Từ cuối năm 2012, dân thành phố Paris đã bắt đầu ngóng
chờ tin tức về những chiếc chuông mới sẽ được thay thế
những chuông hiện có vào dịp Chúa Nhật Lễ Lá và lễ Phục
sinh năm 2013. Và đúng như thế tiếng chuông đầu tiên của
chín chiếc chuông mới đã hoà cùng tiếng chiếc chuông cũ
nhất của nhà thờ Notre Dame vào ngày 23 tháng 3, năm 2013 đổ
vang rền trên thành phố Paris.
Một chút về
những chuông của nhà thờ Notre Dame.
Năm nay là năm kỷ niệm 850 năm nhà thờ Notre Dame (1163-2013),
trong thời gian này nhiều chuông trong nhà thờ cũng đã được
thay thế phần vì đã hư hỏng, phần vì chiến tranh tàn phá.
Giới chức nhà thờ cũng cho biết những chuông được thay
thế luôn luôn được thực hiện sao cho có thể hoà hợp với
tiếng của chuông Emmanuel là chuông cổ nhất dựng từ thế
kỷ 17.Có bốn quả chuông lớn tại nhà thờ Đức Bà
Paris là quà tặng của hoàng đế Napoleon đệ tam vào năm 1856.
Chúng được sử dụng để báo giờ mỗi ngày kể từ đó
đến nay. Những quả chuông này cũng từng được rung để
đánh dấu sự kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất và
giải phóng Paris vào năm 1944.
Hình
Internet
Năm nay, 2013, trong bộ chuông mới gồm chín chiêc này, tám
chiếc được đúc tại xưởng đúc Cornille Havard
ở thị trấn Normandy vùng Villedieu-les-Poêles (Manche). Chiếc
thứ chín lớn nhất mang âm trầm có tên là Marie được đúc
ở Hoà Lan rồi gửi đến Normandy tập trung. Chuông Marie là
tên Đức Hồng Y Jean-Marie Lustiger. Đức Hồng Y Lustiger cũng
là tổng giám mục Paris từ 1981 đến 2005.
Bốn chuông cũ, đúc từ năm 1856, đã được gỡ xuống để
đem đi Villedieu-les-Poêles để làm mẫu từ tháng 2 năm 2012.
Theo giới chức đương thời và theo luật định đây là sở
hữu quốc gia, bốn chuông này và những chuông bị thay thế
sẽ được tạm thời cất giữ tại Paris và sẽ
không được đem đi nung hay xử dụng lại vào thời điểm
này. Bốn chuông cũ nói trên là:
Angélique-Françoise
nặng 1915 kg, gióng thanh do #
Antoinette-Charlotte
nặng 1335 kg, gióng thanh ré #
Hyacinthe-Jeanne nặng
925 kg, gióng thanh fa.
Denise-David nặng
767 kg, gióng thanh fa #
Bốn chuông này thường được gióng gọi lễ, gọi cầu nguyện,
lễ tang, lễ cưới, v.v.. và gióng từng giờ theo đồng hồ.
Chuông chủ
(grand Bourdon ), treo trong tháp Nam, được vua Louis XIV đặt tên
là Emmanuel, đúc năm 1681, nặng hơn 13 tấn, quả gióng
chuông nặng 500 kí lô, gióng thanh fa trưởng (fa dièse) ; chuông
này chỉ được gióng vào những dịp lễ như Giáng sinh
(Noël), Phục sinh (Pâques), Hạ trần (Pentecôte), lễ các Thánh
(Toussaint), khi bầu Giáo hoàng, hay khi Giáo hoàng qua đời.
Chuông Emmanuel là chuông cổ duy nhất đã gióng tiếng
từ hơn 330 năm tuổi mà vẫn còn tốt.
Chuông mới được chọn đúc tại hai nơi:
Xưởng đúc Cornille- Harvard ở Villedieu-les-Poêles (Manche), đúc
8 chuông nhỏ, những chuông này thay thế chuông treo ở tháp
Bắc.
Xưởng đúc Royal Eijsbout ở Asten (Hòa Lan) đúc chuông
chủ mới (bourdon nhỏ) Marie, chuông nặng 6023 kg đồng,
có đường kính 206.5 cm, và gióng thanh sol #. Chuông này được
treo ở tháp phía Nam kế bên grand bourdon Emmanuel .
Tên các chuông nhỏ trên tháp Bắc được lựa chọn như sau,
theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất theo sức nặng
và đường kính chuông :
Gabriel (tên thánh Gabriel) ; 4162 Kg, đường kính 182.8 cm,
gióng thanh la#.
Anne-Geneviève (tên thánh Anne, mẹ của Đức mẹ đồng
trinh và thánh Geneviève, thánh bảo vệ thành phố Paris) ; 3477
kg, đường kính (đk) 172.5 cm, gióng thanh si.
Denis (tên thánh Denis, giám mục thứ nhất của Paris,
vào khoảng năm 250) ; 2,502 kg, đk 153.6 cm, gióng thanh do #.
Marcel, (tên thánh Marcel, giám mục thứ chín của Paris
vào cuối thế kỷ thứ IV) ; 1,925 kg, đk 138.3 cm, gióng thanh
ré #.
Étienne, (tên thánh tử đạo Étienne, đồng thời cũng
là tên thánh đường đã được xây dựng vào năm 690 trên
nền đất hiện tại của nhà thờ Đức Bà) ; 1494 kg, đk 126.7
cm, gióng thanh fa.
Benoît-Joseph, (tên Đức Giáo hoàng Benoît XVI, Joseph Ratzinger)
; 1,039 kg, đk 120.7 cm, gióng thanh fa#.
Maurice, (tên của Maurice de Sully, giám mục thứ 72
của Paris, từ 1160 đến 1196, đã khởi công xây dựng vào
năm 1163 nhà thờ Đức Bà hiện tại), 1011 kg, đk 109.2
cm, gióng thanh sol#.
Jean-Marie, (tên của Hồng y Jean- Marie Lustiger, Tổng giám
mục thứ 139 của Paris, từ 1981 đến 2005), 782 kg, đk 99.7 cm,
gióng thanh la #.
Chi phí dùng để thay bộ chuông được cho biết là 2 triệu
Euros, đây là tiền dâng hiến, đóng góp tự nguyện mà có.
Đã có dịp thăm Paris nhiều lần, người viết hy vọng có
ngày lại được ghé thăm Paris và nghe tiếng chuông mới của
Nhà thờ Notre Dame.
Sóng
Việt Đàm Giang
03/27/2013
|