Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
|
|
"Xin cho
thiển thổ một doi
Gọi là đắp điếm lấy người tử sinh" |
Kính tặng
hai vị nghĩa huynh :
Lê Ngọc Long và Lê Hoài Tông |
Truyện
Kiều một niềm tự hào lớn của dân tộc Việt Nam, một
kiệt tác văn chương của đại thi hào Nguyễn Du đã
chinh phục không biết bao nhiêu con tim của nhiều thế hệ
độc giả trong cũng như ngoài nước. Truyện Kiều đã làm
tốn không ít giấy mức của các nhà nghiên cứu, đã tạo
ra không ít cuộc tranh luận xung quanh việc đọc Kiều, hiểu
Kiều dưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau. Ấy thế
mà qua mấy trăm năm nay chưa một ai dám nói là hiểu Truyện
Kiều một cách trọn vẹn. Vì thế mà việc đọc Kiều, tìm
hiểu Kiều ngày nay vẫn là cái hứng thú của nhiều tao nhân
mặc khách. Quả thật khi đi vào thế giới của Truyện Kiều,
tiếp xúc với những nhân vật lòng ta có đầy đủ những
cảm giác hỷ-lạc-sầu-bi. Ta đau xót cho Kiều với cảnh ngộ
trái ngang, ta thương cho Vân với cái trục đoạn trường xoay
trong lặng lẽ, ta tiếc cho Kim Trọng với mối tình đầu lắm
nỗi đắng cay. Ta căm giận lũ bất lương buôn thịt bán người
tàn ác. Ta mừng vui khi Từ Hải xuất hiện và cứu Kiều ra
khỏi lầu xanh, ta hả hê khi Từ giúp Kiều báo ân báo oán,
nhưng ta cũng quá hụt hẫng khi Từ đồng ý chiêu hàng để
rồi chết một cách oan uổng. Nhưng tại sao Từ phải làm
vậy ? Từ mắc mưu chăng ? Hay Từ vụng suy tính, vội nghe
lời Kiều ? Không, trong lòng ta Từ Hải một người anh
hùng sống với chữ tình trọn vẹn.
Từ Hải người đất Việt Đông, nay thuộc tỉnh Quảng Đông ( Trung Quốc) là một con người hoàn toàn có thật (Nhưng ở đây ta không xem xét Từ dưới góc nhìn lịch sử mà ta chỉ nhìn Từ góc độ văn chương). Từ Hải hiệu là Minh Sơn, tính tình khoáng đạt rộng rãi, giàu sang coi nhẹ, tỳ thiếp coi thường, tinh thông lục thao tam lược, nổi danh cái thế anh hùng. Từ Hải có một thời theo nghề bút nghiên, nhưng thi hỏng mấy khoa, sau đổi ra thương mại, tiền của có thừa, thích kết giao với những giang hồ hiệp khách. Khi Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai thì Từ xuất hiện : Lần thâu gió mát trăng thanhVị khách đặc biệt này xuất hiện đã đem lại một trang mới cho đời Kiều. Từ cái nhìn đầu tiên với " Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng" đã quyết định tất cả. Từ nhìn và đối đãi với Kiều bằng cả tấm lòng trân trọng, cảm thông ,bằng đức độ của một kẻ anh hùng Từ rằng tâm phúc tương cờTừ hiểu Kiều, coi nàng là tri kỷ và nguyện "muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau" với nàng. Từ bỏ tiền chuộc nàng ra khỏi chốn trần ai , cứu đời nàng khỏi nơi ô nhục. Ngỏ lời nói với băng nhânTheo nguyên truyện thì Từ Hải mua cho Kiều một căn nhà riêng để ở, mướn một nữ tỳ để hầu hạ nàng chứ không đưa nàng về nhà mình. Kiều hỏi : " Sao lang quân lại không đưa thiếp về nhà, mà còn lập riêng một cái bếp núc cho thêm tổn phí ? ". Từ đáp : " nàng hỏi câu ấy thực không hiểu chuyện nàng Chuyển Ngọc tý nào ? Chuyển Ngọc muốn được 16 vị quan trong triều làm mối, mới cho chàng Hách Sinh đón dâu. Nhưng riêng phần tôi thì muốn buổi nghinh hôn phải có 10 vạn giáp binh đi đón mới được...". Qua lời nói của Từ ta thấy ngoài cái chí lớn còn có một tấm lòng vô cùng trân trọng và đầy sự yêu quý của Từ đối với Kiều. Từ yêu nàng quyết chí làm cho nàng rỡ ràng mày mặt. Vì thế mà: Nửa năm hương lửa đang nồngDù rất yêu nàng nhưng Từ không muốn nàng phải vì mình mà bôn ba gian khổ. Khi nghe Kiều nói " chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi " thì Từ đã trấn an lòng nàng hết sức hữu lý Từ rằng " Tâm phúc tương tri,Quả thật ba năm sau Từ Hải đã đón nàng vu quy hết sức long trọng, nàng từ một người bình thường đã lên địa vị của một Vương phu nhân. Hai bên mười vị tướng quânNgười ta nói vết thương da thịt dù nặng nhưng dễ chữa, vết thương lòng cứ âm ỉ đau rất khó chữa bởi vì đâu ai nhìn thấy nó. Bao nhiêu năm lưu lạc, Kiều đã chịu không ít những vết thương lòng từ chuyện bán mình chuộc cha, rơi vào nhà chứa, bị lừa gạt, đánh đập, bị hành hạ sỉ nhục đến nỗi đau lạc lõng xứ lạ quê người đau đáu nhớ người thân....Và chính Từ Hải đã nhìn ra nỗi đau đó, chia sẻ với nàng. Từ Hải không làm gì hay hơn, ý nghĩa hơn là giúp Kiều báo ân, báo oán. Đó cũng là một viên linh dược chữa vết thương lòng cho Kiều. Và Từ Hải đã quyết định Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàngSau khi bắt tất cả những kẻ phụ bạc , gia đình họ Thúc và mời Mụ quản gia, Vãi Giác Duyên ...Từ Hải để cho Kiều tự tay xử quyết báo đền cho nàng hả lòng hả dạ. Nhưng nếu tất cả chỉ có vậy thì những người yêu bình thường có chút quyền thế cũng có thể làm được. Từ Hải còn làm được nhiều hơn, nhiều hơn thế nữa vì Từ yêu Kiều bằng cả trái tim vô cùng sâu sắc. Và Từ đã nhìn ra được nỗi ưu hoài sâu thẳm trong lòng Kiều Xót nàng còn chút song thân" Ta cam lòng" đây là cái mốc quyết định "con người tử sinh". Khi Hồ Tôn Hiến bày kế chiêu an thì Từ Hải đã nhận ra ngay âm mưu thâm hiểm ấy và Từ cũng thấy được viễn cảnh của những kẻ công hầu cam phận cúi luồn nên Từ đã hết sức khảng khái. Một tay gây dựng cơ đồCó thể nói đây là đoạn thơ hào sảng nhất của 3254 câu Kiều, thể hiện được khí phách của một đấng anh hùng đội trời đạp đất. Ấy thế mà tại sao cuối cùng Từ Hải vẫn hàng ? Phải chăng Từ nghe lời nói mặn mà của Kiều mà đồng ý ? Hay Từ đã ngán chuyện binh đao, hay Từ đã mắc mưu Hồ Tôn Hiến? Tất cả là không, tất cả chỉ vì Từ quá yêu Kiều, nếu vì nàng vì hạnh phúc của nàng thì ta sẽ " cam lòng" hi sinh tất cả. Kiều đã khuyên Từ bằng rất nhiều lời nhưng thủy chung chỉ có một câu " dần dà rồi sẽ liệu về cố hương" là giá trị nhất. Về cố hương về với mẹ cha, Từ Hải hiểu được tâm trạng của Kiều rất nhớ nhà, rất nhớ cha mẹ và hai em...Trước chàng đã nói " Làm sao sum họp một nhà / Để người thấy mặt là ta cam lòng" vậy Từ hàng thì Kiều mới có cơ hội trở về Bắc Kinh để một nhà sum họp. Vì yêu nàng sá gì chút thân ta và dù ta có một kết cục đắng cay. Từ Hải đã đến với Kiều không phải bằng thứ tình yêu sét đánh hay tình yêu lý trí mà là bằng một thứ tình yêu đặc biệt: tình yêu vị tha. Từ đã đặt hạnh phúc của Kiều lên trên hạnh phúc của mình và sẵn sàng hi sinh tất cả vì người mình yêu, một tình yêu đích thực. Khi bị Hồ Tôn Hiến đánh úp thì hình tượng Từ Hải một lần nữa chứng minh cho tình yêu của chàng Tử sinh liều giữa trận tiềnNhưng khi Kiều phục dưới chân thì Từ liền ngã ra. Điều này cho thấy Từ trước sau chỉ ngã gục trong vòng tay và trái tim của nàng Kiều, không hề ngã gục trước âm mưu hèn hạ hay đường tên mũi đạn của Hồ Tôn Hiến. Từ Hải đã đi trọn vẹn trên con đường tình và chàng trước sau mãi là một người anh hùng sống với chữ tình trọn vẹn. Mấy ngàn năm nay nhân loại yêu nhau có biết bao nhiêu trái tim yêu chân thành đích thực nhưng cũng không ít kẻ trá ngụy lừa lọc với chữ tình. Ngày nay cuộc sống càng phức tạp hơn, chữ " ái" cũng biến dạng đi rất nhiều, nhiều kẻ yêu danh, yêu thế lực, yêu tiền, yêu địa vị , họ đến với nhau bằng đủ thứ lý do rồi bỏ nhau cũng bằng đủ thứ lý do, họ yêu vội sống gấp, thực dụng, gây đau khổ cho nhau....Giữa cái bộn bề cuộc sống, tìm được giây phút bình yên, ta ngồi suy ngẫm lại Truyện Kiều thì hình ảnh Từ Hải trước sau vẫn là một hình ảnh đẹp với tình yêu trong sáng, chân thực đáng để chiêm ngưỡng, học tập để trau dồi nhân cách. Kẻ viết bài này xin mượn hai câu thơ bất hủ của cố thi sỹ Bùi Giáng để kết thúc cũng như " gọi là đắp điếm lấy người tử sinh" Ta cam chịu cuồng si để sáng suốt |
|