|
Laiquangnam giới thiệu |
|
Lần theo lời dẫn của
lớp đàn anh đi trước trong văn giới và giáo giới thuộc
ĐHSP &ĐHVK SG; laiquangnam tôi tra tìm trên mạng internet bài
thơ Đường của Mạnh Giao có câu thơ gốc mà họ đã mách.
Nay tôi giới thiệu đến các bạn nhân ngày xuân, xin cùng
ngẫm nghĩ về một câu thơ Kiều trứ danh " dẫu lìa ngó ý
còn vương tơ lòng". Riêng cụ Bùi khánh Diễn (2), lớp già
khoa bảng, thuộc lớp người sinh vào cuối thế kỷ thứ 19
thì quy câu trên vào một câu trong Hựu cổ thi(3). Nói chung
lớp cũ, lớp mới đều quy chiếu về "Hán+" cả.
Câu Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng nằm trong đoạn văn nằm trong Đoạn trường tân thanh ( Kiều ) năm xưa, anh chị em mình đã học nó vào hai năm đệ tứ và đệ nhị thời VNCH; đoạn nàng rơi vào lầu xanh lần thứ hai, thương thân và nhớ người . 2235. Đoái thương
muôn dặm tử phần
2239Chốc là
mười mấy năm trời,
2343-Duyên em dù nối
chỉ hồng,
Đủ thứ nhớ!; nhớ cha nhớ mẹ, nhớ tình nhân, nhớ người đã từng cho mình biết thế nào đời sống vợ chồng, gối chăn. Nhớ cô em gái bé bỏng. Và cuối cùng là nhớ quê hương. Nhớ rồi tự thương mình "Đường kia nỗi nọ ngổn ngang bời bời."Kiều; đúng như anh em mình năm xưa thời SVSG mình thường đọc câu "nghĩ đến tương lai trào nước mắt, nhìn về quá khứ toát mồ hôi". Rồi "cùng một lứa bên trời lận đận!.(PHV,TBH).và " lũ chúng ta sinh lầm thế kỷ " (VHC) Do vì nhiều người còn lậm thơ Đường nên laiquangnam tạm dùng bài thơ Đường của Mạnh Giao làm trọng tâm cho bài này. -o0o0o- |
Mạnh
Giao
孟 郊, 751-814,, Khử*
phụ
I-Nguyên tác 去
婦
II-Phiên âm Khử phụ Quân tâm hạp trung kính
III-Chú vài từ 匣
hạp là cái hộp
Tạm dịch tiêu đề Người vợ bị ruồng bỏ (去 khử ) , hay người vợ cũ (去 khứ) . IV-Bản dịch dẫn ( dòng thơ lục bát quốc âm) Như gương trong hộp
lòng chàng
V.-Tâm tình cùng khách thơ . Một là, Bạn có nghĩ rằng Nguyễn Du mượn câu thở này của Mạnh Giao chăng?. Tôi e rằng mình sai, tôi ngu vì cả tin lớp già và buộc phải lần theo nó cho ra ngô ra khoai. Thứ nhất, nội dung thơ Mạnh Giao là bài thơ bỏ vợ, hay bà vợ bị bỏ. Ai là người đã bỏ vợ (nàng Kiều)?. Nếu không có ai bỏ Kiều và chỉ có Kiều chủ động hoặc gây nên nghiệp cho mình thì Nguyễn Du mắc mớ gì, tội vạ gì phải mượn câu này để chuyển sang lục bát cho mệt cái đầu?. Thứ hai, từ câu gốc 5 từ " Tuy đoạn do khiên liên " khô khốc sang câu 8 từ "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng (K)" rất mượt mà thì thi nhân Nguyễn Du phải tốn thời gian bao lâu?. Rõ ràng trường hợp này rất khác với trường hợp hai câu trong bài viết trước, " trước sau nào thấy bóng người, hoa đào năm ngoái còn cười gió đông " trong bài thơ của Thôi Hộ nhiều.Thứ ba hình ảnh ngó sen có xa lạ với người Việt không?. Không. Là xứ nhiệt đới, đâu đâu cũng trồng sen, trong ao nhà chùa, trên đồng ruộng, trong ao nhà ,vậy thì hình ảnh này đâu có xa lạ với người khi họ dùng gỏi, dùng nộm sen hay dưa muối. Nguyễn Du, một thi hào Việt nam với sự quan sát cực kỳ tinh tế dễ gì lại bỏ qua một hình ảnh đẹp, khi ngó sen đứt lìa trong miệng mình sau nhiều bửa nhấm rượu. Từ ba lý do trên tôi hoàn toàn bác bỏ ai đó cho rằng có sự vay mượn này. Ai thích đội Hán+ thì cứ đội xin đừng kéo thế hệ trẻ không biết Hán+ vào đây. Về lý do Thứ nhất, xin bạn đọc tự hỏi; Kiều thương nhớ ai?. Nàng có bị chồng bỏ không?. Chẳng có ai bỏ chịu bỏ nàng cả. 1-Chính thức có đám cưới giả là Mã giám sinh. Nhưng Mã hành xử rất trâu bò, mã là ngựa mà!. Anh ta lại là người biết nàng đầu tiên. Một cơn mưa gió nặng
nề,(4 )
850.Đuốc hoa
để đó, mặc nàng nằm trơ .
Chắc chắn nàng không nhớ thằng quỷ này rồi. Nếu có dịp trả thù xưa thì nàng hẳn sẽ ra tay rất nặng. 2-Nàng có làm vợ Từ Hải, nhưng đoạn làm đám cưới với Từ hải thì ở đoạn sau. Vậy là Từ Hải bị loại trong câu thương nhớ này(6), xin vào link "Sông Hương đọc Vũ Hạnh múa mỏ". 3-Nàng có từng làm vợ Thúc Sinh không? Có. Thúc sinh có chủ động bỏ nàng không? Không, bởi có lúc nàng đã ước mơ được chính thức làm vợ nhỏ. 4-Còn Kim Trọng có xơ múi gì trong câu này không? Ô là là!. Anh chàng tình nhân mắc dịch này bạo lắm là cầm tay là cùng vào lúc tuổi mới lớn thôi mà. Vướng vào anh chàng này, rách việc là cái chắc. Chỉ có vậy . Vậy thì câu "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng" (K) là nỗi nhớ Thúc sinh mà thôi. Một nỗi nhớ đậm đà, cho dù bị vợ lớn " dần cho tơi tả", cho dù nàng phải xa anh chàng họ Thúc này. Nàng lòng vẫn tràn thương nhớ khi nàng phải rơi vào lầu xanh lần hai này, khi nàng hồi tưởng những ngày qua. Có thể vì nghĩ đến Thúc Sinh mà sau này nàng nhẹ tay với Hoạn thư chăng?. Một khi người thi nhân đặt một đoạn thơ mình ưa thích thì thi tứ sẽ trở nên dồi dào và câu thơ "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng" nó sẽ tự bật ra. Tôi tin vậy cho dù tôi không biết làm thơ. Vậy thì, Bạn may mắn hơn tôi, bởi bạn không mấy quan tâm lời mách của mấy ông lậm thơ Đường nên khỏe, còn laiquangnam ngu vì đã tốn thì giờ thay vì đi uống cà phê với bè bạn lại tốn thì giờ vì nó. Ngu thì phải rồi!. Than gì bây giờ. "Tấm lòng tri kỷ từ nay xin chừa". Từ nay thề không bao giờ dại nghe lời đàn anh lậm Hán+nữa, bởi nếu như bạn đọc đoạn này: 847-Một cơn mưa gió
nặng nề,(4 )
849-Đêm xuân một giấc mơ màng,(4 ) 850.Đuốc hoa
để đó, mặc nàng nằm trơ .
mà Bạn lại liên tưởng
đến thơ Đường cho câu 847-Một cơn mưa gió nặng nề,(4
)
Vậy thì Việc đi tìm xuất xứ câu thơ của tiền nhân, nhất là trong Đoạn Trường Tân Thanh ( Kiều ) của Nguyễn Du thì tôi hay bạn cần phải rất tỉnh "trước sau". Mang tiếng là người đội Hán+ lên đầu quả là quá ư là xấu hổ!. Lớp già đội Hán+ và lớp sòn sòn cũng đội Hán+, mong rằng lớp trẻ sau này đừng bao giờ đội Hán+ như thế lớp xưa nữa, có thế thì văn học Việt nam ta mới không bao giờ được "ai đó" hiểu là văn học chỉ toàn vay mượn Hán+ và Hán+ VI-Tham khảo (1)-Bản chữ Hán này lấy từ mạng internet của mấy chú Ba Và từ "Khứ 去" là đã qua, trong "Việt ngữ " có khi đọc là khử. Khử là làm cho mất đi. "Khử" trái với "hóa". Hóa là làm cho có. Khử ở đây được xem như tính từ, khử phụ là người vợ bị chồng bỏ (hay các bạn đọc "khứ phụ" là người vợ cũ cũng OK. Tùy. Với chúng ta chỉ cần biết câu đó Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng (K) nằm trong đoạn Kiều sắp được Từ Hải rước về tư dinh làm lệnh bà.. (2) Bùi khánh Diễn, Kim vân Kiều ,Sống Mới ,Saigon, tái bản 1960 bản in lần thứ 3 , ,bản in xuất hiện lần đầu vào năm 1926 tại Hànội , Bùi khánh Diễn[ 1851-1912]-Cụ được xem như người thứ hai chú thích Kiều vào năm 1912, sau Trương Vĩnh Ký. Đến năm 1960, Kịch tác gia Vũ khắc Khoan là cháu rễ của cụ cho tái bản tại SG.Trong quyển này Cụ BKD săm soi từng chữ của Nguyễn Du rồi qui kết vào một "văn bản " Tàu đã từng có câu như thế. (3) Câu này cụ Bùi ghi , câu có nguồn từ "liên căn chiết đoạn ti do khiên " trong Hựu cổ thi . Nghĩa là Sen đứt rễ tơ còn vướng .Trang 206 sách đã dẫn sđd (2) . (4)- Xuân hiểu
Dịch thơ quốc âm : Xuân hiểu ( Sớm xuân). Say Giấc xuân, đâu
hay trời sáng ,
(5-) Cụ Bùi Khánh Diễn chú như dzầy về bốn từ " tầm tã tuôn mưa" trong câu Kiều 851-Giọt riêng tầm tã tuôn mưa!, , 泣哭如雨 , khấp khốc như vũ ( Kinh thi ) khóc như mưa. (trang 100 sách đã dẫn). Cụ làm như tiền nhân ta không có cụm nước mắt như mưa bao giờ. Giỡn Cụ! Thùng thùng trống đánh
ngũ liên
( 6 )Hưởn thì vào link này nghe thiên hạ "đấu " http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n11851/
7- Bạn ráng đọc thêm chừng 15 câu nữa thôi là đến đoạn 2261-Hai bên mười
vị tướng quân,
Nàng trở thành lệnh bà, bà lớn Từ Hải . Kỳ sau, dịch đưa câu thơ dịch này Non Yên đâu chẳng tới miền [CPN]của bà Đoàn thị Điểm trong Chinh phụ Ngâm thuộc bài nào. |
|