Phạm
Thảo Nguyên giới thiệu
( tức Thảo Nguyên ) |
|
|
Bình Chú
Bài này Nguyễn Du làm trong khoảng thời gian đang làm quan cho nhà Nguyễn, có lẽ đang ở Quảng Bình từ 1809 tới 1813, trước khi đi sứ Trung Hoa. Khổ I. Ngày xuân nhớ quê, Ôi Hồng Lĩnh! Chỉ có bác tiều kia được hưởng nguyên cả dẫy núi chiều hôm một mình! Khổ II. Hoa lau vừa
trắng. Cúc vừa vàng. Mùa thu vừa tới. Độc giả được
biết tin thu vì có sự xúât hiện cuả hoa lau và hoa cúc.
Khổ III. Mùa đông nhớ quê, đang đợi chờ xuân đến, nhưng buồn chưa: Khả liên đình thảo sam trừ tậnNghĩa là: Tiếc cho sân cỏ đã phạt đi hết rồi, mai này, gió xuân tới, có chỗ nào mà về đây! Nguyễn Du viết rất "kín" ý thơ của ông, để dễ hiểu, ta bổ túc bằng hai câu thơ Kiều: Trông ra ngọn cỏ lá câyBuồn vì ngoài kia "sân cỏ phạt hết rồi", còn có gì run rẩy thướt tha trước gió, để ta được ngắm: Thấy "hiu hiu gió", thì hay xuân về.Sâu hơn, tứ thơ còn có nghĩa là nơi ta đang sống đây, đến xuân về ta cũng không có tin xuân nữa Miên man nhớ nghĩ, nào lũ con thơ đói, nào bao nhiêu thứ chuyện, đâu có thể bỏ quan về ngay được, như người xưa... Rồi nhìn ra: Kìa ngoài kia, có ai áo rách, mặt xám như tro bôi, đang đi tránh né lẩn trốn, sao mà đáng thương.... Đúng là người Thăng Long mới vừa tới, (còn ta là Thăng Long cũ, đã từng lang thang khốn khổ như thế). Bài thơ như một tiếng thở dài nhẹ nhàng với những tứ thơ thật là thơ.. Chúng ta được thi hào tâm sự: Cuộc đời là thế đấy...
|
|