Người
mẹ và đứa con tật nguyền.
Đỗ Minh Triệu
sinh năm 1968, bị mắc chứng loạn dưỡng cơ (muscular dystrophy)
quái ác làm teo cơ bắp từ năm 10 tuổi, không thể ngồi lâu,
chỉ còn xử dụng được một ngón tay duy nhất để gõ phím
và bấm chuột. Anh vẫn phải để cho mẹ chăm sóc, thay quần
áo, tắm rửa, gội đầu, đút cơm, thay tã lót cho như một
em bé sơ sinh. Anh cảm thấy mình là đứa con được mẹ thương
yêu nhất trần gian. Nhiều đêm bệnh hành hạ không ngủ được,
anh càng thương mẹ khi nhìn mẹ tóc bạc da mồi nằm giường
bên đang thiếp ngủ mệt, sau một ngày vất vả lo cho con.
Bao lần anh nghĩ
và hiểu là nếu anh chết đi, mẹ sẽ đau buồn lắm. Nhưng
nỗi buồn của mẹ rồi sẽ nguôi ngoai theo thời gian. Hằng
ngày mẹ phải thấy anh sống tật nguyền đau đớn, hình hài
chẳng khác bộ xương cách trí... Mẹ biết con đã nghĩ đến
cái chết, nên bà thường hay nói với anh: "Con là lẽ sống
của mẹ, cả đời mẹ được chăm sóc con như một em bé,
mẹ rất hạnh phúc.
Con cần can đảm sống để đối
diện, thi gan, thử thách với bệnh tật".
Anh thương mẹ và
vâng lời. Anh cảm thấy mình tồn tại trên đời này hơn
40 năm qua cũng là một phép lạ, một sự tỏ rõ quyền năng
của Tạo Hóa đã ban sự sống cho con người vậy.
Lòng
mẹ.
Sinh con được 17
tháng tuổi, gia đình mới phát hiện những triệu chứng bất
thường của Toàn. Người mẹ cuống cuồng mang con đến bệnh
viện Nhi Đồng 1 khám bệnh nhưng các bác sĩ đều bó tay vì
không thể chẩn đoán em bị bệnh gì, chỉ biết cơ chân của
em không bình thường cần phải tập vật lý trị liệu. Mỗi
tuần ba lần, người mẹ kiên trì chở con bằng xe đạp từ
Q.8 đến trung tâm phục hồi chức năng trẻ bị bại liệt
ở đường Bà Huyện Thanh Quan (Q.1) để tập vật lý trị
liệu.
Bác sĩ chẩn đoán
Toàn bị thoái vị màng tủy, không thể đi lại được. Người
mẹ Mai Thị Ba đã cạn nước mắt vì thương con. Nhìn con
thơ mà đau lòng mẹ, chị không biết rồi tương lai con mình
sẽ đi về đâu với đôi chân tật nguyền: "Với tôi, mọi
thứ lúc ấy như mất hết, nhìn đứa con chưa biết nói đã
chịu tật nguyền, lòng tôi quặn thắt".
Toàn chỉ bị liệt
chân còn não bộ vẫn bình thường. Trường học không nhận
hồ sơ và bảo đến trường khuyết tật. Chị như muốn buông
xuôi. Nhưng nghe tiếng con: "Mẹ ơi, cho con đi học giống các
bạn đi, con muốn đi học", chị cương quyết đi năn nỉ hiệu
trưởng cho con đi học. Mỗi sáng đưa con đến trường, chị
xin lại đợi con. Giờ ra chơi chị xin vô lớp đưa con đi
vệ sinh hay nói chuyện với con, chiều lại đưa con về. Chuyện
cứ vậy. Nhìn con ngồi ngặt ngoẹo nơi góc nhà mà chị không
cầm được nước mắt.
Không phụ lại
công lao hy sinh to lớn của mẹ, tuy khuyết tật về hình thể
nhưng ý chí và nghị lực của Toàn được thầy cô, bạn
bè, hàng xóm rất nể phục và yêu thương. Toàn học rất
giỏi môn Tin học và Anh văn. Đó là phần thưởng vô giá
của người mẹ.
Ngày khai giảng
năm học mới đây, thầy cô và học sinh trường THPT Ngũ Hành
Sơn (Đà Nẵng) cùng mọi người tham dự đều lặng đi vì
xúc động khi em La Thành Toàn (lớp 10/10) được mẹ bế lên
lễ đài nhận phần thưởng của Hội Khuyến học. Đôi chân
của em chính là người mẹ, dù người mẹ này đang phải
một nách nuôi sáu đứa con, một mẹ già và người chồng
tàn phế.
Bà
mẹ mù lòa.
Khi đi qua Trung tâm
thương mại Tx Sa Đéc (Đồng Tháp), người ta thấy một người
phụ nữ mù ngồi ở góc phía trái chân cầu thang, cầm chiếc
ca nhựa chờ người qua lại bố thí. Bà ăn xin nhưng không
hề cất tiếng van xin, chỉ ngước khuôn mặt lên ngóng chờ
tiếng chân người qua lại, nét mặt như van nài. Ngày nắng
cũng như ngày mưa, mỗi ngày bà đến đây từ 8g30 đến 21h,
bà lại lọ mọ khua gậy dò đường về nhà. Khổ thay chồng
bà lại bị tật nguyền. Đó là bà Nguyễn Thị Gấu (55 tuổi),
đã ăn xin hàng chục năm nay để nuôi 2 con gái vào đại học.
Lúc đầu, vợ chồng
bà sống nhờ vào cha mẹ hai bên và sự đùm bọc của xóm
giềng. Rồi lần lượt các con ra đời, cảnh nghèo càng túng
quẫn thêm. Bà nói: "Tôi mù, ổng không có khả năng lao động,
chỉ còn cách đi xin, nhờ vào lòng hảo tâm của người khác
mà sống".
Ý thức về hoàn
cảnh gia đình, không phụ lòng cha mẹ, các con bà đều học
hành chăm chỉ. Cả ba chị em Phạm Thị Hương, Phạm Thị
Thùy Lan và Phạm Thị Thùy Dung đều là học sinh giỏi nhiều
năm liền. Thầy cô và bạn bè đều yêu mến. Các em quyết
phấn đấu học giỏi để thoát khổ.
Gánh
nước nuôi con.
Hơn 30 năm qua, một
tay của chị Nguyễn Thị Xuyến (xã Phương Sơn) bị tê liệt
cùng với việc giảm trí nhớ, nhưng phụ nữ này vẫn cặm
cụi ra chợ từ mờ sáng để gánh nước thuê nuôi con trai
ăn học, dù chỉ kiếm được dăm bảy ngàn. Gương mặt chị
khắc khổ vì gian truân, dù mới tuổi 40, căn chòi như chứa
đầy nỗi ưu tư khắc khoải.
Chị là "gái lỡ
thì", chị "xin" được một đứa con từ một người bán kem
dạo khi chị 26 tuổi. "Cuộc tình dạo" của chị khá nổi
tiếng ở phố Sàn. Chị ảnh hưởng hơi nóng của bom dội
xuống nhà nên chị thành đứa trẻ ngẩn ngơ, không tinh nhanh
như bạn cùng thời. Cả não và nửa bên người trái của
chị bị ảnh hưởng từ lúc chị 3 tuổi. Nhiều năm chị
phải bán thân bất toại.
Chị thổ lộ: "Tôi
và bố cu Kiên không hề biết nhau. Thấy anh ấy hiền lành,
nghe mọi người xui đến xin một đứa con". Và chị "xin" thật.
Mới đầu, anh bán kem không đồng ý vì sợ có chuyện không
hay xảy ra với cô gái bệnh tật. Anh này đã có vợ và hai
con trai. Nhưng rồi anh cũng đồng ý "biếu không" chị Xuyến
một đứa con.
Một ngày như mọi
ngày, sáng từ 3 giờ, chị đi bộ gần 2km ra chợ, gánh nước
thuê, làm tất cả mọi việc người ta thuê. Hôm nào cũng
vậy, còn gạo trong nhà, chị nấu cơm để sẵn cho con trai
thức dậy ăn và đi học. Ước mong của chị đơn giản chỉ
là con trai có đủ sách vở, có bộ quần áo mới trong năm
học mới, đủ ăn ngày hai bữa.
Cõng
con đi học.
Sinh ra trong một
gia đình nông dân nghèo ở xã Hưng Hòa (TP Vinh- Nghệ An), nhưng
chị Nguyễn Thị Hợi mồ côi cả cha lẫn mẹ khi chưa tròn
1 tuổi. Tuổi thơ buồn đi qua cùng những gánh hàng của ông
bà ngoại. Cuộc đời không ưu ái chị thì chị phải tự
tìm lối đi. Chị có mối tình thời áo trắng với anh trai
làng Lê Văn Tư, rồi họ cưới nhau và có 3 con.
Nhưng hình như niềm
vui nào cũng ngắn ngủi. Anh Tư vào cõi vĩnh hằng sau một
cơn tắc nghẽn mạch máu não, không một lời trăn trối. Con
trai giữa là Lê Văn Đông bị teo chân và liệt từ lúc 1 tuổi.
Thời ấy tất cả bệnh viện ở TP Vinh đều không chữa được.
Các bác sĩ kết luận cháu bị liệt chân phải và teo cơ.
Họ định đưa con ra Hà Nội, nhưng thời ấy nếu bán cả
ngôi nhà chắc cũng không đủ tiền trang trải. Họ đành chấp
nhận số phận.
Đường từ nhà
tui ra trường học xa 15 km. Lầy lội và bùn sình. Nhất là
vào mùa mưa lũ. Chị vẫn kiên trì hằng ngày cõng con đi học.
Đưa con vào trường rồi chị lại ra ruộng mò cua, bắt ốc,
chờ tiếng trống tan trường thì chị lại cõng con về. Những
hôm trời mưa tầm tã, vừa cõng con mà chị vừa khóc vì tủi
thân. Chị bộc bạch: "Thương mình một thì thương con mười.
Có lúc mò cua trên đồng, tôi đã ngẩng mặt lên trời hỏi
cao xanh rằng sau này con tui sẽ ra sao? Tui rồi cũng có tuổi,
có theo suốt nó cả cuộc đời được đâu. Nhưng ngẫm lại
ở đời, đôi khi có những nhân quả rất đáng ngẫm ngợi.
Cuộc đời đã không cho đứa con của chị đôi chân lành
lặn thì bù lại đã cho con một nghị lực, khát vọng sống
mãnh liệt và học giỏi". |