Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả ]
|
|
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=RXIXre6MtZ
|
"We
wish you a merry Christmas
We wish you a merry Christmas We wish you a merry Christmas And a happy New Year. Glad tidings we bring To you and your kin; Glad tidings for Christmas And a happy New Year!" |
Cách đây nhau nhiều năm chúng tôi vì nhiều lý do nên có cháu khá trễ. Khi nhìn bạn bè có con, trong tận đáy lòng tôi chút nào đó cảm thấy ưu phiền, buồn vì không có cháu để bế bồng, hay không có dịp "làm cha" như thiên hạ. Hạnh phúc của hôn nhân lắm khi do những kết quả sản phẩm do vợ chồng tạo ra. Con cái với tôi là trách nhiệm, là lẽ sống và là hạnh phúc. Tôi vốn thích trẻ thơ. Tôi có cô thư ký người Mỹ sống chung (live-in) với người bạn Mỹ, khi cô vui mừng thông báo cho chàng biết cô mang bầu với chàng và chàng bắt cô hãy hủy bào thai đó đi, chàng không thích trẻ thơ, không muốn vướng bận gia đình, cô khóc ròng dọn ra riêng quyết định giữ bào thai đó. Tôi nghĩ vu vơ, rồi lại nhìn lên sân khấu của trường tiểu học hai cháu con tôi trong nét mặt hân hoan, Việt trong áo lạnh đỏ hợp với màu của Santa Claus, Nam trong áo lạnh vàng nhạt tươi tắn, vừa xong bài nhạc vui "Jingle Bells" lại đến bài "We Wish You a Merry Christmas" mà các cháu tập dượt mấy ngày hôm nay. Từ khi hai cháu theo học âm nhạc, hai cháu vui hơn. Những giờ học tập các môn căn bản có tính cách giáo khoa từ chương hay toán đố tại trường tiểu học, tuổi trẻ cần được quân bình tâm hồn qua tiếng đàn, lời ca tiếng hát ru cuộc đời này ý nghĩa hơn, đáng sống hơn. Ngược dòng thời gian khi các cháu ở lứa tuổi đi xin kẹo vào dịp lễ Halloween tới, tôi lại quá bận rộn đi làm, rồi đi tu nghiệp, học thêm. Khi tâm thần uể oải, mỏi mệt không còn giờ cho con tôi, hai vợ chồng chỉ lo cho cuộc sống, có những lúc tôi ngồi trong sở làm mà lòng tôi nhớ con vô cùng. Tôi nhìn bức hình gia đình tôi chụp chung nhân một ngày lễ Giáng Sinh trên bàn làm việc, tôi hứa lòng khi về đến nhà sẽ hôn các con cho vơi đi nỗi nhớ. Người bạn Mỹ hỏi tôi đang làm gì, tôi mỉm cười chỉ trả lời tôi nhớ con tôi. Vâng, nụ cười dòn tan hay cười khúc khích của trẻ thơ khi con tôi lên 3 hay lên 4 là nụ cười hồn nhiên và vô tư nhất mà tôi đối diện trong ý nghĩ cũ của tôi. Sau này các cháu đi học, các con tôi đem những bằng khen thưởng về, tôi treo đầy văn phòng làm việc. Người bạn Mỹ thân đùa là mai này con tôi rời trung học các bức tường sẽ như đám rừng. Mỗi người làm cha hay làm mẹ có những kỷ niệm riêng với con mình. Với tôi trẻ thơ làm tôi vui và bớt cô đơn vì có dịp trêu đùa với các cháu. Khi bồng các cháu và đứa bé nũng nịu áp sát mặt lên má mình, lòng tôi dâng lên nguồn hạnh phúc nào đó. Những khi các con đau yếu tôi thức đêm canh chừng, tôi nghĩ đó là sự thử thách thiêng liêng mà thiên nhiên dành cho tôi. Nhất là sáng ra các cháu trở lại mạnh khoẻ và rồi nhìn các cháu tíu tít nô đùa thì như mùa xuân đã về lại trong tôi. Tuổi thơ là tờ giấy trắng trinh nguyên, thơ ngây cần săn sóc, cần thương yêu, cần dìu dắt. Tuổi trẻ là hy vọng tương lai, là ban mai tinh sương, là ánh sáng bình minh mà người lớn cần tránh đổ vỡ hôn nhân để tuổi thơ khỏi bị bơ vơ, lạc hướng. Tôi xem ti vi thấy người ta nỡ đem con gái trong tuổi thơ ấu của mình đi bán cho các ổ mãi dâm bên Cao Miên, tôi căm phẫn và chán nản. Tôi nghe những đứa bé bị ép buộc đi ăn xin tại Sài Gòn hay những đứa trẻ đạp mìn khi đi lượm vỏ đạn đồng để làm sinh kế tại Quảng Ngãi sau những năm 75, lòng tôi bùi ngùi, đau xót và tự hỏi về những ánh bình minh trên quê hương tôi. Rồi những bà mẹ phải miễn cưỡng đi bán máu của mình nuôi những đứa con còm cõi, hay tang thương hơn khi báo CS đăng tải tin những người mẹ bán mình vào ổ điếm hay quyên sinh con mình vì nuôi không nổi. Tôi phẫn nộ những vị cầm quyền bính u mê do lòng tham lam và ích kỷ để phó mặc tuổi thơ. Những buổi ban mai đó cần niềm tự hào, cần được chăm sóc để những ánh bình minh của quê tôi vươn cao lên như những Eugene Trịnh, những Đinh Việt,... hay bao ánh sao sáng đem sự kiêu hãnh của người dân tôi. Dĩ nhiên có những lúc chúng ta đối diện với những những nghiệt ngã của cuộc đời. Trong thời gian đất nước chiến tranh, khi người cha rường cột của gia đình bị hy sinh ngoài chiến tuyến, con cái còn lại như ngồi trên thuyền đời cheo leo do mẹ lái. Trong cuộc đời đầy thử thách như vậy tôi cũng bị chạm trán với sự oan khiên. Khi tôi bị chứng tai biến vỡ mạch máu, vợ con tôi lo lắng. Gia đình tôi vào thăm, con trai đầu của tôi khi đó 8 tuổi mếu máo khi sợ sệt nhìn tôi với bao dụng cụ y khoa, ống tiếp dưỡng khí che phủ đầy mặt, cháu lại gần nói khẽ: "Ba đừng chết nghe ba. Con sợ lắm. Ba chết rồi, ai dạy toán cho con?". Tôi vừa tĩnh giấc sau cơn hôn mê (stroke coma)dài. Tôi hiểu được nỗi lo của con tôi và nửa buồn cười, nửa mặc cảm, giận mình đã làm cho con mình sợ sệt. Tôi không dám cười to, cười sặc sụa như mọi lần có thể nguy hiểm vì cơ thể còn yếu quá và đau đớn vì vết mổ trên người sẽ nhức nhối thêm hoặc giả sẽ động não đang rỉ máu. Tôi cố xoay người trong cơn đau nhức hành hạ và hý hoáy vội đôi dòng trấn an con tôi rằng tôi sẽ không chết đâu. Tôi thầm ước phải chi thượng đế cho tôi làm Hercules hay Samson hay gần hơn là một lực sĩ vai u thịt bắp như Arnold Schwarzenegger với sức mạnh vạn năng phóng ra khỏi giường bê cả chiếc giường bằng một tay cho Nam, con trai tôi vui trở lại khi nhìn bố cháu ngon lành khoẻ như voi và rồi đưa tay cho cháu đập kiểu New Yorker là "give me a five", xong cha con tôi nắm tay nhau chạy vội khỏi nhà thương. Một hôm tôi thấy Việt đứng trước kiếng chải tóc, ngó tới, ngó lui, kế bên cháu là một lô đồ phụ tùng của tôi gồm máy sấy tóc, keo xịt tóc, gel, mousse, dầu thơm thoa mặt. Tim tôi bắt đầu thấp thỏm lên nhịp bebop. Trong khi cháu Nam đòi khi lên junior high phải để tóc chải như ba và giã từ hệ phái tóc húi cua mà vợ tôi bắt hai cháu tuân theo tóc kiểu nhà binh của ông nội. Tôi biết thời cách mạng của con cái sẽ từ từ ló dạng sau buổi bình minh của cuộc đời. Thời kỳ nguy hiểm mà tôi gọi là "kỷ nguyên nguyên tử" nếu đến với tôi khi các cháu có bồ và cho tôi lên chức ông nội ngang xương, tức không theo thủ tục truyền thống. Nhà tôi chẳng biết khi tôi thường đốt nhang cho Ông Địa hay Phật Di lạc, tôi đã khấn vái, cầu cạnh những gì. Những điều cầu xin tận đáy lòng, rất thành tâm, thầm kín nhất là "thời đại nguyên tử" kia sẽ không đến. Khi tôi ở tuổi mới lớn vừa ra vẻ làm dáng là bố tôi cho biết người không hài lòng ngay. Có yêu ai thì dấu kỹ trong tim, ráng nín thở qua sông. Mà tôi tự hỏi phải chăng tôi nín thở qua sông quá lâu nên tôi có gia đình trễ nãi, và đã làm cho văn tôi thêm lãng mạn, thêm ướt át, sũng nước vì ngâm nước sông quá lâu. Nếu đúng như vậy tôi phải tạ ơn bố tôi thêm chứ nhỉ? Hôm nay sáng sớm Nam chạy vào tủ quần áo tôi cháu lấy ra chiếc cà vạt bé nhất để cuối tuần cháu đeo đi theo ăn tiệc cưới. Tôi hiểu tuổi học đòi của cháu và bảo cháu hãy học giỏi ba cho hết cái cà vạt nào mà con tôi thích nhất hoặc cho là "xịn" nhất. Dạy con cái như chính sách của nước Mỹ cư xử với những xứ nhược tiểu khi nhận viện trợ của Hoa Kỳ. Đó là chính sách: "Cây gậy và Củ cà rốt". Tuy vậy, chính sách của bố tôi áp dụng cho anh em tôi là "Cây gậy nên người". Còn con tôi lớn lên ở xứ Mỹ được bùa hộ mạng là hiến pháp xứ này minh định cho "Củ cà rốt dễ thương". Thôi thì ta tuân thủ hiến pháp ra vẻ người của sành điệu, văn minh trong tân thiên niên kỷ, new millennium, vẫn còn thơm mùi giấy mực thứ 21 và cũng vì thương con mà tiếp tục khấn vái và hối lộ ông Địa với những nải chuối cau "bảnh" nhất, "xịn" nhất bán ở các chợ Việt Nam. Tâm tư các con tôi khi khôn lớn thì sở thích chúng cũng thay đổi theo. Ngày xưa các cháu thích ca hát những bài ca của trung tâm nhi đồng Thế hệ trẻ như một sự dễ thương nào đó. Theo thời gian các cháu đổi tông nghe nhạc rap nghe vang âm hưởng của vùng Phi châu hoang dã và nhún nhảy break dance của me-sừ Mai Cồ vốn thân thương trẻ nít. Cậu con trai út của tôi học võ thiếu lâm, người của cháu dẽo như chewing gum, như mạch nha. Chèn ơi, cháu chống một tay nhảy xoay vòng như con bông vụ, như mấy ông đạo pháp sư guru Ấn độ tập yoga, trồng chuối ngược. Mồm cháu ca nhạc Eminem như một rapper sành điệu. Tôi hỏi nếu cháu thực sự có thích rap không, cháu bảo mấy đứa bạn học trò Mỹ chê cháu nhà quê, cháu muốn tập cho các bạn Mỹ thấy thấy là Việt là người Việt, rap không thua bạn Mỹ đâu. Tôi cười khì khi thoáng nghĩ về "Kỹ nguyên nguyên tử" tại trường Mỹ báo hại cho ngân quỹ oen-phe vì nạn teen mother. Rồi kỷ niệm ngày xưa của các show như Tom and Jerry hay Bart Simpsons được thay thế bằng các show khôi hài như Three Company có chàng hề chef Jack Tripper hay Full House có chàng nhạc sĩ Jesse Kotsopolis rất tếu lâm, một Vân Sơn của đài truyền hình Mỹ mà hai cháu ưa thích. Tuổi thơ sẽ không bao giờ đến mãi với con người. Do đó tôi không bắt các cháu mãi mãi là trẻ thơ để cho mình vừa lòng như thuở cũ, để không hốt hoảng của "thời đại nguyên tử" vốn phập phồng trong tim tôi. Tôi nguyện lòng hãy trang bị cho mình những ngày tới khi mà phép lạ của ông Địa vẫn tiếp tục ve vãn hay không cho tâm thức tôi được yên lòng để con tôi mãi ngoan ngoãn. |
Hải Nam (trái) và Hải Việt (phải) |
Mùa Giáng Sinh năm
nay lại đến. Tôi nghe tiếng nhạc Giáng Sinh vang ngoài phòng
khách do hai ca sĩ "cây nhà lá vườn" đang tập karaoke bài chúc
Giáng Sinh hạnh phúc tưng bừng "Feliz Navidad" bằng lời Việt
ngữ, điệu techno "chách chùm" vui tươi, vui bước bebop để
nhắc nhở tôi rằng các con tôi vẫn cho niềm vui Giáng Sinh
như dạo nào và rằng chút yêu dấu nào dó cho mùa Giáng Sinh
vẫn còn đó trong tâm hồn này được bình yên:
"Ngàn
tiếng ca hát vang
|
I
want to wish you a Merry Christmas
I
want to wish you a Merry Christmas
... of my heart..."
|
Hải Nam (trái) và Hải Việt (phải) Je souhaite que vous soyez mes enfants pour toujours... Yup, I wish you kids to be my little ones forever…hihihi… I love you both…. J'aime vous deux, mes enfants !!! Việt Hải Los Angeles |
|