Chim
Việt Cành Nam
[
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả
]
[
Trang
trước ] / [Trang sau ]
|
|
NGÀY
THỨ 07: Thứ Ba 13 September.
Buổi sáng: đoàn đi thãm Veliky Novgorod nằm trên công lộ liên bang M10 nối liền Moscow với St Petersburg. Veliky Novgorod, thường được gọi dản dị là Novgorod, nằm dọc theo sông Volkhov. Nơi đây có thành cổ Detinets của Novgorod, thành Kremlin xưa nhất trên đất Nga, chứa dinh thự cổ nhất của Nga, một chuông tháp (giữa thế kỷ 15),và một đồng hồ tháp cổ nhất (1673) cùng với nhà thờ Thánh Sophia, ngôi giáo đường đầu tiên xây bằng đá, và Chuông tượng đài bằng đồng "Thiên-niên-kỷ Nga".
Toàn
diện thành cổ Novgorod nhìn từ trên cao xuống
|
Đài Thiên niên Kỷ
hình chuông, bằng đồng, của Nga (Millennium of Russia) được
xây dựng vào năm 1862 để kỷ niệm một ngàn năm hoàng đế
Rurik đến Novgorod, một biến cố coi như điểm thành lập
lịch sử nước Nga. Đài gồm hai tầng, tầng trên mang hình
tượng những nhân vật quan trong trong lịch sử Nga, tầng thứ
hai là tượng khắc trạm những nhân vật nổi tiếng của
Nga từ hoàng đế đến nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc,
chính trị gia, v.v...
Ngoài ra, tại nhà thờ
Chúa Cứu thế Hiển linh /Cathedral of Christ Our Savior (Spaso Preobrazhenskii
Sobor) trên đường Ilin có những bức icons nổi tiếng của
nhà danh họa Theophanes the Greek (thế kỷ thứ 14).
Buổi trưa: Rời Veliky Novgorod để đi St Petersburg (tên cũ là Leningrad), kinh đô của nước Nga Đế Chế nãm xưa, do Peter The Great xây dựng bên cửa sông Néva. St Petersburg Mang tên Petrograd trong WW I, và đổi thành Leningrad sau khi Lénin chết vào năm 1924. Thành phố được phục hồi tên St Petersburg vào năm 1991. Thành phố St Petersburg có một đài kỷ niệm rất lớn. Đó là đài kỷ niệm những Anh hùng bảo vệ thành phố Leningrad.
Đài kỷ niệm này, trọng tâm của quảng trường Chiến thắng (Ploschad Pobedy) nằm trên đại lộ chính dẫn đến thành phố từ phi trường quốc tế St. Petersburg. Đài kỷ niệm xây cất như một vòng nhẫn mở, miêu tả tất cả nỗ lực của dân chúng trong thời kỳ 900 ngày vây hãm thành phố Leningrad (Blokada), thời gian thành phố này bị Đức quốc vây hãm trong những năm từ tháng 9 1941 đến tháng 1 năm 1944. Trong vòng nhẫn là những ngọn đuốc và vách tường ghi khắc lại sự can đảm của những người bảo vệ thành phố. Trong đài kỷ niệm có một hành lang kỷ niệm nằm trong một nhà hầm lớn của viện bảo tàng. Ngay từ khi bắt đầu bị phong tỏa, hơn 2,885,000 dân và 400,000 trẻ em sống trong St Petersburg đã không nhượng bộ. Thực phẩm hạn chế tối đa, hệ thống giao thông công cộng bị cắt đứt hoàn toàn, khẩu phần hàng ngày cỡ 125 gm bánh mì cho một đầu người trong mùa đông 1941-1942. Các báu vật của Hermitage và các cung điện được dấu kỹ đưới hầm của Hermitage và nhà thờ St Isaac. Những sinh họat dù hạn chế nhưng vẫn tiến triển. Cũng trong hoàn cảnh thiếu thốn khổ sở đó mà Dmitry Shostakovich đã viết nên ba đoạn đầu của Symphony "Leningrad" thứ Bẩy (the Seventh Leningrad Symphony). Dù không thể biết là Shostakovich có thật sự muốn viết bản nhạc hòa tấu để tưởng nhớ thời kỳ Leningrad bị kiềm tỏa hay không, nhưng bản nhạc được chính thức coi như tiêu biểu cho sự can đảm của dân chúng thành phố Leningrad chống lại quân xâm lược Đức quốc, và làm nâng cao tinh thần ái quốc thời đó. Sau hơn 900 ngày bị kiềm tỏa từ September 08 1941 đến January 27 1944, tổng số tử vong lên đến hơn 600 ngàn người. Con số ước lượng từ một số bài viết cho rằng có thể lên cao đến cỡ 800 ngàn. Mồ chôn tập thể rải rác nhiều nơi. Riêng nghĩa trang Pyskaryovskoye Memorial chôn hơn 500,000 người.
|
NGÀY
THỨ 08: Thứ Tư 14 Sept
Buổi sáng: Đi PETERHOF. Cung điện mùa Hè (Petrodvorets) là một quần thể kiến trúc do vương triều Romanov xây dựng bên vịnh Baltic thật huy hoàng tráng lệ; và hoa viên của Cung điện với hệ thống hồ phun nước tuyệt mỹ.
Thành phố Pushkin (trước đây mang tên Tsarskoye Selo) nằm ngoại ô St. Petersburg và gồm nhiều công viên và dinh thự đẹp. Nổi tiếng nhất là Cung điện (dinh) Catherine, nơi Nữ Hoàng Catherine the Great sống và từ trần. Dinh có một sảnh đường dài trang hoàng tráng lệ mà Catherine thích đi bộ để đến nhà thờ riêng của bà. Nơi đây cũng có trường Lyceum (Litzei) nằm ngay bên cạnh mà văn hào Pushkin và nhiều nhân vật tên tuổi đã từng theo học. Cách đó không xa là dinh Alexandrovsky, căn nhà của vị Hoàng sa cuối cùng Nicholas II của Nga quốc. Gia đình Nicholas II đã rời nơi này vào năm 1917 để trốn sang Yekateringburg và rồi cả nhà bị dân cách mạng Bolshevicks thảm sát tàn bạo ở nơi đó. |
Buổi chiều đoàn trở
lại St Petersburg: thăm Đại Thánh đường Thánh Isaac (Isaakievskii
Sobor), ngôi nhà thờ Ki-tô giáo lớn thứ ba ở Châu Âu, nơi
đây có các tác phẩm tranh và tượng của Mỹ thuật Chính
thống giáo Nga thế kỷ thứ 19; và thăm nhà thờ Xây-trên-Máu-đổ
The
Church of the Savior on Spilled Blood (Khram Spasna Krovi), kiến
trúc Baroque Nga đầy màu sắc.
(Nhà thờ mang tên Nga
Khram Spasna Krovi có thể được dịch khác nhau, nhưng nói chung
thì chung nghĩa như Church of the Resurrection, Church of our Savior
on the Blood, Cathedral of the Ascension, Resurrection of the Christ, or
Assumption, Church of the Redeemer, thông dụng nhất là được mang
danh Nhà thờ "Spilled Blood")
Quảng trường Nghệ thuật có tượng Pushkin đi xuống đại lộ Nevski (Nevski Prospekt). Trên đường Nevski có Đại thánh đường St Issac; xa xa kề bên một kênh sông Néva, có Đại thánh đường Kazan, có quán Cà-phê Văn học (Literaturnoe Kafé) đã hiện diện hơn 200 năm - nơi từng lui tới của nhiều vãn, thi nhân nổi tiếng như Pushkin, Lermontov, Dostoievski, v.v.. -những tiệm bánh ngọt, những cửa hàng thời trang, những hiệu sách, quán nhạc hay phòng tranh v.v... |
Quảng trường Senate
nằm
ở tả ngạn sông Neva, ngay trước nhà thờ St Isaac, ngày trước
được gọi là quảng trường Cuộc khởi nghĩa tháng 12
(Decembrists
Square) để kỷ niệm cuộc cách mạng tháng 12 xẩy ra ở
đó vào năm 1825. Phía đông của quảng trường là tượng
đài Kỵ mã bằng đồng (Bronze Horseman). Đây chính là
tượng đài "Pierre Đại-Đế cưỡi ngựa" do Nữ hoàng Catherine
The Great cho xây dựng để kỷ niệm Peter The Great. Có thể
nói Nữ hoàng Catherine the Great đã thay đổi bộ mặt thành
phố St. Petersburg và biến thành phố này thành một trong những
đô thị được ca tụng nhiều nhất trên Âu châu.
|
NGÀY
THỨ 09 : Thứ Năm 15 September
Buổi sáng: Thăm Quảng trường Palace của Cung điện mùa Đông. Thăm Viện bảo tàng Hermitage (được xếp hạng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Viện bảo tàng Louvre ở Pháp) Đây là nơi chứa một kho tàng đồ sộ về văn hóa và mỹ thuật của Nga và Châu Âu. Thời gian hạn hẹp không cho phép đi thăm được nhiều trong viện bảo tàng. Dù chỉ được nhìn lướt qua người viết cũng đã thấy chóng mặt về sự phong phú, đồ sộ và hào nhoáng của viện Hermitage này. Cung điện mùa Đông là một giải kiến trúc màu xanh nhạt và trắng, nhìn ra sông Néva. Mặt trong nhìn vào Quảng trường Palace.
Dinh thư mùa Đông hay Bảo tàng Viện Quốc gia Hermitage. Nằm cạnh bờ sông Néva, tòa dinh thự xây cất theo kiểu Baroque đã từng là tư dinh của nhiều sa hoàng từ sau năm 1762. Đây là một dinh thự ba tầng, mầu xanh lá cây và trắng, được biết đến như là tòa nhà chính của Bảo tàng viện Hermitage. Tòa nhà chứa 1786 cánh cửa, 1945 cửa sổ, và 1057 sảnh đường và phòng trang hoàng lộng lẫy. Dinh thự xây trong khoảng từ năm 1754 đến 1762 cho Nữ hoàng Elizabeth, con gái của Peter The Great , nhưng bà chết trước khi dinh thự hoàn tất. Vì thế chỉ có Catherine The Great và những vua chúa kế tiếp là được hưởng. Hiện nay dinh mùa Đông này và bốn kiến trúc bên cạnh là nơi trình bày những tác phẩm nghệ thuật của liên bang Nga và được xem như là một trong những viện bảo tàng lớn nhất và có giá trị nhất trên thế giới. Nữ hoàng Catherine Vĩ đại đã bắt đầu thu thập tranh họa từ năm 1764, và cho hiện nay Hermitage Museum chứa một lượng tranh ảnh khổng lồ với những tác phẩm nghệ thuật của rất nhiều danh họa trên thế giới như Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael, Titan, Remblands, Rubens, cùng nhiều họa sĩ trường phái Ấn tượng như Renoir, Cezanne, Manet, Monet, Pissaro, Vangogh, Matisse, Gaugin, cùng điêu khắc của Rodin. Đi thăm trọn vẹn Hermitage có thể cả năm cũng chưa thể xem hết.
Rodin: Cupid & Psyche Palace Square (Dvortsovaya
Ploshchad), nằm ngay mặt sau của Cung điện mùa Đông (Hermitage
Museum), là quảng trường đô thành của St Petersburg và của
đế chế Nga thời trước. Nơi đây đã từng chứng kiến
những biến cố đẫm máu như Ngày Chủ nhật đẫm máu (Bloody
Sunday năm 1905) và Cách mạng tháng Mười 1917. Đứng giữa
quảng trường là cột Alexander (1830-1834) do August de Montferrand
thiết kế làm bằng đá đỏ cao 47.5 m.
Tại St. Petersburg, ngoài hai tượng đài Alexander (Quảng trường Palace xây năm 1843) và Peter the Great (quảng trường Senate xây năm 1849) còn có tượng đài Nicholas I tại quảng trường đại thánh đường Isaac. Tượng Nicolas I cưỡi ngựa. Tượng đài cũng do Auguste de Montferrant thực hiện vào năm 1859.Tượng cao sáu thước và được xem như là tượng cưỡi ngựa đầu tiên trên thế giới thiết kế được đứng vững chỉ với hai điểm dựa là đôi chân sau của ngựa. Tượng Nicolas I cưỡi ngựa nhìn về đại thánh đường St. Isaac, va qua lưng vào dinh Mariinsky của con gái Nicholas là Maria Nikolayvna. Điều này làm bà không thoải mái và không thích ở tại đây.
Buổi chiều đoàn đi
thãm Pháo đài và Thánh đường Pierre và Paul, nơi an táng của
hoàng tộc Romanov. Buổi tối hầu như cả đoàn đều đi xem
kịch múa ballet Giselle tại Hermitage Theater (Xem bài viết riêng
rẽ)
NGÀY THỨ 10: Thứ Sáu 16 September Sáng sớm ngày thứ 10, đoàn rời St Petersburg và liên bang Nga để qua Phần lan và thăm thành phố Helsinki thủ đô của Cộng Hòa Phần Lan.
|
|
Ghi chú. Ngoại trừ những tấm hình đề hình từ internet, tất cả hình còn lại thuộc bộ hình riêng của tác giả bài viết (SVĐG). |