|
|
Xưa
nay với người Việt Nam, người đàn ông tự coi mình là trụ
cột gia đình, tự biết mình phải làm gì sau khi nằm xuống,
nhất là khi tuổi đời đã xế. Ngày trước, tuổi thọ đời
người ngắn, sem sém đến tuổi 50 là tự cho mình đã sống
được hơn nửa đời người, nhìn trước nhìn sau, nhìn vợ,
nhìn con rồi tự hỏi mình đã lo được những gì. Người
đàn ông Việt Nam bỗng nghĩ đến anh chị em ruột thịt của
mình, tự hỏi nay họ trôi nổi, bơi lội ra sao, lòng ngỗn
ngang trăm thứ. Họ lo nghĩ về. Nguyễn Du cũng không có ngoại
lệ. Các bài thơ chữ Hán của ông chính là những giòng nhật
ký, nỗi niềm được viết riêng cho mình, và " lớp tuổi
sinh thập niên 1940 , "cùng một lứa bên trời lận đận" ,
chúng ta mỗi khi đọc lại sao mà giông giống Người xưa quá
đỗi .
Nguyễn Du cuộc đời cũng ba chìm bảy nổi. Vốn con nhà, lúc cha anh là những đại quan thì ông còn quá nhỏ. Kịp đến khi đến tuổi vào đời 16,17 thì gia đình các anh đều tan nát vì chiến tranh, anh em tản lạc. Ông lui về ở ẩn tại quê nhà. Sau tuổi 40, ông được triệu ra làm quan với tân triều, Nguyễn Gia Long. Từ năm 40 đến 47 tuổi thì đã kinh qua các chức Đông các điện học sĩ ở kinh thành Huế rồi làm Cai bạ dinh Quảng Bình [4] và trước đó đã từng làm chánh chủ khảo một khoa thi Hương. Xưa nay, nuôi con trai ăn học chỉ mong "một người làm quan cả "làng" được hưởng", nhưng với kẻ sĩ Nguyễn Du thì không thể, nhìn lại tài sản trong nhà chẳng có gì, ông viết câu quá đỗi ngậm ngùi Tự sẩn bạch đầu khiếm thu nhập,Tạm dịch ý thơ Tự cười mình đầu bạc mà kém thu nhập , Đầy sân lá vàng rơi nhiều lắm lắm.Câu Tự sẩn bạch đầu khiếm thu nhập, tự cười mình đầu nay đã bạc mà thu vén chẳng bao nhiêu! , Đây cũng có thể là câu tự trào ,đầy cay đắng. Kẽ Sĩ, Nguyễn Du dẫu biết mà không sao "vun góp " được. Đầu bạc cười mình gom góp vụng,từ "mình "có thể thay bằng qua (Qua ) , bằng "Toa " tùy theo ngữ cảnh, tùy theo tâm trạng của khách thơ. Xin mời khách thơ đọc tiếp toàn văn, một bài thơ của người xưa bằng mươi bài thơ Đường. |
Thu
nhật ký hứng
秋日寄興 I-Nguyên tác 西風纔到不歸人,
II-Phiên âm Hán Việt Tây phong tài đáo
bất quy nhân,
* * III-Chú vài từ và tạm dịch nghĩa Phần III-1 Tạm dịch tiêu đề "Ghi lại cảm hứng ngày thu " 1-tài,tiếng tàu,là vừa mới, 2-lạc là tàn ( lạc điệu ), nhật lạc là ngày tàn . 3-tạc dạ ,từ Tàu,là đêm qua, dừng lầm với "tạc dạ" một từ Hán việt khác là khắc vào lòng 4-sẩn còn đọc là sấn (dấu sắc).từ Tàu , là mĩm cười, 5-"khiếm thu nhập" Quách Tấn dich rất hay là "không biết liệu", 6-Phân phân,từ láy của Tàu khi dịch Việt ngữ tùy theo ngữ cảnh, có thể là là lả tả ,lất phất ,hàm chứa ý rât nhiều là được . Phần III-2 Phần viết riêng này xem như không có trong bài này ,xin lỗi cùng khách thơ . laiquangnam xin dùng phần này để thủ thỉ tâm tình cùng khách thơ thuộc thế hệ lớp em tôi, lớp sinh sau thập niên 60. Các bạn trẻ này đa phần không biết chữ Hán và cũng có thể không mấy quan tâm về thơ của tiền nhân ta. Lòng chua xót tự hỏi , dân tộc bạn đã đóng góp gì cho văn hóa nhân loại, lẽ nào các bạn trẻ lại ú ớ ? . laiquangnam xin được chia sẽ cùng các bạn trẻ về thơ tiền nhân, ước mong của lớp chúng tôi là mong quý bạn thoát khỏi "bóng đè" và luôn nghĩ về tài hoa của tiền nhân ta trong văn học. Thế hệ tôi vì "cùng một lứa bên trời lận đận ", nổi trôi theo vận nước nên họ không mấy có dịp và chịu khó bỏ thì giờ tâm tình cùng với các bạn. Trong sự hiểu biết hạn hẹp của mình cùng với chút kinh nghiệm bản thân, cho dù biết mình không phải là dân Văn , nhưng laiquangnam cũng xin gồng mình chia sẻ cùng các bạn trẻ thân yêu là , nay thời gian là tiền bạc , nên một khi các bạn đọc một bài thơ Đường luật của Nguyễn Du như bài này chẳng hạn , là tôi nghĩ các bạn khỏi cần phải đọc mươi bài thơ Đường của người Tàu viết. Người Tàu rất tự hào về thơ Đường của tiền nhân họ. Họ cố tạo điều kiện cho nó xuất hiện đó đây trên mạng khiến cho nhiều thi nhân Việt rất dễ bị bóng đè. Có nhiều người Việt chịu khó giới thiệu thơ Tàu ,lý do?. Có quá nhiều bài thơ Đường của Tàu được người Việt dịch đi dịch lại và giới thiệu tràn lan trên mạng, đọc kỹ thì nhiều bài có ý và lời thơ cũng không thoát ra khỏi ý thơ của Nguyễn Du trong bài này. Xưa nay những ý tưởng, tình cảm mang tính nhân loại thường được thể hiện giống nhau với bất chấp mọi nguồn gốc quốc tịch của thi nhân. Giòng thơ của các thi bá Việt Nam, đặc biệt với Nguyễn Du, ông thường có những ý tưởng độc đáo sâu lắng khác người, rất khó tìm đựợc ý thơ tương tự trong thơ Tàu. Với thơ Đường của Tàu tôi đề nghị các bạn đọc các giòng tuyệt cú, tứ tuyệt , bởi ý thơ cô đọng ; về dòng này ,bên ta cũng có thi bá Nguyễn Du rất xuất sắc,và mới lạ . Các bài thơ thất ngôn bát cú luật thi của họ đa phần ý thơ thường lặp đi lặp lại, nặng tính chất chơi chữ trong các cặp đối, bởi người Tàu thì giỏi dùng chữ Tàu. Không lạ . Nay xin mời các bạn cùng vui với tiền nhân qua từng câu thơ của tiền nhân ta nhé . 1-Tây phong tài đáo bất quy nhân, Tây vừa là từ chỉ phương địa dư ,vừa là từ chỉ phương ước lệ. Tây là miền thương nhớ, miền hoài niệm,miền riêng tư (niềm tây). Riêng cụm từ "bất quy nhân" (viết rời ) lý ra nên được viết "bấtQuyNhân", viết liền để nó là một từ văn học, nghĩa là người chưa thể quay về vì bất cứ lý do gì, một danh từ duy nhất, chứ không là một cụm từ như tiếng Tàu viết rời rạc hình vuông. Tây phong là ngọn gió từ hướng tây đến. Ngọn gió tây đến từ nơi chứa miền thương và nỗi nhớ. Tạm dịch ý thơ toàn câu ,Gió tây vừa mới tạt qua người chưa thể quay về nhà. Câu này được biểu thị thành ,GióTây vừa mới tạt qua ngườiChưaThểQuayVềNhà , và ý thơ đã khác,việc này quan trọng một khi các em giới thiệu thơ tiền nhân ta qua tiếng Anh sau này 2- Đốn giác hàn uy dĩ thập phần. bỗng thấy cái lạnh uy hiếp mười phần 3-Cố quốc sơn hà khan lạc nhật, Ý câu thơ này đẫm chất ca dao. Cả câu thơ chữ Hán này tuồng như được Nguyễn Du dịch lại từ câu ca dao : Chiều chiều đứng dựa ngõ sauQuê mẹ chính là Cố quốc sơn hà Câu cadao này luôn nằm sẳn trong lòng đáy lòng mọi người Việt Nam tha hương. Người lưu lạc tại quê người trào lệ thương nhớ quê mẹ ,quê cha, một khi nắng chiều dịu lại 4-Tha hương thân thế thác phù vân. từ thác này có nghĩa là gởi ,ví dụ từ song lập ,ký thác , Thân này tại nơi tha hương (+nay xin) ký thác theo đám mây nổi. Tận đáy lòng thi nhân hy vọng đám mây nổi bay về chốn cố hương mang theo niềm thương nỗi nhớ. 5- Hốt kinh lão cảnh kim triêu thị, Hốt là bỗng, tạm dịch ý thơ, sáng hôm nay bỗng thất kinh khi cái già đến. Người xưa không cắt tóc , mỗi sáng qua gương, họ chải tóc mình rồi búi lại cho gọn. Nhìn sắc mình qua gương, họ bỗng thấy tuổi già đà đến, rồi tự hỏi ,ta đã làm chi cho đời ta? Đó là nỗi xót xa của người có chút ăn học, buồn vui theo vận nước. 6-Hà xứ thu thanh tạc dạ văn. Hà xứ là xứ nào . Tạc dạ văn là vừa mới lên tiếng. Từ Thu vừa là từ chỉ thời gian vừa là từ ước lệ. Mùa thu là mùa của suy tư, là mùa của thi nhân, là mùa nhớ, mùa thương, mùa hồi tưởng của người ly hương vọng về cố quốc. Khi Thu đã là từ ước lệ thu cũng nhắc thời gian mà mình đã sống, đã hơn nữa đời người.! Tạm dịch ý thơ, Đêm qua vừa mới có tiếng gió thu từ nơi nào kéo đến . 7- Tự sẩn bạch đầu khiếm thu nhập, Khiếm ,từ Hán Việt,nghĩa là thiếu. Câu 7, Tự sẩn bạch đầu khiếm thu nhập, dịch sao cho sát ý thơ, cho phù hợp với ngữ cảnh toàn bài?. Cụm từ "khiếm thu nhập" Quách Tấn dịch rất hay là "không biết liệu" rất sát với bối cảnh sống của Nguyễn Du thời ấy. Ngày xưa bổng lộc triều đình không bao nhiêu, muốn tích lũy thì phải vét ,vét bằng mọi cách để lo cho hậu sự. Nguyễn Du là con nhà ,biết mà không sao làm được, thực tế là ông chết trong cảnh nghèo vào năm 1820 lúc ấy ông 54 tuổi . "Đầu bạc cười mình gom góp vụng, " là vậy 8- Mãn đình hoàng diệp lạc phân phân. Lá vàng vừa là từ vật lý ,vừa là từ ước lệ. Lá vàng bay là chấm dứt một kiếp người.Tạm dịch ý thơ câu 8, Trên sân lá vàng rụng đầy rơi lả tả, Đầy sân vàng lá gần xa... buông mình!. IV Dịch thơ quốc âm IV-1 Song thât lục bát 1 NgườiKhôngVề
gió tây lay nhẹ,
2 Sáng hôm nay già
cơi bỗng sợ,
điệp khúc 2 Sáng hôm nay già
tôi bỗng sợ,
IV-2 Luật thi Người Không Về
mới* gió tây lay,
IV-3 Bản dịch của thi sĩ Quách Tấn Ngày thu chép hứng Gió tây mới thoảng
khách xa đường,
-0o0o0- V-Chú thích 1-Vài từ Việt đa ngữ nghĩa , cơi, tôi , mới, qua . Từ "**gió thu" có thể thay bằng "thu phong" ,riêng từ qua >> Qua là tôi lúc ấy có thể đổi thành mình , thành toa , tùy tâm trạng của khách thơ 2-Câu áp cuối ,câu thứ 7, Quách Tấn dịch xuôi , Cười mình đầu đã bạc mà thiếu tài thu xếp , và dịch thơ "Ngán nỗi già đời không biết liệu". từ "liệu"của người Bình Định có là điển từ rút ra từ thành ngữ "liệu cơm gắp mắm", và cụm "già đời" được hiểu là đời già , là nửa cuộc đời còn lại hay đời ta nay đã giả ?. Nếu khách thơ đang đọc là người Quảng nam xin đừng quá cay đắng mà tự sỉ vả mình khi đọc câu thơ dịch của người Bình định,Quách Tấn , " Ngán nỗi già đời không biết liệu," trài trại thành " Ngán nỗi "già đầu" không biết liệu!" một câu đầy chất cay đắng bởi cụm từ "Già đầu " là từ mĩa của người Quảng nam dùng để chỉ người đàn ông trưởng thành mà nay đang thất bại về cuộc sống. Là người đàn ông , đường đường một đáng anh hùng ! , mà trong cuộc cờ tàn, nhìn lại mình nay chẳng có đồng xu ten dính túi, mọi thư muốn tiêu pha đều nhất nhất phải ngữa tay xin vợ xin con, đúng là . Vụng gom! đầu
bạc cười xòa
VI-Tham khảo 1-Quách Tấn , Tố Như thi, nxb An Tiêm,Saigon 1973 2-Duy Phi, 249 bài thơ chữ Hán Nguyễn Du, nxb VHDT, 2003 3-Nguyễn thạch Giang,Trương Chính, Nguyễn Du ,Cuộc dời và tác phẩm, nxb VHTT, 2002 4-http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_trung_t%E1%BA%A1p_ng%C3%A2m
|
|