Chim Việt Cành Nam         Trở Về  ]                [ Tác giả  ]
Laiquangnam giới thiệu vần thơ mùa thu của tiền nhân
Giải mã câu thơ của người xưa*

Bài 1.  Thu chí

Nguyễn Du

 
Bất tri tam bach dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố như !
                                Nguyễn Du
     Tạm dịch :
Ba trăm năm lẻ về sau
Ai người rơi lệ chia sầu Tố Như?
Bài thơ laiquangnam giới thiệu sau đây mang tên là Thu chí (Thu đến),một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Mùa thu là mùa của thi nhân, Mùa thu là cụm từ ước lệ. Người xưa dùng mùa thu để tự vấn, tự soi rọi về cuộc đời ;mình đã làm được những gì và đời mình sẽ về đâu. Ngẫm nghĩ về chuyện tử sinh. Chúng ta cùng biết rằng Nguyễn Du là con người của sách vở, ông đọc rất nhiều thơ Đường, những ý thơ và điển tích Tàu ông đưa vào thơ rất bàng bạc và được vận dụng rất khéo, nó đã tiêu hóa trong ông và được chuyển thành ý rất riêng trong ngôn ngữ thơ mang dấu ấn của ông.

Ngày nay ai đó dẫn thơ Đường vào mỗi câu thơ của ông tôi cho là điều bất kính đối với tiền nhân ta ,bởi những ý nghĩ mang tính NhânLoại thì dân tộc nào cũng có, thời nào cũng có, khác chăng là người nào nói trước và có điều kiện nói trước mà thôi. Sinh trước thì nói trước. Thế nên,theo laiquangnam , nguòi Việt mình nên viện dẫn ca dao Việt để chú thích thơ tiền nhân là điều nên làm và ai đó viện dẫn thơ Đường để chú thơ Nguyễn Du ông là dụng ý khoe chữ nghĩa của mình thì xin dừng tay lại. Dùng thơ Đường để minh họa một ý thơ của tiền nhân chắc gì lời khen tác giả , biết chừng đâu đó là một sự "khoe mẽ" rất đáng chê trách của người bình văn thời nay , bởi cho rằng mọi ý thơ của tiền nhân ta là ăn cắp ý của Tàu hết sao?. Năm 1912 cụ Bùi khánh Diễn đã chú Kiều bằng chữ quốc ngữ và hơn 90% các câu thơ trong Kiều, Cụ BKDiễn cũng viện dẫn thơ Tàu, sách Tàu minh họa , thế mới biết sức đọc của Nguyễn Du là kinh khủng và cực kỳ uyên bác. Xưa nay đọc là một chuyện mà có tiêu hóa không lại là chuyện khác. Vài ý thơ, vài điển từ trong Kiều tuồng như chùng phảng phất thơ Đường, ta đã rõ sự tài hoa của tiền nhân ta nay không cần nhắc lại.

Bài thơ viết từ đất khách bên giòng Hương giang. Lòng luôn hướng về chốn cố hương, Lam Giang nơi có mồ mả cha anh mình, mong được sống những ngày nhàn vào lúc cuối đời . Bài thơ mang tính nhân loại cao độ . Một bài thơ quá đỗi ngậm ngùi, lắm khi Khách thơ thấy mình sao giông giống, có chút của mình trong thơ người, các bài thơ mang tính nhânloại đều như thế. Cần gì phải thơ Đường.

Nguyên tác

秋至
1. 香江一片月
2. 今古許多愁
3. 往事悲青塚
4. 新秋到白頭
5. 有形徒役役
6. 無病故拘拘
7. 回首藍江浦
8. 閒心謝白鷗
    Phiên âm
     
      Thu chí


    Hương Giang nhất phiến nguyệt
    Kim cổ hứa đa sầu
    Vãng sự bi thanh trủng
    Tân thu đáo bạch đầu
    Hữu hình đồ dịch dịch
    Vô bệnh cố câu câu
    Hồi thủ Lam Giang phố
    Nhàn tâm tạ bạch âu

       
    Chú vài từ và tạm dịch nghĩa

    Chú riêng của laiquangnam : Tiếng Tàu là tiếng chỉ có người Tàu dùng .Tiếng Hán Việt là tiếng Tàu mà Người Việt nay còn dùng , tuy nhiên phải giải thích thì họ mới hiểu.

    1- chí là đến,tiếng Tàu .
    2-, hứa là cho phép. Nhận làm một việc gì đó cho ai là hứa
    3-trủng là gò mả cao ,tiếng Tàu. Việt Nam chỉ còn chữ mồ mả . 古塚 cổ trủng , là ngôi cổ mộ. Nguyễn Du dùng trủng hẳn có ý nhắc tới những nấm mộ đã được xây thành lăng  của cha,  của anh mình hay không?
    4-役役 dịch dịch là vất vả ,tiếng Tàu
    5-拘拘 câu câu là khom khom ,tiếng Tàu
    6-tạ là thôi, không làm nữa , Tiếng Việt ta có từ song lập tạ từ
    7- thanh , thanh là màu xanh , trong bài là âm kính trọng. Người Tàu dùng màu xanh chỉ phương đông, nên mộ Xanh là ngôi mộ của người mình tôn kính .青塚 thanh trủng ,ngôi mộ xanh, là ngôi mộ của người có chức trọng được xây cất công phu?. Đó là các ngôi mộ của cha ,của Nguyễn Nghiễm anh của ông. Mồxanh viết liền, để phân biệt với mồ xanh ( viết rời) là nấm mồ mới,  nấm mồ cỏ mọc còn xanh.  Mồxanh ý chỉ ngừời vừa mới mất, họ là ai ?.
    8-cố  là nguyên nhân (hàm ý xấu ),Tiếng Việt ta có từ song lập "cố ý"
    Sau 75 có từ sự cố , đẻ chỉ sự trục trặc kỹ thuật
    9-phố là bến sông,của sông đổ ra biển..
    10-Bạch Âu , chim hải âu trắng, thường trong cổ thi gọi là cánh chim bằng ,trong thơ văn để  chỉ người lữ  khách giang hồ nhà thơ thường dùng "Cánh chim bằng bạc gió" .
     

    Dich thơ quốc âm
     

      Hương Giang một phiến trăng gầy,
      Xưa nay khơi dậy sầu vây cam dành
      Chạnh lòng chuyện cũ mồxanh
      Chớm thu sương tóc trắng nhanh mái đầu
      Tiếng Con nhà, vất vả sâu,
      Dẫu thân không bệnh, lưng đau khom vòng?(!)
      Lam Giang bến cũ ngảnh trông
      Tâm nhàn đà nhớm phụ lòng cánh âu
                           Laiquangnam .
    II _Đoạn này dành cho Khách thơ ngoại đạo

    Nơi đây ghi lại cảm xúc khi đọc từng câu nguyên tác
    "Khách thơ ngoại đạo " là những chú em tôi , họ đang là học sinh nay còn đang cấp sách đến trường

    1-Hương Giang nhất phiến nguyệt.

    Ông xuất thân từ miền Lam Giang, Hà tĩnh. Hương Giang là dòng sông lượn qua kinh thành Huế, nơi ông đươc triệu ra làm quan . "một mảnh trăng ", không phải là vầng trăng tròn. Xưa nay trăng quê nhà trong tâm thức mới là trăng tròn nhất, trăng sáng nhất. Trăng quê ta tròn hơn trăng quê người!. Tác giả vẫn chưa nhận kinh thành Huế ( đất khách ) làm quê hương mình ( cố hương ) là vậy.

    2-Kim cổ hứa đa sầu

    Trăng luôn là bầu bạn là chứng nhân. Nỗi hoài niệm về cảnh cũ người xưa " bão nổi "  bao mối sầu khi nhìn vầng trăng chứng nhân. Nhìn trăng càng lắm nổi sầu càng sâu!.

    3-Vãng sự bi thanh trủng,

    Chuyện xưa, nhớ thương những anh em đã chết tức tửi trong các cuộc chiến đã qua. Trong vòng trên dưới 30 năm mà đã bao nhiêu thay đổi trong đời mình. Nhà ông khởi nghiệp từ Lê , do Trịnh> Tây sơn>Tàu Phù(1789) > rồi Gia long ,các đội quân thay nhau tàn phá giang sơn , phá nát gia cang biết bao lần!..

    4-Tân thu đáo bạch đầu

    Mới chớm thu mà tóc đà bạc. , hệ quả bạc đầu từ ba câu trên .

    5-Hữu hình đồ dịch dịch ( dịch dịch là vất vả )

    Than vất vả! Hữu hình ?, mình là người có tóc nên mới khổ như vầy !.

    Ông là dòng dõi con nhà, tuy ông chỉ học "trình độ mới tú tài" , nghĩa là "không có bằng cấp chi cả!" , [**....] . Vì là con nhà nòi, thế nên bằng mọi cách tân triều nhà Nguyễn phải mời ông tham chính cho bằng được. Tân triều nào đời nào cũng vậy, triệu người tài xử dụng họ như loài chim, cây kiểng , trước sân nhà treo cái lồng son nhốt con chim quý,cho ăn vài hạt kê hạt đậu đâu tốn bao nhiêu tiền mà nó gáy vang chào khách thay mình.

    6-Vô bệnh cố câu câu

    [Câu này ác lắm ,mỉa lắm,cay đắng lắm . người xưa dùng "Cố" để lấy âm vì có từ cố đồng âm dị nghĩa ,cố [ ]  là bệnh mãn tính, Tiếng Việt ta có từ song lập cố tật . câu câu là (lưng ) khom khom.]

    Câu này "bàng bạc" ám ảnh suốt trong cuộc đời thi nhân. Đúng là " Phú Ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười!." . Mình (Nguyễn Du ) con nhà, anh ruột mình có thời làm đến chức tướng quốc sao bây giờ người mạnh khỏe mà lưng lúc nào cũng khom khom.

    Hai câu 5,6 có nội hàm ý, tự biết mình chỉ là loài chim cảnh, cá chậu chim lồng , ông chọn giải pháp làm thinh ,dấu mình để giữ tấm thân toàn vẹn.[***] Ông có bầy con quá đông, chúng đói no ra sao khi không còn ông trên đời? Vì con ,vì vợ mà Ông đành phải cố nhắm mắt cố cho qua ngày đoạn tháng. Cảm thấy mình nay đã hèn. Rõ khổ cho vị thi bá của nước Việt Ôt dột thân nam nhi! Nhịn để sống qua ngày.
     

      2465. Bó thân về với triều đình,
      Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
      Aó xiêm ràng buộc lấy nhau,
      Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?(kiều)
    Cập 3,4 là hai trong số các câu tuyệt tác .

    7-Hồi thủ Lam Giang phố

    Giòng họ mình (Nguyễn Du) xuất phát bên dòng sông này. Tiền nhân có hiểu cho lòng mà về phù hộ. Một lời van xin sự rộng lượng của tiền nhân. Sông Lam luôn luôn là điểm hẹn cuối đời. Người Việt mình mong được có cái chết, hay cuộc sống cuối đời tại cố hương . Đó có là niềm hạnh phúc? .

    8-Nhàn tâm tạ bạch âu

    Xin cho tôi một chút bình yên ,thân tâm thường an lạc . Lòng này đã muốn lặn thu xếp quay về cố hương. Cố hương rau nhút già mà ngon canh! (bài Tông nhân của Nguyễn Du ). Chim âu ,Bạch âu là cụm từ ước lệ trong thơ cổ văn. Bạch Âu là loài chim thiên di đến hẹn lại quay về . Thôi hết rồi thời mà :

    Quyết lời rứt áo ra đi,
    Cánh bằng tiện gió cất lìa dậm khơi.(K,2230)
    (Cánh bằng=bạch âu,trong bài này )

    Mà nay thì

    Tân thu đáo bạch đầu,(câu 4)
    Chớm thu đã sớm bạc đầu!
     

    Mời Khách thơ đọc thêm lần nữa
     

      lục bát

      Thu chí

      Hương Giang một phiến trăng gầy,
      Xưa nay khơi dậy sầu vây cam đành!
      Chạnh lòng chuyện cũ mồxanh,
      Chớm thu sương tóc trắng nhanh mái đầu!
      Tiếng Con nhà, vất vả sâu,
      Dẫu thân không bệnh lưng đau khom vòng!(?)
      Lam Giang bến cũ ngảnh trông ,
      Tâm nhàn đà nhớm, phụ lòng cánh Âu!
                        Laiquangnam .
       
       

    Bản dịch của người xưa
     
      Thu đến

      Sông Hương một mảnh nguyệt
      Lai láng sầu cổ câm
      Chuyện xưa mồ cỏ biếc
      Thu mới tóc hoa râm
      Có hình thân phải khổ
      Không bệnh lưng vẫn khom
      Bến Lam Giang ngoảnh lại
      Bầy âu vui sớm hôm
      Quách Tấn dịch
                  (Tố Như thi, An Tiêm Sg)
       
       

    Tham khảo

    Quách Tấn , Tố Như thi, nxb An Tiêm,Saigon 1973

    Duy Phi, 249 bài thơ chữ Hán Nguyễn Du, nxb VHDT, 2003

    Nguyễn thạch Giang ,Trương Chính , Nguyễn Du ,Cuộc dời và tác phẩm, nxb VHTT, 2002



    * Loạt bài viết riêng tặng người anh em Chim Việt Cành Nam và Đại học Sư Phạm,ban Việt Hán Saigòn.
    Laiquangnam

    [**] hiểu theo nghĩa bây giờ thì sức học "như vậy là rất kém!" bởi chỉ mói có cái tú tài lận lung, Ông chỉ mới tú tài thôi mà còn khổ như vậy, nếu mà lỡ may có tấm bằng tiến sĩ thì còn khổ biết bao nhiêu!. Ngày ấy khác nay! Tú tài xưa có giá!. Tiến sĩ có hai hạng , hạng tiến sĩ có trước do sức học về sau mới tham chính và hạng tiến sĩ tham chính rồi họ mới "xử dụng thủ pháp lục trạng" để có bằng. Lụctrạng là tên của lá bài chòi, chỉ người biết đọc biết viết chỉ được cái ba hoa , được cái tài nói trạng( nói dóc tổ cha! )

    [***] Nguyễn Du làm quan lúc nào cũng lặng lẽ ,không hề nói mọt lời ,đến nổi mà gia long cũng để ý.Lúc bệnh nặng ,ông hỏi người chăm sóc , có nghe "chân ta đã lạnh!" , người con gật đầu, rồi ông nở nụ cừoi thanh thản và lặng lẽ ra đi. Cuối đời Đại thi hào Nguyễn Du của nước Việt chúng ta như thế đó ! .