Hoàng Cầm :
diêu bông rụng xuống lòng sông ĐuốngPHANXIPĂNG
Nhà thơ kiêm nhà soạn kịch Hoàng Cầm có họ tên Bùi Tằng Việt,
chào đời năm Nhâm Tuất 1922 tại Bắc Giang,
vừa tạ thế sáng thứ năm 6-5-2010 nhằm 23 tháng 3 Canh Dần tại Hà Nội, hưởng thọ 88 tuổi.
Bài này như phiến trầm hương trân trọng vĩnh biệt một nghệ sĩ tràn trề năng lực
song phải gánh chịu lắm lận đận lao đao.
Hoàng Cầm ly trần, lưu lại nhiều văn nghệ phẩm thuộc các thể loại khác nhau: thơ, kịch thơ, kịch nói, văn xuôi. Ông cũng viết truyện ngắn, truyện vừa; lại còn phỏng dịch một số truyện của Alphonse de Lamartine, Hans Christian Andersen, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, v.v. Tuy nhiên, thành công nổi bật của Hoàng Cầm là thơ và kịch thơ. Với thơ, Hoàng Cầm đã tạo lập 2 hình tượng nghệ thuật bất hủ: sông Đuống và lá diêu bông.
Bềnh bồng sông Đuống
Khi sáng tác thơ, vì những lý do cần thiết, Hoàng Cầm đề cập nhiều dòng sông trên đất nước Việt Nam trong một số bài. Tiếng hát sông Lô là một. Nước sông Thương là hai. Lời hẹn sông Hương là ví dụ khác. Ngoài ra, còn sông Hồng tức sông Nhị, sông Cầu tức sông Như Nguyệt, sông Lục Đầu là nhánh chính của sông Thái Bình, sông Đáy, v.v. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Bên kia sông Đuống là bài thơ xuất sắc nhất của Hoàng Cầm, và là một trong những tác phẩm sáng giá của thi ca Việt Nam hiện đại.
Sông Đuống còn gọi sông Thiên Đức dài 68km, nối sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu là ngã ba Dâu thuộc thành phố Hà Nội. Điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc thuộc tỉnh Bắc Ninh. Trên địa phận tỉnh Bắc Ninh, sông Đuống chảy giữa huyện Thuận Thành quê nội và huyện Tiên Du quê ngoại của Hoàng Cầm.
Bài thơ Bên kia sông Đuống được Hoàng Cầm viết tại toà soạn báo Quân Việt Bắc ở làng Thượng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, vào một đêm rét nàng Bân giữa tháng 4-1948. Đêm đó, đến Bộ chỉ huy chiến khu 12, nghe Vương Văn Trà - người tổ chức tiểu đoàn Thiên Đức - báo cáo rằng Pháp đã chiếm hết các huyện bờ nam sông Đuống, Hoàng Cầm cảm nhận thế nào? Qua hồi ký Sông Đuống bắt nguồn từ đâu? in trong sách Văn xuôi Hoàng Cầm (NXB Văn Học, Hà Nội, 1999), nhà thơ nhớ tâm trạng thuở nào: "Tôi càng nghe, bụng dạ càng cồn cào xao động. Có lúc hình như tôi muốn bật khóc, có lúc ngồi nghe mà cứ run run lên vì căm giận và thương cảm, có lúc người tôi choáng váng suýt ngã". Hoàng Cầm xúc động mạnh bởi nhiều lý do, mà đây là nguyên nhân quan yếu: bấy giờ, ở làng Hồ tức làng Đông Hồ còn gọi làng Lạc Thổ, nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có mẹ đẻ và vợ cùng 3 con của nhà thơ.
Quay lại toà soạn, Hoàng Cầm thắp đèn dầu sở, phóng bút chì lên liếp giấy kê trên chiếc bàn gỗ ọp ẹp:
Em ơi! Buồn làm chiBài thơ Bên kia sông Đuống được hoàn tất với tốc độ cực nhanh theo quy trình thực hiện mà thiên hạ khó lý giải cặn kẽ rốt ráo. Hãy nghe Hoàng Cầm kể: "Ghi được ba dòng ấy thì như người đào đất thăm dò mạch nước ngầm, chợt có đôi ba tia nước trong vắt phun lên, thế là tôi viết tiếp ngay những lời đang tuôn ra, bật ra, tung toé ra từ trong lòng mình. Tôi cuống quýt, hấp tấp dưới ánh sáng chập chờn lung lay của ngọn đèn dầu sở. Hình như bao nhiêu nỗi niềm ngổn ngang xót xa thổn thức, bao nhiêu tiếng hát buồn, lời ru con não nuột những tiếc hận, thương nhớ cứ cuồn cuộn trào ra. Tôi cắm đầu ghi lia lịa trên giấy, viết rất ngoáy cho nhanh, sợ không theo kịp từng điệu, từng lời đang rộn rã, năn nỉ hoặc than vãn. Có lúc tôi như nín thở. Có lẽ tôi không được ngừng bút một phút nào hay sao ấy. Mắc dầu về sau đọc lại mới nhận ra đoạn này, đoạn khác, có vẻ như bố cục, chứ thực ra trong khoảnh khắc dào dạt ấy, tôi không bố cục gì, không định ý, không cấu tứ gì cả, đến từ ngữ cũng tự nhiên bật ra theo dòng chảy của cảm xúc, không một phút nào phải ngẫm nghĩ, lựa chọn, cân nhắc câu thơ".
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lìTrạng thái hưng phấn dị thường kia đã khiến Hoàng Cầm tung câu thơ tuyệt diệu:
Sao xót xa như rụng bàn tayXem xét các lối so sánh tu từ học tiếng Việt trước kia, thấy niềm đau xót được đối chiếu phổ biến với một phần hệ tiêu hoá của con người bị thương tổn nặng nề: đau như đứt ruột, đau như xé ruột, lòng đau như dao cắt. Những thành ngữ nọ tương ứng đôi chữ Hán quen thuộc: đoạn trường 斷 腸 . Lại thêm: đau như dần, đau như hoạn, đau như vỡ tim, đầu đau như búa bổ. Sao xót xa như rụng bàn tay cũng là kiểu so sánh giữa trừu tượng với cụ thể, song khá lạ, đạt sức biểu cảm cao, và theo thiển ý của tôi thì đó là dòng thơ hay nhất trong tác phẩm Bên kia sông Đuống.Bài thơ, từ nhan đề đến nội dung, được xây dựng trên tương quan đối lập. Không gian thì bên này - bên kia. Thời gian thì ngày xưa - bây giờ. Hoàng Cầm cất giọng sang sảng: "Khi nói Bên kia sông Đuống là đứng ở bờ bắc nhìn sang bờ nam, đứng ở vị trí tự do nhìn sang vùng bị giặc tạm chiếm. Và con sông Đuống rõ ràng là một nhân vật. Vì nó là một nhân vật mới có thể nằm nghiêng được. Cái thế nằm nghiêng nghiêng ấy không phải do tôi nghĩ ra, cũng là tự nhiên khi cảm xúc trào ra, cứ thế tôi viết".
Một số tài liệu cho rằng Hoàng Cầm vừa khóc vừa sáng tác Bên kia sông Đuống. Chi tiết nọ không đúng sự thật. Nhà thơ xứ quan họ kể: "Rất xúc động lúc làm bài thơ ấy, nhưng tôi không khóc. Người khóc là độc giả đầu tiên của Bên kia sông Đuống: nhà văn Nguyên Hồng".
Theo đề nghị của Nguyên Hồng, Hoàng Cầm đã chép Bên kia sông Đuống làm 3 bản, gửi báo Vệ Quốc Quân (sau thành báo Quân Đội Nhân Dân), báo Sự Thật (sau thành báo Nhân Dân) và Sở Văn nghệ (sau thành Hội Văn nghệ Việt Nam). Điều khiến Hoàng Cầm ngạc nhiên là bài thơ được đăng lần đầu vào tháng 6-1948 trên tờ báo mà Nguyên Hồng chẳng gửi bản thảo: tờ Cứu Quốc (sau kết hợp với báo Giải Phóng và báo Thống Nhất thành báo Đại Đoàn Kết).
Hoàng Cầm cùng ái nữ Kiều Loan ven sông Đuống năm 1997Lãng đãng diêu bông
Năm 1959 - 1960, Hoàng Cầm sáng tác 48 bài thơ tạo nên tập Về Kinh Bắc - tập thơ được tác giả nhận xét rằng "ưng ý nhất, tâm đắc nhất". Khốn thay, lịch trình văn bản tập thơ này cực kỳ phức tạp!
Hình thành trong bão táp nẩy sinh từ "vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm", Về Kinh Bắc suốt thời gian dài không được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngày 20-8-1982, công an bắt giam Hoàng Cầm vào Hoả Lò vì "phát hiện âm mưu tuồn bản thảo Về Kinh Bắc ra nước ngoài". Đến năm 1990, NXB Văn Hoá in tập thơ Mưa Thuận Thành của Hoàng Cầm, có 8 bài rút từ tập Về Kinh Bắc. Năm 1994, cả tập Về Kinh Bắc được NXB Văn Học trình làng. Thế nhưng, từ thập niên 1970, tại Việt Nam, một số bài trong tập Về Kinh Bắc được xã hội chép và rón rén chuyền tay. Độc đáo... để là bài Lá diêu bông có độ "nhoè" cao, tạo dệt lắm cách hiểu mơ hồ, đã khiến Hoàng Cầm lao đao lận đận trước lẫn sau 18 tháng tù. Năm 1993, Hoàng Cầm phấn khởi khi tập thơ Lá diêu bông được NXB Hội Nhà Văn ấn hành.
Lá diêu bông thế nào? Thực tế chẳng có loài thực vật nào mang tên diêu bông. Hai nhân vật chị và em trong bài thơ ngụ ý gì nhỉ?
Nhạc sĩ Phạm Duy, bạn thân của Hoàng Cầm, đã phổ bài thơ Lá diêu bông thành ca khúc, từng viết Hoàng Cầm trong tôi tại California, Hoa Kỳ, vào năm 1984 nêu cách giải thích: "Trước hết chúng ta cần biết lá diêu bông là lá gì? Lá diêu bông (lá bông diêu thì đúng hơn) là thứ lá đặc biệt ở làng Đình Bảng, Bắc Ninh, phụ nữ thời xưa thường vắt ra nước rồi bôi lên mặt cho da dẻ được hồng hào tươi đẹp. Với bài thơ này, Hoàng Cầm đưa ra câu chuyện một chị đàn bà xấu xí, muốn có bộ mặt đẹp nên dỗ dành đàn em đi tìm hộ chị thứ lá thẩm mỹ này. A! Chị muốn có chiếc lá thần dược để làm cho mặt chị đẹp? Chỉ vài ngày sau đã có người tìm ra chiếc lá. Đó là chiếc lá dân tộc, giản dị là như vậy! Nhưng chị chau mày bảo rằng: đó không phải là lá diêu bông! Rồi một năm qua đi, nhớ lời chị nhắn nhủ, lại có người tìm ra chiếc lá, nhưng chị vẫn chưa chịu chấp nhận nó, cho nên chị lắc đầu, ngoảnh mặt đi, nhìn nắng vãn bên sông. Khi cho rằng không có ai tìm ra chiếc lá thần diệu nên chị bèn đi lấy chồng, thì vào ngày cưới chị, vẫn có người đem lại cho chị chiếc lá thẩm mỹ của dân tộc. Nhưng than ôi, chị đã 'lỡ bước sang ngang' nên chị mỉm cười, chị xe chỉ, chị cắm vào lỗ trôn của cây kim, chị khâu vá cuộc đời vong thân của mình rồi! Tới khi chị có ba đứa con, vẫn còn có người nhớ tới chuyện chị muốn có chiếc lá diêu bông và muốn đem lại cho chị chiếc lá thần diệu đó thì chị xoè tay phủ mặt, chị không nhìn, hay chị không muốn nhìn ra cái lá có thể làm cho chị đẹp được nữa! Với những câu thơ cuối của bài Lá diêu bông, Hoàng Cầm muốn nói rằng: không ai có thể làm cho người chị khó tính này tốt đẹp được vì dù có tìm thấy chiếc lá thẩm mỹ nhiệm mầu thì cũng không được chị chấp nhận. Người chị muốn lũ đàn em tìm đủ mọi cách để tô son điểm phấn cho chị rồi chị sẽ đãi ngộ, chị sẽ lấy làm chồng kia mà. Nhưng chẳng bao giờ chị biết nghe tiếng nói trung thực của đàn em, nói gì đến chuyện đãi ngộ?".
Với bài Sa mạc Hoàng Cầm được biên soạn tại Paris, thủ đô nước Pháp, tháng 6-1998, nữ phê bình gia văn học Thuỵ Khuê luận: "Lá Diêu Bông là lá gì? Bí mật. Phải chăng là lá hạnh phúc? Là tình người? Là tự do? Là lòng trinh, là nghĩa liệt? Là gì chăng nữa thì diêu bông chắc chắn chỉ là ảo ảnh. Lá ảo ảnh, lá hư vô, lá tuyệt mù trong cõi sống."
Đầu xuân Đinh Hợi 2007, tại Huế, qua bài Đi tìm lá diêu bông, nhà báo kiêm nhà thơ Ngô Minh nhận xét : "Đọc trong văn cảnh, người ta nghĩ ngay đến chị đây là người có quyền muốn làm gì thì làm, tức là Nhà nước. Còn em là nhà thơ, là văn nghệ sĩ, yêu chị mà chị không yêu cũng phải cam chịu. Muốn theo chị mà chị không cho, chị lắc đầu. Thế là vì Lá diêu bông, Hoàng Cầm đã phải ngồi tù 18 tháng. Nhưng thực tình Lá diêu bông không phải là bài thơ chống đối, không có ý gì chống đối ẩn trong đó cả, mà chỉ là bài thơ buồn, trách. Vì buồn, vì trách mà phải ngồi tù năm rưỡi ròng quả là quá oan nghiệt!".
Theo Hoàng Cầm, Lá diêu bông lại phản ánh mối tình đầu của nhà thơ. Lúc đó, Hoàng Cầm mới lên 8 mà yêu chị Vinh hơn mình những 8 tuổi. Không chỉ chị Vinh, "gã trai lơ Kinh Bắc" còn yêu một số phụ nữ lớn tuổi, chẳng hạn chị Nghĩa, tên thân mật là Bống, và chị Tuyết. Bởi thế, gặp cơ hội thuận tiện, tình yêu kiểu "nhất gái hơn... 8" vẫn được tái hiện dặt dìu nhiều cung bậc trong lời ăn tiếng nói, trong văn xuôi, và trong thơ Hoàng Cầm - chẳng hạn những bài Cây tam cúc,Quả vườn ổi, Cỏ bồng thi, Đếm nắng, Đếm giờ, Gọi đôi, Đợi mùa, Tắm đêm, Chị em xanh. Đích thân Hoàng Cầm còn tuôn thêm liên khúc Bao giờ nói hết gồm 5 phần, mà đây là mấy dòng đầu:
Dẫu anh biết diêu bông không thựcMột số người cho rằng nếu so với Bên kia sông Đuống thì Lá diêu bông hay bằng hoặc vượt trội.
Sao diêu bông cứ thức hồn em
Cứ sao băng mãi đường đêm
Cứ trăng lên đậu cành mềm xuân quê
Cứ lơi áo giữa trưa hè
Ngực trần vỗ yếm gọi về tuổi hoa
Hoàng Cầm thăm HuếẢo thanh?
Nếu đúng như Hoàng Cầm tường thuật, thì cách ông làm thơ hết sức kỳ bí. Bỗng dưng văng vẳng giọng đàn bà đọc hoặc ngâm một vài câu thơ trong tai, thế là ông chép ngay lên giấy, rồi chữ kêu gọi chữ, dòng lôi kéo dòng. Bài thơ Bên kia sông Đuống nổi tiếng là một trong muôn nghìn ví dụ: chợt nghe 3 dòng đầu tiên, thi sĩ vùng quan họ ghi liền, đoạn mải miết sáng tác đến dòng cuối.
Qua đoạn vỹ thanh Tám nhịp tuần du của tập thơ Về Kinh Bắc, Hoàng Cầm cho biết: "Những bài thơ như vậy thường là không theo một ý nghĩ nào định trước. Tác giả như một cậu học trò viết chính tả, lúc đầu là có tiếng đọc rành rọt bên tai, sau là viết theo tiếng đọc âm thầm từ trong tâm can mình. Ở những trường hợp ấy, tôi không hề cấu tứ, nghĩ ngợi gì về câu, chữ, không theo một luật nào của thi pháp về thanh điệu, ngữ điệu gì gì hết. Tôi chỉ tuân theo nhịp rung động của toàn thân, cả tâm hồn và thể chất, khí chất. Đặc biệt, riêng có bài thơ Lá diêu bông, duy nhất một bài này là những lời văng vẳng bên tai, từ đầu chí cuối, quá nửa đêm mùa rét 1959, trên giường ngủ, trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ 6 oát, bên cạnh người vợ đang ngủ ngon và các con những giường bên đang ngủ say (...). Giọng nữ vẫn đọc, không vội vàng mà cũng không quá chậm, và tôi ghi lia lịa trong bóng tối mờ. Đến lúc giọng nữ im hẳn, lòng tôi nhẹ bẫng, một lát sau tôi ngủ thiếp đi. Sớm hôm sau nhìn lại thì có chỗ rõ, đọc được, nhiều chỗ dòng nọ đè lên dòng kia, chữ nọ như xoá mất chữ khác. Phải mất gần nửa tiếng đồng hồ, tôi mới tách được ra theo thứ tự đúng như những lời người nữ kỳ diệu nào đó đã đọc cho tôi viết nửa đêm qua. Bài Lá diêu bông ra đời như vậy, nói có người không tin, nhưng tôi nghĩ bây giờ khoa tâm thần học, vô thức luận, tâm linh học có thể lý giải được hiện tượng đó một cách rất khoa học. Vậy nên, cái lá diêu bông là cái lá gì, ở đâu, nào tôi có biết. Thần linh đọc diêu bông, tôi chép diêu bông, thế thôi".
Giọng nữ cất lên trong tai Hoàng Cầm loạt bài thơ Bên kia sông Đuống, Đêm liên hoan, Tâm sự đêm giao thừa, Nếu anh còn trẻ, Mưa Thuận Thành, Gió lông ngỗng, Hội đền tám vua triều Lý, Hội yếm bay, Hoa gạo đầu đình, Xanh xưa, Phía sau thư cầu hôn, Gửi người vợ xa quê hương, Theo dòng mẫu hệ, Lá diêu bông, v.v., với vô số ẩn ngữ như cầu bà Sấm, bến cô Mưa, miếu Hai Cô, v.v., thực chất là gì? Có phải là hiện tượng ảo thanh?
Từ đó, tôi bật thêm thắc mắc khác: trường ca Tiếng hát quan họ, truyện thơ Men đá vàng và các vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan, Lên đường, Cô gái nước Tần, Tương lai, Trương Chi cùng các vở kịch nói Ông cụ Liên và Đêm Lào Cai của Hoàng Cầm cũng khởi phát từ ảo thanh chăng? ♥
Thủ bút Hoàng Cầm