|
Laiquangnam
giới thiệu
|
Hôm nay bên dòng sông xứ người
có một người lặng lẽ ngắm về nơi thượng nguồn sương
khói với lòng tràn nỗi nhớ Quê hương . Trăm mối , Ta nhớ
Người, Người có còn nhớ ta chăng ? .
Hoàng Hạc lâu là bài thơ thất ngôn Đường luật hay nhất đời Đường,Nghiêm Vũ thời Tống đánh giá như thế (1) Bài Hoàng Hạc lâu được người Việt Nam thuộc thế hệ sinh thập niên 1940 , 1950 yêu thích bởi nó đã được đem vào chương trình Việt văn ban C,tú tài I. Nó có hơn 35 năm được đào sâu tại các trường trung học Việt Nam. Trên mạng đã có trên 55 bản dịch không biết trong số đó ai là người thuộc lớp mà laiquangnam kể ở trên . |
Nguyên
tác
黃鶴樓 昔人已乘黃鶴去,
|
Phiên
âm
Hoàng Hạc lâu Tích nhân dĩ thừa
hoàng hạc khứ
Thôi Hiệu |
Chú
vài từ và tạm dịch nghĩa
1) tích nhân , điển tích, chỉ người xưa .Tục truyền Phí Văn Vi thành tiên, thường cưỡi hạc về nghỉ ở Hoàng Hạc lâu.. Sách Hoàn vũ ký ghi là Phí Hôi từ lầu này cưỡi hạc vàng lên tiên nên gọi là lầu Hạc Vàng. Sách Tề hài chí thi ghi Vương Tử An thành tiên cưỡi hạc vàng qua lầu này nên lầu gọi là lầu Hạc vàng.(2) 2-du du là từ Tàu ,mông mênh ,lai láng ,bao la. Du du một từ có tần số xuất hiện rất cao trong thơ Đường . 3-thê thê là mượt mà, tươi tốt. Cỏ xanh là ước lệ trong thơ Đường, luôn gợi sự quyến luyến với Vương tôn (Vương tôn là từ trọng vọng dành với ai đó ) ,ước lệ này được giới thi nhân dùng nhiều mà Vương Duy người đồng thời với ông là một điển hình. Nó cũng là một điển từ. " thê thê " là lấy từ bài Chiêu ẩn sĩ trong Sở từ " Vương tôn du hề bất quy, xuân thảo sinh hề thê thê " .( Vương tôn đi chơi không về, cỏ xuân mọc mượt mà) , tạm dịch . Tiển người hoa lá luyến thương,hoặc Tiển người hoa lá luyến thươngNgoài nghĩa thê thê" là xanh tươi, mơn mởn, còn có nghĩa là buồn bã (thơ đọc qua lỗ tai, chơi chữ củaThôi Hiệu?," BKD dịch 2 câu 5,6 như sau :Sông tạnh Hán Dương cây bát ngát ,Bãi hoang Anh Vũ cỏ tiêu sơ ", không phải không có lý. Điển từ "thê thê " ( câu 6) dẫn đến "Sử nhân sầu" ở câu 8 . Người ra đi nay trở về với bao niềm thương nhớquê nhà , nguyên nhân? có phải khói sương nơi cuối dòng không? hay là do điển từ "thê thê" tại câu 4 nhắc đến sự nhớ thương của cây cỏ trên cồn Anh vũ như đã đề cập . 4) trong Thất ngôn bát cú luật, địa danh nhằm tăng độ nén của ý .Thi nhân thường chọn địa danh có huyền thoại đặc biệt liên quan đến câu chuyện hay con người lịch sử đã xuất hiện trong sách vở của Tàu. Hán Dương, địa danh,thành phố nằm trên dòng sông Trường Giang đối diện Hoàng Hạc Lâu . Anh Vũ ,địa danh ,cù lao ( cồn ) Anh vũ nằm giữa sông Trường Giang.chênh chuếch với phía thành Hán dương. 5-Tiếu lâm :Bịa giai thoại để nói bài thơ hay là cách dễ nhất để khen một bài thơ mà người giảng không cần động não tí nào.Tỉ như bên Tàu có ông Tân Văn Phòng đời Nguyên kể lại trong sách Đường tài tử truyện rằng Lý Bạch lên lầu Hạc vàng định làm thơ, nhưng thấy bài thơ Thôi Hiệu quá hay nên ông không còn ý ,còn chữ gì để viết nữa. Họ bịa Lý Bạch viết Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc.(trước mắt có cảnh đẹp mà không nói lên được.bởi Thôi Hiệu đã đề thơ trên kia rồi. Khách thơ tin ? % ?. nhiều người giáo sư Việt nghe ông Tàu này nói y như thiệt là tin ngay.Bản chất! |
Vậy
phải xử lý văn bản này như thế nào trước khi dịch sang
thơ quốc âm ?
Người Tàu rất tự hào với dòng thơ Thất ngôn bát cú luật của họ. Bài thi loại với thí sinh trên con đường tìm công danh bắt buộc là bài Thất ngôn bát cú luật. .Họ nén thơ trong 8 dòng với 56 từ .Họ nén bằng cách naò? 1-dùng điển từ ,điển tích,địa danh,ước lệ . Điển từ là gì ? điển từ là hai hay nhiều từ lấy từ một câu thơ cổ,thí dụ hai chữ "thê thê" trong bài này như đã đề cập ở trên . 2-Sử nhân sầu là cụm từ hay từ thời cụ Tản đà bỏ công dịch và giới thiệu bài này qua dòng lục bát. Tản Đà biết áp dịch là điều không thể bởi làm thế nào đưa trọn câu 2 khẩu ngữ khúc khắc khục khặc này vào câu Tiếng Việt Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, nên ông né?. Lục bát ,Song thất lục bát của Người Việt vốn có cái mượt mà Tiếng Việt rất riêng đem bù đắp cho bài thơ nguyên tác dòng Thất ngôn bát cú luật.Thi nhân Tàu chơi chữ chan chát tại các cặp (3,4&5,6) vậy mà không ăn thì nói gì dịch áp theo nguyên tác làm sao dịch áp cho đạt . Lục bát thì mựợt mà . Song thất lục bát thì ngoài cái mượt mà, là sự ưu việt trong thể tự sự, thất ngôn bát cú luật thua xa. Song thất lục bát nay lại còn phù hợp với lối phân đoạn bài Thất ngôn bát cú luật theo hai khổ tiền và hậu như Kim Thánh Thán đã làm . 3- câu "Bạch vân thiên tải không du du" , mây trắng ngàn năm không du du. Từ "không" là không hay "không" là vô cùng đây hay không là trời .Có khi giữ nguyên không du du thế mà hay . theo bạn ? Bạch vân thiên
tải không du du
3-Điển từ" thê thê "ở câu 6, đây là mắt xích quan trọng nhất , khiến chuyển hướng từ căm hờn trong tình cảm của người ly khách "_Hoàng hạc "nhất khứ bất phục phản"// một đi ,thề chẳng quay về !,sang tiønh cảm xề xòa bỏ qua rồi "thương nhớ" đậm ?. Tạnh sông xa Hán dương lồng bóng ,4. Ấy chết , ngay tại tiêu đề và ngay tại câu đầu , Thôi Hiệu đã dùng Ước lệ thương nhớ quê hương , "lên lầu", đăng lâu để nhiøn được thật xa, trông thật rộng . Toàn văn được tác gỉả đúc kết gom lại là hai từ "Quê xa " mờ ảo làm cháy lòng người trở lại ở câu cuối. Quê nhà ta là nơi xa xăm kia, khuất sau mấy làn mây sương khói.! Ta đứng dây thương nhớ Người liệu Người có còn tưởng nhớ đến ta chăng ? Tạnh sông xa Hán dương lồng bóng ,Được cái này mất cái kia. Bó tay. Thôi thì theo cách mà các nhạc sĩ thời nay dùng,viết " điệp khúc" cho hết ý thơ . |
Dich
sang thơ quốc âm
Người xưa cưỡi
Hạc vàng phiêu bạc
*Tạnh sông xa Hán
dương lồng bóng ,
và điệp khúc * Tạnh sông
xa Hán Dương lồng bóng ,
1-"Sau trước "là điển từ của Kiều [ trước sau nào thấy bóng người (Kiều )] 2- Cố Quận là từ được phổ biến khi Bùi Giáng xử dụng cho dù trước đó Huy Cận đã dùng nhưng không mấy ai để ý, bởi bài thơ của Huy Cận lúc ấy dở . 3-Ngùi ngùi chữ của CPN, 4- q(Q)uê ,gồm hai từ quê và Quê 02 Một bản dịch lục bát của người xưa :Tản Đà: Hạc vàng ai cưỡi
đi đâu,
|
Tham khảo
(1) NGUYỄN KHẮC PHI, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10, NKP là người và hướng dẫn SV làm luận văn tiến sĩ.. Ông là người có công phổ biến và tán dương văn học Trung quốc tại Việt Nam từ 50 năm nay trong giới đại học SP Hanoi ) (2) Nguyễn Thế Nữu , Thơ Đường biønh chú, Hội nhà văn , 2000 3-Mách bạn bản dịch của Ngô Tất Tố ,TTk ,BKD ,KHD ,Vũ hoàng Chương và của 50 người dịch khác các bạn có thể đọc trên mạng . lqnam không ý kiến .. 4-và bài viết tại link khiến bạn nhiều suy tư . http://www.vietmedia.com/news/?L=grabstory.html&ID=2843&start=1501&Cat=VanNghe 5-đọc hoàng hạc lâu nhiều người thích hai câu cuối trong nguyên tác: Nhật mộ hương quan hà xứ thịđã bao nhiêu người dịch hai câu trên nhưng nào có ai dich qua câu ca dao thương nhớ Chiều chiều đứng dựa ngõ saukhông cần đăng lâu ,không cần dòng sông ,không cần tình hương cỏ ,chỉ một bóng chiều tà là đủ gợi lên bao niềm thương nhớ. Nhớ đến " chín " cả trời chiều , nơi nơi đều chứa nổi đau ,tám chiều địa dư + một chiều nội tâm . Làm người Việt sao mà khổ thế ,sao mà tình quê hương sâu đậm thế . Nhớ in ít thôi không đươc sao?. |
Hãy nghe người
mẹ người cha Quảng Nam và người con của họ đối đáp
:
_Ngó lên hòn Kẽm đá Dừng
Lý do nào mà bậc làm cha làm mẹ người Quảng nam lại vui vẻ chấp nhận và khuyến khích con cháu mình bỏ xứ ra đi ?. Tại sao ?. Chỉ có Chúa họa may mới biết . Họ đâu cần chi bọn trẻ sống ở bên mình, mong mình đựợc săn sóc lúc tuổi già. Trẻ cậy cha ,già cậy con ."Tụi bay đi đi, nơi nào cho tụi bay sống hạnh phúc, cho tụi bay an cư lạc nghiệp ,sống cho ra sống ,nơi ấy chính là quê hương . Ở nhà cha mẹ tự lo thân được mà . Yên tâm đi . Tổ quốc chỉ một mà thôi , nếu có thương nhớ mẹ cha thì hãy dấu nước mắt vào lòng. Tụi bay vui là Ta đã vui . Ngày xưa mẹ hát ru ,bây giờ các con lại hát ru sao?" . Thương thay cho người Việt mình với tấm lòng thương nhớ quê nhà đau đáu. Và ai ngồi dịch và giới thiệu Hoàng hạc lâu với động cơ thương nhớ quê nhà nay thử sờ lại ót mình . laiquangnam lỡ dại đã bỏ công đọc và giới thiệu lãng xẹt một bài thơ Tàu, lẽ nào các bạn lại lặp bước đường này ?
|
|