|
Đà lạt trong kư ức
của tôi khi đưa tâm trí quay về những ngày tháng
xa xưa, với những buổi họp mặt bạn
bè, ôm đàn guitare trên những băi cỏ xanh mướt
của Đồi Cù, xa xa là cái tháp chuông nhà thờ với
dáng h́nh con gà đặc thù xuôi hướng Nam, và tháp bút
của Lycée Yersin nh́n trên cao trời xanh ở hướng
Đông Đà Lạt, các bạn tôi ca hát nhạc bên ngoài
thiên nhiên quang đăng, hẵn phải có nhạc LUP. Nhà chú tôi trên dốc cao của
con đường Duy Tân. Đến xứ sương mù
khi ngắm nh́n mưa phùn rơi nhẹ vào buổi ban mai
hay chút se lạnh của màn sương chiều thả
nhẹ xuống những khu phố Đà lạt.
Những con đường của phố xá Đà
lạt nghe như thân quen với những Hoàng Diệu, Chi
Lăng, Tăng Bạt Hổ, Duy Tân, Hai Bà Trưng,
Đinh Tiên Hoàng, Pasteur, Phan Đ́nh Phùng, và từ Khu Hoà B́nh
thả xuôi dốc Trương Công Định xuống
phố đi ăn hàng... Đà lạt của những
ngày vui. Thời gian như ngái ngủ
trong những ngày vui qua mau của dĩ văng xa xưa
tưởng chừng đă quên, nhưng hôm nay nhân
đọc bài viết của nhà văn Song Thao viết về
Lê Uyên Phương và Đà lạt, khiến Đà lạt
vực dậy mănh liệt từ trong trí nhớ
cũ. Việt
Hải Los Angeles http://www.nhaccuatui.com/mv/lien-khuc-le-uyen-phuong-le-uyen-phuong.L7u9vVYJzB.html |
Đà Lạt
thơ mộng *** VỚI LÊ UYÊN PHƯƠNG VÀ
ĐÀ LẠT Nhạc sĩ Lê Uyên Phương Đoạn
viết thêm, 36 năm sau: Bài “Với Lê Uyên Phương và Đà Lạt”
dưới đây đă được đăng trên bán
nguyệt san Thời Nay, số 266, phát hành ngày 15 tháng 11
năm 1970 tại Sài g̣n. Khi sinh thời, nhạc sĩ Lê
Uyên Phương đă nhiều lần nói với tôi là anh
rất thích bài này và vẫn nhớ từng chi tiết
trong bài viết. Tôi nghe anh nói vậy mà hết sức thẹn
thùng v́ chính tôi không c̣n nhớ một chút ǵ về nội
dung bài do chính ḿnh viết. Mới đây, ca sĩ Lê Uyên
đă điện thoại cho tôi hỏi xin bài này để
dùng trong một cuốn hồi kư. Tôi đă cố công t́m
kiếm bằng cách nhờ nhiều người tại
Việt Nam cũng như tại hải ngoại. Và tôi hết
sức vui mừng khi Bác Sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc,
tức nhà văn Ngọc, hiện sống tại New York,
một độc giả nhiệt thành của Thời
Nay, sau rất nhiều công phu vất vả, đă t́m ra
được bài này và gửi nguyên bản cho tôi. Nhân dịp
phổ biến bài báo xưa này tại hải ngoại,
tôi xin cám ơn nhà văn Ngọc về thịnh t́nh của
cô. 06/2006 Căn
gác xép rộng nhưng thấp. Muốn đi phải cúi
đầu xuống. Bên ngoài, những bông hoa trạng
nguyên màu đỏ đung đưa lả lơi. Sàn gỗ
bóng loáng. Vách và trần được sơn đều
màu tím hồng. Một chiếc màn voan trắng mỏng
treo giữa hai cây cột. Chiếc nệm đặt ngay
trên sàn. Tủ sách gồm những cuốn tiếng Anh,
Pháp và Việt. Bàn viết nhỏ bừa bộn những
gịng nhạc viết dở dang. Đó là nơi Lê Uyên
Phương trở về sau những tháng ngày mệt mỏi
ở Sài-g̣n. Anh như một con thú trốn chạy ánh
đèn màu. Không bao giờ quen được không khí
pḥng trà mặc dù trước đây đă từng chơi
nhạc cho các hộp đêm. Đà lạt đối với
anh như một chốn nghỉ ngơi. Đúng hơn
như một thánh địa. Cái xứ sở có một
khí hậu kỳ quái mang mang làm khắng khít t́nh yêu và làm
xót xa những tâm hồn đơn lẻ. Trời cuối
tháng mười lành lạnh. Phi cảng Liên Khương
âm u trong bóng chiều tà. Lê Uyên Phương, với cây
đàn trong tay, như muốn ôm lấy Đà Lạt sau
vài tháng cách xa. Anh ngửa mặt suưt soa. Dễ chịu
quá! Đang hát mỗi đêm tại Queen Bee và Ritz, mỗi
nơi bốn ngàn đồng một đêm tŕnh diễn,
anh đă bỏ hết để trở lại Đà Lạt
thần bí. Sống ở Sài G̣n tôi chịu không
được. Không viết được một ḍng nhạc
nào cả. Tôi gần điên lên. Kiếm được
chút tiền về sống vài tháng đă. Chuyến
này anh về Đà Lạt một mính để hoàn tất
tập nhạc Thở Hơi Dă Thú. Người nữ
của anh ở lại Sài G̣n. Một giờ trước
đây hai vợ chồng đă bịn rịn chia tay nhau
như không muốn rời tại cửa ra phi đạo
Tân Sơn Nhất. T́nh yêu của họ chất ngất
ngút ngàn. Họ chia nhau cả cái tên. Lê Uyên Phương là
biệt hiệu của Lê Văn Lộc. Nay anh chia bớt
cho người yêu một nửa. Nàng nhận hai chữ
đầu Lê Uyên. Chàng dùng chữ cuối Phương. Tôi
hỏi đùa anh cho mượn hay cho đứt. Cho
đứt chứ! Cuộc đời ḿnh c̣n cho nữa là
cái tên. Lê Uyên tên trong khai sanh là Lâm Phi Anh. Thời hát ở
Đà Lạt lấy tên Cẩm Thúy. Chuyện t́nh của họ
cũng dài và rắc rối không kém ǵ câu chuyện của
những cái tên. Trước
hai ly trà nóng, người thanh niên có mái tóc chải ép sát xuống
trán, chiếc miệng rộng hơi nhô ra, hàng râu mép
lưa thưa, ngồi kể lại chuyện đời
ḿnh. Sinh trưởng tại Đà Lạt, năm nay anh
đă 29 tuổi. Năm 20 tuổi anh bắt đầu
đặt nhạc. Những ngày lưu lạc từ
Pleiku, Ban Mê Thuộc, Quy Nhơn tới Nha Trang, anh đă sống
một đời cực nhọc thiếu thốn. Dạy
học, làm dinh điền, đi hát để kiếm sống.
Năm 1965 anh mới thực sự trờ lại sống
luôn ở Đà Lạt. Một năm sau, chuyện t́nh của
họ bắt đầu. Phương có trí nhớ thật
ngắn ngủi. Tôi không nhớ được lời
nhạc do chính ḿnh sáng tác nhưng bà xă th́ thuộc lời
lắm. Khi hát anh phải hát theo vợ. Và đến
câu chuyện t́nh của chính ḿnh cũng chỉ nhớ
loáng thoáng. Anh với tôi phải t́m những cái mốc thời
gian một hồi mới xác định được
là họ đă chính thức thành hôn vào tháng 11 năm 1968. Bậy
quá hà! Sao ḿnh không nhớ được ǵ hết! Anh vỗ
trán than trách. Hồi đó Phi Anh từ Sài G̣n lên Đà Lạt
học. Ở nội trú tại trường Virgo Maria.
Nàng có người bà con ở gần nhà anh. Anh chỉ chỉ
tay nói. Ở bên đây này. Căn pḥng của anh ở
đường Vơ Tánh và tay anh chỉ về phía hồ
Xuân Hương. Nàng quen em gái anh và thỉnh thoảng vẫn
lui tới nhà. Lúc đầu nói chuyện thường
thường rồi sau anh trở thành “cố vấn” của
nàng. Nàng hỏi ư kiến anh đủ thứ chuyện kể
cả chuyện yêu đương nhăng nhít. Họ yêu
nhau lúc nào không biết. Tôi hỏi anh ngỏ t́nh yêu ở
đâu. Trên đồi! Đà Lạt có những ngọn
đồi mộng mơ cho những kẻ yêu nhau quấn
quít. Một chiều xuân đê mê gối chăn c̣n ấm
da nồng. T́nh dài đâu anh ơi đứt dây hững hờ.
Một lần vui cho nhau để sầu muôn kiếp gối
đầu trên bờ vực sâu đớm đau (Ngồi
Lại Trên Đồi). Chuyện
t́nh của họ đ̣i đoạn đớn đau. Gia
đ́nh nàng không chấp nhận. Họ mê say trong trốn
chạy. Hồi Việt Cộng tấn công đợt hai
vào tháng 5 năm 1968, hai người sống ở Sài G̣n. Họ
không có một chỗ gặp gỡ nhau. Suốt ngày hai
người ngồi trong sân nhà ga Sài G̣n. Thỉnh thoảng
họ phải làm bộ ngoắc tay những hành khách ngồi
trên xe ca của hăng Hàng Không Việt Nam cho ra vẻ ngồi
chờ người nhà. Mỗi ngày chỉ có một mẩu
bánh ḿ nhỏ trong bụng. Họ sống như vậy một
tháng trời. T́nh yêu của họ được kết
hợp bằng những ngày không có nhau. Chính những ngày
xa cách nhớ thương là thời gian anh sáng tác nhạc.
Những bản nhạc đang dần dần quen thuộc
với mọi người được kết tinh
trong sự nhớ thương đó nên nặng mang sự
chia phôi. Mười hai bài trong tập Khi Loài Thú Xa Nhau được
viết trong thời kỳ này. Nó không c̣n mang t́nh yêu thơ
mộng, t́nh yêu trong trí tưởng, thật xa và thật
huyền diệu như mười bài trong tập Yêu
Nhau Khi C̣n Thơ được sáng tác trong thời kỳ
trước đó khi chưa gặp Lê Uyên. Tiếng
Lê Uyên và Phương từ chiếc máy cassette quấn
lấy nhau vọng ra. Giờ này c̣n gần nhau. Gần
thắm htiết trong mối sầu. Gần bối rối
biên giới từ ḷng đau. Giờ này c̣n cầm tay. Cầm
chắc mối duyên bẽ bàng. Cầm chắc mắt môi
ngỡ ngàng. Cầm giá buốt thương đau. Ngày mai
ta không c̣n thấy nhau… Lệ ngập ngừng bờ mi. Giọt
nước mắt lăn nỗi buồn. Giọt nước
mắt xa cách vời vợi trông. Giờ này c̣n nh́n nhau.
Nh́n đắm đuối như suối bền. Nh́n suốt
kiếp như chết ṃn. Nh́n hấp hối thương
đau. Ngày mai ta không c̣n thấy nhau (Cho Lần Cuối).
Anh khẽ bảo tôi chính v́ bài này mà người ta đồn
là anh sắp chết. Bệnh tật của anh đă trở
thành huyền thoại. Người ta bảo là anh chỉ
c̣n sống được một năm nữa. Người
ta đồn là vào năm 1972 anh sẽ chết. Tôi đă
định hỏi về những chuyện này từ lâu
nhưng thật khó bắt đầu. Lợi dụng
cơ hội này tôi hỏi kỹ càng. Anh đưa bàn tay
trái cho tôi coi. Trên lưng ngón tay trỏ nổi lên một cục
bằng trái cà chua nhỏ đỏ au và ṃng mọng. Những
đường gân máu chạy nổi thấy rơ. Bác sĩ
cũng chưa thể định là bệnh ǵ. Bây giờ
nó đă nổi thêm trên mấy ngón khác và một vài chỗ
trong người. Muốn chữa bây giờ chỉ có thể
cắt ngón tay này nhưng tôi chưa muốn cắt. Anh
xác nhận là những bài ca viết về sự chia phôi
không phảo là do bị ám ảnh bởi cái chết nh́n thấy
trước mà do sự rắc rối và xa cách của mối
t́nh đẹp nhất đời anh và khi được
hạnh phúc anh luôn luôn sợ ngày nó sẽ hết. Người
nghệ sĩ không những sống cho ḿnh mà c̣n thông cảm
được với cuộc sống của những
người khác. Anh đă nh́n thấy cái chết và đă
nghĩ nhiều về cái chết. Dân Đà Lạt vẫn
chưa quên vụ án mạng v́ t́nh ở quán T́nh Nhớ.
Người con gái duyên dáng đă nằm xuống với
những viên đạn trên người. Phương
đă nh́n thấy đám tang, nghĩ về cái chết. Cuộc
đời đó qua như ngày đông. Pḥng lạnh giá môi
xô nụ hôn. Người nằm đó xin cho được
yên. C̣n t́m đâu áo mát thanh xuân ấp hơi nồng trên da
thịt đầy. C̣n t́m đâu gối thắm đê mê,
c̣n ǵ đâu. T́nh t́nh ơi đă chết trong mơ, sống
bên ngoài như qua mộng hờ. Đành vùi sâu số kiếp
không đâu, c̣n lại đây khối trơ t́nh sầu (Đưa
Người Tuyệt Vọng). Người con gái khiến
anh sáng tác bản T́nh Khúc Cho Em chỉ là mối t́nh mê
đắm của cô nàng với bạn anh mà anh chỉ
tham dự như một vai tṛ bất đắc dĩ. Cho
em môi hôn vội vàng. Cho em quen ân t́nh sâu. Dù em không mong dài lâu.
Xin cất lấy ước mơ đầu. Xin cho yêu em
nồng nàn dù tháng năm buồn vui bàng hoàng. V́ đâu mê
say phồn hoa, như áo gấm sáng lóng lánh, ôm rách nát không
tâm linh, ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn. C̣n yêu chi hoa
ngày xanh héo hon v́ mong manh bỏ quên lại người sau
ngỡ ngàng. Thương em khi yêu lần đầu.
thương em lo ân t́nh sau, dù gương xưa không
được lau, soi lấy bóng mối duyên sầu. Cho
tôi yêu em nồng nàn dù biết yêu t́nh yêu muộn màng (T́nh
Khúc Cho Em). Bệnh
tật đối với anh phải là một nỗi ám ảnh
không rời nhưng chính cái ngón tay tội nghiệp đó
đă cản trở nhiều cho nghề nghiệp của
anh. Năm 11 tuổi anh đă học vĩ cầm với
Giáo sư Francois Régor, người Ư, lúc đó đă 80 tuổi.
Anh chơi vĩ cầm rất khá nhưng nay đă phải
bỏ hoàn toàn. Tôi nh́n hộp vĩ cầm đóng bụi
nằm trên giá sách. Anh ngồi cúi mặt trầm ngâm. Tôi
phá vỡ sự im lặng nặng nề bằng cách hỏi
về số lợi tức kiếm được khi cho
thâu cuộn băng 12 T́nh Khúc Lê Uyên Phương. Tôi
được chia 50% tiền lời. Tới bây giờ
đă thu được 100 ngàn đồng. Tôi với
tay lấy cuốn sách h́nh trẻ con nhỏ xíu và ngạc
nhiên khi thấy nhiều cuốn sách loại này trên chiếc
giá bằng sắt xinh xắn. Tôi có một cháu bé hai tuổi
nhưng sách h́nh này để cho bà xă coi. Bà ấy thích coi
h́nh lắm. Người nữ ca sĩ 20 tuổi
nhưng có khuôn mặt từng trải lại mang một
tâm hồn hết sức trẻ thơ. Nghe cái giọng
khàn khàn khắc khoải của Lê Uyên không ai nghĩ tới
cái sở thích vô tội như vậy. Bà xă ḿnh hát nhạc
của ḿnh hợp ghê hả? Kỳ vậy chứ! Nhạc
của anh đến trong đầu anh thật bất ngờ.
Anh cố gắng tả cho tôi thấy là có những lúc tự
nhiên anh nghe thấy rơ ràng cả một câu nhạc trong
đầu. Như lần anh đi hội chợ Domaine de
Marie. Mỗi năm hội chợ này được tổ
chức trên một ngọn đồi đẹp dễ sợ.
Khi anh đang đứng trong hội chợ vào một
đêm mùa đông th́ anh nghe được điệu nhạc
và vội chạy về ghi lại. Tới hai giờ sáng,
nghĩa là 5 tiếng đồng hồ sau, anh hoàn thành bản
Đêm Chợ Phiên Mùa Đông. Tập
nhạc Thở Hơi Dă Thú mà anh định hoàn tất
trong chuyến trở về Đà Lạt lần này sẽ
bắt đầu bằng bài Vũng Lầy Của
Chúng ta. Đây là bản nhạc anh đă thai nghén trong
nhiều năm trời. Anh nghĩ về trách nhiệm khi
đón nhận hôn nhân. Anh tự hứa là phải viết
nhưng nhiều năm trôi qua bản nhạc mới
được ghi những ḍng cuối cùng. Theo em xuống
phố trưa nay, đang c̣n ngất ngất cơn say.
Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng
đă lên mau. Cho nhau hết cả mê say. Cho nhau hết cả
chua cay. Cho nhau chắt hết thơ ngây, trên cánh môi say,
trên những đôi tay, trên ngón chân bước về t́nh
buồn t́nh buồn…Qua đi qua đi dứt cơn mê,
t́nh buồn chồng chất lê thê. Qua đi qua đi dứt
cơn say, t́nh này t́nh rồi thay. Ta sống trong vũng lầy
một ngày vùi dần c̣n vùi sâu, c̣n vùi sâu trong ngao ngán không dứt
hết cơn ê chề. Ta sống trong vũng lầy, một
ngày vùi dần, c̣n vùi sâu, c̣n vùi sâu trong ngao ngán không dứt
hết một lần đau. Đà Lạt
hoang sơ quyến rũ đă đưa anh trở về
những rung cảm nguyên thủy của buổi hồng
hoang. Không có Đà Lạt chắc khó có một thứ nhạc
độc đáo Lê Uyên Phương. Mỗi ngày anh thức
dậy từ sớm đi lang thang khắp núi đồi
Đà Lạt tới khoàng nắng lên th́ trở về nhà
nghỉ. Khi mặt trời đi ngủ anh lại đi
cho tới tối trở về ngồi vào viết tới
sáng. Anh sẽ trở lại Sài G̣n khi Thở Hơi Dă
Thú hoàn tất. Trời
cuối tháng mười lành lạnh. Tôi nh́n màu xanh Đà Lạt
trong cơn mê ngủ quái dị. Em yêu dấu, anh một
ḿnh trở lại thành phố kỷ niệm này để
lang thang trên những lối ṃn đồi núi bị chặn
lại bằng từng gốc cây ân t́nh. Anh như chênh
vênh trong niềm hạnh phúc vẫn c̣n lăng đăng rơi rắc
lại trên những ngọn cỏ non nớt. Trời
Đà Lạt lạnh tê tái. Song Thao Canada |
|