Chim
Việt Cành Nam
[
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[
Tác giả
]
|
|
Nguyên văn
Dịch nghĩa Dịch ra thơ Đường luật - Nguyễn Công Trứ - Ngô Tất Tố - Khương Hữu Dụng - Bùi Khánh Đản Dịch ra thơ lục bát - Trần Trọng Kim - Thu Tứ |
Bài
thơ tám câu, sáu câu ngoại sự, hai câu tâm sự. Mắt trông,
tai nghe, chạnh lòng, "nên thơ"...
"Cô chu nhất hệ cố viên tâm"... Người bơ vơ đất khách, mà chính cái con thuyền của người nó đang cũng bơ vơ! Từ nơi "vườn xưa" nào, người và thuyền cưỡi nhau chở nhau trôi dạt đến đây, để chiều thu này cùng nhau... rét. Thuyền với Đỗ Phủ, cái "hệ" không phải thường đâu. Nhà thơ có lúc phải sống trên thuyền, và cuối cùng đã chết trên thuyền. Thuyền với người "nát" đã mười mấy thế kỷ rồi. Nhưng cái tâm sự chiều thu của "người thuyền" thì vẫn còn làm nẩy ra thơ. Nguyên văn Thu hứng Ngọc lộ điêu thương
phong thụ lâm
Dịch nghĩa (1) Cảm hứng mùa thu Sương móc làm cho rừng
phong tiêu điều
Dịch ra thơ Đường luật Nguyễn Công Trứ: Lác đác rừng phong hạt
móc sa,
Ngô Tất Tố: Vàng úa rừng phong, hạt
móc bay,
Khương Hữu Dụng: Móc trắng rừng phong
vẻ úa gầy,
Bùi Khánh Đản: Sương đọng rừng phong
héo hắt cây
Dịch ra thơ lục bát Trần Trọng Kim: Rừng phong xơ xác sương
bay,
Thu Tứ: Rừng phong quạnh quẽ
sương rơi
|
_____________
(1) Tham khảo: - Thơ Đường, nxb. Vãn Học, VN, 1987 - Đường thi trích dịch, Đỗ Bằng Đoàn dịch nghĩa và chú giải, Bùi Khánh Đản dịch thơ, nxb. Vãn Học, VN, 2006. (2) "Tùng cúc" nghĩa là bụi hay khóm cúc. Chúng tôi thiển nghĩ có lẽ đó không phải là bụi cúc trồng ở vườn xưa, mà là một bụi cúc chở theo trên thuyền đã hai năm, cứ mỗi lần nở lại làm chủ thuyền nhớ nhà rơi lệ. (3) Người Tàu xưa giặt áo, giặt vải bằng cách đặt lên một tảng đá rồi dùng chày mà nện. Khi rét về, cần áo ấm, có thể giặt áo cũ hoặc giặt vải để cắt may áo mới. (4) "Đao xích" nghĩa là kéo và thước may, theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh. Vậy "đao" đây là "tiễn đao", tức là cái kéo. |
|