Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Tác giả ]
Laiquangnam giới thiệu
高伯适 1809 - 1855 |
"SA HÀNH ĐOẢN CA " |
1-Nguyên Tác沙 行 短 歌 |
2-Phiên Âm
Trường sa phục trường sa, Nhất bộ nhất hồi khước. Nhật nhập hành vị dĩ, Khách tử lệ giao lạc. Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông, Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng! Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung. Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu, Tỉnh giả thường thiểu tuý giả đồng. Trường sa, trường sa nại cừ hà? Thản lộ mang mang uý lộ đa. Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca, Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp, Nam sơn chi nam ba vạn cấp. Quân hồ vi hồ sa thượng lập? |
3- Chú Vài Từ & Tạm Dịch NghĩaBÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT1-Trường sa , là “bãi cát dài”. Do "Hiệu ứng quả cầu tuyết" trong ngôn ngữ Việt, nay từ “Trường sa” vừa mang nghĩa là bãi cát dài, vừa mang nghĩa tên một địa danh đã làm đau buốt bao con tim người Việt mỗi khi Họ nhìn ra biển Đông, cho nên lạiquangnam xin Khách thơ được giữ theo hai âm « Trường sa « trong nguyên tác, hiểu sao cũng được. Lời dạo trong bốn câu đầu thể hiện lòng quyết tâm của người lữ khách. Hành nhân với nỗi trong cô đơn tuyệt đối. 2-“vừa đi vừa ngủ” là một phép thuật của người tiên để họ đi xa mà không biết mệt. « Thụy ông » là ông tiên có phép vừa đi vừa ngủ . 3- có lẽ CBQ muốn nhắc chúng ta về bài thơ Đường của Vương Tịch .王績, Quá tửu gia kỳ 1 ….. Phiên âmNhãn khan nhân tận tuý Dịch Thơ Quốc Âm….Ý thơ của Vương Tịch cũng lại là ý của Khuất Nguyên, quan đại phu nước Sở. Khuất Nguyên vô cùng tuyệt vọng khi biết 100% là đất nước mình thế nào cũng rơi vào tay Tần (China), bởi ai ai cũng lo thủ cho mình. Khuất Nguyên bó tay! 4- Khúc cùng đồ,
là khúc hát của người đang ở bước đường cùng.
5- Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,//Nam sơn chi nam ba vạn cấp. Rất ít khi Cụ chịu phung phí lời thơ trong việc tả cảnh, nay Cụ chịu “xuất chiêu”, núi non nhấp nhô như sóng biển Đông. Núi non vốn tỉnh, xưa nay như một ước lệ trong Đường thi ,đó là nơi dành cho người ở ẩn, nay với Cao Bá Quát lại trở thành động, núi liền núi nhấp nhô như sóng vận hành trong yên lặng mà nghe chừng như có tiếng thét gào của gió phụ họa. Núi tiếp hơi người để nâng cao chí khí của người quân tử đang cố tìm phương hành động giúp đời . .. Rồi 君 胡 為 乎 沙 上 立(!&?) Quân hồ vi hồ
sa thượng lập?
Anh tiếp tục suy
nghĩ đắn đo điều gì vậy? Tiến hay thoái hở Anh ?
|
4-Dich Thơ Quốc ÂmDòng Song thất lục bát
Bãi cát dài,
Trường sa, bãi cát!
Anh không học
phép đi như ngủ?, (2)
Trước tửu quán
gió chào mỹ tửu,
Khúc cùng đồ
lắng nghe ta hát :(4)
Dịch theo dòng trường thiên cổ phong Bãi cát, bãi cát dài!Tham khảo 1-Nguồn : Vũ Khiêu và .. ,Thơ chữ Hán Cao bá Quát, nxbVăn học HÀNỘI,1970 |
Bài đọc thêm
:
Bài bình sau được giáo sư Nguyễn Huệ Chi viết lại trong niềm xúc cảm thầm kín…tưởng chừng như Giáo sư kín đáo viết cho riêng mình. Xin các bạn cùng chia sẻ trích đoạn sau đây (5) Chủ đề trữ tình bi phẫn trong thơ Cao Bá Quát thể hiện ở không ít bài thơ nhưng hai bài tiêu biểu nhất theo chúng tôi là Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên cát) và Trà giang thu nguyệt ca (Bài ca trăng thu trên sông Trà). Bài “Sa hành đoản ca” làm cuối những năm ông vào kinh đi thi Hội, … Hai bài thơ đều thuộc thể trường thiên cổ phong tức là thể thơ tự do. Cao Bá Quát đã chọn thể thơ đó để triển khai những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật độc đáo nhằm gửi gắm được hết ý tưởng của mình. Sa hành đoản ca dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lại :
Trường sa / phục
trường sa,
Con người đi trong
trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên
suốt đời mà không bao giờ thấy đích. Anh ta không còn chút
ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối. Chỉ có nỗi
phiền muộn cứ chất mãi lên trái tim anh :
|