Chim
Việt Cành Nam [
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả ]
|
(至靈八古詩) Đỗ Đình Tuân dịch thơ và chú giải |
Chưa
rõ từ thời nào, người xưa đã chọn trên đất huyện Chí
Linh (cũ) tám di tích cổ để suy tôn và ghi nhớ. Từ đó huyện
Chí Linh được xưng danh là "Chí Linh bát cổ". Người đời
nay mỗi khi nhắc đến "Chí Linh bát cổ" đều hàm ý tự hào
về truyền thống văn hóa giầu có của quê hương mình. Bát
cổ đó cụ thể như sau:
1-Trạng Nguyên cổ đườngSau đó một số nhà nho còn làm thơ ca tụng và khắc vào bia đá đặt ngay tại cổng phủ đệ Nam Sách (phủ cũ). Chùm thơ ấy người đời sau gọi là "Thơ bát cổ". Theo "Chí Linh phong vật chí" thì chùm thơ ấy do hai tác giả viết: -Người thư nhất là Nguyễn Tri Hoa, đỗ Hương cống, người Hộ Xá ( nay là thôn An Xá xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách) làm các bài: 1-Trạng Nguyên cổ đường-Người thứ hai là Trần Trọng Tích, giám sinh, người xã Dục Kỳ (?) huyện Thanh Lâm làm các bài: 1-Thượng Tể cổ trạchĐỗ Đình Tuân xin cố gắng diễn ý sang "văn vần hiện đại" nhưng cũng xin tạm gọi là dich thơ. Đồng thời cũng đem những điều mình tìm hiểu được nói rõ thêm trong phần chú giải. Rất mong được chia sẻ và đóng góp thêm.
|
其一Phiên âm : Kỳ nhấtDịch nghĩa: Bài IDịch thơ Chiếu tây quan trạng trải bao niênGhi chú: 1.Trạng nguyên: Danh vị trao cho người đỗ đầu kỳ thi Tiến sĩ ngày xưa. Ở đây chỉ Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu khoa thi chọn Tiến sĩ năm 1304 dưới thời vua Trần Anh Tông. 2.Cổ đường: nhà cũ. Ở đây chỉ nhà dạy học cũ của Mạc Đĩnh chi. Nay ở thôn Tống Xá xã Thanh Quang huyện Nam Sách (xưa thuộc huyện chí Linh, phủ Nam Sách) hiện chỉ còn phế tích. 3. Tây tịch: chiếu phía tây, chỉ việc trải chiếu phía tây dạy học, cũng chỉ người thày giáo được mời dạy học. 4. Địa bất cải: có bản chép "nhân bất cải" nghĩa là người đời vẫn giữ như ngày xưa không thay đổi. 5. Đông A mộc đạc: Đông A chữ chỉ nhà Trần. Mộc đạc là cái mõ làm bằng gỗ. Ở đây chỉ những người có danh tiếng ở thời đại nhà Trần. 6. Nhân tương truyền: có bản chép là địa tương truyền. Nếu là "nhân tương truyền" thì dịch là " người đời vẫn còn truyền tụng". Nếu là "địa tương truyền" thì dịch là "đất này , vùng này vẫn truyền tụng". Ý nghĩa vẫn tương tự như nhau không khác mấy. |
其二Phiên âm: Kỳ IIDịch nghĩa Bài 2Dịch thơ: Trên núi Phượng Hoàng vắng vẻ thayGhi chú 1.Núi Phượng Hoàng nay thuộc địa bàn phường Văn An thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương 2.Tiều Ẩn: tên hiệu của Chu Văn An 3. Cổ bích: bức tường cổ, dấu tích ngôi nhà cũ của Chu Văn An khi về ở ẩn trên núi Phượng Hoàng nay cũng không còn. Chỉ còn lại một ngôi mộ cổ tương truyền là mộ Chu Văn An và đồng thời đó cũng là nơi ở cũ của ông? |
其三Phiên âm: Kỳ IIIDịch nghĩa Bài 3Dịch thơ Nghìn tầu đậu cửa Bạch Đằng giangGhi chú 1.Dược lĩnh: núi Dược (Dược sơn) nay thuộc địa phận thôn Dược Sơn xã Hưng Đạo thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. Núi Dược còn có một tên khác là núi Nam Tào, nằm ngay phía nam cạnh đền Kiếp Bạc. 2. Cổ viên: Nghĩa chữ là vườn cổ nhưng thực nghĩa ở đây chỉ vườn cây thuốc cũ của Trần Hưng Đạo, tồn tại trong lịch sử khoảng nửa cuối thế kỷ XIII |
其四Phiên âm Kỳ IVDịch nghĩa Bài 4Dịch thơ Móng rùa lông ngỗng đường mây nướcGhi chú 1.Nhạn Loan: Tên bến đò cũ của Trần Khánh Dư. Hiện nay chưa xác định được vị trí cụ thể. Xưa nay thường hiểu bến đò này nằm ở địa phận thôn Lý Dương (tục gọi làng Triền) bên bờ sông Lục Đầu Giang. Nhưng đền thờ Trần Khánh Dư lại nằm ở địa phận thôn Linh Giàng (tục gọi làng Gốm) bên bờ sông Kinh Thày. Cho nên cũng khó loại trừ khả năng bến Nhạn Loan cũng ở ngay làng Gốm? 2. Cổ độ: nghĩa chữ là bến đò xưa. Nhưng thực tế nếu hiểu như vậy thì chưa ổn. Vì Trần Khánh Dư trong thời chiến ông là một danh tướng nhưng trong thời bình ông lại là một doanh nhân. Thời ông bị cách quan tước và tịch thu gia sản ở Thăng Long phải về quê cha đất tổ ở châu Chí Linh này sống. Chí Linh ngày đó mới là tên của một vùng đất bãi ven sông (châu) chứ chưa thành tên huyện. Sử sách thời đó vẫn chép là huyện Bàng Hà (nghĩa là bên ngoài sông so với Thăng Long) thuộc Hồng Châu (Hải Dương ngày nay). Ông về đây làm nghề kiếm củi đốt than để sinh nhai. Nhưng quy mô làm ăn của ông không nhỏ. Ông thường dùng thuyền lớn chở than đi bán khắp các vùng ngoài. Lại còn mở cả lò gốm nữa. Như vậy thì cái bến đò của ông phải có tầm vóc của một cảng sông thì đúng hơn? 3. "Truy ký tiền triều nhất kỳ ngộ": Câu thơ muốn nhắc lại cuộc gặp gỡ cảm động giữa vua Trần với Khánh Dư vào năm 1282 khi vua Trần về đây dự hội nghị Bình Than. Về sự kiện này Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn chép: " Khánh Dư lui về ở Chí Linh cùng với bọn hèn hạ làm nghề bán than. Khi ấy thuyền của vua đậu ở bến Bình Than. Nước triều xuống, gió thổi mạnh, có một chiếc thuyền lớn chở than gỗ, người lái thuyền đội nón lá, mặc áo ngắn, vua chỉ và bảo quan thị thần rằng: "Người kia có phải là Nhân Huệ vương không?". Lập tức cho người cưỡi thuyền nhỏ đuổi theo, đến cửa Đại Than thì kịp. Quân hiệu gọi rằng : "Ông lái kia, vua cho đòi nhà ngươi". Khánh Dư nói : "Ông già là người buôn bán có việc gì mà gọi đến?". Quân hiệu về tâu thực như thế. Vua nói: "Đúng là Nhân Huệ vương rồi, nếu là người thường tất không dám nói thế". Vua lại sai nội thị đi gọi. Khánh Dư đến nơi, mặc áo ngắn, đội nón lá. Vua nói: "Nam nhi cực khổ đến thế là cùng". Xuống chiếu tha tội. Khánh Dư lên thuyền lạy tạ. Vua ban cho áo ngự, thứ vị ngồi ở dưới các vương, trên các công hầu..." |
其五Phiên âm Kỳ ngũDịch nghĩa Bài 5Dịch thơ Nhà ở phía bắc huyệnGhi chú 1.Thượng tể là chức quan đầu triều của Trần Quốc Chẩn, em ruột vua Trần Anh Tông. 2.Cổ trạch: nơi ở cũ của Trần Quốc Chẩn chính là khuôn viên đền Quốc Phụ ngày nay. Có lẽ vì Trần Quốc Chẩn là cha đẻ của Hoàng hậu vợ vua Trần Minh Tông nên có tên đền như thế. Đền Quốc Phụ trước đây thuộc địa phận thôn Kiệt Đông (tục gọi là làng Dọc Đông), tổng Kiệt Đặc. Nay thuộc địa phận Khu dân cư thôn Nẻo phường Chí Minh thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. 3.Câu thơ nói vị trí của "cổ trạch" nằm ở phía bắc huyện, tức là khu Hà Bắc của huyện Chí Linh cổ nằm ở phía bắc sông Kinh Thày. 4.Câu thơ vẫn tiếp tục nói vị trí của "cổ trạch" ở phía tây trại Hà Đông. Chưa rõ trại Hà Đông là trại nào. Nhưng ở phía đông đền Quốc Phụ là địa phận của các làng Nội, làng Triều (tên cũ là Đông Đôi). |
其六Phiên âm Kỳ lụcDịch nghĩa Bài sáuDịch thơ Minh-Hổ mãi giành giậtGhi chú 1.Phao sơn : núi thuộc địa phận xã Phao Sơn tổng Cổ Châu (chỉ châu Chí Linh xưa). Nay thuộc địa phận phường Phả Lại thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. 2. Cổ Thành : chỉ thành Chí Linh xưa do nhà Minh xây dựng trên núi Phao Sơn vào năm 1418. Có lẽ vì Phao Sơn thời ấy vẫn thuộc châu Chí Linh nên người Minh đặt tên thành này là thành Chí Linh. Trong một bức thư viết dụ hàng thành này vào giai đoạn cuối cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thực hiện chủ trương vây thành diệt viện, Nguyễn Trãi gọi thành này là thành Bình Than. Sau này nhà Mạc tiếp tục xây dựng và củng cố thêm để làm phòng tuyến chống lại với quân Lê-Trịnh. Tên Phao Sơn cổ thành hay Thành Phao là do người đời sau gọi. "Ai đưa tôi đến chốn này / Bên kia Phả lại bên này Thành Phao" (Ca dao). |
其七Phiên âm Kỳ thấtDịch nghĩa Bài 7Dịch thơ Huyền Thiên từng luyện đanGhi chú 1.Vân Tiên: tương truyền là tên của một hang động nằm ở phía sau Huyền Thiên tự (tục gọi là chùa Huyền), một ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý và phát triển quy mô ở thời Trần. 2. Cổ động: động cổ, chữ động có nghĩa là cái hang. Nhưng đồi núi ở Chí Linh chỉ là núi đất nên không có hang động tự nhiên được. Cho nên chữ động trong "Vân Tiên cổ động" hoặc trong "Thanh Hư động" không hề có nghĩa là cái hang . Hãy đọc những câu thơ tả cảnh Vân tiên cổ động: " Trong động hoa cỏ lan / Xanh xanh thông đổi lá / Lởm chởm đá gập ghênh"; hoặc đọc những câu thơ Nguyễn Trãi tả cảnh Thanh Hư động " Trong động Thanh Hư nghìn khóm trúc / Thác bay như kính lạnh như băng"...ta sẽ thấy chữ động dùng ở đây chỉ có nghĩa là một vùng núi non hoa cỏ... 3. Huyền Thiên: tức Huyền Thiên thượng đế ( hóa thân của sao Bắc Đẩu theo truyền thuyết của người Trung Hoa) chuyên trấn giữ phương bắc. Ở Việt Nam vị thần này còn có một tên nữa là Trấn Vũ có đền thờ ở Thăng Long –Hà Nội. 4.Lưu Quang điện cổ: một ngôi điện cổ trên núi Phượng Hoàng. Nay đã được dựng lại, ngay trước cổng đền thờ Chu Văn An. 5.Băng Hồ: tên hiệu của Trần Nguyên Đán, có công lớn trong việc phò giúp vua Trần Nghệ Tông trong vụ dẹp loạn Dương Nhật Lễ (1370). Năm 1385 ông xin về hưu ẩn tại Côn Sơn và xây dựng Thanh Hư động. Vì thế trong thơ văn của Nguyễn Phi Khanh (con rể ) ông còn được gọi là Thanh Hư động chủ. |
其八Phiên âm Kỳ bátDịch nghĩa Bài 8Dịch thơ Tay ngọc vin bẻ cành kiêuGhi chú 1.Tinh Phi : một tên khác của bà Nguyễn Thị Duệ. Tương truyền mẫu thân của bà Duệ nằm mơ thấy sao rơi vào bụng sau đó thụ thai và sinh ra bà, nên người đời sau mới gọi bà là Tinh Phi (Sao Sa). 2. Cổ tháp: Những năm cuối đời bà Duệ (còn có tên nữa là Nguyễn Thị Ngọc Toàn) về lập am tu tại quê nhà. Am lập tại núi Trì Ngư, trước khu mộ tổ nhà bà và gần Huyền Thiên tự. Khi bà mất, dân địa phương ghi nhớ công ơn của bà đã có nhiều phát tâm giúp đỡ dân làng khi sinh thời, nên có xây trên ngôi mộ của bà một cây tháp bằng đất nung màu đỏ và lập ngôi đền thơ bà phía trước tháp. Hiện nay tháp ấy không còn nhưng ngôi mộ vẫn còn. Năm 2008 tỉnh Hải Dương cho xây dựng nâng cấp ngôi đền thờ bà. Có một điều lạ là cũng từ đó cò vạc rủ nhau hang nghìn con về quanh đây sinh sống. Hàng ngày chúng bay lượn lội bơi trên mặt hồ trước cửa trông rất vui mắt, phong cảnh nơi đây cũng thêm vẻ hữu tình. 3.Minh giáp: nghĩa đen là một thứ cỏ mọc ra để báo điềm tốt. Ở đây chỉ cuộc đời của bà. Sách cổ có nhiều trang ghi chép về bà. Nhưng chỉ có ghi chép trong "Chí Linh phong vật chí" là có nhiều thông tin hơn cả. Xin chép ra đây để bạn đọc tham khảo: |
Chánh vương phủ thị nội cung tần Đức lão lễ sư, Nguyễn thị Ngọc Toàn, hiệu Diệu Huyền là người xã Kiệt Đặc. Tục truyền rằng mộ thân phụ của bà ở núi Trì Ngư, xưa có người Tầu để cho với lời dạy rằng: "Nhất kính chiếu tam vương".Táng xong đến ngày 14 tháng 3 thì sinh bà; Bà thân mẫu nằm mộng thấy sao sa vào bụng.Tên là bà Thị Duệ, nhan sắc tuyệt thế thông minh hơn người. Thời bấy giờ có ông Nguyễn Quý Nha làm quan trong triều là người cùng làng, nhờ mối lái muốn hỏi làm vợ nhưng bà không bằng lòng. Năm 20 tuổi cuối đời Mạc, bà theo cha chạy loạn lên Cao Bằng. Nhân lúc ấy bà ăn mặc giả trai theo thầy học tập, học rộng văn hay. Hồi ấy khu đất Đông Bắc còn thuộc nhà Mạc. Nhà Mạc mở cuộc thi hội ở Cao Bằng. Sĩ tử ứng thí có nhiều. Bà đỗ đầu, thứ hai là thầy học của bà. Ông thày học cười nói: "Mầu xanh từ mầu lam mà ra, mà đẹp hơn mầu lam". Khi vào dự yến, chúa Mạc thấy diện mạo là phụ nữ, hỏi dò biết được sự thật bèn lấy làm vợ, đặt tên là Sao Sa. Khi nhà Mạc mất bà vào ẩn trong hang núi, bị quân nhà Trịnh bắt được. Bà bảo quân sĩ rằng: -Bọn bay đã bắt được ta, nên đưa ta đến gặp chúa bọn bay, không được vô lễ. Nếu vô lễ chỉ có thanh kiếm này thôi, mà bọn bay rốt cuộc cũng chẳng thành công gì. Quân sĩ thấy làm lạ đưa vào tiến chúa. Bà liền được quý mến trọng dụng. Chúa Trịnh ban lệnh chỉ cấp cho bà tiền đóng góp về binh lính, thuế tô ruộng công, thuế đò, thuế chợ, cùng các thứ thuế khác để làm bổng lộc.Từ đó về sau trải qua 20 năm, không những sưu sai tạp dịch được miễn trừ mà còn được cấp 100 quan tiền và 2 mẫu ruộng tốt. Nhân dân xã bà từ trên chí dưới được cảm tình của bà, lại chịu ơn ban ngoại lệ nên đều một lòng kính trọng tôn bà làm hậu thần. Nhưng bà rộng xem kinh thánh, thông suốt phật giáo, hưởng bổng lộc nhiều, nhân dân có lập ra quy ước định rằng các ngày kỵ nhật tiên tổ nội ngoại và ngày sinh, ngày giỗ của Đức lão (8 tháng 11), đều dùng cỗ chay oản quả cúng lễ và lệ đó sẽ truyền mãi về sau. Lúc tuổi già, bà trụ trì chùa Vụ Nông huyện Gia Lâm. Khi thân quân Hoằng tổ vương lên ngôi, cho tìm nữ học sĩ để dạy cung nhân,gọi bà vào làm Lễ sư-. Bất cứ việc gì trong hai triều đều lấy văn chương cung phụng, luôn luôn ở cạnh mình. Mỗi khi chúa có việc gì hỏi han, bà đều dẫn kinh sử, sự tích xưa nay để đối đáp, chúa thường khen ngợi. Cả đến quyển thi hội,văn sớ quần thần cũng qua tay bà xem xét quyết định. Khoa Tân Mùi, vào thi đình Nguyễn Thọ Xuân đậu đầu, văn chương chữ nghĩa sâu sắc không ai hiểu thấu được. Chúa hỏi ý kiến, bà trình bày rõ ràng, vua khen là người học rộng. Trước khi hành văn Nguyễn Thọ Xuân đã nói rằng: "Văn của ta cả triều không ai hiểu hết đâu, họa chăng là có chị ta là Lễ sư thôi". Ông cùng bà là anh chị em họ ngoại với nhau. Ông nói đúng như vậy.Thật bà là người tài cao học rộng vậy. Tục truyền rằng bà khéo khuyến khích người sau. Mỗi tháng hai kỳ sai người nhà làm cỗ, họp sĩ tử tư văn hàng huyện lại cho tập làm văn. Đầu bài sai người từ Kinh đô mang về. Bài làm xong, giao cho các vị hội viên t-ư văn niêm phong cả lại đem nộp. Chính tay bà xét duyệt. Đúng hạn gửi trả lại, đăng tên lên bảng kỳ thư. Việc ra bài làm như vậy thực hiện rất đều. Sau thời kỳ trung hưng, phong trào văn học mở mang rộng lớn là do bà gây dựng nên. Tục lại truyền rằng: trong số ruộng bà được chúa ban cho hưởng lộc riêng tại bản quán, bà sai lấy 10 mẫu ruộng tốt thưởng cho các bậc sĩ phu đại khoa trong xã.Mãi sau lệ này mới bỏ đi. Anh ruột bà xưa kia bị người làng giết hại, khi bà được giầu sang vinh hiển, kẻ sát nhân thờ cúng người anh rất chu đáo, bà cũng không đem lòng oán hận gì. Người thời bấy giờ phục bà là người có đức độ. Năm gần 80 tuổi bà sai người Tầu dựng cho một cái am, trước án mộ tổ. Bà mất khi tuổi ngoài 80, trước sau thờ tất cả ba vua. Văn bà viết có đến trăm tờ, gần đây vẫn còn, nhưng sau thời loạn thì mất cả. Ôi! như bà có thể nói là sống khác vậy. Người xưa có câu: "Nghiêu Thuấn trong giới phụ nữ, thần tiên trong cõi đời ". Bà cũng gần được như vậy. Sau khi bà mất, người ta táng bà bên cạnh mộ tổ, xây một ngọn tháp đỏ, gần xa đều có thể thấy rõ, tháp ấy đến nay vẫn còn. Về ngành nội nhà bà có một chi tại xã Vụ Nông huyện Gia Lâm, con cháu vẫn còn. Có bài minh viết về bà như sau: Phiên âm : Nhân kiệt chung anh, địa linh tú khíDịch nghĩa: Vẻ đẹp người tài, khí thiêng đất quýTạm dịch thơ Người đẹp tài hay, khí thiêng chung đúc
|