Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
]
|
|
Tập I : Đường về xứ Huế Võ Quang Yến *** |
Không
phải tôi viết lầm tựa đề cuốn sách của chị Hỷ Khương
đâu. Trước khi còn gặp nhau, tất nhiên cần phải được
gặp nhau. "Duyên số" " bắt đầu từ mấy chục năm trước,
vào khoảng những thập niên 50-60, lúc tôi còn là một thư
sinh nghèo sống tha phương cầu thực ở phương trời Pháp
xa thẳm, dùi mài kinh sử để tìm một lối thoát cho tương
lai. Thấy mấy bác công nhân qua đây hồi đầu thế chiến,
chỉ một chục năm sau đã bắt đầu quên tiếng mẹ đẻ,
ăn nói lai căng, tôi hoảng sợ tình cảnh mất gốc quên nước.
Sinh sống trong một môi trường Pháp ngữ, tôi cảm thấy cần
tiếp tục trau dồi tiếng Việt, hoàn thiện lối viết, sử
dụng từ ngữ,...vì thật khi ra đi mang trong mình không bao
vốn liếng tiếng mẹ, nhất là nuôi mộng muốn về nước
phục vụ một khi học hành xong xuôi. Vì vậy, hồi ấy tôi
tranh thủ viết nhiều bài khoa học và phổ thông đủ loại
đăng trên báo chí bên nhà, đặc biệt ở các tờ
Đại
Học, Bách Khoa, Phổ Thông, Hồn Trẻ,... Hai ông chủ bút
Lê Ngộ Châu, Nguyễn Vỹ, thay vì trả tiền nhuận bút, gởi
qua quà tặng, nào là sách báo, nào là tranh cảnh sơn dầu,...
và vài ba cát xét tự thâu vì chưa có bán trên thị trường.
Xen lẫn với những khúc nhạc Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm
Duy, những bài vè, điệu sáo,... có một câu hò mái nhì
Chiều chiều trước bến Văn Lâu,tưởng là câu hát dân gian như bao nhiều khác, mãi sau nầy nghe anh Trần Văn Khê nói chuyện mới biết tác giả là cố thi sĩ Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Người trình dìễn không ai khác là ái nữ của cụ, quận chúa Tôn Nữ Hỷ Khương. Một điệu Huế thân thuộc, quen tai, lại thêm một giọng hò tuy thâm trầm nhưng bộc lộ biết bao tình cảm, nhớ nhung đã gây nhiều xúc cảm nơi chàng trai sống xa nước, nhớ nhà nơi đất khách quê ngưòi. Thế rồi, như Mỵ Nương đòi thấy Trương Chi, chàng trai si tình ôm ấp nỗi lòng man mác, ước nguyện một ngày mai kia được gặp mặt người có giọng hò quyến rũ ấy mà trí tuởng tượng hình dung một cô gái đế đô dịu hiền, một cô tôn nữ đất Thần kinh yêu kiều như thường được miêu tả trong văn thơ. Và cái gì phải đến rồi cũng đến, kiên nhẫn chờ đợi thì rồi mộng mơ lãng mạn ấy một ngày cũng được thỏa mãn. Đầu năm 1998, nhân về Huế để nhà tôi sưu tầm tài liệu dự thảo một luận văn về chùa Thiên Mụ, chúng tôi lưu lại Sài Gòn ít lâu. Hôm đi dự lễ Tết học sinh cũ hai trường Đồng Khánh và Quốc Học, chúng tôi được báo chủ nhật tuần sau có cuộc họp đồng hương Thừa Thiên - Huế. Mừng quá, sáng hôm ấy, chúng tôi lại sớm, hi vọng gặp gỡ, trò chuyện được nhiều. Nào ngờ, có mặt chưa được bao lâu thì một anh, có lẽ trong ban tổ chức, lại thỏ thẻ cho biết hôm nay là một cuộc họp nội bộ. Thấy tôi không hiểu ngay, anh nhấn mạnh chỉ là một cuộc họp nội bộ. Chao ôi , một cuộc họp đồng hương mà người đồng hương ở xa về lại bị đuổi đi, chi mà lạ lùng và ốt dột dữ rứa, họa chăng hai chữ đồng hương đã thay dổi định nghĩa qua những biến cố lịch sử. Nhà tôi, một người Pháp học thức trình độ đại học, sống chung với ông chồng Huế mấy chục năm nay, luôn tìm biết cái tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam, cái tinh túy của tâm hồn xứ Huế, cũng không hiểu nổi cái tinh vi độc đáo ấy của cơ chế áp dụng chính sách mở cửa , đổi mới đề xuất từ nhiều năm nay. Nhưng kỷ luật là kỷ luật. Vừa buồn tủi, lại vừa tiếc nuối khi biết có thêm sau đó lễ mừng thọ nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương mà những bài hát đã êm ru suốt đời niên thiếu của tôi. Chiều tàn trên bến Hương giang lờ trôi,chúng tôi lủi thủi ra về, quên ngay cả hai cái máy ảnh trên bàn. Sau nầy, lúc trở lại lấy, nội bộ đang ngoan ngoản chăm chỉ nghe một ca sĩ, ngạc nhiên thấy tôi lặng thinh vô ra, không một liếc mắt, không một nụ cười. Nhưng duyên số là do trời định. Ngày chủ nhật đáng buồn tủi hôm đó lại cống hiến chúng tôi dịp may trình diện chị Hỷ Khương bấy lâu mong chờ. Tay bắt mặt mừng, biết bao điều nói dù là cuôc gặp gỡ đầu tiên, nhưng vì chúng tôi buộc phải ra về trước nên hẹn tái ngộ sau chuyến thăm Huế của chúng tôi. Hôm ấy, tại tư gia chị, chúng tôi lại hân hạnh được tiếp xúc nữ sĩ Mộng Tuyết, tác giả cuốn Nàng Âu Cơ trong chậu úp mà tôi vừa mới dẫn trong một bài khoa học về trầm hương đăng ở Huế. Chị Hỷ Khương đã biếu tặng chúng tôi hai tập phim về cụ Ưng Bình và cuốn Hồi ký viết về thân phụ kính yêu. Thật là những phẩm vật quý báu nhất là đối với những người con như chúng tôi sống xa quê hương mà lòng luôn hướng về nơi quê cha đất tổ. Những tài liệu về Huế đã giúp chúng tôi sống gần hơn với nơi chôn nhau cắt rún, dễ ôn tưởng lại những kỷ niệm của thời xa xưa. Đặc biệt, chúng tôi lại được nghe giọng hò của chị Hỷ Khương sau nhiều năm thấy như già đặn và thấm thía hơn. Và như để chan hòa tình cảm đã un đúc với những kỷ vật đã nhận được, gần đây, từ Nam Đô chị gởi tặng thêm chúng tôi cuốn sách thơ Còn gặp nhau tiếp nối những thi tập Đợi mùa trăng, Mộng thanh bình ra đời khoảng 30 năm về trước, với những lời đề tặng thân tình. Tôi không phải là một nhà thơ, không biết thổ lộ tâm tình như Mộng Tuyết thất tiểu muội đã làm trong bài cảm nghĩ về thi phẩm ấy. Tuy nhiên, đọc đi ngẫm lại nhiều lần, tôi thấy xuất phát một cái tình nồng nàn trong thơ của Hỷ Khưong Trước sau chỉ một chút tìnhtích trữ, chồng chất với nhau thì Túi tình trĩu nặng bờ vaitràn đầy khắp nơi, trong mỗi giờ phút của cuộc sống Tình cùng thơ nhạc say ngâm hứngdù không đồng điệu với tất cả mọi người Tri kỷ đời nay dễ mấy ngườiNhư thơ đã phản ảnh, chị là một người đa tình, đa cảm Tưởng đã mất trong cuộc tình dang dởtrung thành, chung thủy Tình tôi các bạn đã hayhào phóng, độ lượng Nợ tình nào có ai vayTuy ở một phương trời khác, chị luôn gởi lòng về sưởi ấm nơi quê hưong yêu dấu Ai đi qua ngã Kim Longhay Ai về Vỹ Dạ khói sươngVà đó là một trong những yếu tố quan trọng để chị hòa mình với anh chị em đồng hương ở Nam Đô. Cũng có thể coi đó, nói theo ngôn ngữ hóa học, là chất xúc tác để tôi được gặp chị sau mấy chục năm hằng mong, hay nói rộng ra, để chúng ta được gặp nhau, điều kiện tất yếu để rồi còn gặp nhau. Được gặp nhau mới còn gặp nhau Hắc
Ký Ni Sơn một đêm trăng thu 2000
Nhớ Huế 9 Trường Huế 2000 |
|
|
[
trang trước ] / [
trang
sau ]
|