Tưởng tượng cả một
cái cơ ngơi không bóng người, chiều tà, quạ kêu quang quác,
mà trước sân hoa lại nở tưng bừng! Hoa tươi hơn hớn như
làm ủ rũ thêm cảnh điêu tàn!
Đọc quạ "lượn" trong
thơ, không khỏi nhớ én "liệng" trong thơ. Kim Trọng đi
xa lo việc nhà, lo xong trở về:
"Vội sang vườn
Thúy dò la,
Nhìn xem phong cảnh
nay đà khác xưa.
Đầy đường cỏ
mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ,
vách mưa rã rời.
Trước sau nào thấy
bóng người,
Hoa đào năm ngoái
còn cười gió đông.
Xập xè én liệng
lầu không,
Cỏ lan mặt đất,
rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc
mọc đầy,
Đi về, này những
lối này năm xưa.
Chung quanh lặng ngắt
như tờ,
Nỗi niềm tâm sự
bây giờ hỏi ai?"
Hỏi hoa thì hoa "cười",
hỏi én thì én "xập xè", hỏi chỗ cuối tường thì tường
giương gai góc, thê thảm chàng Kim!
Chuyện "vườn Thúy"
viết ra trong thế kỷ 17, còn Sầm Tham lên núi thăm vườn
Lương trong thế kỷ 8. Cách gần nghìn năm, mà lòng người
xúc động giống nhau nhỉ. Biết đâu Sầm Tham cũng vì ai đó,
chẳng qua thơ Đường cô đọng, không kể dài như tiểu thuyết
Thanh...
Nguyên
văn
Sơn phòng xuân
sự
Lương viên nhật mộ
loạn phi nha
Cực mục tiêu điều
tam lưỡng gia
Ðình thụ bất tri
nhân khứ tận
Xuân lai hoàn phát
cựu thì hoa.
Dịch
nghĩa
Cảnh xuân nơi
nhà trên núi
Vườn nhà họ Lương
chiều tối quạ bay hỗn loạn
Đứng đây trông tít
đằng xa mới thấy đôi ba nóc nhà xơ xác
Cây trong sân (nhà họ
Lương) không biết người đã đi hết
Xuân về lại nở hoa
y như thời nhà còn người ở.
Dịch
ra thơ Đường luật
Tản Đà:
Trời tối vườn
Lương quạ lượn lờ
Nhà đâu vút mắt,
nóc lưa thưa.
Cây xuân chẳng biết
người đi hết,
Xuân đến hoa còn
nở giống xưa.
Ngô Tất Tố:
Trời tối, vườn
Lương quạ dập dìu,
Nhà xa mấy nóc, cảnh
đìu hiu.
Cây sân chẳng biết
người đi hết,
Xuân tới, hoa xưa
vẫn nở đều.
Dịch
ra thơ lục bát
Trần Trọng
Kim:
Vườn Lương chiều
tối quạ bay,
Nẻo xa trông thấy
một vài nhà hoang.
Cây sân nào biết
tang thương,
Xuân về lại nở
như thường hoa xưa.
Thu Tứ:
Vườn hoang quạ náo
trời chiều
Xa trông lác đác
đìu hiu mấy nhà
Cây vườn nào biết
người xa
Xuân nay lại nở
mùa hoa xuân nào.
|