Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
|
Văn học Việt Nam thế kỷ 18 đạt những thành tựu rực rỡ vì đã chứng kiến sự ra đời nhiều tác phẩm Nôm xuất sắc ở cả hai mặt: nội dung phản ánh thời đại sâu sắc và trình độ nghệ thuật điêu luyện. Một trong những tác giả có công lao đóng góp vào thành tựu ấy là Nguyễn Gia Thiều. Thời đại Nguyễn Gia Thiều sống là thời đại có nhiều biến động. Loạn lạc, đói kém khắp nơi. Vua chúa quan lại ăn chơi trụy lạc, tranh chấp, loại trừ nhau. Dân nghèo bị đàn áp, bóc lột. Binh sĩ bỏ thây ở các chiến trường. Trong triều đình, ngoài thôn xóm, từ quý tộc đến bình dân đều cảm thấy hãi hùng, bế tắc. Sự lo lắng về thân phận con người mặc nhiên được đặt ra cho những ai có ý thức quan tâm đến hiện thực bất bình và vấn đề nhân đạo. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (có nhiều bản dịch) đã là một tiếng nói phản đối chiến tranh. Cung oán ngâm khúc góp thêm lời tố cáo cuộc sống chán chường mệt mỏi, bất bình vì những cay nghiệt: Cảnh phù du trông thấy mà đau! Nguyễn Gia Thiều là con của quận chúa Quỳnh Liên. Ông gọi chúa Trịnh Cương là ông ngoại. Cha ông là một võ quan, được phong tước Đạt vũ hầu. Ông được lui tới trong phủ chúa, do đó được nhìn thấy tận mắt cảnh ngộ của những cung nữ bị bỏ rơi. Ông đã dùng lối văn độc thoại, làm lời một cung phi tài sắc trình bày tâm trạng và nỗi đau đớn bị vua ruồng bỏ. Người phụ nữ trong khúc ngâm đã lên tiếng. Nàng ý thức rõ rệt về phẩm chất, tài năng của mình, nàng tố cáo cuộc sống phè phỡn xa hoa của bọn vua chúa, biến người cung nữ thành thứ đồ chơi. Nàng miêu tả nỗi thê thảm trong cuộc sống cô đơn, tù túng. Từ sự phản ánh hiện thực với lòng phẫn nộ và sự oán hờn như vậy, nàng triết lý về cuộc đời ảo mộng, dối trá, phù du và tuyệt vọng: Trăm năm còn
có gì đâu,
ở đây, Nguyễn Gia Thiều đã mượn lời cung nữ để nói lên tâm sự bế tắc của mình, cũng là sự bế tắc của lớp nhà nho thời đại ông, chán chường và mệt mỏi. Nghệ thuật Cung oán ngâm khúc về mặt cấu trúc cũng như về mặt ngôn từ đều sắc sảo. Không gian Cung oán ngâm khúc là không gian bưng bít của chốn tiêu phòng lạnh lẽo. Thời gian Cung oán ngâm khúc chủ yếu là mùa thu và bóng đêm. Cảnh trong Cung oán ngâm khúc là cảnh lồng qua màn sương hồi ức và tưởng tượng. Đặc biệt, lối biểu hiện bằng cảm giác là cách viết độc đáo của Nguyễn Gia Thiều có lẽ là lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam, rất tập trung và cô đọng. Những hình dung từ về xúc giác, thị giác, thích giác chọn lọc tài tình, bất ngờ mà đúng chỗ, đã gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Vần điệu song thất lục bát nhuần nhuyễn, phép đối ngẫu được tôn trọng chặt chẽ. Hơi văn, giọng văn réo rắt não nùng, thích hợp với nội dung và tâm trạng con người trong khúc ngâm. Nguyễn Gia Thiều là một tài năng đa dạng. Ông thuộc gia đình quý tộc, xuất thân là quan võ. Năm 1782, ông giữ chức Tổng binh ở Hưng Hóa, phong tước Ôn Như hầu, nhưng ông lại xin thôi, về sống cuộc đời tài tử, làm thơ, uống rượu và cả đi tu (ông có hiệu là Như ý Thiền). Ông là một thi nhân mà cũng là một nhạc sĩ. Ông đã sáng tác các bản nhạc Sơn trung âm, Sở từ điệu. Ông vẽ đẹp, có bức tranh Tổng sơn đồ được vua Lê khen thưởng. Ông cũng am tường cả về kiến trúc, Tháp chùa Thiên Tích (Bắc Ninh) đã được xây dựng dưới sự điều khiển của ông. Quãng cuối đời, ông có được triều Tây Sơn mời ra cộng tác, nhưng đã chối từ, về sống ở quê nhà: làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại (nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cho đến khi mất. Vũ
ngọc khánh
|
Những tác phẩm còn để lại, về phần chữ nho có bộ Tiền Hậu Thi Tập, nhưng chưa tìm thấy, chỉ còn khẩu truyền một đôi bài. Về quốc âm thì còn Tây Hồ Thi Tập, Bộ Tứ Trai và Cung Oán Ngâm Khúc. Tiên sinh rất tinh nghề thanh nghệ luật (nghề làm thơ), đã dìu dắt phái thi học đời hậu Lê được lắm nhà thơ hay. Ở tập Chuyết thập tạp chí của ông Lý văn Phức chép truyện Ôn Như Hầu có nói rằng: "Nhất thị ứng khẩu thành tụng, ngữ ngữ khả nhân, nhất thị thiên đoàn bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân". Nghĩa là: một là ra lời nói thành câu thơ, lời lời thảy nghe được, hai là nghìn lần nhồi nặn, trăm lần nung luyện ra câu thơ, lời lời khiến người nghe phải sợ... tức là tiên sinh có tài nhanh chóng cũng hay và có công trau nắn càng hay. Tài lành dễ đâu chôn lấp được, một thiên "Cung Oán Ngâm Khúc" nay còn truyền xa. Hai chữ Cung Oán là sự oán hờn nơi cung cấm của các cung phi, cung tần đã từng được vua yêu rồi lại bị ghét bỏ, vì lời gièm pha ghen tuông lẫn nhau; hoặc có người đã chọn mà suốt đời không được hạnh sủng, nên đã thốt ra nỗi oán hờn. Trải xem các đời từ xưa nơi cung cấm, cung nhân nhiều đến số ba bốn nghìn, mà trong số ấy thường chỉ có vài người được sủng ái, nên phần nhiều cung nhân có tài học tự làm ra lời cung oán, hoặc các nhà thơ đặt ra lời cung oán, mượn thân phận của cung nữ mà tỷ nghĩ thân phận mình, cũng đề là cung oán. Về sau hai chữ "Cung Oán" thành một cái nhan đề, chuyên nói sự oán hờn của cung nữ. "Cung Oán Ngâm Khúc" sau đây là một khúc ngâm về nỗi oán hờn của cung nhân mà Ôn Như Hầu tiên sinh đã mượn tình trạng cung phi để tự ví thân phận mình; khúc ngâm này dùng điệu "song thất lục bát". |
|
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng, Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào. 5.
Duyên đã may cớ sao lại rủi,
Trộm
nhớ thuở gây hình tạo hóa,
Áng
đào kiểm đâm bông não chúng,
Chìm
đáy nước cá lừ đừ lặn,
Câu
cẩm tú đàn anh họ Lý,
25.
Cầm điếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã,
Tài
sắc đã vang lừng trong nước,
Hoa
xuân nọ còn phong nộn nhị,
Làng
cung kiếm rắp ranh bắn sẻ,
Gan
chẳng đá khôn đường khá chuyển,
45.
Ngẫm nhân sự cớ gì ra thế,
Kìa
thế cục như in giấc mộng,
Đòi
những kẻ thiên ma bách chiết,
Khóc
vì nỗi thiết tha sự thế,
Cuộc
thành bại hầu cằn mái tóc,
65.
Gót danh lợi bùn pha sắc xám,
Mùi
tục vị lưỡi tê tân khổ,
Trẻ
tạo hóa đành hanh quá ngán,
Đền
vũ tạ nhện giăng cửa mốc,
Mồi
phú quí dữ làng xa mã,
85.
Sân đào lý mây lồng man mác,
Quyền
họa phúc trời tranh mất cả,
Hình
mộc thạch vàng kim ố cổ,
Cầu
thệ thủy ngồi trơ cổ độ,
Tuồng
ảo hóa đã bày ra đấy,
105.
Mùi tục lụy đường kia cay đắng,
Thà
mượn thú tiêu dao cửa Phật,
Lấy
gió mát trăng thanh kết nghĩa,
Ý
cũng rắp ra ngoài đào chú,
Hẳn
túc trái làm sao đây tá,
125.
Kìa điểu thú là loài vạn vật,
Đường
tác hợp trời kia run rủi,
Tay
nguyệt lão khờ sao có một,
Chồi
thược dược mơ mòng thụy vũ,
Xiêm
nghê nọ tả tơi trước gió,
145.
Đệm hồng thúy thơm tho mùi xạ,
Tiếng
thánh thót cung đàn thúy địch,
Mày
ngài lẫn mặt rồng lồ lộ,
Trên
chín bệ mặt trời gang tấc,
Khi
ấp mận ôm đào gác nguyệt,
165.
Vẻ vưu vật trăm chiều chải chuốt,
Vườn
Tây Uyển khúc trùng Thanh Dạ,
Trên
trướng gấm chí tôn vòi vọi,
Thôi
cười nọ lại nhăn mày liễu,
Lan
mấy đóa lạc loài sơn dã,
185.
Tranh tỷ dực nhìn ưa chim nọ,
Hạt
mưa đã lọt miền đài các,
Ai
ngờ bỗng mỗi năm một nhạt,
Đuốc
vương giả chí công là thế,
Vốn
đã biết cái thân câu chõ,
205.
Song đã cậy má đào chon chót,
Trong
cung quế âm thầm chiếc bóng,
Lầu
đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,
Chiều
ủ dột giấc mai khuya sớm,
Ngấn
phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ,
225.
Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng,
Tranh
biếng ngắm trông đồ tố nữ,
Buồn
mọi nỗi lòng đà khắc khoải,
Đêm
năm canh lần nương vách quế,
Tay
nguyệt lão chẳng xe thì chớ,
245.
Nào dạo lối vườn hoa năm ngoái,
Bây
giờ đã ra lòng rẻ rúng.
Nào
lúc tựa lầu Tần hôm nọ,
Bây
giờ đã ra lòng ruồng rẫy,
Cảnh
hoa lạc nguyệt minh hôm ấy,
265.
Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng,
Khi
trận gió lung lay cành bích,
Ai
ngờ tiếng dế than ri rỉ,
Khi
bóng nguyệt chênh vênh trước ốc,
Ai
ngờ tiếng quyên kêu ra rả,
285.
Tiếng thúy điện cười già ra gắt,
Ví
sớm biết lòng trời đeo đẳng,
Miếng
cao lương phong lưu nhưng lợm,
Ví
sớm biết phận mình ra thế,
Chiều
tịch mịch đã gầy bóng thỏ,
305.
Ngọn tâm hỏa đốt dàu nét liễu,
Trong
gang tấc mặt trời xa bấy,
Huống
chi cũng lạm phần son phấn,
Vườn
thượng uyển hoa cười với nắng,
Tình
rầu rĩ làm ngây nhĩ mục,
325.
Trên chín bệ có hay chăng nhẽ,
Tay
tạo hóa cớ sao mà độc,
Nơi
lạnh lẽo nơi xem gần gặn,
Lòng
ngán ngẫm buồn tênh mọi nỗi,
Mà
lượng thánh đa đoan kíp bấy,
345.
Đêm phong vũ lạnh lùng có một,
Mắt
chưa nhắp đồng hồ đã cạn,
Bóng
câu thoáng bên mành mấy nỗi,
|
[ Trở Về ]