Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
|
|
Nhớ
năm nào, một nhà văn nào đó đã khai bút…khai mê phá ngộ
rằng cứ Tết đến, đọc qua một vài tờ báo xuân là thấy
bài thơ rất ư khuôn mẫu mở đầubằng
vàomỗi năm hoa đào nở, lại thấy
ông đồ giàvà kết thúc với những
người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ.Theo
ông nhà văn thực sự bài thơ Ông đồ chẳng hay hớm
gì cho mấy, chỉ vì người Việt mình có tính hòai cổ đó
thôi. Lẽ dĩ nhiên gã không…”tâm đắc” lắm với nhà
văn trên. Vì mỗi lần mang mang đến hình ảnh ông đồ vẫn
ngồi đấy, qua đường không ai hay trong cái lúc đang lêu bêu
nơi đất khách quê người. Đất sinh cỏ, già sinh tật, tật
gã lại đốc chứng hoài cố nhân, hoài cố quận, và hòai
đồng vọng về một thời một thưở cùng người xưa cảnh
cũ đang ẩn khuất đâu đây trong tâm khảm.
Gần
đây qua “Thầy Khóa Tư”, truyện viết về một ông bố
ở nhà quê, một ông đồ già lỡ vận mài mực để kiếm
gạo. Vào
Mấy
chục năm sau, lưu lạc đến đất tạm dung này, qua một tờ
báo Xuân, gã lại gặp Thầy Khóa Tư với một bài phú khác,
một thể loại, thể văn cử nghiệp lỗi thời. Bài phú với
nỗi nhớ nước đau lòng con quốc quốc, thương nhà mỏi miệng
cái gia gia:
Chốn
tha hương xót cho người vong quốc, chữ “Vật vong tại cứ”
còn tươi nét,
mỗinghĩ mỗi thêm rầu. Miền khách địa thương về chút huyên đường, câu “Bất khả viễn du” vẫn nằm lòng, càng
nhớ càng bắt mệt Với
thầy khóa vật vong tại cứ là ta ở đất Cứ, với
ẩn dụ là hãy đừng quên trở về với quê cũ. Ừ thì hãy
bén gót Hạ Chí Trương cùng
Hồi hương ngãu thư: ”Ly
biệt gia hương thế nguyệt đa - Cận lai nhân sự bán tiêu
ma”. Theo chân Thầy Khóa Tư, Hạ Chí Trương, gã trở lại
cảnh cũ người xưa của một thời vắng bóng với ông đồ,
anh khóa. Ấy vậy mà như cá rô gặp mưa rào, gã gặp được
cả hai… *** Chuyện
là ngày ấy, gã có túc duyên gặp một ông đồ. Lẫn
đẫn những năm trung học, Tết nào cũng thế với tình nghĩa
giáo khoa thư cùng tập tục mùng hai tết thầy, mùng ba thăm
bạn: Gã được ông bác dẫn tới thăm ông thầy già của
ông từ làng quê xưa thật là xưa. Ông bác thuộc thể loại
“cổ hủ“, cứ rình rình con cháu họp mặt đông đủ là
héo hon với hoài cố nhân, hoài cố quận, hòai đồng vọng
như gã bây giờ vậy. Nghe ông bác suông đuột thì ông thầy
già xưa kia là ông Cử, ông Nghè gì gì ấy rất nho phong sĩ
khí, khi bình rượu túi thơ, lúc ngồi trên chõng tre với cái
điếu bát, cần trúc bọc bạc, thong dong với vườn cỏ vân,
vách phên trúc… Như
ông đồ xưa năm ấy, mỗi lần ông bác dẫn thằng cháu tới
thăm là mỗi lần ông đồ mặc áo the thâm, khăn xếp ra tiếp
khách. Ông gầy như que tăm, xanh như tầu lá chuối, giọng
nói có rễu rạo đấy, nhưng rất an nhiên tự tại, điềm
đạm, mực thước. Mặc dù ông bác gã là học trò cũ, nhưng
ông đồ vẫn một mực khiêm cung, vẫn kêu ông bác gã là
thầy thế này, thầy thế nọ, thầy dậy thế là phải. Nhưng
cũng không hẳn vậy, gặp ngày kị, ngày húy, được bà vợ
thửa cho đĩa đồ nhắm, đĩa lạc rang. Gặp lúc ông bác gã
đếm cua trong lỗ có được chai rượu mang tới là ông đồ
khụng khạ khụng khiệng như ai. Gã thấy phong thái, và khẩu
khí ông đồ cũng có khác, làm như thơ phú ngất ngưởng một
mình một chiếu, rung đùi hỉ hả, với…trong trần ai, ai
dễ biết ai. Lại thêm một lần, gã quay quả quang gánh với Thầy Khóa Tư: Mua vội mua vàng, mà dư mắm muối tỏi hành, còn thêm hoa hoét Nghề
giáo tuy bạc bẽo, vậy mà có công có hưởng, đứa trò xưa
biếu cặp rượu tây Nói
cho ngay hoa hét thì không, nhưng đứa học trò xưa là ông bác
gã có xách tới cặp rượu tây biếu thầy thật. Với gã,
thấy chai cổ lùn nắp đen như lân thấy pháo, nên…gặp thời
thế, thế thời phải thế. Thế là ông nhấp gã ực. Chẳng
là gã vừa mới đỗ tú tài đôi, mà nói dại chứ…Chứ
mươi năm trước với đất lề quê thói, với tú đơn, tú
kép gã có thể thửa được chân lý trưởng, rồi thành lý
cựu để chiếu trên chiếu dưới, đầu gá má lợn như ai.
Tửu như tâm phúc chi ngôn, nôm na là say hay nói thật…Thật
ra gã cũng muốn bon chen chữ nghĩa như cụ Tú đất Vị Xuyên
với nhập thế cục bất khả vô văn tự, chẳng hay ho cũng
nghĩ một vài bài, huống chi mình đã đỗ tú tài. Ông bác
lừ mắt một cái, ông đồ như biết ý, khà một tiếng khẽ
khọt: “Chấp nhê bất ngộ”. Thế nhưng vốn liếng Hán
tự với chữ nhất bẻ làm đôi, chẳng dấu gì, có một dạo,
gã ăn mày dăm khoẻn lơ mơ lỗ mỗ chi hồ giả dã qua ông
đồ nên mới nho nhe vậy. Đại
thể những ngày còn nhỏ, gã có túc duyên gặp một ông đồ
có thật. Và phải đợi đến cái tuổi tóc muối tiêu với
muối nhiều hơn tiêu, gã mới gặp anh khóa như “Thầy Khóa
Tư” ở trên. Đại loại như “âm bản” với “nguyên mẫu”:
Nếu như ông bác gã đã gặp ông thầy cũ là ông đồ. Thì
sắp tới đây, gã sẽ gặp anh khóa là ông thầy cũ của gã. *** Sắp
tới đây là trước khi về thăm quê nhà, ông bác lòi tói
ra một cái thư, gã mới tri giao quái ngã đến họ và tên.
Riêng phần tái bút có giây mơ rễ má đến gã và người
viết nhai chữ ra câu, nhằn câu ra chữnhư
thế này đây: “Ông cho cháu gửi lời thăm Hùng, ông
liên
hệ với Hùng
phấn đấu về thăm Thái Bình một
chuyến”. Và không nhìn địa chỉ ngòai phong bì, nhắm mắt
gã cũng biết thư này được gửi đi từ…Thái lọ. Chuyện
xưa tích cũ là năm chín, mười tuổi gì đấy, vào dịp ba
tháng hè, để buộc chân bó cẳng gã. Ông via gã tống thằng
“cao bồi Hà Nội” về tỉnh Thái để ông bác gã kèm. Chưa
kịp biết ổi cầu Bo nhỏ to thế nào, gã đã chạm trán với
một…”anh khóa” đến nhận kèm trẻ tư gia. Nhờ dùi mài
kinh sử bấy lâu nay, gã được biết cái học nhà nho buổi
ấy, mười người đi học chín người thôi, thế nên anh là
anh khóa cuối trào của cái học nhà nho đã hỏng rồi. Cứ
theo ông bác thì anh đang theo Tây học, nhưng ông bác quý anh
vì cái tình đồng môn, lại cùng một thầy nên đưa anh về
nhà để “kèm” gã chí chát là vậy. Và cũng năm tháng ấy,
quấy hôi bôi lọ thì gã còn đang…”lọ” nên chưa chịu
hiểu anh nhiêu, anh khóa là khỉ khô gì? Nhưng đó là chuyện
sau… Chuyện
đang kể lể bây giờ là được ba bẩy hai mươi mốt ngày,
ông bác gã gọi anh là…”đồ gàn”: Vì cơm nóng canh sốt
có sẵn không sơi, anh cứ lôi cơm nắm muối vừng trong cái
mo cau ra bầy cỗ, “cao lâu” lắm là cơm nguội chan nước
dưa chua với mấy con rạm, con cáy, vậy là xong bữa. Trời
nóng như lò bễ, tứ thời bát tiết canh chung thủy với cái
áo dài chúc bâu, quạt nan phẩy phành phạch. Ghế không ngồi,
anh tháo guốc, hai bàn chân vỗ vào nhau bèn bẹt, leo tuốt
lên cái sập gỗ chân quỳ ngồi xếp chân bằng tròn. Để
có đầy đủ dụng cụ “thư phòng”, ông bác gã khuân về
từ tiệm sách Khánh Hưng ở phố Lê Lợi, vở học trò kẻ
gạch ngang, bút ngòi sắt, lọ mực tím. Anh bỏ xó. Thợ
rèn có đe, ông nghè có bút, thay vào đồ nghề của anh trong
cái bị cói là cái bút tre vót bẹt để viết chữ Quốc ngữ.
Và sấp giấy bồi đục lỗ buộc bằng giây gai, một cái
đĩa, một thỏi mực tàu như cục than đen thui lủi, cái bút
lông
để viết chữ Tàu. Ông
bác gọi anh là “đồ gàn”. Thẳng tắp mực tàu, gã hiểu
ra là ”ông đồ” nát chữ. Hình
ảnh ông đồ với anh khóa cứ đeo đuổi gã theo năm tháng
với Chu Thiên qua
Bút nghiên, Vũ Đình Liên với
Ông
đồ. Và gần đây, nhằm vào thiên niên kỷ 21, gã mới
lân la làm quen “Thầy khóa Tư” qua
Hán Việt tự điển
kèm theo dăm bài phú. Mặc dù anh không áo lương khăn lượt.
Anh cũng chẳng như ông đồ bùn chữ như trấu trát với nghiên
ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi giật cái
khôi nguyên (câu đối của Trạng nguyên Lê Văn Hưu).
Đại thể gã học mót ở anh đơn giản như đan rổ vớithiên
trời địa đất, cử cất tồn còn, tử con tôn cháu, lục
sáu tam ba và sau làtiền trước
hậu sau (1). Nhưng
nhằm vào cái tuổi cóc nhái ấy, gã vẫn thích nhìn anh là
một ông đồ, chỉ vì thỉnh thỏang anh mang thỏi mực tàu
gò lưng ra mài, chấm bút lông rồi sổ ngang sổ tọet. Và
gã cũng chẳng buồn nhớ anh dậy gã những gì? Mới chỉ gần
đây thôi, lục lọi mớ ký ức nhăn nheo cất kỹ trong rương
quần áo, gã chỉ thấy anh kể chuyện đâu đâu như Phạm
Thái với Quỳnh Như. Nói thẳng mực tàu đau lòng gỗ thì
cứ như truyện bên Tàu với Lã Bố Hí Điêu Thuyền đó thôi.
Chính những lúc này, với lợn rọ chó thui, gã chỉ thiên
cổ chi mê qua “giáo thụ” Cao Bá Quát đầy nho phong sĩ khí
với nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái, học
trò dăm đứa nửa người nửa ngợm nửa đười ươi. Cũng
bởi nhẽ đó, gã mới tầm chương trích cú ra là qua nền
khoa cử ngày xưa, sĩ tử muốn thi Hương phải qua một kỳ
khảo hạch của giáo thụ, huấn đạo ở phủ, quận. Nếu
rớt, sĩ tử là…anh nhiêu, anh khóa, lủi thủi về làng dậy
lũ ấu học đầu để chỏm. Ấy
vậy mà phải đợi khươm mươi niên sau, gã mới bòn vót chữ
Tàu là chữ Hán, chữ Nôm. Cũng như phú của Thầy Khóa Tư
là một loại thể văn có hai vế thuận nhau hay đối nghịch
nhau, số âm tiết trong mỗi câu và số câu trong bài phú không
hạn định. Lớn lên một chút nữa, nhằm ở cái tuổi tứ
thập nhi bất hoặc, tức bốn mươi thì không còn lầm lẫn
nữa, gã mới…lẫn ngẫn ra, chẳng là hồi ấy anh muốn “khoe
mẽ”: Thái Bình của anh là nơi tạm dung của những tao nhân
mặc khách như Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ, với
tài kinh bang tế thế dẫn thủy nhập điền ở huyện Tiền
Hải. Đất lành chim đậu có cụ Tiên Điền Nguyễn Du làm
tri huyện Phụ Dực ở đây. Và chẳng thể thiếu bà Huyện
Thanh Quan có chồng là tri huyện…Thanh Quan. Với
Tam
tự kinh sau cùngtiền trước hậu
sau…thì hậu sự với…”thức
biết tri hay, mộc cây căn rễ, dị dễ nan khôn, chỉ ngon cam
ngọt”, v…v.. Để sâu đậm nhất với gã là cuối
tuần, anh đưa gã về quê anh, để gãthức
biết tri hay vặt cây, hái trái, bơi sông, câu cá.
Ngay đầu làng, gãmộc cây căn rễ
có một cây cây đa cụ, rễ mọc xum xuê. Muốn vào nhà anh
phải đi qua con đường mòn, bên cạnh cái ao nuôi cá rô. Gã không
nhớ lầm mùa hè năm ấy thì nắng rõ nắng(2).
Gã nhìn rõ con cóc cụ đớp muỗi trong bóng râm ở bụi tre
gai. Dưới gốc gạo, gã bắt gặp anh chị chuồn chuồn đuôi
bấu vào nhau miệng hớp nắng. Gã nhìn thấy chú châu chấu
voi, gã đuổi theo…Có thể vì vậy, đeo theo ký ức
ngày còn bé, vay mượn chữ nghĩa qua sách vở, gã gần gũi
với làng trên xóm dưới, đâu đây có tiếng võng ru con kẽo
kẹt giữa trưa hè. Nhưng đó là chuyện sau, khi gã phang ngang
bửa củi anh đồ Nguyễn Văn Siêu với sinh đồ Cao Bá Quát. Vì
vậy chẳng ngại ngùng gì mà nói, với cơm mắm thắm về
lâu, anh là người đã mang hương đồng cỏ nội vào đầu
óc của gã, những tên tuổi, những trang sử vừa lật qua.
Ngay cả những áng thơ bi hùng, tình yêu trai gái của
Sơ
kính tân trang của Phạm Thái qua ngòi bút Khái Hưng với
Tiêu
Sơn tráng sĩ. Cũng từ Phạm Thái, từ cái buổi hoang sơ
ấy đến cái tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, gã biết thế
nào là mùi phong trần tục lụy, thác về âm phủ cắp kè
kè, Diêm vương phán hỏi mang gì đó: “Be…” *** Trông
giỏ bỏ thóc một phần vì cái thư sàng chữ ra câu, sẩy
câu ra chữ:“nhờ
ông liên hệ với Hùng
phấn đấu về thăm Thái
Bình…”, nên gã khăn gói gió đưa
về Hà Nội. Cũng một phần vì âm vọng của tiếng “be”
của hồ trường và gà luộc hồng đào, nào lá chanh thái
mỏng của tỉnh Thái mời gọi, nào là da vàng như ướp nghệ,
thịt mỏng thơm và ngọt, chưa ăn đã thấy rỏ dãi…Để
nay gã đang rong ruổi với đường mưa ươt đất về lại
với cái tuổi ấu thời. Xe từ quốc lộ 1 đổi qua đường
10, nhìn đâu chỉ thấy trống vắng và lạ lẫm. Gã được
thể gậm nhấm thêm câu hành ngôn, hành tỏi của ai đấy:
Nhật
mộ hương quan hà xứ thị, yên ba giang thượng sử nhân sầucách
mấy, khi trở về thăm quê nhà, tác giả có cảm quan, cảm
nhận như người khách lạ trên chính quê hương mình. Thêm
nữa, với quân tử hiếu cổ, gã như con cóc cụ cõng theo
một ông đồ khác nữa trên lưng, trên con đường cô lý,
cô liêu qua nhà văn Viên Linh: “…Một
hôm thầy Chu Thiên tới gần tôi trong giờ chuyển lớp chuyển
môn. Thầy hỏi: “Em có thể chở thầy lên Hà Nội không.
Hay chỉ cần chở thầy lên Ðồng Văn cũng được, rồi thầy
tìm cách đi Chợ Ðại hay Cống Thần, rồi đi Hà Nội sau.” Khi
thầy ngồi lên cái khung ngang rồi, tôi đạp xe đi, mỗi tay
một bên ghi-đông, mà không thấy thầy chạm vào tay tôi. Tôi
không còn nhớ những chuyện gì đã nói, song nhớ rất rõ
thầy hỏi về gia cảnh của tồi (…). Rồi bất chợt thầy
Chu Thiên hỏi tôi” -
Bao giờ em vào -
Dạ? Tôi
không hiểu, nên chỉ dạ, và chờ để thầy hỏi thêm. -
Mẹ em có tính đi -
Vâng… (…) Vâng…gã
cũng theo gia đình vào Nhưng
hình dung đến ông thầy cũ, càng đến lúc sắp gặp mặt,
gã như muốn chùn lại. Lợn đầu cau cuối vì một chuyện
không đâu với “ông chú họ trẻ” hơn gã hai tuổi mà hồi
nhỏ vẫn cùng nhau đánh khăng, đánh đáo với nhau. Biết gã
mới về, từ Thái Bình mò lên Hà Nội, qua lời ông bác gã
dặn dò, gã gửi hắn ít tiền để làm quà. Vừa thò tay nhận,
chân trước chân sau là hắn đòi về ngay, nại cớ chị vợ
đang bị bệnh nặng. Và than thở, thở than hắn đang lo không
biết có qua khỏi con trăng này không. Nghe vậy, gã cũng áy
náy, móc thên mớ bạc nữa và hắn biến mất trong nhấp nháy.
Đến trưa, vợ hắn đứng trước cửa, nghe gã kể vậy bèn
cười toe: “Lại mò ra tiệm phở ấy mà, quất hai bát là
ít”. Nói cho ngay, cũng chả trách gì ông chú họ trẻ, vì
mới hôm kia hôm kỉa hôm kìa, gã vừa ghé phố Bát Đàn làm
một báttái chín nạm giò vè, tiêu
ớt rau thơm giá trụng – sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh
nước béo hành trần(3) nữa
là. Học
theo thói người xưa câu: “Tiền bất kiến cố nhân – Hậu
bất kiến lai giả”, nôm na là trước không thấy người
xưa, sau không thấy người mới với những…“đổi mới”
thế nào. Thế nên thêm một nỗi buồn không tên bám theo gã
không rời: Lãng đãng với ông đồ của thời thế, họa sĩ
Bùi Xuân Phái đồng cảm qua bài thơ người bạn họ Vũ cùng
chữ nghĩa tấm tắc ngợi khen tài, hoa tay thảo những nét,
như phượng múa rồng bay, nên phóng bút vẽ bức Ngắm tranh
ông đồ. Ông vẽ ông đồ ngồi trên vỉa hè, như đắm
chìm trong con phố vĩnh hằng yên ắng, cửa đóng im lìm, đường
không có người, cây không có lá. Nhưng khổ nỗi, người
thơ ngắm bức họa, và “âm bản” thêm bài thơ với “nguyên
mẫu”
Ông đồ thứ hai. Để gió thổi muôn chiều ẩn
hiện với cờ đỏ sao vàng: “Hỡi
người nghiên bút ngàn năm ấy – Khối hận bây giờ đã
nhẹ chưa”.Vì vậy theo gã, theo người viết ở khúc
đầu thì “thực sự bài thơ Ông đồ chẳng hay ho gì cho
mấy” cũng có thể vì Vũ Đình Liên với những hệ lụy…thời
thời thế thế, thế thời phải thế! Thế
vậy mà cả tuần sau gã mới về Thái Bình để nhờ vả ông
chú họ trẻ đưa đi thăm mồ mả gia tiên. Rời bến phà,
còn mười cây số nữa là tới thị xã, gã như Từ Thức
về trần lạc lõng với mấy cái bảng hiệu bên đường như
“Phở cơm”, “Phở vó bò” hay “Canh cá Quỳnh Côi”,
“Bánh cáy”. Gã ớ ra vì phở cơm, canh cá Quỳnh Côi gã
còn nhai câu nhá chữ được. Còn phở vó bò chả nhẽ mang
vó cất vó con bò! Hay bánh cáy thì trong bánh…kẹp con cáy,
con còng? Gã chịu chết nghĩ không ra. Nên
gã nghĩ tiếp chuyện không ra chuyện vừa rồi: Rằng gã muốn
xếp tàn y lại để dành hơi về ông thầy cũ qua hình ảnh
của một ông đồ, cũng có thể đang eo hẹp với nhưng mỗi
năm một vắng, người thuê viết nay đâu. Vì miếng đỉnh
chung, cũng có thể ông thầy gã đang mải mê ngụp lặn trong
biển dâu với hồng hơn chuyên như người thơ Vũ Đình Liên.
Gần hơn một chút, không lẽ anh giống như ông chú họ trẻ
của gã, đại hạn phùng cam vũ, chỉ đợi bơi trong mấy bát
hành trần nước béo. Lại nữa, lại vướng víu xưng hô cùng
tuổi tác với…“anh”. Bởi lẽ qua ký ức rời rạc, ngày
ấy dưới con mắt của thằng nhóc tì như gã, anh nửa “thư
sinh”, nửa đơ đơ rất…“nhà quê”. Thế nên sắp tới
đây, gã không biết xưng hô thế nào cho phải phép nho gia,
chẳng lẽ kêu…“Thầy”! Chưa
kịp kêu…thầy. Sắp vào thị xã, va vào mắt gã là lá cờ
đỏ sao vàng to đùng bên đường. Thêm một lần nữa, như
con cóc cụ, hết vác ông đồ Chu Thiên, ngẫm người thầy
cũ lại nghĩ đến ta. Gã lại khuân thêm Thầy Khóa Tư vào
chuyện mình: Ngẫm
mình: Thêm
xuần thêm tuổi, tuần bất hoặc hẳn đã xa mờ Mỗi
tết mỗi già, cỡ tri thiên cũng vừa ngót nghét Cực
chẳng đã phải nương nhờ đất khách, vẫn chắc có ngày
trở lại, ngày
Cộng nô gặp búa gẫy lưỡi liềm rơi Chẳng
đặng đừng phải trôi giạt quê người, hằng tin có lúc
quay về, lúc
giặc Hồ bị trời chu đất diệt Vận
nước bỉ rồi lại thái, lẽ biến hóa chẳng du di tơ tóc,
kẻ ra đi quyết chí phản hồi Mệnh
người khổ tận camlai, luật
toàn hoàn không sai chạy mảy may, người ở lại vẫn
cương cường bất tuyệt Người
ở lại vẫn cương cường bất tuyệt…chưa thấy đâu,
vì sẽ gặp lại lát nữa… Xe
vừa vào cửa ngõ thị xã, gã khựng lại khi nhìn thấy dọc
bên bờ sông, khóm chợ ngày nào vẫn vậy, vẫn không đổi
thay. Chợ hiu hắt phất phơ trong gió, lơ thơ mấy cái chõng
tre, chân gầy guộc cao lêu khêu. Trên lợp mái rơm, mái rạ,
nghèo nàn và tiêu điều. Cảnh vật không đổi thay qua nửa
thế kỷ với sông kia rày đã nên đồng…Ấy cũng là hình
ảnh tỉnh Thái đã chui tọt vào đầu gã và nằm túm tó trong
tâm khảm như một dấu ấn…để lúc này đây, gã như hụt
hẫng trong buổi chợ chiều vắng khách. Cây
đa bến cũ nhưng thiếu vắng còn đò xưa…Cảnh cũ như vậy,
còn người nay ra sao. Để rồi gã đứng trước cửa nhà ông
lúc nào không hay. Cửa vừa mở, thấy gã ông nói ngay: “Anh
Hùng phải không”. Tự
trong tiềm thức, hốt nhiền gã buông một chữ “nhất tự
thiên kim”:
Thầy…. *** Gã
gọi ông bằng thầy vì…ông già quá đỗi, cũ kỹ quá lắm.
Gã tự hiểu cũng chẳng hơn gì ông, vì có gặp lại một
người quen sau mấy chục năm, mới bắt gặp những tàn phai,
nhăn nheo của chính mình. Ông nheo mắt cười và mở rộng
cửa đón gã. Gã
ngập tràn những giao động với bồi hồi, như không hiểu
sao ông biết gã về. Vào đến phòng giữa, nom ròm cái lỗ
khóet giữa hai căn nhà để đặt cái điện thọai, gã hiểu
ngay là ông bác gã đã “điện” cho ông để báo trước.
Ngỡ ngồi ở đây để hàn huyên, ông khóac vai gã dẫn vào
phòng trong, gã mới nhận thấy chân ông khập khiễng. Vừa
ngồi xuống ghế, gã thưa thốt: “Thầy…”, ông khóat tay,
thầy trò gì, cứ anh em như hồi nào, gã cảm thấy gần gũi
như gặp lại một người thân. Ông vào lấy nước, đảo
mắt nhìn quanh, nhà cửa không ngoài cái chõng tre, chiếu Phát
Diệm, góc bàn có cái “ra đi ô” bọc ván gỗ hiệu Phillips
còn sót lại từ năm 54 và tất cả chỉ có vậy và không
hơn. Qua dăm câu hỏi thăm, gã được biết ông trước dậy
học, nay đã về hưu. Chuyện một lát, gã phải cáo từ vì
còn theo ông chú họ trẻ về thăm làng xã, và hẹn ông khi
trở lại, sẽ ra quán, để nón lá áo tơi ra quán chợ, vụn
vặt cùng những ngày tháng cũ. Chiều
về đón ông, gã nhờ bác tài đánh một vòng thị xã để
tìm về đường xưa lối cũ. Thành phố giống như bất cứ
nơi nào khác mà gã mới vừa đi qua sô bồ với nhà cửa,
cái cao cái thấp, thụt ra thụt vào như tổ tò vò. Thiếu
vắng hẳn cái yên ắng, phẳng lặng của một thị xã bên
đường, qua tiếng ve sầu râm rả trong nắng hè oi ả. Ông
vừa chỉ trỏ như muốn ”thuyết minh” với gã giữa cũ
và mới: Đây là phố Lê Lợi, trước là phố Đệ Nhất,
kia là phố Hai Bà Trưng, xưa là phố Đệ Nhị, rồi bắt qua
năm 1949, 1950 với tiêu thổ kháng chiến thế này thế kia…Gã
nghe hững hờ, vì chẳng hình dung được gì, ăn vẹt ở mòn
cũng có thể vì không phải thành phố quen thuộc của gã như
Sài Gòn ở cái tuổi mới lớn. Ai cũng vậy, mỗi người mỗi
có một nơi chốn để ẩn náu, trong những ngày vắng gió
đìu hiu. Vả lại, chữ nghĩa gã chỉ bằng cái muỗng, bức
tranh vân cẩu tỉnh lỵ của ông, được mô tả qua hai câu
thơ sau đây là hết…đất: “Thái Bình
có cái cầu Bo – Có nhà máy cháo, có lò đúc môi”.
Mà làm như ma đưa lối quỷ dẫn đường hay sao ấy, vừa
rao mõ không bằng gõ thớt tới “ăn” vẹt ở mòn, vừa
thêm bát thêm đũa tới…cái môi múc cháo, là tới quán ăn.
Ngồi xuống, ông nói ngay, ở đây có gà luộc và ốc luộc,
ông khu khi khú khí rằng Thái “Lọ” quê mùa của ông chỉ
có thế. Gã buông tuồng với ông gì mà chỉ luộc với…luộc
như…sông Luộc vậy. Nhưng của đáng tội, ốc luộc không
đến nỗi…“lọ” cho lắm, thịt chị mái già chỉ hơi…dai
nhanh nhách thế thôi. Nhưng
chuyện không dai như giẻ rách cho mấy..Vì cứ theo ông, từ
ngày về đây, cả tháng ông cứ ru rú trong nhà, không bước
ra đường, chỉ vì cái chân. Chuyện vơ năm gắp mười là
ông có những thời gian dậy học nhàn hạ. Rồi tin Đòan Chính,
con Đòan Chuẩn…“dinh tê” bay về tới tận Hà Nội, ông
đâm nghĩ ngợi, cuối cùng đăng ký vào bộ đội vượt Trường
Sơn đi “B”. Ông tỉ tê về một miền Ruồi
bu kiến đậu, ông lễnh đễnh đưa gã về một quãng đời
lềnh bềnh của ông, như chuyện bên đường, không eo xèo
nhân thế với…ông thiên. Bất chợt ông hỏi gã ngày mai
đi chơi sông Luộc không? Gã trả lời muốn đi thăm chùa Keo,
mộ tổ họ Trần ở gò Tinh Cương, lăng Trần Thủ Độ thờ
vật tổ sàng,
sẩy, nong, nia.
Và nếu có thể được, gã nhờ ông tìm mộ bia hai ông tiến
sĩ họ hàng hang hốc nhà gã có tên trong văn học sử. Ông
rôm rả với một công đôi chuyện vì cũng cả gần hai chục
năm nay, ông chưa đặt chân về làng. Ngay gã cũng muốn ghé
quê ông để tìm về chuỗi kỷ niệm của cái tuổi óc ách,
như gã đã vơ bèo vạt tép ở trên. Nhưng gã cứ lấn cấn
chẳng hiểu nổi là cả hai mươi năm, ông không về thăm quê,
mặc dù chỉ hơn chục cây số. Buổi
tối gã về nhà ông ngủ mai đi sớm, và mượn dịp ôn lại
những ngày mưa gió cũ. Nhà ông ở ven thị xã nên có hơi
đồng không mông quạnh, vì cả mấy chục năm không nằm màn,
gã tẩn mẩn “ngắm” cái mảnh vải mầu cháo lòng căng
lùng bùng. Gã vẩn vơ nghĩ đến ông cùng những bước chông
chênh, đang đi vào cái tuổi đếm những chiếc lá vàng. Ốc
chưa mang nổi thân ốc mà còn đòi làm cọc cho rêu, nên gã
để cái đầu đất xoay xỏa trong cõi mụ mị“Tưởng
tượng ta về nơi bản trạch, con còng ẩn nhẫn bò quanh quẩn”để
ôm giấc mộng quá khứ lai từ“Ta
về tắm lại dòng sông cũ, truy tầm mê mỏi lý sơ nguyên” (Tô
Thùy Yên).Vậy
mà cứ khất lần mãi, mãi giờ đây gã mới có mặt ở nơi
chốn này của cái tuổi cóc nhái.Trong
cái khỏang không gian chật hẹp ấy, trong cái tranh tối tranh
sáng của nửa đêm về sáng, giữa trời đất bao la đồng
quê thôn dã. Gã lắng nghe ngòai kia tiếng cóc nhái gọi tình,
lúc ồm ộp đứt quãng, khi âm ỉ buồn như trấu cănt. Gã
vừa vất vưởng tới“Sông
kia rày đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai,
đêm nghe tiếng ếch bên tai, giật mình còn tưởng tiếng ai
gọi đò”(Trần
Tế Xương). Vừa
nghe ông nói chuyện bâng quơ, như ông nói chuyện với chính
ông… Ông
đang trở về thực tại, ông gọi đò với chính ông…Chăn
tằm hái dâu cũng quần nâu áo vá, đứng đường đứng sá
cũng áo vá quần nâu, gã hiểu là mỗi người mỗi số mệnh
riêng, không ai giống ai. Vì ông đang lan man về nơi chốn ông
đang có mặt, và chan canh đổ mẻ về dân tình đang khăn gói
gió đưa vào Nam, như dân Hưng Yên lên Ban Mê Thuột, dân Nam
Định vào Lâm Đồng, dân Thái Bình dừng chân ở Biên Hòa,
dân Hải Dương xuống mãi tận Cà Mâu. Tiếp đến, ông ăn
xó mó niêu với gã về một vùng đất lạ, sầu riêng Long
Khánh, bưởi năm roi Biên Hòa… Ông
ru gã vào giấc ngủ chập chờn để thiếp đi lúc nào không
hay… Bỗng
không đâu, gã ôm rơm rặm bụng với giấc hòe của ông trong
giấc mê hoang: Gã hoang đàng về những ngày năm 54, gã thấy
ông nhập hồn nhập vía vào
Dế mèn phiêu lưu ký của
Tô Hòai…Nếu như ông ra đến Hải Phòng chui tọt vào tầu
há mồm thì ông cũng sẽ lại như gã, như con dế trống đi
xa, lâu lâu lại nhớ quê nhà gáy chơi. Gã chợt tỉnh giấc
mộng hòang lương vì ông trở mình, húng hắng ho khan. Tiếp
đến, gã trằn trọc tự hỏi lâu rồi ông không về thăm
làng, nay lại muốn bỏ xứ mà đi, nhưng gã nặn óc nghĩ không
ra. Gã lại đắm mình trong giấc mộng chưa chín một nồi
kê, gã đã thấy ông vừa hóa thân thành…một con cò già. *** Ngỡ
sáng đi sớm, đến quá trưa hôm sau hai thầy trò mới trở
về chốn cũ… Xe
vào tỉnh lộ 39 về huyện Kiến Xương. Ông chỉ cái nghĩa
địa ven đường và nói sắp tới làng ông và bảo bác lái
ngừng ở đây để vào thăm mộ các cụ. Từ xa, gã cảm thấy
trống trải trong cánh đồng ngập nắng. Đến gần thấy mộ
này chen chúc với mộ kia, phân trâu phân bò, rác rưởi ngập
ngụa chung quanh. Gã nom ròm dăm ngôi mộ mới được tô hồ
vữa non, sơn vôi sống nhòe nhọet. Nhìn ngôi sao đỏ trên
bia liệt sĩ của họ, gã chẳng dị ứng gì. Gã hiểu rằng
sông có khúc người có lúc, ngay khi ở đất khách quê người,
trong cái tuổi lá rụng về cội, gã vật vờ với mộ phần
gia tiên là cái gạch nối của cội nguồn, của những người
tha hương như gã đây. Đang chìm lắng trong một cõi đi về…Ông
cho gã hay người ta đã “thủ tiêu” những gì thuộc giai
cấp cũ, “thủ tiêu” cả cái sống, cái chết. Vì một tấc
đất
nghĩa trang làng cũng thuộc về nhà nước. Ông chép miệng
bâng quơ “Thế nào là sống: Sống về mồ mả, không ai sống
về cả bát cơm". Về
đến đầu làng, ông chỉ cho gã cây đa sừng sững ở ngã
ba đường… Đến
gần ông lắc đầu ngán ngẩm vì xưa kia cổng
làng là hai cột gạch, có hai câu đối “Bình bộ nghè địa
đa thiểu khách - Vãng lai đạo lý sĩ hiền môn”, diễn nôm
làng hiếu khách là…kẻ sĩ, nên tên làng là làng Nghè. Cổng
làng không còn nữa, chỉ còn cây đa già khú đế và những
chiếc bình của một thời hoang vắng.
Trong hoang dã, gã ngắm những bình vôi của các cụ ta xưa
được đặt dưới cây đa, do có hương đèn cúng vái mà thành
thần, thành ma…Vào đến làng, men từng bước trên lối đi.
Vừa đi, gã vừa nghe ông kể lại qua già làng, ngày mới dựng
làng lập đình xưa kia lầy lội ngập móng chân trâu. Sau được
lát những gạch nghiêng ken sít đều tăm tắp. Đời này qua
đời khác, đọan đường dài thêm mãi. Nay trải bê tông thô
kệch, đã đè lấp, xóa tan quá khứ mơ hồ của những ông
Cống, ôn Cử võng lọng vinh quy bái tổ qua con đường sống
trâu thuở xa xưa ấy, những người muôn năm cũ đã đi vào
một thời vắng bóng. Qua
một thời vắng bóng, gã hoang vắng đâu đây có căn nhà cột
tre cật, kèo tre gai, bên khoảnh vườn cỏ vân, dưới mái
nhà tranh vách đất, cụ Nghè ngồi trên chõng tre. Dưới sàn
đất trải chiếu cói, ông bác gã và ông đây đang châu đầu
vào nhau bình văn luận phú với
Tứ thư, Ngũ kinh. Ngoài
sân lũ ấu học đầu để chỏm, trong đó có gã. Lũ bạn
đang ê a trêu chọc gã:“Nhân chi sơ:
sờ
vú mẹ - Tính bản thiện: miệng muốn ăn -
Tam tự kinh: rình cơm nguội”(4).
Chợt có tiếng võng cót két, két cót sau rặng chuối ven hè…Thế
là gã được thể phang ngang bửa củi ông bác gã là…ông
đồ Nguyễn Văn Siêu, ông là…sinh đồ Cao Bá Quát qua giai
thoại của một thời khoa cử… “…Ông
Quát tới nơi, đứng cửa sổ dòm vào, thấy một ông đồ
khoảng 25, 26 tuổi, ngồi trên một cái chõng cũ siêu vẹo,
học trò thì ngồi lê la dưới đất, chứng tỏ là một lớp
học nghèo. Thầy đồ Siêu nhìn thấy một anh chàng trẻ tuổi
chừng mười lăm, mười sáu, thơ thẩn đứng ngoài cửa sổ
nhìn vào, thầy đồ hỏi:
Vừa
lúc ông và gã thẩn chi thơ, thơ chi thẩn tới một con ngõ
quanh co có bức tường bệch bạc, lớp vôi khô queo như muốn
bở ra từng lớp gạch đỏ, gột hết cát bụi như đưa ông
về thuở ban sơ. Chính những hoang tàn nhỏ nhoi ấy là sợi
dây liên hệ mỏng manh với thời gian xa cách. Đứng trên thẻo
đất này, rơi rớt lạidăm mái ngói
âm dương đã ngả sang mầu xanh rêu mốc như nằm mơ
ngủ cả trăm năm. Qua một khúc quặt khác, đập vào mắt
ông và gã những căn nhà mới xây như mấy cái hộp “các-tông”
nằm chồng chất lên nhau, cái vuông, cái chữ nhật lỏng chỏng
với cái cao, cái thấp. Bước
thêm mấy bước là căn nhà xưa kia của thầy bu ông, nay là
kho chứa thóc của hợp tác xã, ngõ trúc ao sâu vẫn còn đó,
những khóm trúc nay đã lớn như bụi tre, vặn mình như tóc
rối, gió đánh rập rờn kêu kẽo kẹt (2).
Nhìn xuống cái ao, nước tù xanh om và đầy váng là váng,
ngay cả những mảng bèo cũng ngộp thở, không còn sinh khí
để sinh sôi nẩy nở. Nhìn lên mái rạ ngả sang mầu nâu
đất, ông không tìm thấy khói bếp len lỏi qua lớp rơm trong
một chiều tàn năm nào... Hai bên đường là những thửa ruộng
khô cằn và héo hắt, trơ trụi những cuống rạ. Gió đưa
rào rạt, ông như muốn tìm lại một mùa lúa chín của những
vụ mùa, vụ chiêm ngày nào... Nhưng tất cả đã thuộc vào
quá vãng, mãi mãi nằm ngủ sâu trong tâm khảm của riêng ông. Làng
phình ra, đồng co lại, chợt thấy một cánh diều nằm chơ
vơ cạnh bờ ruộng(2)., ông bước
xuống vài bước. Ông dừng lại ngay vì thầm hiểu, cánh diều
cũng đã thuộc về quá khứ, không còn thuộc về ông nữa.
Ông nhướng mắt nhìn cả cánh đồng, tịnh không một bóng
người, con đường sống trâu thiếu vắng hẳn những vết
lồi lõm. Ông biết rằng, nếu bước lên con đường mòn ấy,
ông cũng dẵm vào lỗ chân trâu. Ông chẳng biết đi về đâu,
với đường đi không đến. Ông như cánh diều đứt giây,
tìm về thời gian đã mất bên bờ mương ao cá. Để không
đâu gã cũng có những đồng cảm với ông, cùng những tiếc
nuối xa vắng, âm hưởng qua một dòng nhạc đang ẩn hiện:
“Còn
đâu nữa. Tiếng hát chim non cây đa trường cũ, với bóng
tre xanh đong đưa nhịp võng. Còn đâu nữa. Gió ngát hoa cau
trong đêm dần tối, dấu cũ chân ai bơ vơ một mình. Mãi đi
hoang, mãi lang thang, lỡ quên đi mái đình xưa đổ nát với
những nấm mộ hoang”. Những
nấm mộ hoang… Mới
vừa rồi đây gã ghé thăm nghĩa trang làng của ông giữa đồng
không mông quạnh, mồ mả gia tiên ông nằm cô quạnh ở đấy
đã bao nhiêu đời, chen chúc với những bụi cỏ gà lay lắt.
Còn đâu nữa…Chỉ còn hoang phế cô liêu u tịch của một
chốn đi về cùng hương tàn khói lạnh, để ngậm ngùi, những
người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ. Còn đâu nữa…Chỉ
còn là những nấm mộ bên mảnh ruộng sũng nước. Ngay cả
ông thầy cũ, gã không tìm thấy hình ảnh ông đồ hay anh
khóa nữa, mà chỉ thấy hom hem, cũ kỹ như ngôi miếu cổ,
rêu phong ẩm ướt. Còn đâu nữa…Chỉ còn là những nỗi
trầm uất của giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong
nghiên sầu và gã bắt gặp ông, như đang gần gũi với miếu
đền. Ông nào khác gì chiếc bình vôi lăn lóc dưới gốc
cây đa trong hoang lạnh. Còn đâu nữa…Chỉ còn là… Hay
ngay chính gã cũng đang cằn cỗi và thu hẹp. Chỉ
còn là…là nói một cách khác chuyến về thăm nhà lần này,
gã như người xa lạ, như Lưu Nguyễn lạc chốn tiên cảnh,
cưỡi hạc về trần chỉ thấy quê nhà hoang vắng, xa cách.
Bất chợt nhìn lên khỏang không, trời xanh mây trắng nắng
vàng, gã thấy…Không phải cánh hạc bay lên vút tận trời,
trời đất từ nay xa cách mãi mà là một đàn cò đang giang
cánh bay về phương Nam tìm một mảnh đất ấm áp nào đó… Trong
một thoáng mây bay, gã quay quả với mới tối hôm qua đây,
trong giấc mơ hoang, gã hoang tưởng ông là con dế mèn phiêu
lưu ký về một miền đất ấm tình nồng. Nay nhìn đàn cò,
gã lại lây lất tới đàn ngỗng, đàn bướm “di cư” về
phương nam trốn lạnh cả mấy trăm ngàn dặm đường. Mấy
thế hệ sau, con cháu đàn ngỗng, đàn bướm lại tìm đường
bay về phương bắc, về với đất tổ. Như đàn cá hồi lội
dòng nước ngược, như gã lúc này đây. Như Hạ
Tri Chương với
Hồi hương ngẫu thư: “Thiếu tiểu
ly gia, lão đại hồi - Hương âm vô cải, mấn mao thôi”.
Cuối cùng với bản lai diện mục là: ”Nhi đồng tương kiến,
bất tương xứng - Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai?”. Nhìn trộm sang ông…Gã bồi hồi thấy ông già rồi, cũ kỹ rồi, ông trở thành cổ kính, và rồi ra cũng thành thần, thành ma không nhà như những cái bình vôi dưới gốc đa đầu làng ấy thôi. Đang xa vắng, vắng xa…Bất chợt từ đằng xa, cạnh cánh diều hồi nãy nằm chơ vơ bên bờ ruộng. Gã nom nhòm thấy có…một con cò già. Con cò lạc bầy đang lò cò chân đi cà nhắc, cà nhắc tới bờ mương uống nước… Không hẹn mà gặp, trong tâm thái vô định, ông như hòa nhập vào một mảng váng chiều ướt đẫm. Ông ngẫn ngẫn ngửa mặt nhìn lên khoảng không, đất với trời vẫn u ám, âm ỉ như chậu nước gạo đục. Ông như đang đắm chìm theo đàn cò mất hút vào đám mây xám mỏng tang như bánh tráng trũng. Thạch trúc giatrang Ngộ Không Phí NgọcHùng (viết xong Canh Dần 2010 viết lại
Giáp Ngọ 2014) Chú
thích: (1)
- Tam
tự kinh
là sách do Vương Ứng Lâm đời nhà Tống viết để dậy trẻ
con học vỡ
lòng chữ Hán. Mỗi câu có ba chữ, như nhân chi sơ, tính
bản thiện, v…v... (2)
-Đoạn
văn này, người viết ăn mày chữ nghĩacủa
một tác giả khuyết danh khác. (3)
- Câu
đối về phở của Thầy Khóa Tư. (4)- Trích
lục Tam tự kinh trong sách
Vỡ lòng của học trò
xưa được ví von với học trò cầm
miếng bánh đúc chạy quanh nhà thầy để học chữ Hán. Xin
xem phụ lụcThái Bình cổ lục
liệt truyện kế tiếp…
|
|