|
|
Năm đệ ngũ, thế hệ
học sinh thời VNCH học Chinh phụ ngâm. Nếu không có bản
dịch hoàn hảo của bà họ ĐOÀN thì bản văn chữ Hán của
cụ Đặng Trần Côn ắt hẳn nằm ngửi bụi mệt nghỉ. Trong
Chinh phụ Ngâm của Bà có hai câu này:
Non Yên đâu chẳng tới miền [CPN]Đó là hai câu năm ở bài thơ nào?. Bạn đoán thử xem. |
Bài thơ dưới đây
là sự thương nhớ của một đôi tình nhân do nhà thơ Trung
hoa Lý Bạch sáng tác. Lý Bạch viết thơ tình rất tới, tỉ
như bài này. Thơ ông rất đỗi huê dạng. Trường Tương Tư,
tạm dịch là "Thương nhớ đậm đà" hay "Nhớ quá chừng chừng".
Nó gồm hai bài. Bài thứ nhất chàng gởi đi với thông điệp
ở đây "Nhớ quá nàng ơi!", Kỳ I, Bài thứ hai, nàng hồi
đáp, "Nhớ quá chàng ơi!", Kỳ II. Hạnh phúc thay cho ai được
có mối tình đậm đà đến phút cuối như rứa. Riêng trong
bài thứ nhất Lý Bạch khởi đi bằng ba từ "trường tương
tư" và cuối cùng cũng "trường tương tư " và chấm hết bằng
ba từ trác tuyệt "Tồi tâm can", Thương nhớ đến
mờ cả tim gan!. Cụm "Tồi tâm can" này khiến tình
nhân của ông, tôi nghi nghi cô nàng phải thổn thức suốt
đêm cố mà viết bài hồi đáp cho thật là mùi mùi. laiquangnam
tôi không phải là dân văn chương. Văn chương hả?, laiquangnam
tôi mới lóm thóm chỉ lận lưng mỗi cái tú tài I ban B thời
VNCH thôi, bởi thời đó khi lên đệ nhất là học triết rổi,
mai sau cho dù có lên đại học đi chăng nữa nếu không theo
học cử nhân văn khoa thì coi như dứt nọc chuyện văn với
gừng, thơ với thẩn Nay với sức học đó thử cố dịch
bạn đọc xem sao nhé. Laiquangnam làm được, bạn sẽ nhất
định làm được có khi còn hay hơn thế nữa. Tôi tin là như
thế.
Nhớ nhau đau đáu !
Người xưa, ông bà ta thật quá tài hoa. Trong nỗi nhớ của người vợ của người chiến binh, khi viết " khúc ngâm của người chinh phụ" mà Họ đã dùng bài này chỉ cốt trích lấy hai câu thật là hết biết. Sức học, sức đọc của tiền nhân ta thật là dữ dội. TRƯỜNG TƯƠNG TƯ LÝ BẠCH Nhớ quá nàng ơi !, Kỳ I Ia-Nguyên tác 長相思 (其一 ) 長
相 思
IIa_Phiên âm Trường tương tư (kỳ 1) Trường tương tư
Lý Bạch IIIa-Dịch sang thơ quốc âm Trường tương tư ( kỳ I ) " Nhớ quá chừng chừng! nàng ơi" . Nhớ nhau đau đáu ! Ngụ tại Trường
An !
*Trời tây, tây là từ
ước lệ chỉ miền thương nhớ.
TRƯỜNG TƯƠNG TƯ, Kỳ II LÝ BẠCH Nhớ quá chàng ơi , Kỳ II Ib_ Nguyên Tác 長 相 思 (其二 ) 日
色 已 盡 花 含 煙
IIb_Phiên âm Trường tương tư (kỳ 2) Nhật sắc dục tận
hoa hàm yên
Lý Bạch IIIb-Dịch sang thơ quốc âm Trường tương tư II
Hoa ngậm khói sắc
trời sắp tận,
IV_Chú thích và tâm tình . 1_bài có 11 câu biến thành 12 câu cho đủ khổ -STLB , 2_ Bà Đoàn thị Điểm đã dịch hai câu này Nguyện tuỳ xân phong
ký Yên Nhiên
Non Yên đâu chẳng
tới miền [CPN]
3_ Câu "Qui lai khán thủ minh kính tiền". Chàng về mà ngắm... *đáy gương, hỡi chàng!. Đáy gương là điển từ thuộc bài thơ nổi tiếng sau đây của người Việt. Bài thơ này có người cố gán cho vua Tự Đức, bài " KhócThị Bằng hay Khóc Bằng phi", nhưng không phải, tác giả ? "Vô danh". "Đập cổ kính ra tìm lấy bóng". Bài nguyên tác tiếng Việt (là lời của người đàn ông) hay hơn rất nhiều so với câu nguyên tác của Lý Bạch (do người đàn bà ) rất nhiều. "Bất tín thiếp trường đoạn ,Qui lai khán thủ minh kính tiền",của Lý Bạch, Chẳng tin lòng thiếp đậm buồn!;Chàng về mà ngắm... đáy gương, hỡi chàng !. 4_Khóc Bằng phi Ới Thị Bằng ơi
đã mất rồi!
Lứa tuổi học trò chúng tôi rất nhiều người thuộc , " Đâp cổ kính ra tìm
lấy bóng,
Viết lại từ một bài
đã cũ .
V." cho tô ăn thêm đi"! . Laiquangnam cám ơn vô vàn lời phản hồi của các bạn hiền đã đọc dùm và phản hồi. Sự phản hồi của bạn chỉ làm cho chúng ta, lớp già còn thêm chút quà gì cho bọn trẻ 1.5 mai sau mà thôi, như vậy không thú sao. 1-Rất cám ơn anh Trần Kiêm Đoàn, dân văn chương nhà nòi, Dân Ban C thứ thiệt. Anh gợi ý trong CPN có câu "Đưa chàng lòng dặc dặc buồn", dặc dặc chính là " trường ". Trường tương tư là "nỗi nhớ dặc dặc" . Ok anh. Em chịu Ngài! . Nhưng nếu mà "em" dùng ,thì câu thơ dịch nó sẽ như dzầy. Nhớ nhau dặc dặc ! Ngụ tại Trường
An !
Tuồng như câu thơ tưng tức thì phải. Phải không anh Đ., chị LDK.và anh LC? Quả thật hai anh em tui (LNB và LQN ) ,chúng tôi rất dở chỗ này.Nói thật mà . 2-Ông anh mình cho rằng từ "Đau đáu" có vẻ như là từ " du kích ". Cười!. Từ Đau đáu không phải là từ sau 75 đâu nghen. Theo Việt nam Tân Từ Điển của Thanh Nghị, ông TN định nghĩa "Đau đáu" là áy náy, băn khoăn. Tôi cho rằng định nghĩa này không sát lắm. Đau đáu là từ láy, âm "đ". Từ "đáu " là từ "ký sinh" nó đi theo từ "đau", tự thân "đáu" không có nghĩa. Một khi nó là "từ ký sinh" thì từ "đau" là từ chính và gánh phần định nghĩa từ. Vậy tính từ kép " đau đáu" phải mang ngữ nghĩa của từ "đau". Do vì "đau +đau" nên tự nhân nó vẫn nói đươc cái nỗi đau râm ran và dằng dặc rồi. Vả lại bà họ Đoàn cũng đã viết " nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong" ,ĐTĐ .Vậy đau đáu là chữ do bà họ Đoàn khai sinh vào thế kỷ thứ 18,19 à nghen. 3-Trong một câu thơ của Nguyễn Du, ông dùng từ láy với " đau " là từ "đau đớn". Dĩ nhiên đau đớn vừa mang nghĩa tinh thần lẫn vật chất, nhưng đau đáu thì không, nó mang nỗi đau râm ran, sâu lắng 100% tinh thần của người trong cuộc.Câu thơ của Nguyễn Du như vầy: "tưởng thề thốt nặng cũng đau đớn nhiều", Kiều, Tưởng là nghĩ đến ,tơ tưởng hay tưởng là "ngỡ rằng". "Ông Già Nguyễn Du dùng từ "tưởng" này ác thật! ,bởi "tưởng" là "ngỡ rằng" thì từ "tưởng" trở thành từ "công cụ" (giới từ ,liên từ,mạo từ) và câu thơ thành câu tiểu đối ngay quá sát ; tưởng thề thốt nặng// cũng đau đớn nhiều", 4-Sẳn ông anh chỉ bảo, laiquangnam đọc lại bản văn, thấy cũng cần nói lại thứ ngôn ngữ tiếng Việt "lồng lồng" của dân tộc mình. Đã dài, đã dở còn dai nữa. Xin cảm phiền. Mưa hè, nắng chái,
oanh ăn nói,
Nắng chái là nắng gì? Chái có phải do bị nói ngọng là "nắng cháy" không?. Chưa chắc đâu nghen. Hè thì nắng cháy. OK. Nhưng trước nó là đã có cơn "mưa hè" rồi; còn gì bằng sau cái nắng cháy da ở miền Trung eo quê mình. Ai cũng mong trời đổ cơn mưa. Nắng sau đó lập tức trở nên "ngọt ngay" , "ngọt ngay" từ nhiệt độ đến "ngọt ngay "màu nắng. Vậy "nắng chái " là nắng hè ngay sau cơn mưa. Người trở nên thơi thái, minh mẫn hẳn,sau đó mới nghĩ đến Đập cổ kính ra,
tìm lấy bóng,
Nhưng cũng chưa chắc đâu nghen!. Nắng chái có thể là nắng quái lắm. Ố là là, có một âm từ "Ch"=> Qu. Trời đất ! Có lẽ nó đúng với ngữ cảnh bởi câu ca dao này "Gái thương chồng đương đông buổi chợ, Trai thương vợ nắng quái chiều hôm". cadao Vậy mà xưa nay cánh ban C của ông anh mình cứ lùng bùng mãi với từ "nắng quái", rồi rủ nhau quậy tưng lên. Chỉ có dân B như anh Bằng và tôi là khỏe ru!, anh Bằng há. Vào Google search " nắng quái " là " nắng quái " là cái "quái" gì liền hà. Quê người sáng cuối năm. Laiquangnam |
|