Trở Về   ]       [  Tác giả   ]

Laiquangnam giới thiệu
Giải mã câu thơ của người xưa*
Bài 2.  Ký mộng
Nguyễn Du 
Bất tri tam bach dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố như !
                                Nguyễn Du
     Tạm dịch :
Ba trăm năm lẻ về sau
Ai người rơi lệ chia sầu Tố Như?
-o0o0-

Những người đàn bà để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của Nguyễn Du. Họ là ai ? , là Nàng Chinh phụ hóa đá khi ông đi ngang qua Lạng sơn, là người mẹ người Kinh Bắc quê hương Quan họ chẳng may mất sớm, là người vợ cả trong lúc khó khăn và người đánh đàn đất Long thành. Tất cả đều là thơ chữ Hán. Chính những hình ảnh những người phụ nữ ấy khiến Nguyễn Du trên đường đi sứ đã chọn tác phẩm Tàu không mấy tiếng tăm là Vương Thúy Kiều bởi cốt truyện có câu chuyện tạm gọi là giông giống các hình ảnh người phụ nữ trong đời ông. Tình cảm thương nhớ người vợ trong bài này, và Người phụ nữ đánh đàn tài hoa của Thành Thăng long năm xưa đã lay động ý thơ khiến Nguyễn Du viết nên truyên thơ Đoạn trường tân thanh lừng danh kim cổ? .

01-Người đàn bà dưới đây của Nguyễn Du chính là người vợ hiền đã khuất núi . Thương thay! Khá thương cho những ai cùng tâm trạng với Nguyễn Du vì hoàn cảnh chiến tranh, vì công vụ , vì tù tội, vì trốn lánh mà không thể nào cầm tay vợ hiền nghe nàng dặn dò lúc nàng giã biệt cõi đời. Bài thơ dưới đây viết trong bối cảnh khi tác giả đứng bên dòng sông hoài niệm tại quê nhà , nhìn dòng sông và nhớ đến người vợ hiền đã khuất núi tại quê nhà của nàng .

Tác gỉa rất tài hoa khi dùng ba thuật ngữ văn học là thệ thủy, du tử và kinh niên để báo trước một nỗi mất mát không có gì bù đắp nổi trong bốn câu đầu với 20 từ. Thệ thủy là gì ?,thệ thủy là giòng nước chảy mãi. Tuy nhiên cụ Nguyễn Du đã chơi chữ khi dùng âm "thệ" là thề . Thệ thủy là thuật ngữ văn học, đó là giòng "sông hoài niệm chứng nhân của đôi lứa khi mới yêu nhau lần đầu ", Du tử là người ra đi mà không hẹn được ngày về và một từ song lập quen thuộc với Người Việt mình là kinhNiên, ba từ liền nhau trong bốn câu khởi đầu của bài thơ nhằm báo trước một sự mất mát vĩnh viễn của tác giả.

02-Theo Lê Thước và Trương Chính, bài này nói về người vợ cả của Nguyễn Du đã mất. Người vợ cả của Nguyễn Du là ai?. Nàng là con gái thứ sáu của của Đoàn Nguyễn Thục đậu Hoàng giáp và làm quan đến chức Phó Đô ngự sử thời Lê. Là em gái của của Đoàn nguyên Tuấn người phó sứ chuyến sang Tàu vào năm 1790 sau khi vua Quang Trung đại thắng quân Thanh năm 1789. Người anh rể này đã cho ông trú thân một thời khi các ông anh ruột của Nguyễn Du bị chết, hay bị giết trong chiến tranh tương tàn. Nhờ danh tiếng của Đoàn nguyên Tuấn mà một tướng Tây sơn đã tha chết cho Nguyễn Du khi ông vào vượt đèo Ngang với ý định theo phò Nguyễn Ánh. Một cơ may cho văn hóa dân tộc, nếu chủ trương của Tây Sơn nhất quán "thà giết lầm hơn bỏ sót" thì đất nước ta làm gì có danh tác Kiều do Nguyễn Du sáng tác hiện đang góp mặt cùng văn chương thế giới ngày nay. Bà mất tại Quỳnh Hải, tỉnh Thái Bình. Nguyễn Du lòng thương nhớ . Lúc ấy ông phải về Hà tĩnh tạm lánh mình cùng người con trai chung của họ là Nguyễn Tứ . Niềm thương nhớ khôn nguôi khiến ông mơ thấy người vợ yêu đã mất trở về tìm mình về tại nơi đây . Nhìn giòng sông trên quê hương mình, ông bồi hồi nhớ lại giòng sông hò hẹn. Giòng thệ thủy năm xưa. Mỗi thi nhân có riêng cho mình một giòng sông Thệ, đó là giòng sông hoài niệm, dòng sông mà đôi lứa lấy làm điểm hẹn hò, kề đầu thề cùng sống chết có nhau. Khách thơ hẳn nhớ mấy câu thơ của Hoài Khanh trước 75 về giòng sôngThệ

Rồi em lại ra đi như đã đến
Giòng sông kia cứ vẫn chảy xa mù
Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng
Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu...
(Thân Phận - Ca Dao xuất bản 1972)
Nghìn trùng xa cách . Đường Thái Bình (vợ )_ Hà Tĩnh ( chồng ) quá đỗi xa xôi. Đến đây nàng phải vượt qua ngọn Tam Điệp (thuộc tỉnh Thanh hóa ) và sông Lam (chảy gần làng Tiên Điền tỉnh Hà Tĩnh). Hai nơi này đều có tiếng hiểm trở xưa nay. Nàng của chàng Nguyễn Du là thiếu nữ con nhà đài các, không quen sương gió. Quá nhớ thương vợ, nghĩ đến nhau là ắt gặp nhau, người xưa thường nói vậy, họ tìm đến nhau qua mộng là vậy, chàng thấp thoáng thấy nàng nay qua màu áo tang may vội thay cho tà áo dài năm xưa .
Qua mộng thấy người đâu đứng đợi,
Bến sông này rẽ lối tìm ta.
Dung nhan xưa vẫn y là,
8-Đường may xô lệch hai tà áo bay.
03-Trong bài này Nguyễn Du chỉ dùng lại một điển tích Tàu rất nổi tiếng, truyện kể "biết một vị vua vì quá nhớ người thiếp yêu, một đạo sĩ làm phép giúp vua có thể tìm gặp lại người xưa , ông bèn bày phép là cho treo hai cái màn, một màn bên trong có vua ngồi và màn bên kia thắp nến người đẹp hiện sẽ về bên trong. Qua ánh nến lung linh trong đêm vắng cộng nỗi "nhớ người xưa" vô cùng khiến vua đặt hết niềm tin vào bùa phép. Vua đã "thực sự thấy" người thiếp yêu hiện về trong bức màn sa bên kia. Nhà Vua được đêm tâm tình thủ thỉ cùng vợ " .Tích đó nay được Nguyễn Du dùng trong hai câu sau
Đái khấp bất chung ngữ
Phảng phất như cách duy

Sụt sùi kể, sụt sùi qua ... .
12-Gió lay càng nhớ màn sa sụt sùi !

Mộng lai cô đăng thanh
Mộng khứ hàn phong xuy

Mộng về, ngọn nến lẻ loi
20-Mộng đi, gió lạnh thổi hoài ...đâu hay.
Nỗi nhớ thương kéo dài suốt cả ngày trong lòng thi nhân ..

Thi nhân nằm một mình lên lên mái lá ,nhà trống , có ánh trăng xế tà len vào tia sáng yếu chiếu trên manh áo đơn , mỏng của ông (đan thường y) . Nỗi nhớ ! tràn nỗi nhớ thương ....
Mỹ nhân bất tương kiến
Nhu tình loạn như ti

Không ốc lậu tà nguyệt
Chiếu ngã đan thường y.

Mỹ nhân, hề!, _duyên may gặp lại?
Rối như tơ, hề!_ trái tim ta,
Lọt vào nhà trống trăng tà ,
24-Chiếu qua áo mỏng lay ta... tưởng Mình!

tưởng là thấy, thấy bằng sự quán chiếu nội tâm.
Mời Khách thơ đọc nguyên tác của người xưa

Nguyên tác
 

Ký mộng (1)

記 夢

逝水日夜流
遊子行未歸
經年不相見
4-何以慰相思

夢中分明見
尋我江之湄
顏色是疇昔
8-衣 飭多參差

始言苦病患
繼言久別離
帶泣不終語
12-彷彿如隔帷

平生不識路
夢魂還是非
疊山多虎虒
16-藍 水多蛟螭

道路險且惡
弱質將何依
夢來孤燈清
20-夢去寒風吹

美人不相見
柔情亂如絲
空屋漏斜月
24-照 我單裳衣

Phiên âm
 
Ký mộng (1)

Thệ thủy nhật dạ lưu
Du tử hành vị quy
Kinh niên bất tương kiến
4-Hà dĩ úy tương ti (tư)
 

Mộng trung phân minh kiến
Tầm ngã giang chi mi
Nhan sắc thị trù tích
8-Y sức đa sâm si

Thủy ngôn khổ bệnh hoạn
Kế ngôn cửu biệt ly
Đái khấp bất chung ngữ
12-Phảng phất như cách duy

Bình sinh bất thức lộ
Mộng hồn hoàn thị phi
Điệp sơn đa hổ ty
16-Lam thủy đa giao li

Đạo lộ hiểm thả ác
Nhược chất tương hà y
Mộng lai cô đăng thanh
20-Mộng khứ hàn phong xuy

Mỹ nhân bất tương kiến
Nhu tình loạn như ti
Không ốc lậu tà nguyệt
24-Chiếu ngã đan thường y.

Chú vài từ và tạm dịch nghĩa
1-Thệ đi mãi thệ là đi mãi. Tác giả chơi chữ .Âm thệ là thề bồi trong tiếng Việt
2-Du tử là người ra đi mà ngày trở lại không sao xác định trước
3-Thủy ban đầu , khởi thủy lúc ban đầu
4-Cô đăng thanh là ngọn đèn xanh chỉ ngọn đèn leo lắt
5-Thường y là Áo mặc thường ngày
6-câu 4
何以慰相思
Hà dĩ úy tương tư,
Tạm dịch, lấy gì mà làm vơi nổi nhớ, lấy gì an ủi nhau
_ Cách gì an ủi đêm về nhớ nhau!

7-câu 11
帶泣不終語
Đái khấp bất chung ngữ
Tạm dịch , Khóc mãi không nói hết lời
Sụt sùi kể, sụt sùi qua ... .

Câu
平生不識路
Bình sinh bất thức lộ
Bình sinh chẳng biết đường sá
Thường Mình vụng ngược xuôi tìm lối ,

Dich thơ quốc âm
Ký mộng .
( Ghi qua mộng)

1-Dòng sông thề ngày đêm chảy mãi,
_Du tử đi sao lại chữa về!
Bao năm vắng bóng ủ ê,
4_ Cách gì an ủi đêm về nhớ nhau!

Qua mộng thấy người đâu đứng đợi,
Bến sông này rẽ lối tìm ta.
Dung nhan xưa vẫn y là,
8-Đường may xô lệch hai tà áo bay.

Trước Mình kể những ngày đau ốm,
Sau Mình than rơm rớm chia xa.
Sụt sùi kể, sụt sùi qua ... .
12-Gió lay nổi nhớ màn sa sụt sùi!

Thường Mình vụng ngược xuôi tìm lối ,
Mộng thực hư? _nhớ vội tìm nhau.
Hổ lang Tam Điệp đa màu,
16-Sông Lam nay lắm hố sâu thuồng luồng!.

Tìm tới đây trăm đường hiểm nghiệt,
Thân liễu mềm Mình biết cậy ai!
Mộng về, ngọn nến lẻ soi
20-Mộng đi, gió lạnh thổi hoài đâu hay!

Mỹ nhân, hề!, _duyên may gặp lại?
Rối như tơ, hề! _trái tim ta,
Lọt vào nhà trống trăng tà ,
24-Chiếu qua áo mỏng lay ta... _tưởng Mình!

Laiquangnam

Xin mời Khách thơ đọc bản dịch khác của người xưa,
Người xưa giữ quan điểm , thường chọn lối áp dịch 1-1
Ghi chiêm bao

Dòng nước ngày đêm chảy
Ngừời đi biệt vân mòng
Bao năm không gặp mặt
Lấy gì khuây nhớ mong?

Trong mộng rõ ràng thấy
Tìm ta trên bến sông
Nhan sắc vẫn như cũ
Áo quần vẫn lòng thòng

Trước nói chuyện đau ốm
Sau nói nỗi chờ trông
như cách màn thấp thoáng
Lời nghẹn nước mắt ròng

Bình sinh không thuộc lối
Hồn mộng biết đúng không?
Núi Điệp nhiều hổ báo
Sông Lam nhiều giao long.

Đường sá hiểm lại dữ
Thân yếu cậy ai cùng ?
Mộng đến, đèn trong sáng
Mộng tan gió lạnh lùng

Người đẹp không thấy nữa
Vò rối mối tơ lòng
Trăng tà lọt nhà trống
Soi áo ta mỏng không

Phạm khắc Khoan -- Lê Thước (7)

Tham khảo

Ký mộng (1) trích từ tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du,Thanh hiền tiền hậu tập
Duy Phi , 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du , nxb Văn hóa Dân tô?c,2003

Khi viết Duy Phi đã xử dụng 5 sách tham khảo sau

1-Truyện cụ Nguyễn Du , Lê Thước , Phan sĩ Bằng ,1924

2-Thơ chữ Hán Nguyễn Du , Bùi kỹ-Phan vũ ,Nguỹễn khắc Hanh,1959

3-Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Lê Thước --Trương chính, 1965

4-*Tố như thi --trích dịch --Quách Tấn -1973

5- 192 bài thơ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du

6-*Tố như thi --trích dịch --Quách Tấn -1973, An Tiêm SG .

7- nguồn , Thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhà xuất bản Văn học ,Hà Nội ,1988 ,trang 78
Laiquangnam thấy bản áp dịch 1-1 của các cụ rất sát từng từ Hán Việt nên laiquangnam chỉ chú những câu cần làm rõ ý thơ.

8-Khách thơ có thể bản dịch áp 1-1 của anh Đặng Thế Kiệt hay của nhiều dịch giả khác trên mạng internet.

Lời cuối :

Ước mong sự giới thiệu này làm lay động cảm xúc nhiều Khách thơ khiến họ cảm động mà tìm đến thơ của tiền nhân ta và dồn sức giới thiệu thơ tiền nhân thay vì ngồi dịch thơ Đường, theo đóm ăn tàn nhất là đầu thếkỷ XXI này , khi mà đã có trên dưới 4.000.000 cánh chim Việt tỏa ra trên 100 quốc gia, Họ cần một điểm tựa, một niềm tự hào tình tự dân tộc trên đất nước đã cưu mang họ.

Khách thơ đã đọc hai bài thơ khóc vợ trong Đường thi rất nổi tiếng, một của Nguyên Chẩn, ( Khiển bi hoài ,II ) và một của Bạch Cư Dị ( Cảm kính ) do laiquangnam giới thiệu đâu đó trên mạng, so với bài này thì hai nhà thơ Đường này phải vòng tay cúi đầu trước Nguyễn Du thôi . Mong Khách thơ để tâm hồi hướng

Thơ Đường

01

Nguyên Chẩn

Khiển bi hoài , kỳ nhị

遣悲懷 (其二)

Dich thơ quốc âm

Trước đây hậu sự nói chơi,
Sáng nay đối mặt rối bời ruột gan.
Áo quần liệm hết cho nàng ,
Giữ vài bộ mới bàng hòang ngó lơ.
Nàng thương kẻ ở trong nhà,
Thấy nàng qua giấc mơ mà đem cho.
Biết rằng ai cũng qua đò,
Nhớ xưa kham khổ, nay cho thêm buồn! .
laiquangnam

02

Dich thơ quốc âm

Bạch Cư Dị

感 鏡

Cảm kính

(Cảm xúc qua gương)

Mỹ nhân từ dạo xa ta ,
Chiếc gương trong hộp là quà chia phôi (!)
Mặt hoa từ dạo xa rồi,
Nước thu thấy đó mấy hồi thấy sen.
Suốt năm không mở thành quen ,
Bụi hồng bám kín phủ hoen gương đồng,
Sáng nay, gương mới lau xong,
Mặt ai hốc hác nhác trông... sững sờ! .
Soi xong buồn vẩn buồn vơ,
Cặp rồng còn múa sờ sờ sau gương.

Lqn -- dịch -- thg6-15-2007

-o0o0-

Tiếng Việt đẹp lạ lùng

từ Mỹ Nhân dùng để chỉ người đẹp một cách toàn diện, cả từ dung nhan đến nhân cách, nhất là với những ai dùng chữ này.Xin đừng dịch ra là "người đẹp". Trong tiếng Việt mình, đôi khi từ "người đẹp" dùng để bỡn cợt đối tượng nữ, ví dụ: đi đâu mà về khuya dzậy người đẹp!, bởi trường hợp bỡn cợt này người ta không thể dùng từ mỹ Nhân một cách trang trọng. Vậy quý cô, quý bà khi nghe ai khen "người đẹp" xin đừng có vội mừng.

Quê nhà
Tháng bảy 2010
Laiquangnam


* Loạt bài viết riêng tặng người anh em Chim Việt Cành Nam và Đại học Sư Phạm,ban Việt Hán Saigòn.
Laiquangnam