Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
]
|
|
Tập I : Đường về xứ Huế Võ Quang Yến *** 7-
CHỒNG VÀ CHÙA
|
Năm 1988, sau 30 năm sống chung với nhau, tôi mới có dịp đem nhà tôi về thăm quê hương, xứ sở. Lần đầu tiên về thăm tổ quốc ông chồng, ở một đất nước xa xăm, cách quê mình hơn một vạn cây số, lẽ tất nhiên nàng bồi hồi xao xuyến nhưng không thấy xa lạ vì không phải đi một mình và nhất là nhờ mấy chục năm chia sẻ vui buồn với một người không ngớt cống hiến đủ mọi cách để nàng tìm hiểu một nền văn hóa xưa cổ, một dân tộc hào hùng. Trong nhiều năm, chúng tôi đã đi từ Nam ra Bắc, chạy ngang dọc đồng bằng sông Cửu Long, suốt duyên hải miền Trung, lên Tây nguyên hùng vĩ, tham quan danh lam thắng cảnh quanh sông Hồng, không quên ghé nhiều ngày đất Thần kinh quê quán của tôi. Cùng với Đại nội, lăng tẩm, chúng tôi chú trọng nhiều đến các chùa chiền luôn còn sống động trong lòng dân chúng. Trong số các nơi thờ Phật, một ngôi chùa làm nàng xúc động và chúng tôi đã để nhiều giờ khi thơ thẩn xốc lá rụng sân vườn, ngắm bông hoa tươi thắm, khi đàm đạo với mấy vị sư hay ngồi trên những bậc thang trước chùa trầm ngâm nhìn mây trắng tỏa bóng sông Hương : chùa Thiên Mụ. Tọa lạc xa thành phố náo nhiệt, tĩnh mịch của một nơi tu hành, có một tầm nhìn bao quát khúc sông trầm lắng, ngôi chùa nầy khác hẵn những cửa thiền khác trong vùng và không phải tình cờ mà chùa được đựng lên ở đó. Vì vậy, về lại Pháp, vào lúc hưu trí sau một đời giảng dạy hóa học ở đại học, lại lết ghế nhà trường để trau dồi Việt ngữ sau mấy chục năm tạm gác dở dang. Khi cần phải soạn thảo một luận văn cử nhân ngôn ngữ và văn minh Đông Á, được ông giáo sư khuyên nên chọn một đề tài trong ấy tác giả có dịp trình bày đủ mặt lịch sử, đạo giáo, văn hóa, kiến trúc, điêu khắc, là những ngành học nàng đang chú trọng và kiếm cách hoàn thiện những năm sau nầy, nàng vui mừng tìm ra ở chùa Thiên Mụ một đối tượng có thể thực hiện trong khả năng của mình. Thật vậy, được xây dựng từ thời chúa Nguyễn Hoàng năm 1601, vài năm sau từ ngoài Bắc vào đây lập nghiệp, trở thành ngôi chùa chính thức của triều Nguyễn, liên tục chứng kiến những bước thăng trầm, những thời thịnh suy của vương triều cuối cùng nước ta, góp phần vào cuộc phát triển Phật giáo ở Việt Nam, chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ Tự đã để lại nhiều tài liệu trong sách sử, những chi tiết ngay tại chỗ mà hiện ngày nay lắm nhà học giả đang còn bỏ công tìm hiểu. Hơn nữa, từ năm 1993, là một cơ sở quan trọng của Huế, cùng với thành phố, chùa đã được Cơ quan Văn hóa Liên hiệp quốc công nhận làm Di sản Nhân loại. Sau một thời gian lục lọi ở các thư viện Paris, nàng đã về Huế hai năm liền để xem xét kiến trúc, trang trí trong chùa, cùng mấy vị sư và bà con bạn bè Phật tử tìm hiểu vai trò của thiền thất trong đời sống cộng đồng ở chốn đế đô. Như đứa con cưng từ xa trở về, tôi đã mở được cho nàng một số cửa gần đây hầu như khép kín, mặc dầu khách tham quan ngày càng đông vì không một tuyến du lịch nào ghé Huế mà có thể bỏ qua chùa Thiên Mụ. Hơn nữa, tôi được nàng cậy làm phóng viên nhiếp ảnh chụp hình minh họa luận văn, một bổn phận thích thú mà tôi không cần được mời mọc mới thực hành. Luận văn soạn xong, nàng đã đưa trình bày trước ban giám khảo gồm có Giáo sư Philippe Langlet, Viện Đại học Paris VII, và anh Nguyễn Phú Phong, Giám đốc Nghiên cứu ở Trung tâm quốc gia Khảo cứu Khoa học Pháp tháng 6 năm 1998. Phải đợi sáu năm, luận văn mới được tờ Péninsule, Cơ quan khảo cứu liên ngành về bán đảo Đông Nam Á, chịu nhận cho in thành bài báo, nhưng vì số trang có hạn, báo yêu cầu rút gọn chương bàn luận về Phật giáo Việt Nam, cắt bỏ thư tịch, phương pháp soạn thảo cùng những phụ lục tưởng rất bổ ích cho những khảo cứu viên có thể dùng làm tài liệu. Phần hình ảnh cũng bị giới hạn rất nhiều, báo chỉ muốn giữ những hình cần thiết cho việc chứng minh, nàng phải ra sức thương lượng báo mới chịu cho thêm vài cái. Điều tích cực là báo trình bày rõ ràng, in đẹp, ngay cả hình ảnh mặc dầu không in lên giấy bóng. Theo yêu cầu của nàng, bài báo được góp lại in ra thành sách Cahier de Péninsule (*), có thêm những bài giới thiệu của Giáo sư Minh Chi, Phó Viện trưởng Viện Phật học Thành phố Hồ Chí Minh và Giáo sư Philippe Langlet, giám đốc đề tài. Tuy rút gọn thành một cuốn sách nhỏ dưới 100 trang, luận văn nầy đáp ứng nhu cầu của một công trình nghiên cứu đại học của sinh viên mức cử nhân vì nội dung phong phú nhưng không rườm rà, hiến cho người đọc một cái nhìn tổng quát đầy đủ về một ngôi chùa được sắp trong số những thiền thất xưa nhất của xứ Huế. Thật vậy, chùa Thiên Mụ đã được xây dựng trên công trình một ngôi chùa củ mà ngôi chùa củ nầy cũng đã dựa lên nền tảng một ngôi tháp Chăm. Cũng dễ hiểu vì trước khi Đoan Vương Nguyễn Hoàng vào đến đây, vùng nầy là đất nước Champa, dù có người ở, đối với di dân người Việt là nơi hoang vu, man dã Đến đây đất nước lạ lùng,Những năm gần đây, nhiều cuộc quật khởi tìm kiếm di tích Champa cổ đã được thực hiện trên đất Thừa Thiên Huế, nếu đào bới quanh chùa Thiên Mụ chắc sẽ bắt được một vài tàn tích giúp biết thêm đôi chút về ngôi tháp Chăm kia mà những nhà khảo cứu đã có đặt câu hỏi. Sau đó sự tích trong Việt Nam khai quốc chí truyện hay trong Đại Nam thực lụctiền biên kể chuyện một bà già mặc áo đỏ quần xanh như một thiên thần lại báo tin "sau sẽ có một vị chân chúa đến sửa chùa này mà thu góp khí thiêng để giữ long mạch cho lâu bền" đem lại cho nhà Nguyễn một quyền chính thống và ngôi chùa một danh xưng thích hợp : chùa Thiên Mụ. Khi nhà Nguyễn muốn độc lập đối với Bắc hà với bà Liễu Hạnh thì cũng cần có trong Nam một Bà Trời tương ứng dù bà nầy là Pô Inu Nagar xuất thân từ tin tưởng của người Chăm. Âu cũng là một chuyện nhập gia tùy tục. Trong gần 350 năm, cho đến những sự kiện lịch sử năm 1945, chùa đã lần lượt được các chúa Nguyễn rồi các vua Nguyễn tiếp tục mở mang, xây dựng, trang trí, trùng tu. Đặc biệt Minh Vương Nguyễn Phúc Chu cho xây những Điện Đại Hùng, Điện Địa Tạng, Điện Quan Âm, đúc Chuông Đại Hồng Chung bằng đồng nặng hơn hai tấn, vua Thiệu Trị cho xây Đình Hương Nguyện với bánh xe Pháp luân, tháp Từ Nhơn bảy tầng, sau đổi tên thành Bửu Tháp Phước Duyên. Trong chừng ấy năm, chùa đã là đỉnh cao Phật giáo của cả một vùng. Ai đi ngang qua Huế mà không nghe tiếng chuông chùa Gió đưa cành trúc la đàdù không biết câu hò Huế nầy phát xuất từ một câu thơ của Dương Khuê ngoài Bắc với tiếng chuông Trấn Vũ. Thú vị là câu hò ấy cũng theo đà Nam tiến Gió đưa tàu chuối la đàTiếng chuông chùa thả hồi hằng ngày là chiếc cầu nối chốn cửa thiền với đời sống dân gian. Chỉ một chuyện tình tự cũng qua sự chứng kiến của chùa Tiếng chuông Thiên Mụ dặn dòMột thi sỉ như Nam Trân Nguyễn Ngọc Sĩ, thời tiền chiến, làm sao không cảm xúc được trước cảnh hữu tình của Huế đẹp và thơ Mờ ớ xa xa gà gáy sángÉo le có lẽ là sự tích truyền miệng kể lại chuyện tình của Hoàng Cô em vua Gia Long yêu đương sư ông Liễu Đạt Thiệt Thành từ Gia Định được mời ra Huế làm tăng cang ở chùa Thiên Mụ đồng thời pháp sư trong triều đình ; khi thấy nhà sư tự thiêu để tránh mọi liên lạc vật chất trên đời nầy, cô nàng cũng thất vọng tự tử ... Cảm động hơn là ngay trên tường chùa, đau đớn không nguôi sau khi bà Kính Phi Nguyễn Thị Lan lìa trần để lại 11 đứa con, chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu gởi gắm lòng mình vào bốn bài thơ, tuy tường đã trúc, may mắn còn được ghi lại trong Đại Nam liệt truyện tiền biên. Vấn thiên hà sự thiết ngô phi !dịch : Cớ chi trời lại cướp phi ta !Chùa đã phản ảnh một phần nào tâm tư của dân gian, vua chúa cũng như thi sĩ hay người dân thường. Đọc cuốn sách nầy, độc giả biết thêm được một khúc sử Việt Nam, hiểu thêm một phần văn hóa, đời sống ở chốn sông Hương núi Ngự và nhất là theo dõi sự tích một ngôi chùa Phật giáo quan trọng bậc nhất suốt miền Trung. Philippe Dumont, trong tờ Carnets du Vietnam, nhân bài giới thiệu sách, đã viết "học để hiểu" và khuyên khách du lịch nên đọc để khỏi phải "faire" (có thể hiểu lướt qua) ngôi chùa. Hội Những Người Bạn Viễn Đông AFAO thấy ngay lợi ích của cuốn sách cho những khách tham dự các chuyến tổ chức của mình nên nhận lời ủng hộ tinh thần việc xuất bản. Thật vậy, ví chi dịch ra Việt ngữ như đã có nhiều người đề nghị, khi cho in bằng tiếng Pháp, với một khổ sách vừa tầm, nhà tôi nhắm các độc giả tiếng Pháp, đặc biệt những du khách đã có ghé qua chùa và muốn đem về một kỷ niệm có ý nghĩa. Công tác khảo cứu nầy có thể tiếp tục trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, nhưng nhà tôi nghĩ đã quá thất thập cổ lai hy, hết còn tuổi sưu tầm bằng cấp. Trái lại, nàng để dành thì giờ tự do tiếp tục học hỏi văn minh Đông Nam Á ở Trường Cao học Thực hành EPHE, lịch sử nghệ thuật, điêu khắc Chăm ở Viện bảo tàng Louvre, đạo giáo ở Viện Đại học Phật giáo Âu châu UBE,... Lấy
chùa Thiên Mụ làm đề tài luận văn, nhà tôi đã đi sâu
vào lòng dân tộc Việt Nam, quê hương của chồng. Tôi mừng
thầm vì càng đi sâu vào lòng người Việt, nàng càng biết
rõ hơn tâm hồn tôi. Nhà văn Trần Công Tấn đã có tặng
cho nhà tôi trong một bài báo đăng ở các tờ Phụ Nữ
và
Sông Hương, danh hiệu "nàng dâu Tây của Huế", tôi
thì thường nói nôm na"cô đầm dâu Huế" gây tò mò trong giới
phụ nữ đất Thần kinh. Những người bạn Pháp cho là nàng
đã bị Việt hóa, trong khi ấy những bạn tôi thì lại bảo
tôi đã thành Tây. Tuy nhiên anh bạn giáo sư Cao huy Thuần trong
bài giới thiệu cuốn sách Gởi thương về Huế sắp
xuất bản của tôi thì lại viết tôi đã Việt hóa nơi tôi
ở, vợ con tôi... Thật ra, sống tha hương, lập gia đình nơi
đất khách quê người với một bạn đường ngoại quốc
nên chăng nhập gia tùy tục, sống hội nhập nơi định cư,
hòa hợp với môi trường, có thế mới mong tổ chức được
một cuộc đời hài hòa, đằm thắm, vui thích cho chính mình,
cho gia đình mình và cho cả cộng đồng.
(*) Le temple de la Dame Céleste (Chùa Thiên Mụ) à Hué |
|
|
[
trang
trước ]
/ [
trang sau ]
|
Hết Tập I