Laiquangnam giới thiệu
Du tử ngâm Mạnh Giao
Mạnh Giao
孟 郊Mạnh Giao là nhà thơ Đường thuộc trường phái khổ ngâm. Thơ ông cô đọng, ông tài hoa trong dòng ngũ ngôn và tuyệt cú. Bài Du tử ngâm sau đây là bài nổi tiếng nhất của ông. Bài được viết sau khi ông nghe lời mẹ thử thi tiến sĩ lần nữa (lần thứ ba), lúc ấy ông đã 46 tuổi và mẹ ông đã đúng, ông thi đỗ lần này. Mãi đến năm 50 tuổi, ông mới được bổ đi nhậm một chức quan nhỏ là huyện úy Lật Dương, tình Giang Tô; tại đây trong những ngày đầu nhậm chức, khi suy nghĩ về việc rước mẹ hiền lên; lòng thương nhớ mẹ và bài thơ này được khai sinh.
01-Nguyên tác
遊子吟
慈母手中線,
遊子身上衣。
臨行密密縫,
意恐遲遲歸。
誰言寸草心,
報得三春暉。
02-Phiên âm :
Du tử ngâmTừ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy
Thuỳ ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy.
03-Chú vài từ và tạm dịch nghĩa Từ mẫu sợi chỉ trong tayChú :
Du tử áo trên người
Lên đuờng may rất nhặt
Ý sợ con về trễ
Lời nào tâm tấc cỏ
Báo đáp ánh sáng ba xuân .03.a -trong nguyên tác Mạnh Giao gieo âm vận "i". "i" là âm khít miệng, thả lỏng , âm mềm, một âm chuyển tải nhiều cảm xúc nội tâm .(1)
03.b- bài thơ nhắc nhớ đến điển từ ba xuân trong Kiều (câu 615-620)
615-Thương lòng con trẻ thơ ngây
Gặp cơn vạ gió tai bay bất kỳ
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Thân còn chẳng tiếc tiếc gì đến duyên?
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,620-Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân. (2)
Dịch thơ quốc âm 01 (1)
Tay me lần mối chỉ.02
Du tử áo như ri!
Xa nhà khâu tỉ mỉ.
Sờ sợ về chậm rì!
Lời nao tâm tấc cỏ
Răng báo ba xuân hì ...LaiquangnamSăm soi từ mẫu lần kim
Ướm vào du tử khó tìm dấu may,
_" Con đi !" ; _"Mẹ kỹ dường này!"
_"Dặm ngàn sương gió nào hay ngày về!"
Lời nao tâm tấc cỏ thề .....
"Ba xuân nắng ấm!"... nghĩ về...sao đây(!&?)....Laiquangnam dịch-o0o0o-
Lời cuối Trong sách của Dư quan Anh,Trung Quốc, sđd(3), Mạnh Giao không quá chú trọng luật bằng, trắc trong các bài luật thi mà bài này là một minh chứng. Ông chuộng ý thơ, mạch văn hơn chuộng âm luật. Mạnh Giao thuộc phái khổ ngâm mà còn vậy thay, nay chúng ta có người còn khe khắt, có lẽ vì vậy mà Hàn Dũ rất khen ngợi thơ Mạnh Giao chăng?. Xin xem lại bài Du tử ngâm.
Nguyên tác
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy
Thuỳ ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy.Dich thơ quốc âm
Tay mẹ lần mối chỉ,
Du tử áo như ri.
Xa nhà khâu tỉ mỉ,
Sờ sợ về chậm rì.
Lời nao tâm tấc cỏ,
Răng báo ba xuân hì ...LaiquangnamGhi chú vài tiếng quê hương QuảngNam trong bản dịchLaiquangnam nghĩ rằng thông qua các từ của Quảng Nam, quê hương thân thương của mình thì hy vọng bản dịch chuyển tải được hết ý thơ nhờ các thành ngữ thông dụng nay lại được thu gọn thành một từ duy nhất.
01-"Ri" là như thế này đây !
02-"Răng"là làm sao bây giờ, làm sao chừ ?
03-Hì, hỉ mang hàm ý đồng thuận,
Hì, hỉ (!&? ) bằng lòng chứ ( !& ? ),
Hi ! đôi khi nó là từ đệm mang cảm xúc sau lắng nội tâm khó định nghĩa.04-Rì, là tiếp vĩ ngữ (suffixe) khiến cho tỉnh từ trước nó tăng thêm độ đậm ,tương đương với cặp đôi "lắm lắm"
Ví dụ : Xanh rì là xanh lắm lắm, chậm rì là chậm lắm lắm
Tiếp vĩ ngữ "rì "phản nghĩa vói một tiếp đầu ngữ (prefixe ) "láy" theo sát tỉnh từ đơn ,
Ví dụ xanhXanh phản nghĩa với xanhRì ; đoĐỏ phản nghĩa với đỏRìChao ơi Tiếng Việt đẹplạ , đẹplùng !
Ước gì trong tiếng Việt ta, mọi người đều chấp nhận môt cách vui vẻ về cách viết liền ( viết dính ) như người Thái đã hơn nữa thế kỷ nay nhằm làm tăng vận tốc đọc; giúp dễ dàng cho việc lập trình dịch thuật Anh Việt, do vì nó chỉ là một từ nên mau có kết quả truy cập ; và nhất là khiến cho người đọc đở phải đọc đi đọc lại bản văn mới hiểu hết ý văn muốn nói (1) như ta thường gặp qua cách viết rời khi gặp từ đơn đa ngữ nghĩa..
Ví dụ câu
01a-hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua
Tuy câu này quen thuộc với chúng ta, nhưng với các con ta, có lẽ chúng ta phải viết ra thành câu đễ hiểu hơn , dễ phiên dịch hơn cho máy tính như dưới đây,
01b- hômQua qua nói qua qua mà qua khôngQua
( không là prefixe mang nội hàm phủ nhận )
bởi người lập trình đã để sẳn trong bản kê của mình các từ " hômQua, qua, khôngQua, "
Nếu các bạn quan tâm xin mời đọc www.vny2k.com trang web tâm huyết của anh Trinh Nhất, Tiến sĩ Việt kiều Australia, một ý kiến rất hay đang bị bỏ quên từ năm 2000 đến nay. Thật đáng tiếc!. Mong người một tay cho công trình này ngày càng hoàn thiện và được sớm mang ra xử dụng.
Laiquangnam
Bài được viết lại tại Saigon cuối tháng năm 2009.
Tham khảo (1) phát hiện và nhấn mạnh của nhà thơ trẻ Lý Đợi.
(2)-Đào Duy Anh ,Từ điển Truyện Kiều ,nxb VHTT, 2000
(3)-Dư Quan Anh ,Lịch sử văn học Ttung quốc ,nxb Giáo dục , 1993Bản dịch "chinh quy" của nhóm, Lê huy Tiêu và Lương duy Thứ .
(từ bản Trung quốc văn học sử,nxb văn học, Bắc Kinh )
[ Trở Về ]