|
|
Không
khen trực tiếp, không dùng lờiCóCánh nhưng nói được hết
tấm lòng yêu thương và say đắm từ hai vẻ đẹp cùng gói
trong một thân xác người phụ nữ nay đã là vợ của ta,
bạn đã gặp bài thơ như thế chưa?. Có bao giờ bạn thử
nhập vai thi nhân làm thơ ngợi ca người vợ cả khi lòng bạn
tràn cảm xúc sau bao năm tháng tù đày hay vất vả mưu sinh?.
Bạn cho rằng lời yêu thương chân thật của người chồng
chính là lời không có cánh, bạn xem trách nhiệm và bổn phận
với gia đình là lời thơ hay nhất trong mọi lời thơ của
mình có thể gởi trao?. Bạn cù lần?. Người vợ cả thường
yêu những ông chồng cù lần như thế và họ sợ những ông
chồng thường dùng lời có cánh tặng cho mình ngày xưa nay
sẽ quen miệng chỉ được dùng để chuyển cho ai đó không
phải là mình?. Cười !. Lời có cánh dễ làm người phụ
nữ xúc động. Phụ nữ thường sống bằng đôi tai, thích
nghe lời mật ngọt. Có bao giờ bạn đã từng gặp một bài
thơ có nội dung như laiquangnam vừa nêu như thế kể cả dòng
thơ dịch Đường thi, cổ văn Tàu do người Việt mình miệt
mài giới thiệu?
Nhả chữ vì từng có kỷ niệm đẹp nay đã thành vợ thành chồng cũng không hiếm. Nhả chữ làm thơ tiếc thương khi vợ qua đời bỏ ta ở lại đã có đôi bài còn đọng trong tâm tư bạn. Đã có, nghĩa là thơ "dễ làm"!. Nay người vợ trong hôn thú còn sống sờ sờ ra đó mà ta làm thơ yêu thương bằng lời khôngCóCánh quả là khó. Không tin bạn thử đi, bạn hãy cố ngắn gọn như dòng ca dao để người Việt chúng ta dễ thuộc sau khi đọc sơ qua một bận rồi họ nhớ như in. Phải bậc tài hoa mới làm được bài thơ như thế. Ai vậy? Đưòng thi của Tàu?. Tôi chưa gặp trên mạng Google. Còn ai nữa. Thơ của Tiền nhân ta. Cao bá Quát với bài tiểu chước . -o0o0o- |
Nguyên
tác
小 酌 拙
妻 不 信 尙 朱 顏
Phiên âm Tiểu chước Chuyết thê bất
tín thượng châu nhan
Dịch thơ quốc âm Tạm dich tiêu đề Tiểu chước , Buổi tiếp rượu sơ sài 01 Luật thi Tiểu chuốc 1
2
1-Chú vài từ +tiểu chước :
buổi chuốc rượu nhỏ. Buổi rượu sơ sài.
2-Tạm dịch nghĩa toàn câu 1-chuyết
thê bất tín thượng châu nhan
3-Phần chia sẽ cùng khách thơ muốn dịch lại toàn văn theo ý mình. Câu
1- chuyết thê bất tín thượng châu nhan
Câu
2- tiếu bả lăng hoa tống dữ khan
3
- thí chước tiểu bôi hoàn tự chiếu
4
- phân minh hồng khí động my đoan
Cảm kích và thán phục khi người xưa khi chắt lọc từng từ nhằm tăng độ nén ý thơ trong vòng 28 từ qua dòng tuyệt cú. Không dư .Không thiếu. Có thể sự chia sẻ của tôi chưa đủ do mình còn non tay, bạn có thể suy nghĩ thêm và " cùng bỏ ống " ủng hộ thơ Tiền nhân ta và ngồi dịch lại. Sự trục trặc ban đầu là điều có thể ,không sao , nó sẽ khiến bạn "tút dần tút dần" và thế nào cũng có lúc bạn hài lòng. Bản dịch hay ,nó sẽ sống cùng Cao bá Quát, cùng văn hóa Việt, người Việt. Aên theo Đường thi làm gì! Dù gì thì gì, khó mà dịch cho hết ý và tự hài lòng một bản dich thơ tiền nhân ra thơ quốc âm. Thơ chữ Hán của tiền nhân ta một khi bạn không còn bị các chữ Tàu này, nay là tử ngữ, gây chút bối rối, thì từ nguyên tác qua bản phiên âm với cách hiểu rất đặc trưng của mình, như một người ngắm tranh, càng ngắm kỹ càng thấy thấy vẻ đẹp, càng phát hiện sự thâm trầm trong cách thể hiện của người xưa, thế nào bạn cũng tìm được niềm vui. Giá mình là một họa sĩ thì mình vẽ lên tranh cảnh sắc này, rồi mặt sau ,hay ghi rất nhỏ dòng thư pháp ghi lại ý thơ của người xưa để " trong thơ có họa và trong họa có thơ ", cần gì phải Vương Duy . 1 Tiểu chước Nhà
tôi, quê!, nghĩ tà nhan sắc,
2 Vợ
cả quê, biết sắc còn không?,
3 Bà
nhà tôi! nghĩ quê, sắc tận,
Bạn thấy đấy cho dù laiquangnam rất cố gắng cũng không sao "nén hết" các ý với cùng một số từ vào cùng một câu như nguyên tác. Cầu cứu bạn cùng chung tay là vậy. -o0o0- |
Hưởng
ứng lời kêu gọi của laiquangnam,lần lượt có hai nhà thơ
nam là Thiếu Khanh và Trần Vấn Lệ và rồi hai nhà thơ áo
dài rất quen thuộc là Đặng Lệ Khánh và Quỳnh Chi cùng dịch
chuyển sang quốc âm. Mỗi người hiểu một cách khác nhau,
phát xuất từ tấm lòng và dộng cơ khác nhau. Họ dịch khá
hay .
01
Thiếu Khanh nghĩ bài" tiểu chước" này nhằm ngợi ca người vợ hiền thục đoan trang. Do câu cuối "Phân minh hồng khí động mi đoan" , từ Mi đoan theo anh là đôi mày đoan trang. Mời chồng uống rượu suông Lục bát Nhà
tôi đang nghĩ mình già
Thiếu Khanh dịch * Song thất lục bát Nàng
nghĩ mình lúc này già xấu
Thiếu Khanh dịch * Tứ tuyệt luật thi Nàng
nghĩ dung nhan đã luống rồi
Thiếu Khanh dịch. 02
Nhà thơ Trần vấn Lệ góp vui,anh dịch rất lẹ theo cái "air " vốn có trong thơ anh. Nàng
nghĩ mình đang nhan sắc tàn
03
Nhà thơ Đặng Lệ Khánh, chủ trang web art2all.net, sân chơi của các anh chị học sinh gốc Đồng Khánh, Quốc Học và cả những người con gốc cố đô Huế, trong cái cảm nhận của "một người áo dài" đã có được một bản dịch mượt mà, nhẹ nhàng mà cánh nam không sao có được nhất là câu "Chân mày môi má hồng thôi là hồng", rất Huế và rất áo dài. Quá tuyệt. Nhà thơ nữ này nghĩ rằng có thể người chồng nói đùa câu gì đó với người vợ cả khiến bà này thẹn và vui, từ đó khơi mào cho diễn tiến tình cảm. Nhận xét có lý và sâu sắc. Mời các bạn cùng đọc toàn văn bản dịch lục bát rất mượt mà của chị. Bữa rượu nhỏ Nàng
không tin nàng còn xinh
04
Nhà thơ Quỳnh Chi ,người không mấy xa lạ với độc giả trang Chim Việt Cành Nam, khi đọc bài này chị nhớ lại một kỷ niệm rất đẹp về phong cách của một cặp vợ chồng Nam bộ. Chị viết "Mùa hè năm 2004, gia đình QC được một người đàn anh trong các cựu du học sinh đưa về thăm vùng sông nước Hậu Giang. Trong chuyến đi này, lần đầu tiên QC được trông thấy ruộng nước trồng củ ấu, và những quán nước bên đường lúc đó cũng có bày bán củ ấu luộc- vị bùi rất ngon. Khi đến nhà anh thì mới hay chị đã bị đột trụy nên nay phải ngồi xe lăn, còn trở ngại về ngôn ngữ. Khuôn mặt của chị cũng bị ảnh hưởng ít nhiều tuy rằng vẫn có thể nhận ra được trước đây đó là một dung nhan rất kiều diễm. Tuy vậy lúc nào chị cũng cười tươi, khuôn mặt phúc hậu luôn rạng rỡ ửng hồng. Và anh chị - mặc dù đã luống tuổi - lúc nào cũng trò chuyện với nhau rất âu yếm ngọt ngào như thể một đôi vợ chồng son. Sáng chiều anh đều đẩy xe cho chị tới bàn ăn dùng cơm chung, chị không diễn tả được trọn vẹn nhưng không hề chi, anh thường tiếp lời để nói dùm chị nên mọi người nói cười vui vẻ chuyện trò rôm rả mãi. Đọc bài thơ này, QC liền nhớ ngay đến khuôn mặt rạng rỡ của chị và những cử chỉ lời nói âu yếm của anh dành cho chị." Chén rượu nhỏ Chẳng
tin mình vẫn còn xuân
Cám ơn nhà thơ Quỳnh Chi, một tấm lòng nhân hậu đã thấy được cảm xúc và ghi nhận lại một thực tế rõ ràng cái đẹp của người Việt thuộc thế hệ sinh thập niên 40 "?" tại miền Nam Việt Nam . Tại xứ người, nhất là tại Mỹ ,tại Pháp người Việt chúng ta cũng thường thấy các ông chồng già người Tây đẩy người vợ ngồi xe lăn đi du lịch hay đi shopping. Thật đáng kính. Tình cảm họ không màu mè , không dùng lời có cánh. Ước mong nhiều hình ảnh người chồng Việt đẩy xe cho người vợ bị thương tật của mình sẽ làm tăng sự kính trọng của người bản địa đối với dân tộc Việt nay đang lưu lạc tại xứ người. Dịch chỉ khởi đi được khi ta thấy trong thơ xưa có chút gì đó " dành cho ta " hay "ta đang là người trong cuộc". Rất mong các khách yêu thơ tiền nhân cùng góp mặt trong các lần giới thiệu kỳ sau. Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu đã có trên 55 nhà thơ thượng vàng hạ cám cùng bỏ công ra dịch và bỏ ống cho thơ Tàu . Lẽ nào thơ Việt chúng ta sâu sắc ,nhân bản lại đìu hiu!
|
Chú thích riêng
:
[ 1 ] Link về hoa
ấu: Bài viết về loài hoa ấu khá hay của một người Việt
Nam http://yournewdentist.com/old_site/index.php
[2 ] tiểu chước,
với người Tàu họ có thể hiểu như là một buổi uống
rượu chỉ nhằm mục đích làm tươi lại,chuốc lại một
tình cảm vốn có sẵn trong lòng người trong cuộc,không nhằm
uống cho say,cho đã. Thế nên mọi sự dịch nghĩa hay dịch
sang quốc âm tiêu đề thay vì để nguyên trạng là tiểu chước
(từ Tàu ) hay tiểu chuốc ( từ Việt Hán ) có thể làm người
xưa buồn lòng "?"
|
|