Chim
Việt Cành Nam
[
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Một
trong những cách thú vị để khám phá cái đáng yêu của Paris
là đi tản bộ dọc theo sông Seine. Nhiều chiếc cầu trong
số 37 chiếc cầu bắc ngang sông Seine của Paris không những
chỉ đẹp, lãng mạn hay kiêu sa, mà lại còn kèm theo cả một
lịch sử đặc sắc.
Dưới đây là lịch sử và hình ảnh một số cây cầu trong 37 cây cầu của Paris bắc ngang dòng sông Seine mà người viết đã có dịp thăm viếng và chụp hình. |
Cầu đi
bộ Simone de Beauvoir.
Đây là cây cầu đi bộ mới thực hiện và khánh thành vào năm 2006 dẫn từ thư viện Quốc gia (Bibliotheque Nationale) đến công viên Bercy. Cầu dài 304 thước, rộng 12 m, mang tên Simone de Beauvoir, một nhà văn, nhà triết học và là người đầu tiên đề cao phụ nữ nhân quyền . Tưởng cũng nên nhắc, Simone de Beauvoir và Jean Paul Sartre (chủ nghĩa hiện thực) là một đôi nhân tình nổi tiếng thường xuyên có mặt tại Café de Flore. |
Cầu Alexandre
III
Cầu mang tên Tsar Alexander III của Nga. Đây là cây cầu đẹp và lộng lẫy nhất được hoàn tất vào năm 1900 đúng lúc cho Hội chợ Triển lãm Hoàn vũ năm 1900 và dành cho tình hữu nghị giữa Pháp Nga. Cầu có những cột đèn nhiều ngọn và điêu khắc cầu kỳ như thiên thần, ngựa có cánh, nữ thần sông núi được mạ vàng lộng lẫy. Cầu đối diện với Hotel des Invalides ở tả ngạn sông Seine, và Avenue des Champs Elysées ở hữu ngạn sông Seine. |
Cầu Iéna
Đây là cây cầu bắc ngang đi từ Trocadero dẫn đến tòa Eiffel. Cầu đuợc xây giữa 1808-1814. Tên đặt theo một thành phố bên Đức (Jena) khi Napoleon đánh bại quân độ Nga vào năm 1806. Cầu sau này đuợc mở rộng ra và tượng được thêm vào. |
Cầu Bir-Hakeim.
Cầu này đuợc hoàn tất năm 1905 nối liền quận 15 và 16 ngang qua Đảo Thiên Nga ( Île des Cygnes). Trên cầu, tầng một là đường 6 metro Paris. Cầu này lúc đầu mang tên Cầu cạn Passy, nhưng đến năm 1949 thì được đổi thành Bir-Hakeim để tưởng nhớ quân đội Pháp đã tranh đấu chống lại Ý và Đức trong trận chiến Bir-Hakeim vào năm1942. |
|
|
|
|
|
|
Cầu Grenelle
Cầu Grenelle khá mới được xây năm 1966, cầu chạy ngang mỏm phía nam của đảo Thiên Nga. Nơi này có một bức tượng Nữ Thần Tự-do cao 9 m, một món quà của Hoa kỳ trao cho Pháp, làm dập khuôn theo tượng Nữ Thần nguyên bản mà Pháp đã tặng Mỹ.
Ba
cây cầu bắc ngang đảo Thiên Nga từ dưới lên cao Bir-Hakeim,
Rouelle, Grenelle.
|
Cầu Concorde.
Cầu Concorde nối liền công trường Concorde dẫn đến Hạ nghị viện của Pháp, Palais Bourbon. Cầu được dự tính xây từ năm 1725, nhưng phải mãi đến những năm từ 1787 đến 1791 mới hoàn tất. Cầu cũng được mở rộng gấp đôi vào năm 1932 vì giao thông qua cầu tăng quá mức.
Cầu Concorde |
Cầu Alma
Cầu mang tên trận chiến Alma, một trận chiến Pháp đánh bại Đức. Đó là trận chiến đầu tiên có lính Zouave (lính bộ binh Algerie) tham dự. Vì thế nên có tượng một người lính Zouave đặt ở gầm cầu. Tượng lính Zouave này được dùng để đo lường mực nước của sông dâng lên. Nước dâng cao nhất trong lịch sử Paris là năm 1910, mực nước lên đến vai Zouave.
Cầu Alma và Zouave tại cầu Alma |
Với người
dân Paris thì cầu Alma đuợc coi như là dụng cụ nhìn mực
nước và là một cái đập đúng thời dể ngăn chặn lụt
lội trên sông Seine do sự hiện diện của người lính Zouave.
Lối đi bộ xuống bên hai bờ của sông Seine thường đóng
lại mực nước sông lên đến chân của Zouave, và khi mực
nước lên đến bắp chân của bức tượng thì chính quyền
sẽ không cho phép tầu di chuyển trên sông nữa. Năm 1910 khi
sông Seine bị lụt nặng, mực nước lên đến vai bức tượng
lính Zouave. Tuy nhiên đo luờng chính thức của Cơ quan Dân
sự Pháp đã dung Cầu La Tournelle để làm mức đo lường chứ
không dung cầu Alma.
Người lính Zouave này là tác phẩm của Georges Diébolt được làm trong khoảng năm 1854-1856 (gồm 4 tượng) để đặt vào chiếc cầu Alma đầu tiên làm bằng đá. Đến năm 1970 thì cầu đá Alma được thay thế bằng cầu mới làm bằng thép, sau khi cầu hoàn tất vào năm 1974 thì một tượng lính zouave này lại được đặt lại tại chân một cột cầu, vị trí rất gần với mực nguyên thủy. Khi đi tầu/thuyền ngang qua cầu Alma, hầu hết du khách nếu biết chuyện đều nhìn ngắm pho tượng và mực nước ở chân bức tượng. Người viết hàng chữ này cũng không thể không nhìn và chụp hình. Vài chi tiết:
1955 nước sông Seine lên cao 7.12m tới vòng eo (waist) bức tượng. 2001 nước sông Seine lên đến đầu gối bức tượng Và ngày lụt gần nhất là ngày 27 tháng 12, năm 2010 khi mực nước sông Seine lên 3.78 m và tới gối tượng zouave thì hai bờ sông và hệ thống đường ngầm đều được đóng. Hình ảnh lụt năm 1910 của lefildutemps.free,fr |
Ngọn lửa
Tự do ở công trường Alma
Đường hầm cầu Alma chạy ở dưới công trường Alma bên hữu ngạn sông Seine. Năm 1989 Hoa Kỳ đã đề nghị một đài kỷ niệm để ghi ơn Pháp đã giúp công việc bảo trì bức tượng Nữ Thần Tự Do nhân dịp kỷ niệm 100 năm. Món quà của Hoa kỳ, một ngọn đuốc lửa cao 3.5 m phỏng theo ngọc đuốc Nữ thần Tư do làm bằng đồng đã được đặt tại gần đuờng hầm Alma. Sau khi tai nạn xe hơi thảm khốc đã kết thúc cuộc đời của công chúa Diana, Anh quốc vào ngày 31 tháng Tám, năm 1997 tại đường hầm cầu này, đài ngọn đuốc Tự-do đã được rất nhiều người mang hoa, lưu niệm đặt vào và được coi như một nơi tuởng niệm công chúa Diana. Nơi này sau đó đã được bao quanh với dây xích để ngăn cản sự biến đổi nơi này thành đài tưởng niệm khác với ý nghĩa nguyên thủy.
Ngọn lửa Tự-do ở công trường Alma |
Cầu Sully.
Cầu Sully nối tả ngạn sông Seine ở mỏm phía đông của Đảo St Louis. Trước khi có cây cầu hiện nay xây vào năm 1876, thì đảo St Louis được nối với thành phố bằng hai cầu nhỏ (Damiette và Constantine). |
Cầu Mới
(Pont Neuf).
Mang tên là cầu mới nhưng ngộ thay, đây chính là cây cầu cũ nhất xây từ năm 1607 khi mà chung quanh cầu chưa có nhà cửa gì cả. Cầu này nối tả ngạn và hữu ngạn sông Seine qua mỏm phía tây của Île de la Cité, và là cây cầu nổi tiếng nhất cùng với cầu Alexander III đẹp nhất. Cầu Sully Cầu Mới (Pont Neuf)
Cầu Mới chụp trên cầu (Tượng Henry III bên trái) và từ sông Seine nhìn lên cầu |
Vào giữa
thế kỷ 16, sông Seine chỉ có hai cây cầu bắc ngang nối liền
hai bờ thành phố Paris nên cầu luôn nuôn bị hư hại vì quá
đông. Năm 1578 vua Henry III quyết định xây một cây cầu mới,
và dự án thật sự bắt đầu vào năm 1607. Cầu được hoàn
thành và vua Henry IV đặt tên cầu là pont Neuf. Sau khi vua Henry
IV qua đời, một tượng vua Henry IV cưỡi ngựa được đặt
ở công trường Pont Neuf. Tượng hiện tại là tượng sao chép
lại tượng nguyên thủy đã bị đốt chảy trong cuộc Cách
mạng Pháp, tượng sau này được làm lại vào năm 1818.
Cầu Mới dài 232 m, rộng22 m, khi xây đây là cây cầu đầu tiên không có nhà xây trên cầu. Cầu lại có những khoảng bán cầu gần lề đường nên cầu là nơi có rất nhiều người tụ tập để gặp gỡ hay hội họp. Vì cầu Mới nối hai bên Paris với Ỵle de la Cité nên nó gồm hai phần với tất cả là 12 vòng cung gầm cầu. Nằm về phía tây Pont Neuf là cầu đi bộ Passerelle des Arts. Đây là chiếc cầu nhỏ có sàn làm bằng gỗ, từ Louvre qua sông Seine dẫn đến Institut de France. |
Passerelle
de Solférino.
cầu này là một cầu đi bộ dài 106 m nối liền Viện bảo tàng Louvre với Viện bảo tàng Orsay qua Jardin des Tuileries và sông Seine. |
|
|
|
|
Cầu Royal.
Cầu Royal nối liền cánh tòa Flore của Viện Bảo Tàng Lourvre bên hữu ngạn với bên tả ngạn sông Seine gần đường phố Bac. Cầu bằng đá có năm vòng cung. Đây là cây cầu cổ thứ ba sau pont Neuf và pont Marie. |
Cầu Mirabeau
Đây là một cây cầu thép có cấu trúc khung vòm, nằm giữa quận 15 và quận 16, Paris, Ile de France do Jean Resal vẽ kiểu. Cầu có ba vòm, dài 173 mét, rộng 20 mét (đường xe đi rộng 12 m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 4 m) được xây cất vào năm 1893 và hoàn thành năm1896. Vì cầu làm bằng thép nên vòm giữa đã nâng cao được gần 100m, một điều mà cầu đá không thể thực hiện được. Tổng thống Felix Faure khánh thành cầu ngày 11 tháng 4, năm 1897. Cầu có hai cột trụ lớn đặt sâu xuống lòng sông, ở thành lan can trên cầu nhìn xuống hai bên trụ này thì thấy có 4 tượng của Jean Antoine Injalbert như đứng ở mũi thuyền, mang tên "The City of Paris", "Abundance","Navigation", và "Commerce". Tượng mang tên "City of Paris" và "Abundance" quay mặt ra sông Seine, hai tượng mang tên "Navigation" và "Commerce" quay mặt vào cầu. Nói đến cây cầu Mirabeau,và những quán café của Paris,không thể nào không nhắc đến bài thơ nổi tiếng của Apollinaire: "Cây cầu Mirabeau". |
Cầu Mirabeau
Dưới cầu Mirabeau
dòng sông Seine nước chảy
Đêm cứ đến chuông
giờ cứ điểm
Hãy nắm tay nhau
và giữ mặt đối nhau đây
Đêm cứ đến chuông
giờ cứ điểm
Tình qua đi chẳng
khác chi giòng nước chảy miết
Đêm cứ đến chuông
giờ cứ điểm
Hàng ngày trôi qua
và hàng tuần cũng trôi qua
Đêm cứ đến chuông
giờ cứ điểm
Sóng Việt phỏng dịchBài viết về bài thơ "Cầu Mirabeau" do Sóng Việt viết có thể đọc tại link: http://chimviet.free.fr/truyenky/songviet/svdgn064_Paris_Mirabeau.htm
|
|