Chim Việt Cành Nam         Trở Về  ]                [ Tác giả  ]
Laiquangnam giới thiệu
Bài viết nhân ngày của CHA

Điệu Khuyển
(Bài truy điệu cho chú chó)

Nguyễn Du

 
Nguyễn Du là người có tấm lòng nhân ái. Ông thương nước, thương người, thương vật và thương mình. Tình thương nước thể hiện qua vần thơ chữ Hán. Thương người thể hiện trong rất nhiều bài, nhất là bài Văn tế thập loại chúng sinh, thương mình qua Kiều, qua bài Long thành cầm gỉa ca tuyệt tác và thương vật qua bài Điệu khuyển (Bài truy điệu chú chó) dưới đây. Tấm lòng Nguyễn Du đối với con vật thương thật đáng kính. Qua đó không biết NgườiXưa đã gởi đến chúng ta bao nhiêu nỗi riêng ?

Liều thân chẳng quản, cứ xông,
Bao phen thử sức. .,.thành công vụt hoài !

Ngừời đàn ông có hai thuộc tính quý giá, một là lòng hy sinh liều thân cho tổ quốc và bảo vệ mái ấm gia đình, hai là óc hài hước. Hôm nay nhân ngày của Cha, laiquangnam xin chuyển đến Khách thơ thân thương của của mình, những người Cha Việt Nam tấm thân chỉ nặng trên dưới năm mươi ký lô, nay có thể đang loay hoay đâu đó một cách cực nhọc nơi xứ lạ quê người mà chẳng hề cất lên một lời than thở. Họ lặng lẽ không kịp dấu đi những giọt nước mắt thương mình hay rơi những giọt nước mắt reo vui bên đứa con vừa thành đạt! QuêNhà thương lắm thay! _Trên sông khói sóng... QuêXa ngùi ngùi (câu thơ dịch Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu)

Xin mời Khách thơ của laiquangnam cùng đọc nguyên tác chữ Hán của Cụ Nguyễn ,trong bài thơ này có câu nguyên tác tự thán ngậm ngùi nói trên.

Nguyên tác

 悼犬

駿馬不老死
烈女無善終
凡生負奇氣
天地非所容
念爾屬所畜
與人毛骨同
貪進不知止
隕身寒山中
隕身勿嘆惋
數試無全功

Phiên âm

Tuấn mã bất lão tử
Liệt nữ vô thiện chung
Phàm sinh phụ kì khí
Thiên địa phi sở dung
Niệm nhĩ thuộc sở súc
Dữ nhân mao cốt đồng
Tham tiến bất tri chỉ
Vẫn thân hàn sơn trung
Vẫn thân vật thán uyển
Sổ thí vô toàn công

Chú vài từ và tạm dịch nghĩa

a)Vài từ Hán nay xa lạ với người Việt

1-dữ là như (trong tiếng Việt là y như )

2-vật -chớ ,chẳng hề , mà không
Vật là tiếng Tàu nay ta không còn dùng,

3-uyển -ân hận, sợ hãi

b) Vài từ Hán Việt quen thuộc
Vẫn là gieo mình, như tự vẫn trong Việt ngữ còn dùng
Điệu , truy điệu. Điệu , trong khi điếu là thương tiếc kẻ đã lìa đời . Tiếng Việt có cụm đi điếu, đi phúng điếu. Điệu khuyển tạm dịch thoát là "Truy điệu chú chó ".

c) câu thơ cô đúc là câu thứ 9 áp chót ,

隕身勿嘆惋 , Vẫn thân vật thán uyển, laiquangnam xin tạm dịch từng từ ,

 Vẫn thân là Gieo mình, đó là cách liều thân tự nguyện , Vật là chớ hề.

Toàn văn câu, Vẫn thân vật thán uyển là liều mình mà không có một lời oán hận và lòng chẳng hề sợ hãi . Nguyễn Du vô cùng tinh tế khi nêu thuộc tính cao thượng của ChúMầy qua năm từ. Lòng tận tụy ra sức báo đền ơn ngừời vô điều kiện, đó là thuộc tính cao thượng của chúChó, con vật nuôi thân thương của người.

Dich thơ quốc âm

Song thất lục bát

(chú riêng :ký hiệu gạch đầu giòng (_xxx) trong bản dịch là lời thoại) .

Tuấn mã chết già đâu khứng chiụ,
GáiTrung trinh kết! _ điếu mà thương!
Phàm sinh khí phách khác thường
Đất trời không chỗ nào nương nhóm này!
_Buồn lắm thay vì mầy gia súc!
_Thịt xương mầy có khác chi ta!
_Tiến lên..., tiến mãi..., xông pha!...
_Gieo mình núi lạnh sương sa!_ cam lòng!.
_Liều thân chẳng quản, cứ xông,
Bao phen thử sức ..thành công vụt hoài!
             laiquangnam dịch

Bản dịch của người xưa

( chuyển sang Ngũ ngôn trong Việt ngữ )

Điệu khuyển

Tuấn mã không chết già
Liệt nữ không chết yên
Phàm khí phách khác thường
Trời đất hay ghen tương
Thương mày giống gia súc
Cùng người đồng thịt xương
Ham tiến không biết thối
Bỏ mình rừng gió sương
Bỏ mình chớ than tức
Chẳng vẹn công đấu trường
Quách Tấn dịch
(Tố Như thi, nxb An Tiêm SG )