Chim
Việt Cành Nam
[
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Trăng tối chủ nhật 21 Nov, 2010 |
Kể
từ nửa đêm thứ bẩy (15 âm lịch) sang ngày chủ nhật 21
tháng 11 2010 (là ngày 16 âm lịch), là bắt đầu ngày Trăng
xanh. Sau 12 giờ đêm tối thứ bẩy nhìn lên trời trăng đẹp
lạ lùng! Theo lịch của nhà nông (Farmers' Almanac) thì mùa Thu
năm nay có bốn đêm có trăng tròn. Vì mùa Thu bắt đầu từ
ngày Thu phân, ngày 23 tháng 9 (tức ngày 16 âm lịch) và kéo
dài đến gần hết ngày 21 tháng 12 (tức ngày 16 âm lịch)
mới sang Đông chí cho nên năm nay thiên văn học cho biết là
coi như có bốn ngày/đêm trăng tròn. Và trăng mùa thu
lần thứ ba được mang tên trăng xanh (blue moon) cho năm nào
mà một mùa có bốn trăng tròn. Thí dụ nếu có ba trăng tròn
trong mùa Thu thì được gọi là trăng đầu Thu, trăng giữa
Thu và trăng cuối Thu, nhưng khi có bốn trăng tròn thì trăng
lần thứ ba của một mùa đuợc mang tên trăng xanh, để trăng
tiếp theo sẽ đuợc gọi là trăng cuối mùa. Cho năm 2010
thì mùa Thu 2010 có bốn ngày trăng tròn (và từ 21 tháng 11
đến 21 tháng 12 có hai trăng tròn) như sau:
Sept. 23, Oct. 22, Nov. 21, Dec. 21Sau năm nay 2010 thì sẽ có trăng xanh vào mùa hè năm 2013 rồi mùa xuân 2016. * November 21, 2010 |
Trăng
Xanh
Nói đến Trăng Xanh thì giới ưa chuộng âm nhạc nghệ thuật không thể nào không nhớ đến bài hát Trăng Xanh (Blue Moon). Bài hát này có quá nhiều nhạc sĩ trình bày. Người viết chợt nhớ đến vài ca sĩ đã trình bày bản này như Dean Martin, Frank Sinatra, Ella Fitzgerald, và Elvis Presley. (Nat Kinh Cole trình diễn theo thể điệu nhạc khác biệt). Một chút về nguồn gốc bản nhạc Trăng Xanh. Năm 1934, hai nghệ sĩ Richard Rodgers & Lorenz Hart có một giao kèo với hãng M.G.M. viết một bản nhạc cho một cuốn film. Bản thứ nhất đuợc đặt tên là Prayer mục đích để nữ tài tử Jean Harlow hát trong film Hollywood Party thực hiện vào năm 1934. Tuy nhiên nữ tài tử này không đóng film này và bản nhạc không xuất hiện trong Hollywood Party. Sau đó bản nhạc "Prayer/Blue Moon" được đặt lời mới và là đề tựa của film Manhattan Melodrama của M.G.M. với tài tử Clark Gable , William Powell and Myrna Loy. Tưởng cũng nên nhắc đây là cuộn film mà John Dillinger đã xem trong rạp hát Biograph Theatre ở Chicago, và sau khi buớc ra khỏi rạp thì bị bắn chết. Bản nhạc cũng đuợc đặt tên là It's Just That Kind Of Play, nhưng bị cắt bỏ truớc khi ra mắt khán giả. Sau Manhattan Melodrama thì bản nhạc đuợc đặt tên mới để Shirley Ross hát trong film cùng tên là The Bad In Every Man. Và sau cùng lời của bản nhạc lần thứ tư và cũng là lời còn được lưu hành đến hiện nay là bản Blue Moon khi ông chủ của công ty xuất bản ấn loát M.G.M. Jack Robbins vì thích âm điệu của bản nhạc nên đã yêu cầu Hart viết lại lời nhắm vào tính cách thương mại hơn là lời cầu nguyện. Blue MoonBlue moon,Lời của Lorenz Hart, nhạc của Richard Rodgers
Lời bài nhạc Blue Moon của Lorenz Hart cho ta biết nhà thơ đã đi một tình yêu hiếm hoi trong cuộc đời, một Trăng Xanh, và sau đó đã kiếm được tình yêu mong ước. (ghi chú: chữ Blue trong Anh ngữ cũng gợi một gam buồn, trái ngược với chữ gold là một sáng rực). Bởi vì thế khi nghe tiếng người đàn bà thì thầm: "Hãy yêu em đi" thì thi sĩ kể rằng vầng trăng hiếm màu xanh (chưa tìm được) nay biến thành màu vàng chói của một tình yêu vừa tìm được. Trăng XanhGhi chú. Lời bài nhạc truy cập
ngày 21 November 2010, từ
Sóng
Việt
22 November, 2010 |
|