Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang Chủ ]
Kỷ niệm ngày Toàn Quốc Kháng Chiến 19-12-1946
CÂU THƠ CÁCH MẠNG ___
Đặng Tiến
Thuật ngữ Thơ Mới thường được sử dụng để chỉ một phong trào thơ ca Việt Nam vào những năm 1932 - 1945. Gọi là thơ mới là để đối lập với các thể thơ Hán Nôm truyền thống, thường làm theo niêm luật thơ Đường. Lấy năm 1932 làm mốc là vì bài Tình Già của Phan Khôi, biểu tượng cho tính cách phá thể, nhưng không phải là một bài thơ hay, do đó không có giá trị cách tân. Trào lưu Thơ Mới tạo ra một khí hậu mới, một thế giới mới cho thi ca nhờ có nhiều bài thơ hay. Nhưng xét theo từng câu thơ một, thì câu thơ - đơn vị nhỏ nhất của thi ca - câu thơ 1932 -1945 không mới. Ví dụ những bài nổi tiếng nhất : Tràng Giang của Huy Cận, Nguyệt Cầm của Xuân Diệu, Đây Thôn Vỹ của Hàn Mặc Tử, câu thơ không mới.
Phải đến cuộc Cách Mạng Tháng Tám, nền văn học ta mới có những câu thật sự mới, trong cấu trúc âm thanh và hình ảnh, thành những bài thơ mới, diễn đạt tình cảm và tư duy mới, kết hợp nhuần nhuyễn hai thành tố bất ly thân mà thời đó người ta thường gọi là nội dung và hình thức, theo sự phân biệt sơ đẳng. Ví dụ bài Nhớ Máu của Trần Mai Ninh
Ơ cái gió Tuy HòaHay thơ Văn Cao, Ngoại Ô Mùa Đông 1946
Cái gió chuyên cần
Và phóng túng
Gió đi ngang đi dọc
Gió trở lại lưng chừng
Gió nghĩ, gió cười
Gió gieo lên lồng lộng ...Reo lên, a reo lênLý luận bao trùm toàn thể sáng tác thời đó. Nhưng nếu đi ngược dòng sông, lên thượng nguồn để đãi cát tìm vàng, chúng ta có thể gặp những câu thơ mới mà ít được lưu tâm như câu : Ve sầu kêu ve ve của Nguyễn Văn Vĩnh, dịch ngụ ngôn Pháp của La Phông Ten . So với nguyên tác La Cigale ayant chanté thì câu thơ Việt Nam giàu chất thơ hơn, hiện đại hơn về mặt thi pháp.
Xóm cùng khổ
Reo lên reo lên
Băng mình vào đạn lửa
Cuồn cuộn chảy xô lòng Hà Nội vỡ
Sóng lũ Hồng Hà ...Hoài Thanh đã từng lưu ý và cho rằng bài thơ này đã thổi vào văn chương Việt Nam mộtluồng gió mới với những câu dài ngắn khác nhau như đã viết trong bài tựa Thi nhân ViệtNam :
Ve sầu kêu ve veNói vậy không sai, nhưng không sát với thực tại văn học, vì trước đó thơ ta đã có những câu dài ngắn khác nhau, những từ khúc, nổi tiếng nhất là của Đặng Trần Côn, Đào Tấn.
Suốt mùa hè
Đến ngày gió bấc thổi
Nguồn cơn thật bối rối...Ca dao miền Trung:
Hai tay cầm bốn tao nôiCái mới ở đây, cũng như ở Ve sầu kêu ve ve, nằm ở tính cách phát ngôn, không tham chiếu đến một điển cố nào. Nó không có ngụ ý gì thâm trầm, thậm chí không mang lại một thông báo nào xuất sắc. Ve sầu kêu ve vethì ai chả biết ? Nhưng hai câu thơ đứng vững nhờ vỏ ngôn từ của nó. Một câu nói không nhắm vào mục đích thông tin mà nhắm vào tương quan ngôn từ, chính thị là một câu thơ, trong chức năng thi pháp của ngôn ngữ, theo định nghĩa của Roman Jacobson ngày nay đã được giới ngữ học thừa nhận.
Tao mô thẳng thì thôi
Tao mô dùi
Thì sửa lại cho cânCụ thể, và thô bạo một chút, thì nhà thơ nào, ngày nay có dũng khí hạ một câu :Ve sầu kêu ve ve, thì đó là nhà thơ hiện đại.
Tuy nhiên hai câu nói trên là những ví dụ đơn lẻ và tình cờ, trong văn học, không có giátrị tiêu biểu. Trích dẫn là để cho sáng tỏ bài báo, thế thôi.
Trần Huyền Trân, đã nổi tiếng với cả một trường phái Độc Hành Ca, đã mở rộng thơ mình cho sóng lớn tràn bờ, bài Hải Phòng 19-11-1946
Nổ súng rồiCác bậc thi vương, thi bá trong phong trào Thơ Mới sẽ không bao giờ viết câu Hải Phòng ghê gớm
Nổ súng rồi
Hải Phòng cuồn cuộn dâng như sóng biển
...Hải Phòng sừng sững đứng lên
Hải Phòng ghê gớm...
Bài Đèo Cả trên báo Chiến sĩ ở Vinh, Xuân Diệu trích lại trên Văn Ngheä tháng 12 - 1948 không ghi tên tác giả, về sau được biết là của Hữu Loan : Đèo Cả, Đèo CảNguyễn Đình Thi có lần giải thích : hoàn cảnh chính trị, xã hội mới, tâm lý mới đòi hỏi những hình thức nghệ thuật mới - bắt đầu từ câu thơ không vần. Từ buổi đầu anh đã có những tác phẩm hay như bài Đường Núi :
Núi cao ngút
Mây trời Ai Lao sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá Bia mù sương...Chiều nhạt về nơi nào xa lắmBài Sáng Mát Trong nổi tiếng, làm đi làm lại nhiều lần. Nhưng bản sau này 1952 không hiện đại bằng bản đầu tay đăng trên báo Văn Nghệ tháng 11-1948:
Ngây ngất sương mây
Lối mòn không dấu chân
Gió nổi
Ta nghe ta hát một mìnhSáng mát trong như sáng năm xưaKhí thếlịch sử tạo ra nguồn thơ mới, róc rách đến cả với Tố Hữu trong tình Cá Nước :
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em
Gió thổi mùa thu vào Hà Nội...Tôi ở Vĩnh Yên lênCâu thơ mới, ở chỗ không vần, và ở cách nói, xa hơn nữa, ở cách nhìn đời. Thi sĩ không phải là người trau vần chuốt điệu, mà là kẻ nhìn đời một cách nào đó cụ thể : nhìn phụ nữ một cách nào đó. Từ cái nhìn, đến suy cảm và phát ngôn. Hiện đại hay không, là ở cách nói và nó tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội lịch sử. Tháng tám mùa thu xanh thắm làmột câu thơ xuất sắc và hiện đại, nhưng đặt nó trở lại trong bài Ta đi tớithì nó lại không đi tới đâu. Vì áp suất lịch sử đè bẹp hơi thơ. Như tô phở nhiều bánh quá.
Anh trên Sơn Cốt xuống
Gặp nhau lưng đèo Nhe
Bóng tre trùm mát rượiNgược lại, thơ Quang Dũng
Mai Châu mùa em thơm nếp xôiCâu thơ tha hương, đứng một mình cũng hay. Trả về Tây Tiến vẫn thơm ngan ngát. Nó nhắc lại một câu thơ hay và hiện đại của Tú Xương :Quà một chiều khoai lang lúa ngô...Nói vậy, để thấy vấn đề không đơn giản. Câu thơ mới có từ trước, trong nguồn vốn thi ca dân tộc, trong tục ngữ ca dao. Nhưng cuộc Cách Mạng Tháng Tám đã tạo điều kiện chonó phát triển rộng rãi và rực rỡ, trong một giai đoạn không lâu dài lắm.Tôi là người Việt sống ở nước ngoài. Về thăm Việt Nam, tình cờ gặp ngày 19-12 kỷ niệm Toàn Quốc Kháng Chiến. Nên viết bài này trên chuyến tàu suốt từ Huế đến Sài Gòn.
Tư liệu trích dẫn được kiểm chứng lại tại thành phố Hồ Chí Minh.
19.12.2001
Đặng Tiến
Đại Học Paris 7.
[ Trở Về ]