xóm Lẫm…thành sang trọng, ngồi vào chiếu văn chương đàng hoàng tử tế. Ông là Thầy giáo, là Thầy của các Thầy từ hồi Chín Năm, viết văn trước đó, từ những năm 39, 40 của thế kỷ trước. Thuộc vào thế hệ đạt đỉnh cao của Việt văn, nên văn của ông, những câu văn " tinh tế, trong sáng, trau chuốt và đậm chất thơ"," góp phần làm tâm hồn mỗi chúng ta phong phú hơn trong sáng và tốt đẹp hơn " (GS Trần Hữu Tá). nhưng không hiểu vì sao? nhà trường, nhất là nhà trường Phú Yên chưa cho học sinh đọc văn, học văn của ông!' Ông làm thơ cũng khá hay. Tôi có đọc một bài thơ của ông không biết sáng tác năm nào đăng trên oldcttage.net Những tối thứ ba Tối thứ ba này
em đến thăm anh
Muốn nói thật
nhiều nhưng không thể nói
Tuy vậy niềm
vui em vừa mang tới
Võ Hồng Hồi tôi mới lấy vợ, vào Nha Trang thăm gia đình vợ, hầu chuyện ông bà già vợ, anh vợ, ngọt nhạt với đám em vợ mãi cũng chán, tôi vớ được quyển Văn nghệ Phú Khánh trên đầu giường ông già vợ, trang đầu thấy có mấy câu thơ đề tặng mà lâu quá tôi quên mất, chỉ nhớ đại khái nội dung : đi giữa đường gặp người bán bánh chưng ngon, mua đôi cặp để tặng cố nhân, kèm thêm quyển báo gọi là chút tình cố cựu của hai người đồng hương, ký Võ Hồng. Ngạc nhiên tôi hỏi ông già vợ: "quyển tạp chí này của ai đây Ba!", bởi tôi không nghĩ là của người nhà vợ tôi, vì nhà vợ tôi chẳng ai có duyên nợ gì với văn chương chánh phẩm cả. họ chỉ thích đọc báo Công an. Ông già vợ tôi trả lời: "của tao!, người ta tặng với cặp bánh chưng mày ăn lúc sáng đó!." Mãi về sau tôi biết ông già vợ của tôi là người gần gụi với nhà văn Võ Hồng, ông Cụ ít chữ, không mặn gì với văn chương nhưng thâm giao với Thầy Hồng, có cả lô sách biếu của Nhà văn Võ Hồng. Ổng chẳng bao giờ đọc quyển sách tặng quá mười trang nên ổng chẳng biết đôi chỗ trong văn chương của ông Thầy, ông là nguyên mẫu nhân vật của ông bạn Nhà văn. Mẫu những người dân quê Phú Yên, tản cư bỏ quê vào thành phố, rồi làm giàu nhờ những bề bộn, lộn xộn quanh các căn cứ Mỹ. Trong quyển tạp chí tôi vớ được ngày ấy có một truyện của Võ Hồng, tôi nhớ lõm bõm nội dung đại để : Ông cha rầy thằng con dốt văn, chỉnh ông con ngoài việc luyện văn còn phải luyện chữ viết, bỡi vì " văn mày hay nhưng chữ mày như gà bới, viết lại tháu, lòi tói như xích chó, người ta không đọc được thì mày luyện văn đến mấy cũng bằng thừa." lúc đó tôi ôm bụng cười vì nhớ đến các loại chữ viết của các ông bà cán bộ vào tiếp quản, đang hô hét, lên lớp, sinh sát mấy chú tân tòng tại cơ quan tôi. Nay Ông già vợ tôi đã thành người thiên cổ, không biết những tập văn kỷ niệm của ông lưu lạc tận đâu, Võ Hồng ít nói về mình, có lẽ vì thế mà nhiều anh cứ gặp đôi lần là quàng làm họ. Có anh ở xa tít mù tận xứ Quảng mà cứ viết về ông vung cán tàn cả lên để ông bực mình tự viết bài đính chính đăng hẳn hoi trên báo Kiến thức ngày nay.Tôi còn thực mục sở thị một chuyện làm cho phải quên ngay mộng tưởng gọi Nhà Văn Võ Hồng là Thầy như lần gặp mấy mươi năm trước. Số là uống cà phê vĩa hè, bàn bên cạnh có một lão niên thi sĩ, bình phẩm bài in trên báo Phú Yên mới đọc :" Thằng này học Thầy Võ Hồng lúc nào mà viết bài xưng với Ổng là thầy . Kể lể da diết làm vậy. Tuy hoà - Nha trang có hăm mấy ngàn tiền xe, sáng đi chiều về có xa xuôi Tây Mỹ gì đâu mà kể lể, mộng ước được thăm thầy…" Một lão ngồi bàn bên vọt miệng " Tao biết thằng đó!, Cha của nó may ra mới học ổng. Còn nó thì là học trò của học trò đời chót của ổng mà thôi, mấy thằng ziết zăn, ziết báo ưa nói dóc cho rậm chuyện đó thôi.." Chuyện bâng quơ vỉa hè nhưng cũng làm tôi nghĩ miên man đến một chuyện do PGS Huỳnh Như Phương kể lại trên báo TTCT số 35-2008 " Hồi mới giải phóng, có mấy người học trò cũ của Thầy đi kháng chiến về, giờ giữ trọng trách ở địa phương, đến thăm thầy. Trong buổi tiếp, họ xưng "tôi" và gọi thầy là "anh". Thầy vẫn nói chuyện vui vẻ, tự nhiên nhưng trong lòng thầy nghĩ: sao các em phải lên gân uốn giọng cho khổ vậy, thầy thấy các em tự ép mình mà thương các em quá!" Tôi còn biết một chuyện không biết có nhân quả gì với một truyện ngắn trong tập Trầm mặc cây rừng của Nhà văn Võ Hồng tựa là "Chuyến về Tuy hoà" , cái truyện tôi ít thích nhất trong các truyện ngắn Võ Hồng đã in. Số là tụi tôi được đọc một bức tình thơ của một nhà văn X gởi cho Chị T, con ông Hội đồng C, nhân viên của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. Khỏi nói đến nội dung diễm tình, lời văn tha thiết. Tụi tôi hỏi liền chị T " Sao chị!?", Chị T ngày ấy goá chồng đã lâu. Chị cười ruồi, chẳng thèm trả lời mấy đứa thóc mách, thót lên xe Jeep của Phó đốc sự L, Quản đốc nhà lao Khu chiến đi mất. Hỏi là hỏi vậy thôi. Chớ tụi tôi biết tỏng văn là văn, người là người. Chị T rực lửa, đang vui nổ trời , chắc chẳng mở coi bức tình thơ diễm tuyệt của một người tinh tế, mực thước, cẩn trọng từng lời nói thế kia đến lần thứ hai, cha nội nào mối mai trật lấc, làm sao ăn đầu heo của nước và lửa cho được. Trở lại truyện ngắn " Chuyến về Tuy hoà" mới đây, nhân việc ngồi nhậu nhẹt chỗ cảng cá Phường Sáu, tụi tôi cùng khuyên người bạn ở nơi xa mới về : "Thôi già rồi, coi thu xếp mà về quê sống cho vui". Câu trả lời sũng nước, da diết i sì cô Hoàng Anh trong " Chuyến về Tuy Hoà" : " Tết này em không về Tuy hoà. Có lẽ cả những tết sau này. Mấy năm trước em phải về là vì còn Ba em ngoài đó. Nay Ba em mất rồi và đã đoạn tang rồi thì em cũng muốn đoạn tuyệt luôn. Về để làm gì? Chiến tranh tàn phá cơ nghiệp nhà em. Ngày xưa nhà em giàu. Ba em có địa vị. Bây giờ em không có một cái nhà để ở. Chỗ sở nhà và khu vườn của Ba em ngày xưa bây giờ thuộc quyền sở hữu của người khác . Họ lập tiệm thuốc tây, tiệm vàng, phòng mạch bác sĩ, văn phòng giao dịch thương mại. Những người xuất thân tầm thường nhất hồi đó, hôm nay khinh khỉnh nhìn em. Em không đủ can đảm nhận những cái nhìn như vậy" .Tụi tôi cũng nghẹn ngào không nói lại được lời nào. Phải chi lúc đó nhớ mà mượn lời: " Em đừng nhìn xuống những toà nhà dưới phố. Mà hãy cùng anh ngước nhìn lên ngôi tháp Chàm ở đầu núi Nhạn kia. Nó sẽ âm thầm giảng giải cho em bài học hưng phế ở đời và em được thanh thản trong tâm" , thì khỏi phải đưa ma bữa nhậu. Tôi không thích truyện này một phần vì nhân vật xưng tôi trong truyện, chỉ ghé ngang, ăn một bữa cơm trưa, ngủ một đêm, không nghĩ ra đây là Tuy Hoà, trước khi chìm vào giất ngủ, " cố tìm một dấu vết gì cụ thể của cái thành phố tôi đang ở" đến khi tìm được " Lòng vui như vừa gặp một người bạn. Tôi nhắm mắt lại, êm đềm đợi giất ngủ. Trên môi phác một nụ cười bình an" Ôi. Nhà văn Võ Hồng kết truyện bằng một chi tiết không có thật. Hãng sản xuất nước đá Tịnh thuỷ chưa có trên đời và số nhà 611 Trần Hưng Đạo hãy để cho ngày sau, ngày có đường Trần Hưng Đạo nối dài. Viết đến đây, tôi nghe Nhà văn Võ Hồng, Thầy giáo Võ Hồng ốm nặng sợ không qua khỏi. Tôi tập tọng viết đôi câu điếu phòng khi Ông rời cõi tạm" Rời Vết hằn
năm tháng, Vĩnh biệt cây trứng cá, Người về đầu
non
|
|