Trở Về   ]       [  Tác giả   ] 

Laiquangnam giới thiệu
Để gia. 
抵  家
Cao Bá Quát, 
Tự Đức khen "Văn như Siêu Quát vô tiền Hán", Quát đây là Cao Bá Quát. Ông không đỗ tiến sĩ. Đường thi cử của ông bầm dập có lẽ chữ nghĩa của ông dùng khó qúa chăng?. Ông là một  thần đồng, lúc 13 tuổi đã qua kỳ sơ tuyển địa phương để có thể tham dự kỳ thi Tam trường. Nghe Tự Đức khen vậy thì ta hay vậy nào có biết tại sao một người giỏi chữ nghĩa như Tự Đức lại khiêm cung đến như thế. 
Bài thơ dưới đây cho thấy cách dùng chữ rất tinh tế của ông. Ngay trong tiêu đề,  Cao Bá Quát nhà mình cũng "cắc cớ" dùng "抵 家= Để gia" thay vì quy gia hay đáo gia như thường tình trong các bài thơ cổ văn của  tàu hay của  Việt . Quy là về chưa đủ đô, Để gia ?,để là gì? , để là đặt vào vị trí, để gia là về đến nhà và được vào ở trong nhà của chính mình kia, nơi đó mình đã sinh ra, nơi đó có cha mẹ mình đã sống hay đang sống. Chỉ với một tiêu đề thôi cũng đủ cho thấy "Ông Già Quát" ghê thiệt!. Chữ Tàu càng khó nhớ khi chữ có quá nhiều nét. Học đến già đầu còn sai là thường.  Ngày xưa học chữ nho ê a như lối Tam tự kinh, tử con tôn cháu cho nên khi Cao Bá Quát đi thi có khi ông dùng chữ quan chánh chủ khảo cũng không biết ông viết chữ gì, ý nghĩa sâu xa nó ra sao. Điều này được minh chứng qua bài Để gia dưới đây. Học lấy chữ Nho (1) nhiều nét cũng là một cách chơ "đố vui để học" của các "chú học trò "còn quá trẻ, có khi rắn mắt làm khó người lớn chơi, xưa nay giới trẻ Việt nam đều vậy. Tụi trẻ mới giỏi!. Giới trẻ xưa nay luôn biết nhiều, chỉ duy có thiếu kinh nghiệm sống mà thôi. Giá mà!. Cao Bá Quát thi không có bằng tiến sĩ lận lưng nhưng triều đình phải đặc cách cho ông đi làm giám khảo bởi ông là người hay chữ.
I-Nguyên tác 
 
抵  家 
高伯适 

雙鬓翛翛不自知,

鄉村厎點是歸期 。 
木棉店裏霜揪早, 
天馬湖邊日上遅 。 
鄰友忽逢惊戳問, 
母親乍見喜交悲 。 
平生多難今長悔, 
畏向家人語別離 。
 
II-Phiên âm 
Song mấn tiêu tiêu bất tự tri, 
Hương thôn chỉ điểm thị quy kỳ. 
Mộc Miên điếm (1) lý sương thu tảo, 
Thiên Mã hồ (2) biên nhật thướng trì. 
Lân hữu hốt phùng kinh sác vấn, 
Mẫu thân sạ kiến hỷ giao bi. 
Bình sinh đa nạn kim trường hối, 
Úy hướng gia nhân ngữ biệt ly. 
III-Chú nghĩa vài từ trong câu ,
          Lời chú dưới đây chỉ nhằm hổ trợ " cho "Quý bạn" giỏi ngoại ngữ nhưng có khi vì mình không có mấy thì giờ để tìm hiểu một bản cổ văn của tiền nhân, tự nhiên mình lại lãnh đạn vì của nợ này do sự phân công dịch. Nhằm tránh tình trạng bị nạn oan ( như trường hợp của  Giáo sư đại học tại Hoa kỳ, Giáo sư Nguyễn Bá Chung hay các anh chị trong ban Anh ngữ tham gia dịch chẳng hạn, link http://www.art2all.net/tho/tho_tk/dichvagioithieuvanhocvn.html ), bởi nói cho cùng các vị vì ham vui mà lãnh cái búa. Giá như người Việt chúng ta, người mạnh cái này gánh cho người yếu cái kia thì hay biết mấy. Laiquangnam xin chia sẻ cùng các bạn. Không sao, thua keo này ta bày keo khác, bởi dòng cổ văn của  ta chưa hề khai thác hết mà. Mong các vị bền tâm vì trách nhiệm tự mình kê vai gánh vác vì giới trẻ 1.5 tại nước người, xin đừng bỏ cuộc. OK ? 
Riêng đối với các khách thơ đã quá giỏi chữ Hán và quá am tường "Việt ngữ " thì xin xem như phần này của laiquangnam không có viết. laiquangnam xin thành thật cám ơn. 
(1) Mộc Miên điếm: Điếm Cây Gạo, địa danh,tại quê hương của Cao Bá Quát,  Điếm có tên là ĐiếmCâyGạo ) .
(2) Thiên Mã hồ: Hồ Ngựa Trời, địa danh ở gần quê hương ông, vượt qua hồ này là thấy nhà của mình kề bên.Không biết địa danh chính là gì?. Chắc có lẽ là "Điếm Cây Gạo" thay vì "Mộc Miên điếm": ( MMĐ là tên chữ Hán, tên viết trên văn bản, bởi chữ Tàu mô tả cây mộc miên hoàn toàn khác với cây gạo là cây đặc trưng của người Việt ta, cây này có cội nguồn từ nước Việt. Bạn vào Google search sẽ thấy hình ảnh cây gạo của quê hương miền Bắc của mình. Thiên Mã hồ= hồ Thiên Mã, không biết đồng bào mình gọi là hồ "thiên mã" hay "hồ ngựa trời" đây?. Địa danh như vậy chỉ rằng nơi đây thường là đất địa linh nhân kiệt. Thần nhân thường qua đây nghĩ ngơi và tắm ngựa lâu ngày biến thành vũng lớn bất thường. Việt nam ta cũng có nhiều nơi có địa danh này. 
3-mấn ,, tóc mai ,
4-hương,, là làng lớn 
5-điểm , , nét chấm nhỏ 
6-Tiêu tiêu 翛翛 là che kín, đừng lầm với tiêu tiêu 蕭 蕭 có nghĩa là  xác xơ.
7-Sạ,, thốt nhiên 
8-Sác, , cụm từ "sác vấn" =hỏi luôn , hỏi liền liền 
9-Thu, , bắt, như thu giữ 
10-Biên ,, ven bờ , 
11-trì.[ ]chậm chap 
12-kinh[]=sợ  hãi 
13-lý 裡=裏, lý là ở bên trong,đừng lầm với lý là làng ,là dặm 
14-hối ,hối,một là  ( hối là sự dày buồn phiền đã dày vò mình trong cụm hối hận), hai là hối là sửa đổi một điều gì đó có sẳn nay muốn làm mới lại( hối cải). 
15-câu "Song mấn tiêu tiêu bất tự tri,’ mấn là tóc mai,tóc chảy dọc theo tai.Ý ôngGià? " Song mấn tiêu tiêu bất tự tri" là hai chùm tóc mai đã quá dài,nghĩa bóng là mình đã già mà mình đâu có hay. Người xưa râu tóc là góc con người, họ không cắt cạo hằng ngày như chúng ta ngày nay, tóc mai càng dài tuổi đời càng cao. "Song mấn tiêu tiêu" theo ngữ cảnh  trong thơ là  tuổi đời chồng chất.
16-câu "Hương thôn chỉ điểm thị quy kỳ", Từ câu thứ nhất dấu thật kín ý nghĩ trong Ông, "Song mấn tiêu tiêu bất tự tri," đã lâu rồi ta mới ngộ ra điều này => "Hương thôn chỉ điểm thị quy kỳ."  được một  lần trông thấy quê hương trước khi nhắm mắt"?". Phải về thôi. Nhớ quá rồi!. Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau đó, xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ phủ Quốc Oai. Trong bài nghĩa đen thì không như thế bởi chỉ là hai câu miêu tả những gì trước mắt khi Ông về thăm mẹ già đang ở quê hương mình.
Câu "Hương thôn chỉ điểm thị quy kỳ." tạm dịch ý, Thu hút tầm nhìn của  ta, ta thấy làng mình chỉ là một điểm nhỏ xíu . 
17-Câu Mộc Miên điếm (1) lý sương thu tảo,
Tạm dịch ý, Sương mai tụ lại và ôm lấy ĐiếmCâyGạo 
Mộc Miên điếm (1) ,tảo là buổi sáng sớm lúc trời vừa hừng sáng, biên=bờ, ven bờ. "biên nhật thướng trì" là mặt trời lên chầm chậm ở bờ ven. Câu "Thiên Mã hồ biên nhật thướng trì",là câu tinh tế , Nhìn thấy cây Gạo là coi như đã thấy làng mình, đó là tiêu điểu của  Tầm mắt .Ông thấy gì?. Mộc Miên điếm lý sương thu tảo => sương buổi sáng sớm trùm (thu= xoắn lấy )cây gạo làng ta. Lý 裡=裏, là (sương) đã len vào tận bên trong cảnh vật rồi . 
18-Câu "Mẫu thân sạ kiến hỷ giao bi"
Tạm dịch ý, Mẹ thân yêu của ta chợt thấy ta buồn vui lẫn lộn. Ông dùng từ thân, ,từ ký tự như thế này, rất tinh tế; thân =tới lui thăm viếng trở thành thân thiết với nhau. Có một từ thân (thân thể), không lấy gì là hay. "Việt ngữ " có hai từ thân, một  là thân thiết chính là từ này ,và hai là từ thân trong  thân thể (chỉxác phàm). Viết "Việt ngữ " khi nghe âm tự hiểu có khi càng hay bởi sự đa dạng của nó không  chừng.
19-Câu "Bình sinh đa nạn kim trường hối,", câu này dịch "cà chớn" để đưa đến sự xúc phạm tư cách của người  xưa.  Hối , hối,một là ,hối là sự dày buồn phiền đã dày vò mình trong cụm hối hận,  hai là hối là sửa đổi một điều gì đó có sẳn nay muốn  làm mới lại (Ví dụ hối cải). Chỉ có mỗi Cao Bá Quát mới trả lời được thôi. Qua hành động của mình, ông quyết định tìm đường tự giải phóng cho ông và dân tộc này đến nổi Tự Đức phải đạp trên Luật nhà Nguyễn (do ông cố nội ông là Gia Long ban hành, trong đó Gia Long cho chép y chang 387 /388 điều luật của nhà Thanh. Nhà Nguyễn tự hào mình văn minh hơn nhà Thanh khi bỏ điều luật tru di tam tộc (bởi Thanh triều lúc ấy đang đô hộ dân Trung Hoa cho nên họ phải trừ cho tận gốc những người Trung hoa yêu nước nổi lên chống họ). Gia Long dùng luật này để thay cho Luật Hồng Đức có từ 500 năm nay của Đại Việt, luật Hồng Đưc là một đạo luật văn minh nhất châu Á (hay nói rõ hơn là các quốc gia lân bang chịu ảnh hưởng Tàu) vào thời gian đó"?". 
20-Câu cuối là câu cực hay "Úy hướng gia nhân ngữ biệt ly.", tạm dịch, sợ không dám nhắc với ngừời thân trong nhà hai chữ biệt ly nữa ;như một linh tính; không lành đang đón chờ ông và giòng họ ông. Tự Đức kẻ giết anh mình, việc gì mà không dám làm, trừ việc hèn với giặc!, trừ việc hèn không dám bỏ kinh thành đi kháng chiến, mẹ con họ đã làm khổ tỏ quốc này.
IV- Dịch thơ quốc âm 
1-Thất ngôn bát cú luật thi 
Tóc mai thậm thược có đâu hay,. 
Điểm nhạt quê mình thương lắm thay. 
Cây gạo điếm xa sương quắn chặt, 
Ngựa Trời hồ cận nắng đang cày. 
Sững sờ Giềng xóm lời dồn dập, 
Hoan hỉ Mẹ yêu mắt lệ đầy. 
Đa nạn đời mình nay hối mãi, 
Biệt ly ấp úng, Mẹ nào hay! 
2-Song thất lục bát 
Đâu hay biết tóc mai thầm thược,
Nhóng xa xa điểm nhạt quê nhà,
Sương ôm câyGạođiếm xa.
NgựaTrời bìa nước ác tà tà lên. 
Xóm giềng chưng hửng réo tên, 
Mừng, trông, _kìa Nó! Mẹ cưng chạnh buồn. 
Hối hoài, hoạn nạn đâu buông,
Biệt ly không dám ngỏ cùng người thân!
3- Lục bát 
Nào hay tai tóc bơ phờ, 
Xa xa nhướng thấy điểm chờ, _Quê hương!, 
ĐiếmCâyGạo sáng ôm sương, 
NgựaTrời bìa nước vầng dương rướn mình, 
Bà Con quen gặp gọi rinh. 
Mẹ cưng! nhác thấy,__Con mình!, rưng rưng. 
Hối vì đa nạn bám lưng,
Biệt ly hai chữ ngó chừng trước sau.
V. Một bản dịch của lớp Đàn anh
Người dịch: Nguyễn Văn Tú)
(Viện Hán Nôm Hanoi )
Mái tóc bơ phờ sự chẳng dè, 
Trở về nay lại thấy làng quê. 
Điếm Cây Gạo đó sương vừa ngớt, 
Hồ Ngựa trời đây nắng chửa hoe. 
Hàng xóm xôn xao dồn chuyện hỏi. 
Mẹ già mừng tủi thấy con về. 
Đời gian nan mãi từ nay hối. 
Bàn chuyện xa nhà dạ những e.
VI- Lời cuối 
Ước mong có nhiều thi nhân bỏ chút công và tiếng lòng mình cùng dịch bài này. Các bạn cứ tùy nghi xử dụng bài viết của laiquangnam và tôi nghĩ các rằng  các anh chị chủ trang web www.art2all.net hay Chim Việt Cành Nam cũng không lấy thế làm phiền vì mất một số đếm phiên truy cập. Nếu laiquangnam biết bạn đã dịch đâu đó thì trong lần viết lại mình sẽ cập nhật vào bài viết này. Hay dở không cần biết, chỉ cần có tấm lòng là nhất thôi. Lẽ nào bài thơ Tàu "Hoàng hạc lâu" có đến hơn 55 bản dịch thượng vàng hạ cám mà nay một bài thơ của Cao Bá Quát lại "giá lạnh "đến thế sao.
Một ngày cuối đông tại quê người 
Laiquangnam 
VII Tham khảo 
1)-Nguồn, Cao bá Quát toàn tập ,tập I, NXB Văn Học,năm? 
Khi bạn dùng một bản chữ Nho đánh máy sai, do người đánh máy gỏ ký tự theo âm Hán Việt từ  bản phiên âm "Việt ngữ " bạn sẽ tốn công dịch bởi từ Hán Việt quá nhiều từ trùng âm nhưng khác nghĩa, một khi dẫn đến ngữ nghĩa sai có thể làm ý tưởng của tiền nhân ta bị kéo xuống thấp hơn một cung bậc, nhất là trong dòng thơ Cao Bá Quát, như vậy công bạn tìm hiểu bản văn thành công cốc. Laiquangnam tin rằng bản trên đây là có lẽ là bản chữ Nho "tốt nhất" hiện nay. 
2)  Chữ Nho? , đó chính là chứ Hán của Tàu. Chữ Nho được ông bà ta tạm dùng để quản trị đất nước mình khi mà chữ nghĩa cội nguồn của  ta"?" bị Tàu hủy sạch, một khi Tàu xâm lược nước ta, phá nát cội nguồn một dân tộc luôn luôn là bước khởi đầu rất nhất quán của họ trong quá trình sáp nhập lãnh thổ ta vào họ. Một ký tự Hán, người Tàu dùng rất đa dạng, đa ngữ nghĩa. Người Việt ta chỉ dùng ký tự này trong một số ngữ nghĩa thường dùng mà thôi. Điều đó cũng dễ hiểu khi ta dùng chữ quốc ngữ vậy, tùy theo trình độ tuy cùng là người Việt nhưng độ am hiểu khác nhau. Chính vì thế khi đọc chữ nho ông bà ta thường " chẻ chữ "khá kỹ để hiểu ngữ nghĩa trong khi người Tàu có khi không mấy quan tâm, bởi đó là chữ của họ đang dùng. Lậm chữ Hán đã là một trong các nguyên nhân đưa đến việc mất nước như thế nào chúng ta đã  biết, luận về vấn đề này laiquangnam xin dành trong một không gian khác hơn là không  gian trong bài viết này .
3)-Gia đình ông, họ tộc ông bị giết sạch. Có khi nào bạn tự hỏi gia đình và con cái của Uy viễn Tướng Công một đời cúc cung tận tụy với vương triều về đâu?. Ai từng đội sớ bên đường mong kiếm chút công danh?. Con cái của Nguyễn Công Trứ đã sống ô nhục như thế nào khi quân Pháp xâm lăng Việt nam vào thế kỷ 19,20 . Vua cha là Thiệu Trị đến ông vua con là Tự Đức, họ đều là những người hay chữ nổi tiếng, hay nói đúng hơn là người "dại chữ TÀU", cha con họ  lấy việc ngồi chẻ từ chữ Tàu làm đắc ý, làm được một bài thơ cực kỳ phức tạp công phu là lấy làm vui mặc cho đồng bào mình quằn quại trong ô nhục.  Họ đâu còn thì giờ mà nghĩ đến muôn dân, việc ham Hán dẫn đến sự bỏ bê triều chính,đây là nguyên nhân khiến tổ quốc ta ô nhục đến mãi đến tận bây giờ. Ông Cố(GL) ôm Hán, ông cháu,ông chắc cũng ôm Hán. Gia Long ngậm ngùi khi cháu mình không làm vua được muôn đời thì đã đành, chúng ta mắc mớ gì phải bị vạ lây. Tất cả chỉ vì chuộng Hán bỏ Nôm!. 
4)  Nhiều  tư liệu trên do laiquangnam truy cập qua Google search và vi-wikipedia.com nên biết.Các bạn chịu khó vậy.
5) Tôi không ghi Cao Bá Quát bằng ba chữ Tàu này 高伯适, trên tiêu đề, bởi ngày nay ta có chữ quốc ngữ, Cao Bá Quá là người Việt họ Cao, chứ không phải người  Việt  gốc Tàu mang ba ký tự này 高伯适  .