Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ] [ Tác giả ]
|
Tôi
nghe bản nhạc "Khi đã yêu" của nhạc sĩ Phượng Linh trong
nỗi cảm xúc sâu đậm nhất của con tim chia sẻ sự đồng
điệu với ý tưởng của nhà thơ Rabindranath Tagore khi ông
nói: "Tình yêu là tự hiến dâng và bao la vô tận khi cho, nhưng
nó sẽ không trọn vẹn nếu người trong cuộc không đền
đáp đầy đủ". Trong khi triết gia Francois La Rochefoucauld lại
quan niệm là: "Tình yêu là khát vọng thống trị về linh hồn,
nó còn là sự cảm thông về tinh thần và còn là sự ham muốn
về sự chiếm đoạt của thể xác". Bỏ qua cuốn sách có
bài viết của Tagore và La Rochefoucauld trong tâm thức mệt mỏi,
tôi tìm về về nét dịu dàng của nhạc Phượng Linh để
bắt đầu bài viết này trong ý nghĩ mà con người đã gần
gũi với yêu thương và nụ hôn trong cuộc sống:
Khi Đã Yêu (Phượng Linh) "Khi đã yêu thì mơ mộng nhiều
Nhạc Phượng Linh và hai ý tưởng của Tagore và La Rochefoucauld đưa ta đến câu nói của nhà văn Wilhelm Hoffman mà tôi xin chọn làm đề tài viết về nụ hôn trong tình yêu là: "Khi trái tim tràn đầy thì đôi môi sẽ mở ra". Hay nói rỏ hơn là khi người ta yêu nhau thì nụ hôn được trao cho nhau thật dễ dàng và tự nguyện. Như vậy sự màu nhiệm của vai trò của nụ hôn là phương tiện trung gian hay chất xúc tác cần thiết tô điểm cho tình yêu nẩy nở thêm theo tháng ngày, hưng phấn hơn trong cuộc đời và nồng nàn hơn khi đôi tim còn tìm đến nhau. |
@ Tại
sao ta cần hôn nhau?
Theo tạp chí Marie Claire số
tháng 2, 2004, đưa ra những lý do mà con người nên hôn nhau:
Theo bộ kinh thư tình yêu Karma Sutra (the Book of Karma Sutra, Anne Cooper chuyển ngừ), trong tình yêu có hai yếu tố ảnh hưởng cơ thể con người là phần thể xác và tâm hồn. Khi tình yêu bị điều hướng bởi chất kích thích tố làm cho cơ thể rạo rực, ham muốn thì nụ hôn lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn tiền ái ân(foreplay) của hai đối tượng yêu nhau trước khi bước xa hơn. Nụ hôn đem lại cảm giác lâng lâng, sung sướng và nụ hôn tương đối dễ thực hiện trong các chiến thuật ái ân. @ Nụ hôn đã có từ bao giờ và phát xuất từ đâu? Nhiều học giả truy tìm nguồn gốc của nụ hôn, dựa trên những di tích mà họ tìm thấy thì sự phỏng định nụ hôn đã có từ lâu, khoảng 3000 trước Công nguyên. Một cây ghim cài áo được tìm thấy trong vùng Cận Đông đã minh họa một đôi uyên ương khoả thân ôm hôn nhau vô cùng say đắm. Đi tìm nguyên thủy sinh hoạt của con người thì có vài giả thuyết đã đưa ra về nguồn gốc của nụ hôn. Trong thời tiền sử khi con người trong nếp sống sơ khai đã có những giao cảm qua bờ môi hay cửa miệng mà nụ hôn dần dà được chấp nhận như biểu tượng của sự yêu thương như ngày nay. * Nụ hôn theo quan niệm xã hội học: Theo các nhà nhân chủng học
hay xã hội học đồng quan điểm về ý niệm của nụ hôn
thì trước khi con người sáng chế ra muỗng thià thì những
người mẹ ngày xưa thường nhai thức ăn rồi mớm cho con
ăn, từ đó vai trò của đôi môi hay cửa miệng đã đóng
góp cho nụ hôn ban sơ rồi.
* Triết học vs. sinh lý học về nụ hôn: Nhà triết học Freud giải thích sự say mê của nụ hôn bằng những kỷ niệm vô thức về xúc cảm ngây ngất của trẻ con khi tựa vào vú mẹ để bú. Trong khi đó các nhà sinh lý học lại theo khuynh hướng lập luận là nguồn gốc nụ hôn phát sinh từ hình ảnh các loại súc vật nhai cắn, đùa giỡn, vờn lẫn nhau. Ví dụ như loài cọp trước khi giao cấu, cọp đực thường dùng răng nanh ngoạm vào gáy cọp cái như hành động foreplay gây hứng gợi tình. Trong khi đó lại có quan niệm khác lại cho là nụ hôn phát khởi từ thời khai thiên lập địa khi mà các thú vật cái có thói quen mớm mồi cho con qua đường miệng như loài chim hay ngay cả nhân loại thuở ban sơ. Cho đến nay phong tục này vẫn được duy trì bởi những bộ lạc vùng Nam Mỹ hay vùng biển Úc châu, như giống dân Papoue ở Tân Guinea vẫn nuôi còn theo lối này (Theo Chuyện Nụ Hôn, Mõ Nam Cali, số 61). Câu nói của nhà văn Wilhelm Hoffman thật có ý nghĩa về nụ hôn trong tình yêu là: "Khi trái tim tràn đầy thì đôi môi sẽ mở ra". Sự thương yêu của con người hay trong thiên nhiên bên ngoài vẫn là đôi môi phải mở ra, dù là loài cọp, beo, sư tử hay con người. Có nhữnng hành động khác để diển tả sự yêu nhau được sách vở ghi nhận, ví dụ như hai con chim sẻ hay hai ngựa vằn hay hay con nai khi yêu nhau chúng dúi đầu, chà sát mũi vào nhau như hành động tỏ tình, đánh hơi tình yêu, đây cũng là hình thức hôn nhau như khi con người hôn hít. Theo truyền thống xưa dân hải đảo Nhật Bản hay người Melanesie trên hải đảo Tân Guinea, Úc châu hoặc dân Eskimo có phong tục khi tỏ tình họ dúi mũi sát đầu vào nhau và hôn hít bằng cách quyện mũi tận hưởng lấy hương yêu của đối tượng kia. @ Có phải nụ hôn mang dục tính? Theo sách the Art of Kissing (William
Cane), vì vai trò quan trọng của nụ hôn trong tình yêu, nụ
hôn vô hình chung là biểu tượng của yêu đương mặn nồng,
của lạc thú ái ân và của sự phối hợp giữa ngũ quan:
thấy, sờ, nghe, nếm và ngửi. Sự quyến rũ của nụ hôn
tạo nên sự gợi tình, tăng khoái cảm để con ngừời đi
tìm về lạc thú yêu đương.
@ Kinh tình yêu Karma Sutra dạy hôn: Sách giáo khoa này dạy rằng hôn nhau phải dùng bờ môi hôn phơn phớt nhẹ nhàng, cho bờ môi tự động đi tìm mục tiêu tạo khoái cảm, đánh hơi sự rung động cực độ của đối phương. Kinh thư tình yêu này đi chi tiết thêm về cách hôn thẳng, hôn nghiêng, hôn xiết, hôn ghì lấy đối tượng,... mà người viết không dám lạm bàn đi ra ngoài chủ đề biên khảo văn học. Kinh nhật tụng Karma Sutra chấm tọa độ các huyệt đạo cho nụ hôn như tại má, bờ mi, trán, vành tai, gáy, cần cổ, môi, miệng, vùng ngực,... @ Nụ hôn kiểu Pháp: Đây là nụ hôn kiểu Pháp (Frenchkiss) giao thoa bằng khẩu thuật mà hai đối tượng trao đổi khoái cảm. Theo sách giao khoa "The Joy of Sex" (Dr. Alex Comford) thì định nghiã hôn kiểu Pháp được ghi nhận đây là kiểu hôn có tính cách thăm dò, thám hiểm biên cương đối phương, tức trao lưỡi ta vào lưỡi đối phương như đi tìm cảm giác yêu đương, nôm na theo ngôn ngữ bình dị, thì đây là sự "mút lưỡi" lẩn nhau. Theo kinh thư "Lạc thú ái ân" này, nụ hôn kiểu Pháp đóng góp cho sự hưng phấn hay sự gợi cảm nhất khi hai cái lưỡi đi hoang tìm cảm giác lâng lâng của hai tâm hồn hoan lạc, say sưa trăng hoa, ong bướm. @ Nụ hôn theo y học: Bờ môi của con người là nơi rất bén nhậy cảm giác vì là nơi tập trung vô số dây thần kinh chi chít kích thích cơ thể khi nụ hôn mang lại tột đỉnh của sự hưng phấn, tạo sự rạo rực trong cơ thể. Hệ thống thần kinh trên não bộ bị kích thích làm tuyến nan thượng thận tiết ra chất adrenaline (hay epinephrine) làm gia tăng áp huyết sẽ se thắt các mạch máu do nhịp độ khi con tim xao xuyến, giao động mạnh. Trong sự kích thích tột độ ấy não bộ phát ra chất neural polypeptides tạo cho cơ thể cảm giác đê mê, gây ra sự sảng khoái như trong cơn say ngất ngây long thể. Ngoài ra, "cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo" cũng là cơ quan vô cùng quan trọng trong sự sống của con người. Lưỡi đóng vai trò vị giác, nó còn là cơ quan nhậy cảm như radar hay sensor trao hay nhận, bắt hay gửi những tín hiệu với bên ngoài. Khi cơ thể bắt được luồng khoái cảm thì đối với người nam các androsterones hay người nữ có gonadotropins chuyển đi các tín hiệu cho sự giao thoa trên cơ thể. Nụ hôn qua lưỡi qua các sex hormones tạo ra nguồn điện lực đê mê, tê dại. Bởi vì lưỡi vốn mang vô số dây thần kinh liên lạc với não bộ. Không có nó thì nụ hôn Frenchkiss trở nên vô nghiã. Người viết nhớ lại khi ở cái tuổi ban đầu 22 lúc mới đến Mỹ, ý niệm "Frenchkiss" chợt đến với mình thật vô tư. Một hôm tôi và người anh họ lớn hơn tôi một tuổi được thử thách về từ ngữ này, dạo ấy tâm hồn chúng tôi sao hồn nhiên ham học hỏi hơn là thích ham vui, khi biết yêu chỉ dám yêu mong mỏng không như bài hát của Phượng Linh. Học cùng trường Los Angeles Pierce College chúng tôi được 2 cô bạn gái Hoa Kỳ rủ đi ciné. Hai người bạn Mỹ học cùng trường của chúng tôi hỏi khích chúng tôi trong nỗi hoài nghi về những con cừu non Việt Nam này là biết "Frenchkiss" như thế nào không. Chúng tôi khi đó chỉ dám xác nhận chúng tôi là những người học hỏi theo rất nhanh và bắt chước rất giỏi nếu được 2 cô bạn dễ thương, xinh xắn này chỉ giáo. Thế là anh Dân đưa Michelle, 19 tuổi sang góc phải bên trong rạp hát Mulholland. Tôi đưa Denise, 19 sang góc trái trên tầng cao nhất. Trong cái bóng tối đồng loã với nhịp đập vội vàng của con tim thích mạo hiểm trong rạp ciné về đêm, cả rạp im lặng chăm chú xem hát, chúng tôi được 2 cô giáo Mỹ dạy cho vở tuồng nóng bỏng: "Những cái lưỡi đi hoang" khiến khung trời Mulholland giăng đầy những luồng điện hôn mê. Nắm tay Michelle ra khỏi rạp anh Dân phê bình khi nhận xét với tôi phim "Frenchkiss" hay thật, tôi trong tay Denise nheo mắt gật đầu tỏ ý tán đồng với anh. @ Thế nào là nụ hôn cứu độ? Trong y khoa có nụ hôn mà mọi người, mọi giới tính nên tìm học vì sự ích lợi của nó, khi cần thiết cứu người, ta nên ra tay cứu nhân độ thế. Đó là "Kiss of Life", nôm na là khẩu thuật CPR (CardioPulmonary Resuscitation), tức phương pháp hô hấp nhân tạo. Đây là cách cứu người chết ngạt tạm thời khẩn cấp bằng cách miệng áp miệng thổi không khí vào miệng của nạn nhân để phổi nạn nhân căng phồng lên để thở ra tự nhiên. Động tác được thực hiện cho 20 chu kỳ mỗi phút hoặc lâu hơn nếu cần. @ Khi nào nên hôn? Theo bán nguyệt san Mõ Nam Cali
số 55 ra ngày 15/10/2003 thì trang 72 đăng bài "Bom Sex hẹn giờ",
bài viết lược dịch bản tường trình của Tiến sĩ Piter
Pliat, một chuyên gia tình dục học người Đức. Ông cho biết
theo biểu đồ "Sex Bomb" mô tả giờ giấc nào mà con người
nên "giao tiếp" là lúc sáng sớm 5 giờ sáng, giờ này các
testosterones của các ông dễ tiết ra và tiết ra rất nhiều,
sự ham muốn sẽ phơi phới tình xuân, đây là lúc mà người
đàn ông sung mãn nhất trong ngày. Đến 7 giờ sáng lượng
hormones trên giảm đi 20%. Sau đó 8 giờ sáng là cao điểm thứ
hai cho người đàn ông. Nhưng tiếc thay giờ này phái nữ chưa
sẵn sàng ứng chiến, không cảm thấy ham muốn vì nàng mang
lượng hormoes rất thấp. 10 giờ sáng người đàn ông lại
giảm, 11 giờ sáng đàn ông lên cao điểm lần thứ ba. Lúc
này lượng hormones phụ nữ vẫn còn thấp.
Trong biểu đồ "Sex Bomb" của Tiến Sĩ Pliat thì nụ hôn sẽ góp phần cho đoàn quân xúc tác tiền đạo foreplay đẩy mạnh mặt trận tiến quân kế tiếp. @ Nụ hôn trong kỹ nghệ điện ảnh: Theo các đạo diển trong Hội Điện Ảnh Hoa Kỳ thì nụ hôn được các nhà làm phim chú ý vì theo thị hiếu ưa thích của quần chúng. Đạo diển gốc Pháp Francois Truffaut, một nhà làm phim kỳ cựu, cho là sự quyến rũ của nụ hôn đối với khán giả không phải chính nó mà là những tiểu tiết trước và sau nó. Nụ hôn được đưa lên màn bạc tại Los Angeles lần đầu tiên vào năm 1896 và nó được khán giả nhiệt liệt tán thưởng. Ngày nay phim ảnh khắp nơi trình bày nụ hôn như sự tự nhiên biểu lộ tình cảm của con người và tùy theo cốt truyện hay văn hóa khác nhau, nụ hôn được trình bày một cách nóng bỏng, cuồng nhiệt hay táo bạo, hoặc nhẹ nhàng, kín đáo hay thanh thoát. Trong những năm từ 1930 đến 1960 tại Hoa Kỳ ra một đạo luật kiểm duyệt, ngăn cấm những phim có các xen đồi trụy, những nụ hôn "dâm đảng hay thái quá" được đưa lên màn bạc. Tuy vậy, nụ hôn đắm say vẫn được thể hiện trong một cuốn phim ăn khách nhất trong cuối thập niên 30’s. Đó là phim nói về một chuyện tình lãng mạn xảy ra trong thời nội chiến "Gone with the wind" (Cuốn theo chiều gió), mà 2 diển viên chính là nam tài tử Clarke Gable và nử tài tử Vivien Leigh. Phim được trình chiếu lần đầu năm 1939. Từ thập niên 30’s của "Gone with the wind" đến thập niên 70’s sau chiến tranh Việt Nam kỹ nghệ phim ảnh Hoa Kỳ đã đi bước tiến nhảy vọt về loại yêu đương đầy thú vui xác thịt và thoát thai đến giai đoạn "quá đáng" của phim khích dâm như "Deep Throat". Đây là phim top hit đề cao sự khoái lạc của thể xác kèm theo vô số nụ hôn cuồng nhiệt, nóng bỏng điển hình cho ngành phim ảnh phóng khoáng, khi mà người ta có thể hôn bất cứ nơi nào mà họ muốn. Những nụ hôn trong phim loại này đã toát ra tính chất hoang đãng, man dại thiên về dục tính. |
@ Nụ
hôn trong âm nhạc:
Khi nụ hôn được nâng lên hàng nghệ thuật thì nó có vai trò thẩm mỹ như một bức tranh đẹp, một tác phẩm điêu khắc đầy giá trị hay một bản nhạc tình ca rung động con tim, trong ý nghĩa đó nhạc sĩ Văn Phụng đã sáng tác nhạc phẩm "Hôn nhau lần cuối", phổ từ thơ của Nguyễn Bính. Nguyễn Bính vốn là thi sĩ của sự lãng mạn trong tình yêu và của nụ hôn trong văn học: "Cầm tay, anh khẽ nói:
Bài "Trả lại em yêu" mà nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác cho thấy nụ hôn đượm phần rất ngọt ngào và rất âu yếm: "...Trả lại em yêu, khung trời
mùa Hạ
Trong bài "Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu" nhạc sĩ Nam Lộc cho những lời ca rất nhẹ nhàng, nhưng xao xuyến về nụ hôn: "Tim em chưa nghe rung qua một
lần
Nhớ khói bay lạc vấn vương
Người mang cho em nghe quen môi hôn ngọt mềm ..." Nhạc sĩ Lam Phương cho nụ hôn lên ngôi tình ái trong bài "Mùa thu yêu đương" như sau: "... Mùa thu ơi
Bờ môi em là nguồn tin yêu
đắm đuối
Nhạc sĩ Mai Đức Vinh sáng tác bài tình ca "Giọt nước mắt Paris", phảng phất nụ hôn xưa: "...Yêu nhau chi để đôi tim
tan nát
Nhạc sĩ Lê Quang sáng tác nhạc phẩm hôn trong con tim cô đơn là bài "Hôn em trong giấc mơ": "...Đến một lần đến người
hỡi
Trong nụ hôn gởi theo gió, mang nét mãng mạn của bờ môi đắm say trong thơ Hiền Vy, nhạc do Nhật Vũ và Đỗ Quân: "... Môi em
Hai nhạc sĩ S. Farina & L. Ratner sáng tác bài "Kiss me in the rain", do Barbara Streisand hát, VH phỏng dịch từ bản Anh ngữ. Nụ hôn tình tứ khi tình yêu thể hiện dưới cơn mưa của hai kẻ yêu nhau: "...Hôn em về dưới mưa
Trong bài tình ca thật nồng nàn "Love me with all my heart" được phỏng dịch như "Yêu em bằng tất cả con tim", nụ hôn được mô tả như điều nhớ nhung theo từng ngày tháng trôi qua: "Yêu em xin yêu em
Nhạc sĩ Leo Sayer sáng tác bài ca thật trữ tình "When I need you", được chuyển dịch là "Khi anh cần em". Nụ hôn được Leo Sayer đề cập lãng đãng qua lời ca tiếng hát, anh đề cao tình yêu như nụ hồng hôn lên trên rèm mi: "Khi anh cần em
@ Nụ hôn
qua danh ngôn:
"Khi con tim tràn đầy thì đôi môi phải mở ra". J. S. Hoffman "Nụ hôn đầu đời là nụ hôn dễ chịu và khó quên". Lucy Montgomery "Hai tâm hồn đang yêu nhau luôn luôn đón nhận nụ hôn và sự trìu mến trao nhau". Emily Erickson "Tôi trao em một bờ môi, nhưng nếu em trao tôi cả hai bờ môi, con tim tôi sẽ bị chao đảo". Francois René Leblanc "Hãy cho tôi nụ hôn và sự tưởng tượng sống với nụ hôn đó". Louis Armstrong "Nụ hôn ngọt ngào ngày đầu ta trao nhau lại đắng cay như lần cuối ta chia tay". Boris Pasternak "Đời sống cần nụ hôn và nụ hôn cần đời sống". Victor Hugo "Người đàn ông nhớ mãi lần làm tình đầu tiên, người đàn bà nhớ mãi nụ hôn ban đầu". Thomas Wyatt "Mặt trời lặn và mọc theo luật lệ thiên nhiên, còn con tim tôi sống và chết theo luật lệ của nụ hôn tình ái". James Appleton "Hãy trao nhau nụ hôn nồng ấm để mình sẽ không bao giờ xa nhau". Jane Ashford "Tình yêu bên bờ môi là chuyện ái tình dịu dàng và đáng nhớ nhất trong hạnh phúc lứa đôi". Jeanette Dubois "Nụ hôn là bản tình ca ngọt ngào và là vũ điệu dịu dàng trên bờ môi của người mình yêu". Melody Fields "Cám ơn anh cho em một tâm hồn trong sáng, một con tim chung thủy và một nụ hôn ngọt ngào nhất vì đó là một tình yêu bất diệt". Esther Austin |
@ Nụ
hôn qua các áng thơ chọn lọc:
Thơ văn Việt Nam về nụ hôn nhiều lắm. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết ngắn tôi đan cử một số các nhà thơ tiêu biểu mà tôi có dịp đọc thơ họ: * Hồng Vũ Lan Nhi, Fountain Valley:
"Nụ hôn đầu, ôi, sao đắm
say
Và tôi gọi chị là "nữ hoàng của thơ hôn" bởi vì chị có quá nhiều thơ hôn mà bài viết này đã lấy làm chủ đề: "Nhìn em tươi mát nụ cười
@ Cao My. Nhân, Lawndale:
"Xin đừng hôn mãi tay anh,
Nàng thơ ru hồn lãng đãng, chơi vơi với người tình qua những ý thơ nhẹ nhàng, lưu luyến khi mùa xuân yêu đương trở về: "Người yêu hỡi, sao anh yên
lặng thế
@ Huệ Thu, San José:
"Lạ lùng sao mới chia tay
Bây giờ, tất cả là mơ
@ Sương Mai, Sacramento:
"Có câu lục bát rất... tình
@ Bích Khuyên, Tulsa:
"Một ngày anh nói: "Đã yêu
em!
@ Vũ Hoài Mỹ, Orange county:
@ Hà Huyền Chi, Lacey:
"Ôm ghì cơn bão trong tay
@ Đạm Thủy, Seattle:
"Hôn em, sao chớp mắt nhìn
@ Lê Quang Sỹ, San José:
"Một nụ hôn ngày nào
@ Vương Vũ Hoàng, Washington,
DC.
"Ta hôn nhau lần cuối
@ Xuân Đào, Palo Alto:
"Hôn cho trời đất quay cuồng
@ Đường Sơn, Melbourne, Australia:
"Vén tóc em hôn trán
@ Lê Duyên Thùy Trang, Boston
"Nếu vắng anh đời thiên thu
giá lạnh
@ Việt Hải, Los Angeles:
"Lần đầu anh ghé hôn môi,
Đôi môi gắn bó lâng lâng,
Giờ đây đông đã sắp tàn,
Nhụy vàng, hoa đỏ ửng hồng,
Trên bờ môi yêu dấu, văn nhân J. S. Hoffman đưa ra hình ảnh của nụ hôn yêu đương chín mùi: "Khi con tim tràn đầy thì đôi môi phải mở ra", kỷ niệm trong nỗi xúc cảm của tác giả dâng tràn lên qua bài "Môi yêu": "Môi em ngần ấy dễ thương,
Thôi rồi nếu đã hôn môi,
Nụ hôn là biểu tượng cho
tình yêu con người, nụ hôn được nhiều sách vở tôn vinh
như một bộ môn nghệ thuật cần thiết (Sách đã dẫn "The
art of kissing"). Ngày nào trái đất còn xoay, nhịp tim vẫn còn
đập, nhân loại sẽ còn mãi yêu nhau. Bài viết này đã duyệt
qua một chuỗi đề mục liên quan đến nụ hôn, ví dụ như
thuở ban sơ con người đã yêu nhau để cho nụ hôn ra đời.
Qua bao năm thăng trầm trên mặt địa cầu, nụ hôn theo đà
tiến hóa của nhân loại, nụ hôn được cải tiến cho thích
hợp với thời gian và không gian của xã hội loài người,
dù lối hôn hít tiên khởi của người Nhật bản hay lối
hôn chà sát đầu vào nhau của dân Eskimo đến nụ hôn "mút
lưỡi" theo lối Pháp đầy quyến rũ, khi mà những cái lưỡi
đi hoang trong biên cương của sự tìm nguồn hạnh phúc say
đắm. Nụ hôn đã được nuôi dưỡng, được trân trọng
lưu giữ trong cuộc sống này, nhất là trong các địa hạt
phim ảnh, âm nhạc, sách vở hay trong thi ca. Người ta tri ân
nụ hôn trong dịp lễ lạc lớn có tầm vóc quốc gia như lễ
tình yêu Valentine, Mother's Day hay Father's Day.
|
[ Trở Về ]