Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
|
|
Đôi
lời bộc bạch:
Người
góp nhặt năng nhặt chặt bị sử phẩm, giai thoại,
dữ kiện, tài liệu trong sách vở, trên mạng lưới, cũng
như tư liệu qua thân bằng cố hữu, rồi cặm cụi sàng chữ
ra câu, sẩy câu ra chữ để có bài
tạp bút này. Tuy nhiên cái sẩy nẩy cái ung là sàng lúa ra
thóc, lại sẩy thóc ra trấu. Thế nên trăm
sự nhờ bạn đọc trăm hay không bằng tay quen trông
giỏ bỏ thóc dùm. Xin ghi lòng tác dạ với muôn vàn cảm tạ.
Nay xin thưa.
*** Vùng
đất đồng bằng Thái Bình ngày
nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế kỷ 10,
thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra
đến biển) của quận Giao Chỉ. Tới nhà Hậu Lê, thời
Lê Thánh Tông về sau đất Thái Bình
ngày nay thuộc Trấn Sơn Nam.
Đến
cuối thời nhà Lê Trung hưng, Trấn Sơn Nam là một trong
tứ trấn được chia làm hai trấn: Trấn Sơn Nam Thượng (tức
Nam Định) và Trấn Sơn Nam Hạ (tức Hưng Yên). Năm
1832, Minh Mạng năm thứ 12 lập
lại phủ, huyện của Trấn Sơn Nam Thượng gồm 4 phủ, 18
huyện. Trong 4 phủ ấy có 2 phủ Thái Bình và phủ Kiến Xương.
(Tứ
trấn tại 4 hướng của Thăng Long
thành là: trấn Kinh Bắc tức Bắc Ninh, trấn Sơn Nam
tức Nam Định, trấn Sơn Tây, và trấn Hải
Đông tức Hải Dương ngày nay).
Tỉnh
Thái Bình được thành lập vào năm 1890 Thành Thái thứ 2,
cắt hai phủ Kiến Xương và Thái Bình
của tỉnh Nam Định và lấy thêm huyện Thần Khê của
phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên.
(…)
Thái Bình có 3 phủ là: Thái Ninh, Kiến Xương,, Tiên Hưng
bao gồm 12 huyện.
*** Năm 1894, hai huyện Hưng Nhân, Duyên Hà còn lại của phủ Tiên Hưng cũng được nhập về tỉnh Thái Bình từ Hưng Yên. Phủ Tiên Hưng được tái lập thuộc tỉnh Thái Bình. Sau đó, cấp phủ bị loại bỏ, các huyện có sở lỵ đổi theo tên của phủ trước đó, như: Thanh Quan là Thái Ninh, Trực Định là Kiến Xương, và Thần Khê là Tiên Hưng. - Đông Quan, Quỳnh Côi, Phụ Dực, Thụy Vân, Thanh Quan thuộc phủ Thái Ninh. - Vũ Tiên, Thư Trì, Tiền Hải, Trực Định thuộc phủ Kiến Xương. -
Hưng Nhân, Duyên Hà, Thần Khê thuộc phủ Tiên Hưng.
Những
nhầm lẫn về địa danh
Từ
lâu nước ta phân chia đất đai từ
huyện lên phủ, từ phủ tới trấn. Dưới huyện là
tổng, làng, xã, thôn, ấp và nhỏ nhất là giáp. Thời Pháp
thuộc (từ thời Thành Thái) mới có quận và tỉnh, quận
tương đương với huyện và tỉnh tương
đương như phủ. Tất cà vì ranh giới không rõ ràng
nên có một số di tích như điện
đài, lăng tẩm. Tùy theo
niên đại, niên chế với dữ kiện và sự việc lúc
thuộc Nam Định, khi ở Thái Bình.
Cũng
vì vậy nên có một số nhà làm văn học, nhà biên khảo đã
vô tình đưa lăng tẩm nhà Trần, lăng
Trần Thủ Độ từ Nam Định sang Thái Bình. Cũng vì
phân chia đất đai cùng tên,
lại địa danh nữa: Thế nên có hai chùa Keo. (*)
Xin
xem tiết mục chùa Keo.
Tam
Đường tôn miếu và lăng mộ nhà Trần
Tổ tiên nhà Trần vốn làm nghề đánh cá từ đất Đông Triều. Đến đời Trần Kinh chuyển về Tức Mặc (Nam Định) và qua đời ở đó. Con trai Trần Kinh là Trần Hấp, nhờ tìm được thế đất tốt đã rời mộ bố về táng tại Thái Đường, Long Hưng, nay thuộc huyện Hưng Hà. Từ nghề đánh cá, Trần Hấp chuyển lên bờ làm ruộng và trở nên giàu có, rồi chuyển qua quyền lực. Đến đời thứ tư Trần Cảnh được trao ngôi báu từ Lý Chiêu Hoàng, nhà Lý, dưới sự dàn dựng của Trần Thủ Độ, từ đó mới có nhà Trần. Thái
Đường-Long Hưng làm nơi được
chọn đặt tôn miếu để xây dựng lăng tẩm an táng các vị
vua và hoàng hậu đầu triều cùng nhiều trọng thần
trong Hoàng tộc. Thái tổ Trần Thừa được
táng tại Thọ Lăng, Thái Tông táng tại Chiêu Lăng,
Thánh Tông táng tại Dụ Lăng, Nhân Tông táng tại Đức Lăng,
đều thuộc đất Thái Đường. Hiển Tông táng tại An Lăng,
xã Thâm Động, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, ngày
nay thuộc phần xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà.
Tại đây nhà Trần đã
xây dựng hành cung Long Hưng nguy nga tráng lệ, đặt
lăng tẩm và đền thờ các bậc tiên đế. Phía trước
hành cung đặt các lăng tẩm để
an táng và phụng thờ các bậc tiên đế cùng hoàng hậu.
(Sở
dĩ gọi là Tam Đường
vì gộp lại từ ba thôn Phúc Đường,
Ngọc Đường, Thái Đường).
Lăng
Thái Sư Trần Thủ Độ
Lăng Thái Sư Trần Thủ Độ (1194-1264) quê ở làng Phù Ngự thuộc Hưng Hà. Vì ky húy tên "Ngự" nên gọi là lăng Ngừ (?). Trước lăng là hai bức tượng người nữ Chiêm Thành chầu hầu, giữa là mộ của thái sư. Trong lăng bầy dụng cụ sàng sẩy lúa gạo nào là dần, sàng, nong, nia bằng đá tròn, dẹt. Lại có bi ký và bi đình tựa kiểu tam mục, rõ ra văn chỉ khoa mục…Sau lăng có con cú to bằng con ngỗng lớn, đối diện là con cáo to bằng cả con bê. Tất cả cú, cáo, dần, sàng, nong, nia đều được dân làng gọi bằng "Ông". Ông Cáo, ông Cú, ông Nong, ông Nia, v…v… Vì Trần Thủ Độ mang lúa chiêm về trồng trọt, nên trước lăng có hai bức tượng người nữ Chiêm Thành và trong lăng thờ dần, sàng, nong, nia là vậy. Cũng vì vậy người Việt ta có mùa chiêm vào mùa ấm trời, cấy lúa tháng 10, tháng 11 và gặt hái vào tháng 5 tháng 6, trong khi lúa mùa cấy vào đầu mùa mưa và gặt vào đầu mùa khô tiếp. (Xem
Kiến
văn tiểu lục của Lê Quý Đôn
về lăng mộ Trần Thủ Độ).
Chùa
Keo (*)
Minh
Mạng thứ 12, Nam Định có 4 phủ, 18 huyện, gồm phủ
Thái Bình, Kiến Xương. Thành Thái thứ 2, tách Thái Bình ra
thành tỉnh riêng. Nam Định còn lại 2 phủ và 9 huyện. Tỉnh
Thái Bình vì là tỉnh mới, lập 2 phủ thành 3 phủ, 9 huyện
thành 12 huyện.
Theo
sách Thiên hạ bản đồ và Hồng
Đức bản đồ vị trí của huyện Giao Thủy nằm
bên bờ con sông lớn, phía trên là ngã ba Vàng và huyện Thượng
Nguyên, phía dưới là phủ Thiên Trường. Vì giải
đất chung cho Nam Định và
Thái Bình, nên có hai địa danh
trùng tên là Giao Thủy. Vì vậy có hai chùa cũng trùng tên
là chùa Keo Giao Thủy.
Chùa Keo Thái Bình (trích
lục Thái Bình phong vật chí)
Chùa
Keo Thái Bình thường gọi là chùa Keo Giao Thủy (tên Nôm là
làng Keo) hay chùa Keo Dưới để phân
biệt với chùa Keo Trên, còn được gọi là chùa Keo
Hành Thiện
Chùa
Keo Dưới tọa lạc ở ấp Giao Thủy, xã Vũ Nghĩa, huyện
Vũ Thư. Chùa ban đầu có tên là Nghiêm Quang, được
dựng từ năm 1061 ở hương Giao Thủy. Chùa được
vua Lý Thánh Tông cấp đất và xây cất vào năm
1061 tới năm 1063, do thiền sư Dương Không Lộ trông
coi và chủ trì. Sau vua Lý Thánh Tông
đổi tên là Thần Quang tự.
Gần như có thể nói chùa Keo Thái Bình là một trong những chùa cổ nhất vì có từ đời Lý, mái thấp, rộng và cong. Toàn bộ khu chùa gồm 17 tòa, tổng cộng 128 gian, nhìn xa như chùa Nhật và Bắc Trung Hoa, nhưng trông có vẻ nặng nề hơn. Nét nổi bật nhất là gác chuông cao 11,04m, cột kèo, dui me tòan bằng gỗ lớn hai người ôm không xuể. Gác chuông có 3 tầng mái. Tầng một có treo một khánh đá dài 1,87m, tầng hai có quả chuông đúc năm 1686, tầng ba và tầng thượng có chuông đúc năm 1796 cao 1,30 m, đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông (1686). Và
cũng có thể nói chùa Keo Thái Bình là một bảo tàng nghệ
thuật đầu thế kỷ XVII, với nhiều
kiệt tác đặc sắc như tượng thiền sư Không Lộ bằng
gỗ trầm, tượng Quan Âm từ thời Mạc, tượng La Hán thời
Lê, v…v…
Chùa Keo Nam Định (trích
lục Nam Định phong vật chí)
Thường
gọi là chùa Keo Giao Thủy, ở ấp Giao Thủy (tên Nôm
cũng là làng Keo), xã Nghĩa Xá, nay là xã Hành Thiện, huyện
Xuân Trường, Nam Định.
Chùa do vua Lý Nhân Tông giao cho thiền sư Giác Hải (họ Nguyễn?) dựng năm 1121. Giác Hải quê ở Hải Thanh, thưở nhỏ làm chài lưới, năm 25 tuổi đi tu ở chùa Hà Trạch. Năm 1060, Giác Hải cùng Dương Không Lộ và Từ Đạo Hạnh tìm đường sang Thiên Trúc học đạo, nhưng đi lạc tới Kim Xí (Miến Điện) thì phải quay về. Chùa
Keo khởi đầu có tên là chùa Diên Phúc, Giác HảI trụ trì
ở đó. Sau vua Lý Anh Tông cho quan hữu ty sửa chữa và tu bổ
và ra sắc chỉ "Viên Quang tự bi minh tính tự" nên có tên
là Viên Quang tự. Và đổi tên ấp Giao Thủy là ấp Nghĩa
Xá.
(Với
những văn bản khác thì chùa
Keo Thái Bình có trước. Vì bị lụt lội, một số dân cư
rời ấp Giao Thủy xuống Thiên Trường lập lên chùa Keo thứ
hai. Vì vậy có hai tên: chùa Keo Hạ (Thái Bình) và chùa Keo
Thượng (Nam Định). Tuy nhiên
ngay những văn bản này, những
tác giả diễn giải khác nhau, đôi
khi chi tiết còn đối nghịch với nhau nữa)
Danh
nhân
Nếu
so với chiều dài của lịch sử, Thái Bình chỉ được
biết
đến dăm hàng qua Lý Bí người Thái Bình. Lý Bícòn
có tên nữa là Lý Bôn, quê ở Long Hưng. Thời kỳ Bắc thuộc
544, Lý Bí
đánh đuổi
quan quân
nhà Lương, lên ngôi lấy hiệu là Lý Nam Ðế
đặt
quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng lên thành Long
Biên. Ông cho xây chùa Khai Quốc tại đây, sau vì lụt lội,
dời về Tây Hồ và đổi tên là chùa Trấn Quốc, tức phần
ngoài của thành Đại La. Từ thành này mới
có Thăng Long xưa, Hà Nội nay.
(…)
Lý Bí người Việt gốc Tàu, là con cháu Thứ sử Giao Châu
Lý Nguyên Hải.
Thêm
nữa, đất Thái Bình trước kia là căn
cứ địa của sứ quân Trần Lãm tại Bố Hải Khẩu, nơi
từng dung nạp Đinh Bộ Lĩnh. Sau Đinh Bộ Lĩnh (968-1009)dẹp
lọan 12 sứ quân, xưng vương là Đinh Tiên Hoàng,
đặt
tên nước là Đại Cồ Việt,
đóng đô ở Hoa Lư. Tiếp đến là nhường ngôi vua cho
Lê Hoàn, rồi nhà Lý rời đô về
Thăng Long.
Qua sử nhà, đất Thái Bình được biết đến qua đia danh Kỳ Bố Hải Khẩu. (Khi
Đinh Bộ Lĩnh về ẩn náu với sứ quân Trần Lãm có
mang mẹ theo. Khi mẹ mất, mộ mẹ
Đinh Bộ Lĩnh được chôn cất tại Bố Hải Khẩu. Đồng
thời, tại thôn Trung Sơn, làng Phù Lưu còn có đền
Thánh Mẫu còn được gọi là
Quốc Mẫu Từ. Tương truyền, đây
là nơi thờ Đinh Triều hoàng
hậu, tức vợ của Đinh Tiên
Hoàng).
(…)
Đinh Bộ Lĩnh cũng là người Việt gốc Tàu,
con trai của Thứ sử Đinh Công Tráng.
(Từ
thế kỷ thứ nhất, Lý Bí, Đinh Bộ
Lĩnh là con cháu của quan lại người phương Bắc, vì
hòan cảnh lịch sử và địa chí chống lại thiên triều để
tách ra lập quốc. Từ nhà Tiền Lý, Tiền Lê để sau này
có nhà Hậu Lý, Hậu Lê…Với khúc quanh lịch sử tình cờ
trên, tất cả đều ngẫu nhiên
xuất sứ hay có tương quan đến địa
danh Thái Bình).
***
Thái
Bình nguyên quán nhân
Ngoài
chùa Keo ở trên với thiền sư Không Lộ. Địa
danh Thái Bình được biết đến
qua văn học sử là người Thái Bình như: Lê Quý Đôn,
Nguyễn Thị Lộ và Bùi Viện, v…v…
Thiền
sư Dương Không Lộ (1016-1094)
Thiền
sư Dương Không Lộ người huyện Giao Thủy cùng với Giác
Hải, Từ Đạo Hạnh sang Tây Trúc
học đạo. Về nước Dương Không Lộ thuộc thế hệ
thứ 10 dòng Vô Ngôn tu ở chùa Phả Lại, núi xã Phả Lại,
Bắc Ninh. Theo lời truyền chùa có chuông
lớn do thiền sư đúc, sau gác chuông vì đất lở nên bị
xụp, chuông rơi xuống sông Lục Đầu. Nơi này được
gọi là Đọa chung lại, tức "Vũng chuông rơi".
Sau
Không Lộ và Giác Hải tu ở chùa Diên Phúc và đi
khắp nơi để dựng chùa, như chùa Giạm ở sườn núi
Giạm, Bắc Ninh, riêng Không Lộ chuyên về đúc
chuông. Sau khi vua Lý Nhân Tông mất, Từ Đạo Hạnh lên
làm vua tức vua Thần Tông nối ngôi nhà Lý và phong thiền
sư Không Lộ làm quốc sư.
Thiền
sư viên tịch thời vua Lý Anh Tông, các đệ
tử đắp tượng thờ ở chùa Thần Quang, nơi trụ trì
cũ của thiền sư. Hàng năm cứ vào ngày rằm tháng 9 là ngày
sinh của thiền sư, dân Vũ Nghĩa, Vũ
Thư tổ chức mở hội có đua thuyền rất linh đình.
Tam
nguyên Duyên Hà Lê Quý Đôn (1726-1784)
Lê
Quí Đôn người huyện Duyên Hà, cụ nổi tiếng thông minh
từ nhỏ, thi đỗ Giải Nguyên,
rồi Hội Nguyên và Đình Nguyên nên là vị Tam nguyên thứ
hai lúc mới 27 tuổi. Lúc đầu,
cụ
được bổ làm Hàn lâm viện thị thư, sau làm quan ở
các trấn (trong đó có Trấn
Sơn
Nam Thượng), cụ thăng dần lên tới Công bộ thượng
thư vào năm 1784 là năm cụ mất.
Năm 1760 đi sứ sang Tàu, các danh sĩ Trung Hoa và sứ thần
Đại Hàn rất khâm phục sự ứng
đối và văn tài của cụ. Những bài tựa của
các danh sĩ Trung Hoa trong một số tác phẩm của cụ
đã được viết trong thời gian đi
sứ này. Những tác phẩm của cụ là: Vân
Đài loại ngữ, Kiến văn tiểu
lục, Danh thần lục, Quế Đường
thi tập, Đại Việt thông sử, Quốc triều tục biên,
Bắc sứ thông lục, Phủ biên tạp lục, v…v…
Thời
Hậu Lê, năm Cảnh Hưng thứ 36, cụ Lê Quý Đôn được
cử làm Tổng tài quốc sử quán, coi việc tục biên
quốc sử và địa dư. Cùng với Nguyễn Hòan, ông sọan tập
Phủ biên tạp lục khi ông được
cử làm Hiệp trấn tham tán quân cơ ở phủ Thuận Hóa.
Trong sách biên chép khá tường tận về
xứ Đàng Trong, nhất là xứ Quảng Nam. Phủ biên tạp
lục được xem là sách địa dư chí,
hay bút ký chép lẫn lộn những điều thấy nghe, từ
một cõi biên thùy đến thành
quách, núi sông, đường sá,
v…v... Nhưng với tục biên quốc sử và địa dư, cụ Lê
Quý Đôn gần như không viết gì về Thái Bình quê hương của
cụ.
(…)
Ngoài sách Kiến văn tiểu lục
viết chút ít về…lăng mộ Trần
Thủ Độ.
Bà Nguyễn Thị Lộ(1400-1442) Bà
quê ở làng Hải Hồ tục gọi làng Hới, chuyên làm chiếu,
vì vậy mới có giai thoại với cụ Nguyễn Trãi qua câu đối
"Ả
ở nơi nào, bán chiếu gon? - Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?"
và bà đáp:
"Thiếp
ở Tây Hồ bán chiếu gon - Cớ chi ông hỏi hết hay còn".
Từ
nhỏ bà đã thuộc lòng các sách Tứ thư, Ngũ kinh, v…v…lại
biết làm thơ. Bà nổi tiếng là người đẹp
nhất vùng. Sau khi cha mất, bà phải cùng mẹ tần tảo
nuôi dạy các em, phải đem chiếu đi
bán và trong một lần lên kinh thành bán chiếu bà đã
gặp cụ Nguyễn Trãi, rồi trở thành người bạn
đời của cụ Ức Trai Nguyễn Trãi.
Cũng
như bà Huyện Thanh Quan (Cung trung giáo tập),
trong văn học sử bà là một trong hai bậc nữ lưu duy
nhất lãnh chức Nữ nghi học sĩ vào thời nhà Lê. Cho
đến bây giờ bà vẫn còn là một nghi án còn đang tồn nghi
trong "Vụ án Lệ Chi viên" (Trại Vải ở Bắc
Ninh) qua cái chết của vua Lê Thái Tông,
để cụ Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc.
Cử
nhân Bùi Viện (1839-1878)
Bùi
Viện quê làng Trình Phố, phủ Kiến Xương, đỗ
cử nhân triều Tự Đức. Năm 1873, ông là người Việt
đầu tiên sang Mỹ đến
San Francisco và được Tổng thống
Ulysses S. Grant tiếp đón. Qua tin tức…báo chí (!): Năm
1967, khi gặp đại sứ VNCH, Tổng
thống Lyndon B. Johnson cũng nhắc đến (?) sứ thần đầu
tiên người Việt là Bùi Viện.
Thế
nhưng với tín tại thư bất như vô thư thì cho
tới đầu thế kỷ XXI, chưa một sử liệu, tài liệu
nào, chứng từ nào khả dĩ chứng minh được Bùi Viện đã
qua Mỹ …
Qua
văn khố bộ ngoại giao Mỹ không có tài liệu ghi chép
về chuyện Bùi Viện qua Mỹ. Nếu như được S. Grant tiếp
kiến 2 lần sao không tại Washinton mà ở San Francisco. Và không
thuận lý vì được một tổng thống Mỹ tiếp kiến chẳng
phải là dễ dàng và không thể không có những dấu tích ngay
từ hàng lãnh sự địa phương như Hồng Kông hay Yokohama nơi
Bùi Viện tiếp xúc và được cấp giấy tờ giới thiệu qua
Mỹ.
Thêm
nữa, theo Nguyễn triều châu bản và Đại
Nam thực lục chính biên với bút phê và ấn dấu
của Tự Đức. Ngoài Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ do
Giám mục J.D.Gauthier dẫn dắt qua Pháp. Có tất cả 10 tài
liệu về Bùi Viện với cơ quan đặc
trách chuyên chở đường thủy, vì là Chánh quản đốc
nha tuần tải. Nhưng không có chứng từ nào khác liên quan
đến Bùi Viện qua Hồng Kông, Nhật hay tiếp xúc với người
Mỹ.
***
Thái
Bình ngụ cư nhân
Trong
văn học sử từ thời nhà Lê có cụ Nguyễn Trãi, thời
nhá Mạc có cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến Thái Bình qua
thi văn hoặc Sấm ký và nhiếu
nhất là qua giai thọai. Vì Thái Bình không có núi rừng nên
không phải vùng đất của địa linh
nhân kiệt với long chầu hổ phục. Một phần nữa có thể
vì Thái Bình nằm trong Trấn Sơn Nam Thượng của nhà
Trần, nên nhà Trần bỏ bê để chăm
lo cho Nam Định. Trở về với sử thì, từ thưở xa
xưa, người Tàu lưu lạc đến mảnh
đất hẻo lánh xa xôi để khai
sơn lập quốc, ngoài cụ vua Lý Bí, cụ
vua Đinh Tiên Hoàng còn có dân…"ngụ cư" tao nhân mặc
khách khác: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, bà Huyện Thanh Quan,
Cống Quỳnh…
Ức
Trai Nguyễn Trãi (1380-1442)
Văn chương tự cổ đa vi lụy Thi
tửu tòng kim thả cố hoài
(Tặng
con cháu ba họ giáo thụ tại Thái Bình)
Văn
chương tự cổ, thường tai họa
Thơ
rượu ngày nay mới miệt mài
Mặc
dù chỉ góp nhặt được hai câu thơ
trong một bài thơ nào đó cụ Nguyễn Trãi gửi cho ông
giáo thụ Thái Bình. Vì cụ bà của cụ là bà Trần Thị Thái,
là người Thái Bình, cũng là con gái thứ ba của
quan Tư đồ Trần Nguyên Đán thuộc nhà Trần. Thêm nữa,
mặc dù cụ Ức Trai Nguyễn Trãi là người Chí Linh,
qua tương quan trên, cụ rất gần gũi với đất Trấn Sơn
Nam với Thái Bình. Như giai thoại cụ với bà Nguyễn Thị
Lộ.
Ngoài
ra sách Tang thương ngẫu lục (nghĩa là ngẫu hứng chép
lại việc một thời tang thương) nguyên tác Hán văn
của Phạm Đình Hổ (1770-1815) viết truyện cụ quở
trách Lê Quý Đôn (cũng người Thái Bình) vì rút bớt ân
trạch với những khai quốc công thần thưở
trước (trong đó có cụ Nguyễn Trãi). qua…một giấc
hòe.
Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
Cũng
như cụ Nguyễn Trãi, cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêmngười
Cổ Am, Hải Dương. Quê cụ, cụ Trạng có câu: "Tan tác
Kiến
kiều Anđất
nước – Xác sơ
Cổthụ
sạch Am mây" (Lúc này chưa có địa
danh Kiến An và Cổ Am, riêng Hải Dương với tên cổ là Hải
Đông, vì nằm ở phía đông Thăng
Long thành). Thái Bình được
sấm ký ghi chép: "Dù mày đánh
bắc dẹp đông – Mười hai
phủ huyện của ông thì chừa.
Từ
Bình Ngô Đại Cáo của cụ Nguyễn Trãi "Tuấn
kiệt như sao buổi sớm - Nhân tài như lá mùa thu" để
có giai thoại Ngựa đá sang sông về cụ Nguyễn
Bỉnh Khiêm "Hà thời thạch mã độ giang
- Thử thời Vĩnh Lại nghinh ngang công hầu (Bao
giờ ngựa đá sang sông - Thì dân Vĩnh Lại quận công
cả làng). Qua giai thoại này, cho biết rõ sông Thái Bình nối
lền hai địa danh Thái Bình và Hải Dương: Bên này là
Quỳnh Côi, Phụ Dực, bên kia là Vĩnh Lại, Vĩnh Bảo là đất
của quê hương cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Với giai thoại, năm Minh Mạng (1791-1840) thứ 14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền. Khi sai người mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ. Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi: "Minh
Mạng thập tứ - Thằng Trứ phá đền
= Phá đền phải làm đền- Nào
ai đụng đến doanh điền nhà
bay". Nguyễn Công Trứ lập tức thảo sớ về kinh,
xin bãi bỏ lệnh phá đền, và cho người sửa
sang lại đền cụ Trạng khang trang hơn.
Riêng
với Nguyễn Công Trứ thì:
Nguyễn
Công Trứ (1778-1858)
Nguyễn
Công Trứ quê gốc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng thân
sinh là Nguyễn Công Tấn là tri huyện Quỳnh Côi, sau là tri
phủ Tiên Hưng. Ông bà Nguyễn Công Tần, sinh hạ cậu bé Củng
(tên Nguyễn Công Trứ thuở nhỏ) ở Quỳnh Côi.
Cũng
có thể vì vậy, cụ Nguyễn Công Trứ
đã kiến mộ dân nghèo đắp
đê biển, lập ấp. Cụ chiêu mộ nông dân lưu vong ở
các nơi đến để khai khẩn đất
hoang ở đây và lập lên huyện Tiền Hải. Một trong
những dòng họ giúp Dinh điền sứ
Nguyễn Công Trứ quai đê lấn biển, cụ Lại Thế Nhang,
người Kiến Xương, cụ đưa con
cháu về khai khẩn trước tiên. Cụ Lại
Thế Nhang sau được thờ làm thần hoàng làng.
Cụ
Nguyễn Công Trứ mất tại chính quán (Nghi Xuân). Lúc sinh tiền,
dân huyện Tiền Hải mang ơn cụ và lập sinh từ cho cụ. Về
sau cụ cũng được sắc phong làm
tôn thần thành hoàng của cả tổng
Hướng Đạo, huyện Tiền Hải vào năm
Khải Định thứ 2.
Lúc
còn niên thiếu, cụ mê cô đầu đến
nỗi phải đi theo cô đầu gánh
hòm đồ nghề cho các cô. Một
hôm cụ quảy đồ nghề cho nàng đi
hát, khi qua khu miếu ở giữa cánh đồng làng Tường
Yên thuộc huyện Thư Trì (Kiến Xương). Đoàn
hát vào nghỉ mệt. Cụ định giở
trò "nài hoa ép liễu". Nhưng cô nàng không chịu nên
vùng vằng…"ứ hự".
Một thời gian sau, sau khi cụ
đỗ đạt và được bổ làm
tri huyện Thư Trì. Tổng lý đem cô
đầu đến hát mừng quan mới. Khi nghe cô đầu ngâm câu:
“Giang sơn một gánh giữa đồng... Thuyền quyên
ứ hự... Anh hùng nhớ chăng?..." Cụ sực tỉnh và nhìn
kỹ lại thì đúng là cô nàng xưa kia ở làng Ô Mễ (Thư Trì).
Lần này thì mình là quan huyện, chắc cô nàng không còn…ứ
hự nữa, mà có lẽ là…"ừ hự". Người ta bảo cô này sau
được làm quan tắt. Nghĩa là một bước nhẩy lên làm bà
huyện ngay thôi.
Cụ là Dinh điền sứ, mở mang huyện Tiền Hải.
Vì vậy đất Thái Bình nẩy sinh ra phố
cô đầu huyện Vũ Tiên, chắc là do thừa hưởng cái
di sản vui thú ả đào, ca trù
của cụ.
(…) Ở miền bắc chỉ có hai xóm cô đầu nổi tiếng là Khâm Thiên (Hà Nội) và Vũ Tiên. (Từ văn học sử và giai thoại trên cho thấy cụ Nguyễn Công Trứ từ lúc sinh ra, tiếp theo đeo đuổi cử nghiệp, rồi làm quan đều ở Thái Bình. Sau này cụ…giang hồ nửa gánh, giang sơn một chèo đây đó như sang tận bên Tàu giống như…cụ Nguyễn Du vậy.) Thêm
nữa với Nguyễn Du thì:
Nguyễn
Du (1766-1820)
Nguyễn
Du người xứ Nghệ sau khi học hành, thi
cử, đỗ thì làm quan, không đổ thì đi khắp bốn
phương trời tìm nơi dạy học, hay làm thầy thuốc, thầy
bói, thầy địa lý... và có lúc làm con nuôi một
võ quan họ Hà (Thái Bình). Sau cụ làm tri huyện Phụ Dực.
Vì thi Hương chỉ đỗ tam trường, làm quan nhỏ, nay đây mai đó trong 10 năm gió bụi (1786-1795) cụ ăn nhờ ở đậu nhà anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn ở xã Hải An, huyện Quỳnh Côi. Nhà họ Đoàn có cô gái tên Đoàn Nguyễn Thị Huệ vừa 21 tuổi, mất cha nên được ông anh cả Đoàn Nguyễn Tuấn nuôi dưỡng. Nguyễn Nể (anh Nguyễn Du) và Đoàn Nguyễn Tuấn tác hợp cho Nguyễn Du và Đoàn Thị Huệ và giao cho gia trang ở Quỳnh Hải. Ở đây Nguyễn Du làm bài Quỳnh Hải nguyên tiêu: "Vạn lý Quỳnh châu thử dạ viên.- Hồng lĩnh vô gia huynh đệ tán". Ngoài ra cụ còn làm những bài như Mộ Xuân mạn hứng, Xuân tiêu lữ thứ, trong đó có những câu: Một năm đất khách nào lâu, kìa xuân Quỳnh hải từ đâu lại rồi?. Ngoài Truyện Kiều, bài văn tế Thập
loại chúng sinh, bút ký Bắc hành tạp lục thì bài Quỳnh
Hải nguyên tiêu trong Xuân tiêu lữ thứ, là một tác
phẩm được người sau nhắc đến.Trong
Xuân tiêu lữ thứ, sau 10 năm gió bụi
(như
Thúy Kiều) ở Quỳnh Hải, cụ trên đường
đi nhậm chức tri huyện Phù Dung, hay tin vợ mất (cụ
có ba vợ, mười tám người con). Cụ Nguyễn Du làm bài Ký
mộng: "Thệ thủy nhật dạ lưu - Du tử
hành vị quy" với nghĩa không biết bao giờ trở lại
Quỳnh Hải. Đồng
thời ngay ở bến đò Phù Dung, cụ làm bài thơ nhớ
người vợ đầu tiên người Thái Bình, trong
đó có câu: "Trần thế bách niên khai
nhãn mộng", hiểu là…cõi trần thế trăm
năm chỉ là giấc mơ.
Cụ
Nguyễn Du thi đỗ tam trường năm 24 tuổi, mất năm 54 tuổi.
Cụ "ngụ cư" tại Quỳnh Hải và làm tri huyện ở Phụ
Dực. Trong khoảng thời gian này, cụ đón bà sinh mẫu từ
Bắc Ninh về Thái Bình, sau đó làm
tri huyện Phù Dung thuộc phủ Tiên Hưng.
(Tuy
nhiên, thời Lê Trung hưng, phủ Tiên Hưng thuộc Trấn Sơn Nam
Hạ (Hưng Yên), còn có tên khác là phủ Khoái Châu vào thời
nhà Lê 1490, Hồng Đức thứ 21).
(…)
Sau cụ đi đây đi đó từ Huế ra
Thăng Long, đi sứ sang Tàu và con
đường hoạn lộ trong vòng 30 năm. Khoảng thời gian này,10
năm cụ quanh quẩn ở…Thái Bình.
Bà
Huyện Thanh Quan (1805-1848)
Tên
thật bà là Nguyễn Thị Hinh, chồng là Lưu Nghị (1804-1847),
người huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Ông làm tri huyện Thanh
Quan (nay là huyện Thái Ninh).
Thời ấy, dân tình gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan vì giai thoại: Một hôm ông Huyện đi vắng, có người đàn bà còn trẻ, tên Nguyễn Thị Đào đến cửa quan kiện người chồng phế bỏ việc gia đình, hắt hủi vợ nhà, nên xin cho được bỏ chồng. Vì thương người thiếu phụ bỏ cả xuân xanh trong cảnh cô đơn, bà thay chồng phê vào lá đơn câu thơ: chữ rằng xuân bất tái lai, cho về kiếm chút kẻo mai nữa già! Hay
chuyện, chồng cô Đào kiện lên quan trên, ông Huyện
bị cách chức. Nhưng sao đó ông lại
được phục hồi, và thuyên chuyển về Bộ Hình và
được thăng chức Lang trung, ít lâu
sau ông Huyện mất năm 43 tuổi.
Vì
bấy lâu nay qua văn sách cho rằng sau khi ở Huế về
Thăng Long. Bà làm bài Thăng
Long Thành Hoài Cổ. Thế nhưng bà làm Cung trung
giáo tập ở cố đô Huế chỉ
có một tháng ngắn ngủi, không
đủ thời gian để cảm tác: "Tạo
hoá gây chi cuộc hý trường - Đến
nay thấm thoắt mấy tinh sương". Vì vậy, thêm
giai thoại nữa để mình chứng…
Chuyện
quan Huyện lại đi vắng nữa,
bà ấy thay chồng đăng đường. Một
ông Hương cống tới xin mổ
trâu để giỗ bố. Bấy giờ mùa màng thất bát, triều
đình hạn chế mổ trâu trong dịp tế lễ khao vọng
để giữ trâu canh tác. Bà ngại ngùng, nhưng trước
sự năn nỉ của ông Cống, và cảm động trước hiếu hạnh
của ông. Bà hóm hỉnh cầm bút phê vào đơn: "Người
ta thì chẳng được đâu - "Ừ
" thì ông Cống…làm trâu thì làm". Biết bà Huyện
chơi chữ để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông Cống
cũng vui vẻ ra về.
Từ
hai giai thoại trên. Một là danh xưng ông Cống có từ thời
Lê. Thời Minh Mạng đổi là "Cử nhân". Hai là năm 1833,
Minh Mạng đổi tên Thăng Long Thành là Bắc Thành. Khi
này ông Lưu Nghị 30 tuổi. Hiểu là sau năm 1833, trên dưới
10 năm ông làm quan ở huyện Thanh Quan, ông Huyện bị cất
chức. Vì vậy bà Huyện về lại Thăng
Long mới có câu thơ cảm hoài: "Lối
xưa xe ngựa hồn thu thảo - Nền cũ
lâu đài bóng tịch dương".
Hơn thế nữa, bà Huyện Thanh Quan làm bài Thăng Long thành hoài cổ chẳng hẳn là hoài Lê qua văn sách. Mà bà mượn hình ảnh Thăng Long qua hình tượng ông Huyện Thanh Quan: "Nghìn năm gương cũ soi kim cổ - Cảnh đấy người đây luống đoạn trường” để hoài cảm, hoài niệm ông chồng đã quá vãng. Bởi
lẽ bài Thăng Long thành hoài
cổ có tên cũ là: Quá phu quân cố lỵ cảm tác.
Cống
Quỳnh (1677-1748)
Trước
ông Lưu Nghị, chồng bà Huyện Thanh Quan 100
năm, có ông Cống Quỳnh là Tri phủ Thái Bìnhnăm
1718. Tên thật ông là Nguyễn Quỳnh, người làng Bột,
tỉnh Thanh Hóa. Thi Hội nhiều lần bị hỏng, nên ngoài tên
gọi ông Cống, dân gian gọi ông là Cống Qùynh. Theo giai thoại
khi đi sứ, vua Tầu thử tài
và được phong Lưỡng Quốc Trạng Nguyên (?) nên có tên là
Trạng Quỳnh.
Ông Cống Quỳnh thành danh qua giai thoại bà Đoàn Thị Điểm tiếp sứ nhà Thanh: Ở
bến đò, ông Cống Quỳnh
đã mặc giả làm chú lái, cầm sào đợi
sẵn... Đò ra giữa dòng sông, một tên trong đoàn sứ
bộ hổng ruột, lỡ xổng ra một tiếng "bủm".
Hắn đã không biết sượng mặt, còn đọc một câu
chữa thẹn: "Lôi động Nam bang"
(Sấm
động nước Nam). Ông Cống Quỳnh
đang chèo, liền đứng thẳng,
vạch quần đái vổng cần câu xuống nước mà nói:
"Vũ qua Bắc hải" (Mưa qua bể Bắc).
Ngoài
ra, còn thêm một giai thoại khác nữa là nhân lúc bà Đoàn
Thị Điểm đang tắm, ông Cống Quỳnh
đứng ngoài cứ nằng nặc đòi vào xem. Bà Đoàn Thị
Điểm nói nếu đối được câu này
thì cho vào: Da trắng vỗ bì bạch. Ông
Cống
Quỳnh không đối lại được.
(…)
Cho đến nay cũng chưa ai đối được
vế đối hóc hiểm ấy.
Thái
Bình ngoại truyện
1 - Tên sông Trà Lý, có truyền thuyết cho rằng vì ông tổ của họ Trần tên Trần Lý. Từ Trần Lý, dân gian đọc trại là Trà Lý (?). Trên sông Luộc có cầu tên "cầu Lê". Lê là họ của mẹ Trần Cảnh. Sông
Hóa thuộc huyện Quỳnh Côi, Phụ Dực, một
địa danh Hưng Đạo Vương năm 1288 phá tan quân Mông
Cổ ở khúc sông này.
2 - Thái Bình được sấm ký Trạng Trình ghi chép như ở trên: "Dù mày đánh bắc dẹp đông – Mười hai phủ huyện của ông thì chừa. Thế nhưng chiến tranh chưa tới đã gặp phải nạn đói năm Ất Dậu. Để rồi dân Thái Bình tha phương cầu thực, nhưng vẫn không quên cái máu Thái "lọ" trong người: "Thái
Bình là dân ăn chơi - Tay bị tay gậy
khắp nơi tung hòanh".
3
- Thái Bình không bao giờ có tai nạn giao thông đường sắt.
Trước
năm 54, mật độ dân số Thái Bình cao nhất nước: 10.000
người một cây số vuông. Năm Ất
Dậu 1945 Thái Bình có số người chết đói cũng nhiểu
nhất nước.
4 – Múa rối nước xuất hiện từ thời Lý (1010-1225), là một nghệ thuật kết hợp giữa các nghệ nhân, quân rối, buồng trò...Múa rối nước Thái Bình có 7 phường hội cổ truyền ở các làng Nguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ, Hội, và (?) thuộc huyện Đông Hưng. Con
rối được làm bằng gỗ mít, bên ngoài phủ sơn để
chống thấm nước. Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc
dân gian, mỗi con một vẻ thể hiện một tính cách. Nhân vật
tiêu biểu nhất là Chú Tễu, thân hình được cải trang bụ
bẫm với nụ cười hóm hỉnh. Mỗi buổi biểu diễn rối
nước, Chú Tễu ra giới thiệu, hai
tay chỉ trỏ, miệng hát lời dọn đám. Nghệ nhân khi biểu
diễn phải ngâm mình dưới nước để điều khiển con rối
theo các diễn biến của vở diễn. Nhạc đệm cho cuộc diễn
là bộ gõ gồm trống, mõ, thanh la.
5 - Ca dao thách cưới, thách cheo một thời ở làng Keo: Em là con gái làng Keo Em
ra thách cưới, thách cheo với chàng
Xin
chàng chín chiếc tầu sang
Mỗi
tầu hai chiếc xà lan đi kèm
Tầu
thì gạo trắng, gân bò
Tầu
thì rượu nếp với vò rượu tăm
Lá
đa hái giữa đêm rằm
Răng
nanh thằng cuội, râu cằm thiên lôi
Gan
ruồi, mỡ muỗi cho tươi
Lại
thêm chín chục con giơi góa chồng
Ca
dao cô gái làng Bộ La, cạnh làng Keo:
Cha
đời con gái Bộ La
Làm
mắm mắm thối làm cà cà thâm
6 – Làng Nguyễn (huyện Đông Hưng) có một loại bánh đặc trưng cho là: Bánh cáy. Như
bánh gai không có "gai" làm nhân. Thế nên bánh cáy cũng không
có…"con cáy, con còng" nào ở trong bánh cả. Lý do có thể
vì bánh hơi cay khi ăn nên gọi là bánh cay, rồi dần dần
gọi trại thành bánh cáy chăng?
Theo
giai thoại ở một làng tại Thái Bình: Vì thần hoàng làng
tên "Tôm". Vì kỵ húy nên con tôm được gọi là con tép.
Được
gọi là ổi Bo vì ổi trồng ở làng Bo, xã Hoàng Diệu. Câu
đối làng Bo: Bò lang chạy vào làng Bo. Bò lang là bò
có lông loang lỗ - Làng Bo nói lái "bò lang" là làng Bo.
7 – Người Thái Bình làm lớn nhất nước là thiền sư Dương Không Lộ. Dưới
thời vua Lý Thần Tông, thiền sư là quốc sư (danh vị cho
người tu hành), tức tể tướng (danh vị cho dân thường),
chức vụ tương đương với thủ tướng
bây giờ.
8 – Thả đèn trời được ghi chép từ năm 1900 trong “Thái Bình phong vật chí", ở xã Trình Phố (huyện Tiền Hải). Lệ đặt ra là làm đèn giấy bằng cái sọt to, dán giấy kín xung quanh, chừa hở phía dưới còn trong đặt bát mỡ có bấc để đốt. Khi thi, đốt đèn tự bay lên cao, đèn nhà nào bay cao nhất mà không bị cháy thủng là thắng cuộc. Lệ thi đèn này có nguồn gốc từ phép treo đèn của Khổng Minh đời Tam Quốc bên Tàu. Thi
đốt Đèn trời trong ngày Tết, ngày lễ còn có hàm
ý tâm linh xua đuổi bóng đêm
và ma quỷ. Và người thắng trong cuộc
thi sẽ được may mắn cả năm.
9 - Tỉnh lỵ Thái Bình khi mới thành lập năm 1890, đặt tại xã Kỳ Bố, huyện Vũ Tiên. (thời Thành Thái). Sau tỉnh ly mở rộng sang các huyện lân cận thành thị xã Thái Bình, rồi thành tỉnh Thái Bình. Tỉnh Thái Bình đông giáp huyện Kiến Xương và huyện Đông Hưng; tây giáp huyện Vũ Thư; nam giáp huyện Vũ Thư; bắc giáp huyện Đông Hưng. 10
- Thái Bình là tỉnh duy nhất ở nước ta có cả 4 mặt
giáp với sông hoặc biển.
Thạch trúc gia
trang
Lập xuân, Giáp Ngọ 2014 Ngộ Không Phí Ngọc Hùng Nguồn:
Góp
nhặt sỏi đá theo Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Khắc Ngữ, Duyên
Anh, Băng Đình và Thái Bình Địa
Dư Chí, Thái Bình phong vật chí, Nam
Định địa dư chí, Nam Định
phong vật chí.
Ngoài
ra một số chi tiết được gom
góp qua những tác giả ba đời tay
bị tay gậy khắp nơi tung hòanh như Hoàng Nguyên Linh, Nguyễn
Văn Thọ, Văn Chính và Lê Viết
Thiếp.
Những tác giả…"ngụ cư" là Nguyễn Thanh, Phạm Trọng Chánh và Thúy Sơn.
|
|