Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
|
|
Mùa
xuân, hoa xuân, nhạc xuân, hát xuân...nhiều bông hướng dương
làm thành một bó Xuân Thì.
Hương Xuân Thì cổ tích ướp thơm một góc quê hương. Vào thời mà phương tiện giao thông không có, sắc tộc cách nhau bởi hẻm núi dòng sông, hội xuân tạo cơ hội độc nhất trong năm, gặp gỡ hát đốitán tỉnh trước khi đi đến tình dục. Sơn ca trung du hồn nhiên.Người Tày hát Lang giao duyên lễ cưới, hát Lượn hát Phong Slư ngày hội và ngoài đồng ruộng.Người Nùng hát Sli. Người Dao hát Páo Dung Tình trung du cũng hồn nhiên. Vượt bất cứ nhà viết kịch tài ba, bỏ xa phong trào "giải phóng phụ nữ", đẩy tính lãng mạn lên tới chín tầng trời. Bụt cười, loài người thở dài sườn sượt. Ngày tết, lệ người Tày, những người yêu nhau không thành đôi thành lứa, nay dù có gia đình vẫn được phép (vợ hay chồng) tìm về chốn cũ, nơi ngày này mấy chục năm trước cùng bạn tình cầm tay hát Lượn. Năm nay chưa gặp thì năm tới, năm nào cũng ra chốn cũ, bao giờ chết mới thôi. Có ai yêu lâu dài đến thế?
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục dẫn nghiên cứu của Henri Maspero trước 1945, khu Tự Trị Thái Mèo ở Nghĩa Lộ, Yên Bái. Động Thẩm Lệ ngày thường không ai dám vào, sợ động chạm đến quỷ thần. Mùa xuân, ngày hội trai gái náo nức vào động. Anh chàng thắp đuốc diễu qua trước mặt các cô nàng, cố soi tận nơi. Khi tìm thấy người ưng ý, anh đứng trước mặt nàng rồi cất tiếng hát. Nếu hát mãi không thấy nàng ngồi xuống, biết cô nàng không bằng lòng, chàng mau mau biến. Nếu ưng, noọng ngồi xuống, chàng tắt đuốc ngồi cạnh. Hai bên vịn vai nhau mà hát. Hát hơi mỏi miệng nhưng không mỏi tay. Ngày càng thân mật dẫn đến tình dục. Không có hội hè ấy, mùa màng không tốt, lúa ngô khoai không mọc. Bức tranh tình tứ tràn đầy âm điệu và ý nghĩa dân tộc học xứng đáng quay thành phim giới thiệu với thế giới, hơn cả "phim bộ Hàn quốc". Ở đồng bằng, từ Thanh Hóa đến Bắc Ninh, mùa xuân cũng là lúc Xuân Thì tung nở. Hội Bắt Chạch, hội Tắt Đèn, hội Rã La, rước Nõ Nường...cả làng tham dự. Nõ Nường là hai bộ phận sinh dục nam nữ. Xong lễ, trai gái nắm tay tìm ổ. Chỉ người Việt "quê mùa" mới giữ tục này. Nõ Nường tạm bằng mo cau, xong lễ hủy bỏ tức tưởi. Không nhà dân tộc học nào lên tiếng. Người Việt nhịn mãi nên quen? Dưới áp lực Nho gia, người tự nhận "có học"cho là thiếu đạo đức. Ngày nay người thành phố thấy bỡ ngỡ, dù sự tích "Thạch Quang Phật" chùa Dâu trong Lĩnh Nam Chích Quái là một cố gắng dân gian nhằm lưu giữ văn hóa bản địa chống chỏi làn sóng văn hóa người Hán thời Sỹ Nhiếp. Quan họ Bắc Ninh bây giờ hơi ngặt. Một khi kết thành liền anh liền chị là không được kết duyên với nhau nữa. Tiếc khăn rơi xưống thương bèo dạt mây trôi...toàn nói hộ cho người. Xuân Thì riêng mình cố mà quên. Người quan họ ngày hội hát từ sáng tinh mơ cho đến chiều sương sớm. Lời quan họ trói mà không buộc, buộc rồi lại buông, buông rồi thở dài thở ngắn. Dư âm văn hóa cổ, trong thơ cóyếm trong yếm có thơ. Người Kinh Bắc, mẹ liền chị quan họ, Hoàng Cầm quen "chuông chiều cởi yếm, chuông sớm đội khăn", thơ đốt cháy những người đạo đức, từ hạng nhất đến hạng ba: Ngày xưa, nơi trung du-đồng bằng, những đứa trẻ sinh ra từ phối hợp Xuân Thì ấy là món quà của thần linh, được cả làng yêu quí. Tục trai gái hát tán tỉnh nhau trước khi đi đến quan hệ tình dục có nguồn gốc ở các dân tộc cổ vào đầu xuân khi vạn vật đâm chồi và người gặp gỡ sinh sản. Ngàn năm trước, bệnh tật, chiến chinh, khí hậu, vệ sinh, tình trạng sắc tộc rải rác, là cản trở cho gia tăng dân số. Sự phối hợp mùa xuân là điều cần thiết. Nếu không, làm gì có dân tộc Việt như hôm nay?
|
(*) http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chiec-khan-pieu-kieu-hung.Q4YWmTMgnt.html
Chiếc Khăn Piêu (Dân ca dân tộc Xá - Lời Việt và Ký âm: Doãn Nho) |
Khăn Piêu, Sơn Nữ Dao (photo của ai? quên tên, tệ quá) |
|