Chim
Việt Cành Nam [
Trở Về ]
[ Tác giả
]
|
|
Bài
thơ Độc Tiểu Thanh Ký là một bài thơ đặc biệt trong toàn
thể tác phẩm của thi hào Nguyễn Du. Ngoài giá trị văn chương
tuyệt vời, nó cho thấy tấm lòng thương người sâu xa, và
nhất là tâm sự riêng một đời của nhà thơ. Bài thơ được
người đọc đặc biệt chú ý, hiện nay có rất nhiều bản
thơ dịch và bình giải. Gần như bất cứ ai đã biết thơ
Nguyễn Du, đều đã từng nghe qua bài này, ít ra là hai câu
cuối.
Bình Chú: Tiểu Thanh Ký là truyện một cô gái tài sắc đầu đời nhà Minh, lấy lẽ một người họ Phùng, bị vợ cả ghen, đầy ra ở Tây Hồ. Nàng buồn mà chết năm 18 tuổi. Nàng có viết một tập thơ tâm sự. Nhưng sau khi chết người vợ cả còn ghen, mang đốt đi, sót lại 12 bài, được gọi là tập Di Cảo. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Du nói về cảnh Tây Hồ ở Hàng Châu, nổi tiếng của Trung Hoa từ cổ xưa, nay đã tiêu điều tàn tạ, là nơi nghe nói có mồ của Tiểu Thanh. Được đọc Bài Ký và thơ của nàng trong Tình Sử, Nguyễn Du thương cảm viết bài viếng người đã khuất Câu 3: Tiểu Thanh nhan sắc tuyệt đẹp, son phấn như có thần nên chết rồi vẫn làm cho người thương tiếc. Son phấn ở đây còn có thể liên quan tới bức vẽ chân dung của nàng. Truyện kể là người họa sĩ vẽ nàng, bức thứ nhất, nàng nói chưa được, bức thứ hai tạm được, đến bức thú ba nàng mới ưng ý vì đã "có thần", có thể để lại. Với chữ Hán rất xúc tích, ý thơ của câu này thật phong phú, uyển chuyển. Nhưng đem dịch ra tiếng Việt với bẩy chữ, là một điều không thể, tất cả các bản dịch xưa nay chứng minh điều đó. Cho nên khi dịch bài thơ này, tôi xin chỉ dịch hai chữ "có thần", bằng một tiếng "ôi", thán từ, thay lời ca tụng, đồng thời nhấn thêm sự thương tiếc, để vẫn đi theo sát ý của tổng thể bài thơ: Chết đi để tiếc ôi son phấnCùng tính cách như câu 3, câu 4 nói về tập Di Cảo: Nguyên tập thơ chỉ là giấy mực, vật không hồn, không mệnh, nhưng được văn chương viết nên, đã bị mang mệnh, mang hệ lụy, đến nỗi bị đốt, chỉ còn Di Cảo: Luỵ đến tàn tro hỡi phú thơCâu 5: Xưa nay, nỗi đau đớn oan ức của con người không thể hỏi trời, viø trời vốn ở xa, không hay biết. Trong bài Bất Mị , Nguyễn Du từng viết: Thiên cao hà xứ vấn?Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc, cũng cho rằng: Ông trời là tạo hóa, hành sử như đứa trẻ chơi đùa nghịch ngợm trên số mạng con người, mặc cho người đau đớn: Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán...Câu 6: Phong vận kỳ oan : Nỗi oan kỳ lạ của người phong nhã, người có tư phong, phong cách, đặc biệt tài hoa, nghệ sĩ, thường hay bị "trời đày" (chữ của Tản Đà). Cũng vậy, theo thuyết tài mệnh tương đố (tài và mệnh thường ghét nhau), người phong lưu tài hoa như Tiểu Thanh, thì cuộc đời thường bị vận vào, mặc vào, khoác lên người những nỗi oan kỳ lạ. Ở đây, Nguyễn Du muồn nói sâu xa hơn:. Thi nhân hoà đồng với người đau khổ, là "một" với họ, ông không chỉ thương xót, mà sống nỗi đau của người, xoá hết thân phận, không gian, thời gian. Nguyễn Du thực sự sống với Tâm Đai Bi của nhà Phật , nên câu thơ đi tới Ngã tự cư, (cư là sống, như trong cư xá, chung cư, ...) nghĩa là: "Chính ta cũng sống trong cảnh đau khổ của nàng, cuộc đời tài hoa oan kiếp như nàng", ta cũng mang tố chất của nàng. Ta như nàng, không phân biệt. Phong vận kỳ oan ngã tự cư : những người tài hoa, nhan sắc, thường bị oan khuất, đầy đoạ. "Ta cũng tài hoa, cũng bị đời vùi dập oan khổ". Ta đau nỗi đau của nàng như nỗi đau của ta. Chúng ta "cùng hội cùng thuyền", cùng chung số phận, chung oan nghiệp. Câu thơ mang nhiều ý nghĩa quá sâu xa, xưa nay chưa có bài dịch nào thoát được ý. Chỉ sau này, một câu thơ mới của Vũ Hoàng Chương đã vô tình trùng hợp mà diễn tả được ý của ba chữ "Ngã tự Cư": Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa...Tôi xin tạm lược dịch câu thơ "Phong vận kỳ oan, ngã tự cư" là: Tài hoa oan kiếp, khác gì ta.Tuy biết rằng chưa được nửa nghĩa câu thơ của Nguyễn Du. Bài thơ xây dựng một cấu trúc nội tại thật vững trãi: Từ Độc điếu song tiền (Bên cửa điếu nàng, câu 2), tới liên tử hậu (Chết đi để tiếc, câu 3) tới Phong vận kỳ oan (Tài hoa oan kiếp, câu 6) là những nỗi đau của Tiểu Thanh. Nhưng tới Ngã tự cư (Ta cũng đau khổ như nàng, cùng số phận oan khiên như nàng có khác gì nhau), lại là số phận của Nguyễn Du rồi. Câu thơ như lật bản lề chuyển đổi hai số phận, chia xẻ cho nhau nhẹ nhàng, tự nhiên, đầy ý nghĩa. Và hai câu thơ kết, đó mới chính là tâm tình đau đớn của thi hào. Được đồn là thơ "khẩu chiếm" (câu nói trước khi chết), là lời than vọng về từ hai trăm năm cũ gửi cho hậu thế, tiøm "người đồng điệu, đồng tâm sự"của Nguyễn Du: Bất tri tam bách dư niên hậuHai câu thơ đứng giữa trời đất này, có cần đến một, hai, ba... trăm năm nào đâu! triều đại nhà Lê, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn nào đâu! đàn ông, đàn bà, người ta, người Tàu nào đâu! Nữa là đến "luật niêm!" cho nên nó đã phá luật, không cần niêm nữa!
|
|