Chim Việt Cành Nam        [ Trở Về  ]            [ Trang chủ ]         [ Tác giả ]          [ PDF ]
Nghi Án về Giả Hậu

Phạm Xuân Hy

 Ngạn ngữ có câu « Hồng nhan bạc mệnh 紅顏薄 », thì cũng lại có câu : « Hồng nhan họa thủy 紅顏禍水»,  để chỉ nhan sắc là cai họa làm mất nước.Người đà bà đẹp có thể làm cho giang sơn nghiêng ngửa, đất nước tiêu vong.Câu nói này được coi là tiêu chí khuyên các bậc đế vương phải đề phòng nữ sắc.
Trong lịch sử của Trung Quốc, đất nước bị mất vì tay đàn bà không phải là ít.Triều đại nào cũng xẩy ra.Nhà Hạ có Muội Hỷ.Nhà Thương Đát Kỷ.Nhà Chu có Bao Tự.Thời Xuân Thu có Tây Thi.Tam Quốc có Điêu Thuyền.Nhà Đường có Dương Qúy Phi.Nhà Minh có Khách Thị.Nhà Thanh có Từ Hy.
Những người đàn bà trên đây đều là những đàn bà thuộc lọai « Chim sa  cá lặn », « Bế nguyệt tu hoa », sắc  đẹp được lưu truyền thiên cổ.
Tuy thế, một người đàn bà không thuộc giới hồng nhan khuynh quốc, mà ngược lại, nổi tiếng là « xú nữ », đen đúa, lùn nhỏ,  từng làm cho vương triều nhà Tây Tây tan nát suy đồi, và hậu quả, gây ra một cuộc chiến tranh nội lọan kéo dài hàng trăm năm.
Người đàn bà đó tên là Gỉa Nam Phong, tức Gỉa Hậu, vợ của vua Tấn Huệ Đế Tư Mã Chung. Nếu như, Gỉa Nam Phong biết an phận là  một người đàn bà trời bắt xấu, chỉ giữ trọn vai trò của bậc mẫu nghi thiên hạ, thì có lẽ các nhà sử học, các văn gia, tiểu thuyêt gia đời sau, không phải tốn nhiều giấy mực viết về bà.
Gỉa Hậu  chẳng những  đã là người đàn  không có nhan sắc, mà còn bị coi là người đàn bà tập trung của mọi tật xấu : hoang dâm,bạo ngược, lạnh lùng, âm hiểm, giảo họat, ti tiểu, hiếu sát, đố kỵ, say mê quyền lực, và mắt thì như mắt chuột.
Nên chung quanh bà hòang hậu này, các các nhà sử học, các văn gia, tiểu thuýết gia đã thêm khá nhiều giai thoại ly kỳ, thú vị.Chẳng hạn như nhà văn Trường Bạch Hạo Ca Tử trong truyện Gỉa Nữ trong Huỳnh Song Dị Thảo, mà chúng tôi đã dịch cách dây hơn mười năm.
Do đó, cuộc đời của  vị Hòang Hậu này có khá nhiều nghi án.Một trong những nghi án nổi tiếng bị chú ý đó là việc bà thường phái người ra ngòai cung để tìm kiếm « diện thủ 面首 », tức những thanh niên đẹp trai, đem vào dấu trong cung để hưởng lạc, rồi giết đi.
Thứ hai,một người đàn bà xấu như thế, lẽ nào lại có thế  làm say mê hòang đế nhà Tấn , cuối cùng, vận dụng mọi thủ đọan mưu lược, từng bước từ từ nắm được  quyền lực tối cao của quốc gia, và thao túng triều chính  trong vòng 10 năm trời ? Làm điên đảo vương triêu nhà Tấn ?
 
A-Gia thế môn phong của Gỉa Hậu. 

1-Về người cha của Gỉa Hậu.

Gỉa Nam Phong (256-300) là hòang hậu của vua Tấn Huệ Đế Tư Mã Chung, sử gọi là Huệ Gỉa Hoàng Hậu, và nổi tiếng là là « xú nữ » trong lịch sử Trung Quốc có tên gọi là Gỉa Nam Phong.
Theo sử sách ghi lại thì Gỉa Nam Phong thân hình lùn tịt, ngắn ngủi, cao khoảng 1, 4O mét. Sắc mặt ngăm đen, lỗ mũi hếch, môi dầy, ở bên dưới khóe mắt có một vết tràm bẩm sinh mầu đen.
Gỉa Nam Phong là con gái thứ ba của Gỉa Sung, một khai quốc nguyên huân của nhà Tây Tấn, mẹ là Qúach Hòe, kế thất của Gỉa Sung.
Gỉa Nam Phong sinh năm  Cam Lộ nguyên niên tức nãm 256 CN, người Bình Nguyên Tương Dương, nay thuộc đông bắc Tương Phần tỉnh Sơn Tây.Lúc còn nhỏ, Gỉa Nam Phong có tiểu danh là Thời, tổ phụ là Gỉa Qùy.Gỉa Qùy từng giữ chức Thứ Sử Dự Châu, tước Dương Lý Đình Hầu.Mãi đến gần cuối đời Gỉa Qùy mới sinh được con trai, nên rất vui mừng,  cho rằng phải làm lễ  ăn mừng  thật lớn cho vẻ vang làng xóm, vì thế mới đặt tên con là Sung 充 (sung có nghĩa là khuyếch đại, phát dương), tự là Công Lữ.
Và Gỉa Sung chính là thân phụ của Gỉa Nam Phong
Gỉa Sung dười triều nhà Ngụy, từng giữ chức Quân Trung Tư Mã, Trưởng Sử dưới quyền Đại Tướng  Quân Tư Mã Chiêu, tước Tuyên Dương Hương Hầu.
Gỉa  Sung là người thông minh, khôn khéo, có tài biện luận lưu lóat, là tay chân thân tín của Tư Mã Chiêu.Còn Tư Mã Chiêu là con của trọng thần nhà Ngụy là Tư Mã Ý.
Cuối thời nhà Tào Ngụy, thế lực của họ Tư Mã rất cường thịnh, ví như mặt trời giữa không trung, quyền hành khuynh đảo trong triều ngoài dã.Đến khi Tư Mã Chiêu được phong làm Tấn Vương, thế lực của họ Tư Mã áp đảo tất cả mọi công hầu khanh tướng, lấn lướt cả thế lực của vua nhà Ngụy.
Vua Ngụy bấy giờ là Cao Qúy Hương Công Tào Mao vốn biết dã tâm muốn sóan đọat ngôi báu nhà Ngụy của Tư Mã Chiêu từ lâu, từng phát biêu : « Tư Mã Chiêu chi tâm, lộ nhân giai tri 司 馬 昭 之 心 路 人 偕  知-Bung dạ của Tư Mã Chiêu,người đi đường ai chẳng biết ».
Là tay chân tâm phúc của Tư Mã Chiêu, Gỉa Sung đem hết lòng gióng trống khua cờ, hô hào trợ lực Tư Mã Chêu.Sau này, Gỉa Sung phụng mệnh đem quân giết chết Cao Qúy Hương Công Tào Mao, đồng thời khuyên Tư Mã Chiêu lên thay thế nhà Tào Ngụy, lập một triều đại khác.NhưngTư Mã Chiêu cho rằng thời cơ chưa đến, mới bắt chước sách lược đọat ngôi nhà Hán của Tào Tháo, không chịu nhận thiền vị, mà cho lập Tào Hóan làm một ông vua bù nhìn trong tay của mình.
Khi Tư Mã Chiêu lên ngôi Tấn Vương, từng có ý lập người con thứ là Tư Mã Du lên làm Thế Tử.Nhưng Gỉa Sung khuyên ngăn nói :
-Trưởng tử Tư Mã Viêm là người thông minh anh võ, đảm lược hơn người, tài năng siêu việt, lại khoan dung hiếu thuân, có cái đức của bậc nhân chủ, khiến cho ai ai  cũng đều qui thuận.Đáng được làm Thế Tử.
Nhờ lời khuyên này của Gỉa Sung, Tư Mã Viêm được lên kế vị ngôi Thế Tử.
Trước lúc lâm chung, Tư Mã Chiêu cầm tay Tư Mã Viêm ân cần dặn dò :
-Người biết rõ được ngươi, chính là Gỉa Công Lữ đấy, ngươi phải nhớ lấy, chớ có quên  !
Nhờ thế, Gỉa Sung rất được Tư Mã Viêm trông cậy và  kính trọng.Ít lâu sau, Gỉa Sung được  Tư Mã Viêm phong làm Tấn Quốc Vệ Tướng Quân, Nghi Đồng Tam Ty, Cấp Sự Trung, tước Lâm Dĩnh Hầu.
Năm Hàm Hy nhị niên đời Ngụy Nguyên Đế Tào Hóan, tức năm 265 CN,  Tư Mã Viêm được bọn  Gỉa Sung, Bùi Tú hiệp trợ bức ép Tào Hóan nhường ngôi.Tư Mã Viêm thụ thiền lên ngôi, sử gọi là Tấn Võ Đế, kiến nguyên là Thái Thủy, định đô ở Lạc Dương.
Gỉa Sung nhân có công được gia tước là Lỗ Quận Công, bái làm Xa Kỵ Tướng Quân, Tán Kỵ Thường Thị, Thượng Thư Bộc Xạ, sau lại phong làm Thị Trung, và Thượng Thư Lệnh, tham dự xu mật cơ yếu, hiển hách phơi  phới như diều gặp gió.

2- Về người mẹ của Gỉa Hậu.

Người mẹ của Gỉa Nam Phong là Qủang Thành Quân Quác Hòe, con gái của Thái Thú Thành Dương là Qúach Phối, tục huyền với Gỉa Sung.Người vợ trước của Sung là Lý thị,một người đàn bà hiền thuc, đoan chính, mỹ lệ, sinh được hai người con gái, sau bị liên đới vì tội của  cha, Lý thị bị đầy ra biên cảnh.Bấy giờ, Gỉa Sung mới tục huyền với Qúach Hòe.
Qúach Hòe là một người đàn bà có máu cả ghen ghê gớm, bị người đương thời ví như một hũ mẻ chua, và gọi là « Thố Đàn Tử ».
Đến  năm Cam Lộ nguyên niên, tức năm 265, Qúach Hòe mới sinh Gỉa Nam Phong, thì tính ghen tuông lại càng tệ hại hơn.Hễ người đàn bà nào sán gần đến bên  Gỉa Sung, đều bị Qúach Hòe nghi kỵ, đề phòng .Có khi, cơn ghen bỗng đùng đùng nổi lên như gió táp ầm ầm, đến nỗi Gỉa Sung không thể chống chế, biện giải được.Có lần, Gỉa Sung bị vợ ghen, té cả người lẫn ngựa
Một hôm, người con trai của Gỉa Nam Phong là Gỉa Lê Dân lên ba tuổi, được nhũ mẫu bế ra trước cửa để vui đùa, lúc đó Gỉa Sung đi qua, đứa trẻ  bèn dơ tay cười để đón cha bế.Gỉa Sung cũng thân ái cúi người xuống vỗ về con, thì gặp đúng lúc Qúach Hòe đi qua đó, Qúach Hòe cho rằng người nhũ mẫu có tư tình với Gỉa Sung, chẳng hỏi chẳng hỏi rõ trắng đen gì, cứ lôi người nhũ mẫu ấy đem đi đánh đến chết.
Còn đứa trẻ nhân vì nhũ mẫu bị chết, cũng mang bệnh qua đời .
Sau này khi Tư Mã Viêm chiếm ngôi nhà Tào Ngụy, người nguyên phối họ Lý của Gỉa Sung được đại xá trở về Lạc Dương.Vì muốn thành tòan cho vợ chồng Gỉa Sung được đòan tụ, Tư Mã Viêm đặc biết xuống chiếu ban ân cho Gỉa Sung được thiêt lập tả và hữu nhị phu nhân, và nghinh đón Lý Thị trở về.
Qúach Hòe được tin đó, cơn ghen bốc lên, mắng mỏ trách cứ Gỉa Sung một trận thậm tệ.Gỉa Sung đành phải tạ ân Tấn Võ Đế Tư Mã Viêm, rồi xây một ngôi nhà khác ở ngòai thành cho  vợ trước cư ngụ.
Thói thường trước tình cảnh hai phòng như thế, người ta thường âm thầm kín đáo đi lại với người vợ cũ, nhưng Gỉa Sung không hề dám hó hé bén mảng.Mặc dầu vậy, Gỉa Sung vẫn chưa đủ làm cho Qúach Hòe yên lòng. Nên mỗi khi Gỉa Sung đi ra ngòai, Qúach Hòe đề phái người kín đáo theo rõi, xem Gỉa Sung đến nhà Lý Thị không , chỉ e ngai Gỉa Sung tìm đến với người vợ cũ.
Sau này, người con của Lý Thị là Gỉa Thuyên trở thành vợ của Tề Vương Tư Mã  Du, em của Tấn Võ Đế, từng lậy lục van xin Gỉa Sung bỏ Qúach Hòe để đón mẹ mình trở về, nhưng Gỉa Sung không dám đáp ứng, trong lòng chỉ biết thương xót Lý thị mà thôi.
Trước khi mẹ Gỉa Sung mất,Gỉa Sung có hỏi mẹ xem có điều gì dặn bảo thì người mẹ chỉ nói :
-Mẹ bảo con là đưa người con dâu hiền thục về nhà, con không nghe, nay còn hỏi ta làm gì nữa !
Gỉa Nam Phong xuất thân từ một gia đinh nhu thế nên cũng dễ dàng leo vào thượng tằng quyền lực, nhưng cái tính ghen tàn khốc của người mẹ đã ghi sâu vào tâm khảm của Gỉa Nam Phong những ấn tượng không thể xóa bỏ được, và cũng đã dậy cho Gỉa Nam Phong cách thức làm sao để có thể bảo vệ duy trì được địa vị của mình.Chính ảnh hưởng của hòan cảnh gia đình đã tạo cho Gỉa Nam Phong cái tính ghen tuông bạo, để lại biết bao tiếng xấu trong lịch sử Trung Quốc.
 

B-Gỉa Nam Phong làm thái tử phi

Đến khi  trưởng thành, Gỉa Nam Phong không có một nét gì được gọi là duyên dáng.Diện mạo thì cứ đen như củ súng.Dáng dấp lại lùn tịt, có thể gọi là « kỳ xú vô tỷ 奇 醜 無 比 ».Một thiếu nữ xấu như vậy, nào ngờ lại được lựa chọn làm Thái Tử Phi, vợ của hoàng đế tương lai.
Ắt hẳn cũng phải có động cơ, nguyên do bí ẩn nào?  
Thật ra, vào năm Thái Thủy thất niên đời Tấn Võ Đế, tức năm 271, các tộc Đê, Khương ở các nước Tần, Lương (nay thuộc vùng Thiên Thủy, Võ Oai tỉnh Cam Túc) thường đem quân vào quấy phá trung nguyên.Những đại thần như Thị Trung Nhâm Khải, Trung Thư Lệnh Sưu Thuần thường ngày vốn có ác cảm với Gỉa Sung, bèn nhân cơ hội này tấu thỉnh triều đình  nên phái Gỉa Sung đem quân chinh thảo và trấn giữ  vùng Quan Trung.
Tấn Võ Đế đồng ý, chuẩn tấu.Dự định đầu năm sau sẽ phát binh.
Riêng Gỉa Sung trong lòng cũng không muốn rời xa triều đình, nên trong bụng tỏ ra căm phẫn óan hờn đối với bọn Nhâm Khải
Còn những người thân thiết phe cánh của Gỉa Sung, như Trung Thư GíamTuân Úc, cũng cảm thấy thất vọng, lo ngại trước việc Gỉa Sung bị phái đi xa.
Vì thế, Tuân Úc bèn bàn với người thân tín của mình là Phùng Thuyết rằng :
-Gỉa Công mà đi xa, chúng mình sẽ mất chỗ nhờ cậy, và  nhất định sẽ bị thất thế ở trong triều ,phải làm sao tìm cách giữ Gỉa Công lại.Ông cũng biết rằng, thái tử đã 13 tuổi rồi mà chưa lấy vợ.Gỉa sử như chúng mình tìm được cách để con gái Gỉa Công lấy thái tử, thì chúng mình chẳng cần gì phải ra mặt xin Gỉa Công ở lại, ngay như ông ấy có muốn đi cũng không đi được.
Phùng Thuyết nói :
Tuân Úc đáp :
-Y kiến của ông rất hay, nhưng không biết Gỉa Công tính thế nào ? Ngày mai, bách quan sẽ làm tiệc tiễn hành ở Tịch Dương Đình, tôi sẽ bắn tin cho ông ấy.
Đến khi gặp Gỉa Sung, Tân Úc lấy cớ có chuyện riêng muốn mật đàm vứi Gỉa Sung.Gỉa Sung chẳng đợi Tuân Úc khai khẩu, đã đem nỗi lo ngại,buồn rầu của mình ra thổ lộ trước với Úc.
Tuân Úc cười mủm mỉm nói :
-Ngài là bậc Tể Tướng cao quý, phò tá quốc gia, lại chịu áp chế bởi bọn Nhâm Khải nhu nhược ấy hay sao.Dầu vậy, lần này tướng công phụng mệnh ra trấn giữ Quan Trung cũng khó thối từ được.Duy chỉ có cách tướng công gả con gái cho thái tử, như  vậy…như vậy…có được không ?
Gỉa Sung nhìn mặt Tân Úc, nói :
-Qủa thật diệu kế !Nhưng kết hôn bằng cách nào.
Tuân Úc đáp :
-Tôi tự có cách.
Nói xong, cố ý cười một cách bí mật.    
Sau này, bọn Tuân Úc được Tấn Võ Đế mời vào cung dự yến.Tuân Úc bèn mượn hơi rượu thưa với Tấn Võ Đế:
-Hòang thái tử đã đến tuổi niên phú lực cường, cũng nên sớm lập gia thất, để kế thừa hòang thống.Con gái của Thị Trung Gỉa Sung là bậc tài sắc tuyệt thế, đức hạnh hiền thục, rất xứng làm  vợ thái tử .
Câu nói này của Tuân Úc, chẳng qua chỉ là bạo miệng nói lấy được, không suy nghĩ.Kỳ thực, Tấn Võ Đế biết rất rõ  về con gái sủa Gỉa Sung.Đối việc hôn nhân của thái tử,  trong lòng Tấn Võ Đế đã có ý muốn chọn con gái viên đại thần là Vệ Qúan, và đã từng bảo với vợ là hòang hậu Dương Diễm rằng :
-Con gái của Vệ Qúan và con gái của Gỉa Sung khác biệt hẳn nhau, khanh có biết hay không? Vợ Gỉa Sung tính tình ghen tuông đố kỵ, lại ít con cái.Còn con gái nhà họ Gỉa thì vừa đen vừa lùn , xấu khỏi nói, như có cưới về làm phi tử thì sẽ ảnh lớn đến hậu đại dòng họTư Mã nhà ta.Trái lại, vợ của Vệ Qúan là người hiền thục, con cái đầy nhà.Còn con  gái lại trắng trẻo đẹp đẽ, khanh thấy nên chọn ai ?
Dương Hòang Hậu vốn thường nghe phe cánh thân tín của Gỉa Sung tâng bốc con gái Gỉa Sung là gười hiền đức, nên ngả theo ý kiến của bọn Tuân Úc đề nghị Tấn Võ Đế chọn họ Gỉa.Thêm nữa, lúc đó  Thái Uý Tuân Dư, là Thái Phó của thái tử cũn phụ họa với Dương  Hòang Hậu , thượng tấu lên là con gái của Gỉa  Sung là người hiền thục, đáng được tuyển chọn làm thái tử phi nhất 
Tuân Úc, Tuân Dư, và Gỉa Sung đều là những đại thần thân tín của Tấn Võ Đế, rất được Tấn Võ Đế trọng dụng.Việc chọn lựa thái tử phi, được mọi người đồng lòng nhất ý như vậy, khiến cho Tấn Võ Đế không thể không suy nghĩ, mong sao củng cố được đế vị của chính dòng họ minh, nên cũng đành chiều theo ý kiến của mọi người.
Gặp lúc kinh thành Lạc Dương có đại tuyết.Tuyết liên tiếp mấy ngày liền,tích lũy trên mặt đất dầy hàng tấc.Từ thôn quê đến thành thị, đâu đâu cũng chìm ngập  một mầu trắng xóa.Đường xá lưu thông đều bị tắc nghẽn cản trở , đi lại không được.Người không nhìn rõ nhau.
Khiến cho Gỉa Sung ngay như có thực lòng muốn xuất phát đại quân đi đánh giặc, cũng đành bó tay, phải chờ cho tuyết tan.Bọn Tuân Úc, cũng nhân thế tăng cường họat động, thúc dục thái tử sớm  hòan thành hôn lễ.
Tuân Úc thương tấu lên Tấn Võ Đế rằng :
-Nay là tháng hai, trọng xuân, trời đổ « thụy tuyết », thực là một điềm cát tường, hòang thái tử nên chọn ngày lành tháng tốt để thành hôn.
Tấn Võ Đế chuẩn tấu, nhân thế vào tháng hai, năm Thái Thủy bát niên, tức năm 272,  Tấn Võ Đế hạ chiếu cho phép thái tử lấy con gái Gỉa Sung, và nhân vì hôn lễ, Tấn Võ Đế cũng xuống chiếu co phép Gỉa Sung giữ nguyên chức vụ cũ, ở lại triều điình, không phải xuất quân ra quan ải nữa.
Thọat kỳ thủy, người được chọn là Gỉa Ngọ, con gái thứ hai của Gỉa Sung, nhưng lúc đó Gỉa Ngọ còn nhỏ, mới có mười hai tuổi, đành phải chọn người chị là Gỉa Nam Phong thay thế.Khi đó Gỉa Nam Phong đã 15 tuổi rồi, so với thái tử Tư Mã Chung lớn hơn hai tuổi, trở thành hòang thái tử phi một cách bất đắc dĩ.
Sau khi Gỉa Nam Phong nhập cung, phát hiện ra rằng thái tử Tư Mã Chung, chỉ là một anh chàng ngốc, không biết gì khác ngoài việc ẩm thực, y phục, nam nữ.
Một lần , Tư Mã Chung ra chơi ở ngoài hoa viên, ghe tiếng cóc kêu, bèn hỏi :
-Tiếng cóc kêu đó là quan hay tư thế ?
Khiến cho mọi người có mặt đều phải bật cười.
Sự ngờ nghệch của Tư Mã Chung nổi tiếng còn do nhiều câu chuyện khác nữa.
Lúc Tư Mã Chung vừa lên ngôi hòang đế, thiên hạ bị nạn đói và mất mùa.Người bị chết đói đày đường.Tư Mã Chung không hiểu nổi tại sao người ta lại bị chết đói như thế, từng ngờ nghệch hỏi đại thần :
-Dân chúng bị chết đói  nhềiu như vậy, sao không bảo họ lấy cháo thịt mà ăn ?
Thấy thế, Gỉa Nam Phong đối với Tư Mã Chung thường có những nỗi tủi hờn vô cớ, và thường tỏ ý  khinh nhờn, Ngược lại, Thái Tử Tư Mã Chung cũng tỏ ra sợ hãi người vợ lớn tuổi hơn mình.
Sau này, một ông vua ngơ nghệch đến thế, có bị vợ thao túng lấn át, chuyên quyền cũng chỉ là một điều tất nhiên xảy ra mà thôi.
 

C-Sự ghen tuông và bạo ngược của Gỉa Nam Phong

Tính ghen tuông đố kỵcủa Gỉa Nam cũng không thua gi người me.Mặc dầu không yêu thương gì thái tử Tư Mã Chung, nhưng Gỉa Nam Phong cũng quyết không cho một người đàn bà nào lớ  xớ đến gần thái tử để được sủng hạnh.
Thời gian thấm thóa trôi qua, cái tính ghen tuông tàn bạo « mẫu truyền » của Gỉa Nam Phong  khi vào trong cung, cũng bạo lộ một cách trọn vẹn.Gỉa Nam Phong càng ngày càng tỏ ra tàn ngược, hung ác.Hễ thấy ai không thuận với mình, bèn tự cầm dao giết chết người ấy.Nhất là những cung tần, ngự nữ nào vô tình được thái tử lâm hạnh, đều bị Gỉa Nam Phong giết tàn nhẫn không thương sót.
Một lần nghe tin có một cung phi có thai với thái tử, Gỉa Nam Phong bèn tiện tay cầm chiếc họach kích 畫戟, dùng sức mạnh lao thẳng vào bụng của người cung phi ấy, khiến cho thai nhi bị rơi xuống đất, máu huyết lênh láng, trông hết sức thảm thương.
Tấn Võ Đế biết được chuyện này, vô cùng tức giận, lại đúng lúc Thành Kim Dung mới xây cất xong, Tấn Võ Đế  bèn chuẩn bị phế Gỉa Nam Phong.Tin tức Tấn Võ Đế có ý phế thái tử phi lan truyền ra ngòai, làm chấn động.
Một người phi tần thường lai vãng thân mật với Gỉa Nam Phong là Triệu Sung Hoa, bèn tâu với Tấn Võ Đế :
-Thái Tử Phi Gỉa thị, tuổi còn nhỏ.Vả, ghen tuông đố kỵ là thiên tính của người đàn bà, xin đợi  cho Gỉa thị lớn lên tất hiểu đạo lý, xin bệ hạ tường xét..
Lời tâu đó của Triệu San quả nhiên có tác dụng.Cơn giận của Tấn Võ Đế lập tức giảm bớt đi .
Nguyên do, hòang hậu Dương Diễm, vợ của Tấn Võ Đế cũng là người đàn bà có mấu ghen ghê ghớm.Tấn Võ Đế từng hạ chiếu tuyển chọn mỹ nữ để mang vào cung.Nhưng hòang hậu Dương Diễm chỉ chọn cho ông những người có da trắng bạch, to đầu, còn những người có nhan sắc kiều diễm mỹ mạo đều bị cho lọt sổ.
Năm Thái Thủy thập niên, tức năm 274, hòang hậu Dương Diễm bị bệnh khôngngồi dậy được, trong lòng lo lắng sau khi bà chết, người được TấnVõ Đế sủng ái là Hồ Phương sẽ được lập làm hòang hậu.Đó là điều nguy hiểm cho họ Dương của bà và thái tử Tư Mã Chung , bà bèn sót sa ai cầu Tấn Võ Đế lấy người em gái cùng họ của mình là Dương Chỉ.Tấn Võ Đế nhận lời và tuyển Dương Chỉ vào cung  rồi phong làm hòang hậu.
Bấy giờ hòang hậu Dương Chỉ ở bên cạnh, cũng vui vẻ tâu thêm vào :
-Tâu bệ hạ, Gỉa Sung là bậc nguyên huân của Tấn triều, khi bệ hạ mới dựng nước thì Gỉa Sung đã đóng góp  nhiều công lao, con cái đời sau đáng được hưởng khoan dung.Gỉa Nam Phong là con của Gỉa Sung, lẽ nào bệ hại lại quên cái công của họ Gỉa sao ? Gỉa Nam Phong tuy tính tình đố kỵ, ghen tuông, cũng đáng trách thật, nhưng nhân vì thế mà bị phế, thì thiên hạ sẽ cho rằng bệ hạ quá bạc đãi công thần !
Người chú của hòang hậu Dương Chỉ cũng như bọn Tuân Úc, Phùng Canh đều vội tâu xin khoan hồng cho Gỉa Nam Phong.Nhờ thế, Tấn Võ Đế mới bỏ qua, không truy cứu việc truất phế Gỉa Nam Phong nữa. 
Và Gỉa Nam Phong được giữ ngôi thái tử phi như cũ, tiếp tục làm vợ của một một vị thái tử ngu ngốc đần độn, đêm ngày ôm nỗi sầu khổ muộn  trong cung cấm thâm u. 
Sau đấy, hòang hậu Dương Chỉ nhiều lần đem lòng tử tế khuyên nhủ và chỉ dậy Gỉa Nam Phong .Nhưng Gỉa Nam Phong lại không hiểu đến  sự trợ giúp ngấm ngầm của hoàng hậu.Ngược lại, Gỉa Nam Phong cho rằng hòang hậu  nói xấu mình trước nhà vua, nên chẳng những không có một chút cảm tình, ngược lại đem lòng thù ghét với hòang hậu Dương Chỉ, nên người ta cũng chẳng lạ gì về sau Gỉa Nam Phong đã nhẫn tâm thẳng tay giết bà một cách tàn khốc.
Việc thóat khỏi bị truất phế lần này là một sự may mắn của Gỉa Nam Phong.
Nhưng lần sau này đã làm cho Gỉa Nam Phong  sợ hãi táng đảm kinh hồn.
Nguyên do là trong triều đình cũng có nhiều vị đại thần trung chính cương trực, nhận ra sự vô năng si ngốc của thái tử Tư Mã Trung, lấy làm lo ngại cho tiền đồ của quốc gia, mới khéo léo tâu với Tấn Võ Đế rằng :
-Thái tử là người « thuần chất », sợ không hiểu cách trị quốc.
Về vấn đề này, Tấn Võ Đế cũng từng có lần bàn bạc  với hòang hậu Dương Dễm :
-Trẫm nghe ngòai triều các đại thần nói là thái tử là người « nhân nhu », e tương lai không  nối nổi đại thống, sợ sẽ xẩy ra biến lọan, trẫm thật lấy làm lo lắng.Chẳng biết khanh nghĩ trẫm nên làm thế nào ?
Hòang hậu Dương Diễm vốn là mẹ đẻ ra thái tử Tư Mã Chung, đương nhiên là không muốn địa vị của con mình bị lung lay dao động, nên thuận miệng nói :
- Cổ xưa lấy trưởng lập đích chứ không lấy hiền tài lập đích, đó là nguyên tắc đã có săn, nay bệ hạ có thể nào cải biến được sao ?
Tấn Võ Đế bèn phái Trung Thư Lệnh Hòa Kiều cùng Tuân Úc đến đông cung xem xét, và dậy bảo cho thái tử.Hòa Kiều về tâu với Tấn Võ Đế là thái tử vẫn như cũ, khiến cho Tấn Võ Đế không được vui.Có người đem chuyện đó kể cho Gỉa Nam Phong nên Gỉa Nam Phong rất lấy làm căm giận Hòa Kiều.
Triều thần đối với việc đăng cơ của thái tử cũng bàn tán phân vân, không ai an lòng.
Thái Tử Thiếu Phó Vệ Qúan, là thầy dậy và phò giúp thái tử cũng nhiều lần có ý tưởng muốn khuyên Tấn Võ Đế lập một người khác, nhưng không giám nói rõ.
Một hôm, quân thần cùng Tấn Võ Đế hội ẩm ở Lăng Vân Đài, Vệ Qúan giả vờ say rượu, quỳ xuống trước ngự tiền, tâu với Tấn Võ Đế :
-Thần có điều muốn tâu với bệ hạ.
Võ Đế hỏi :
-Khanh muốn tâu điều gì ?
Nhưng Vệ Qúan ngập ngừng, mấy lần lời nói cứ muốn bung ra khỏi miệng, rồi lại nuốt vào cổ ,cuối cùng, Qúan dùng tay vỗ vỗ vào cái ghế ngồi của Tấn Võ Đế, nói :
-Cái ghế này thật là đáng tiếc !
Nhất thời, Tấn Võ Đế hiểu ngay ra điều Vệ Qúan muốn nói, nhưng lặng thinh, chuyển sang chuyện khác, bảo với Vệ Qúan rằng :
-Khanh say thật rồi !
Chuyện này cũng đến tai Gỉa Nam Phong,  lòng càng thêm căm ghét Vệ Qúan nhiều hơn.
Dầu vậy, việc bàn tán về ngôi vị thái tử mỗi  ngày càng tăng gia thêm ở trong triều.Có đại thần công khai đề xuất nên trọn Tề Vương Tư Mã Du lên kế hòang vị.
Tấn Võ Đế đối với vấn này cũng không biết phải giải quyết ra sao.Ông nghĩ ra một kế là  để cho các đại thần kiểm nghiệm trực tiếp tài năng của thái tử, và để dẹp tắt những lời bàn tán sôi nổi lung tung.
Một hôm, Tấn Võ Đế mở đại yến, và cho vời tất cả quan lại ở phủ đông cung, bất kể lớn nhỏ, đều phải đến dự.Sau đó sai sứ giả đưa đến cho thái tử một mật kiện, trong đó có một công văn của triều đình cần phải giải quyết gấp, yêu cầu thái tử phải lập tức làm xong, không được trì nghi, sứ giả phải chờ thái tử làm xong, thì đích thân mang về.
Trong khi đó, Tấn Võ Đế và quần thần vừa ăn uống vừa chờ đợi.
Khi sứ gỉa đem phong thư đến phủ đông cung, Gỉa Nam Phong nhìn thấy mật thư thì vô cùng kinh hỏang, mồ hôi tóat ra, lạnh ướt tòan thân.Gỉa Nam Phong vốn sẵn hiểu dụng ý của Tấn Võ Đế, biết phong mật thư này có quan hệ đến ngôi vị của thái tử cũng như tương lai của  chính mình, nên không dám coi thường.
Mà trước mắt trong phủ không còn lại một viên quan lại nào, Gỉa Nam Phong chỉ còn cách mua chuộc viên  sứ giả, cho phép ra bên ngòai cung tìm người thay thế giải đáp hộ.Nhưng người này không rõ căn do, nên lời giải đáp phần nhiều dẫn dụng kinh điển, văn chương quán thế.
May có viên tiểu họan quan là Trương Hoằng đứng bên cạnh thấy vậy, mới nhắc khéo với Gỉa Nam Phong:
 –Thái tử vốn không có đọc sách, tài học chẳng có bao nhiêu, vậy mà lời giải đáp  lại phần nhiều dẫn dụng cổ nghĩa, tất sẽ bị lộ.Khi bị điều tra, thái tử sẽ không trả lời được.Theo ý kiến của thần, thì hỏi sao cứ trực tiếp trả lời vậy.
Gỉa Nam Phong thấy Trương Hoằng nói như thế thì mừng rỡ không thể tưởng tượng được,bảo với Trương Hoằng :
-Vậy ngươi hãy khéo khéo giải đáp dùm ta, ta sẽ không quên lòng trung nghĩa của ngươi.Sau này ngươi khỏi lo sẽ không được vinh hoa phú quý.
Trương Hoằng vốn cũng có đôi chút tài vặt, nay được Gỉa Nam Phong khen thưởng, hứa hẹn, bèn cầm bút viết lời giải đáp, rồi lại để cho thái tử viết lại lần nữa, sau mới đưa cho sứ giả mang về.
Trong lúc chờ đợi, Gỉa Nam Phong hồi hộp lo sợ, tim đập thình thình.
Tấn Võ Đế  thấy lời giải đáp của Thái Tử có đầu có đuôi, rành rõ, sáng sủa, nhất thời lộ vẻ vui mừng, lập tức trao lời giải đáp cho viên Thái Tử Thiếu Phó Vệ Qúan.Vệ Qúan xem xong, thì tỏ ra lúng túng, không lý giải được.
Bấy giờ ? mọi người mới hiểu rõ ý nghĩa thực của bữa tiệc hôm đó, đều đồng thanh cao hô vạn tuế.Từ đấy, việc bàn tán dị nghị về ngôi vị  của thái tử cũng chấm dứt, không còn ai nhắc đến nữa.
Riêng Gỉa Sung, sau bữa tiệc, liền cho người vào thông báo sự tình cho Gỉa Nam Phong biết, và còn dặn với Gỉa Nam Phong rằng :
-Việc dị nghi về ngôi thái tử là do chủ ý của thằng cha già Vệ Quán cả đấy, súyt nữa làm hỏng  cả tương lai của vợ chồng con.Từ nay về sau cần đề phòng hắn một chút.
Năm Thái Hy nguyên niên, tức năm 209, Tấn Võ Đế bị bênh nặng qua đời.Thái Tử Tư Mã Chung lên kế vị, tức Tấn Huệ Đế.Tất nhiên Gỉa Nam Phong được phong làm Hòang Hậu, còn Dương Chỉ được phog làm Hòang Thái Hậu.
 

D- Lọan Bát Vương

Lúc Tấn Huệ Đế Tư Mã Chung mới lên ngôi, Gỉa Hậu tuy muốn được tham dự triều chính, nhưng đại quyền bị thân phụ hòang thái hậu là Thái Phó Dương Tuấn nắm giữ tron.Dương Tuấn cũng e ngại Gỉa Hậu đố kỵ, dữ dằn, sảo quyệt, nên phòng bị một cách thật kỹ lưỡng,  vì thế Gỉa Hậu không nắm được thực quyền.
Trước lúc lâm chung Tấn Võ Đế có để di chiếu chỉ định Dương Tuấn làm Thái Uý, Thái Tử Thái Phó, trông coi mọi việc quân sự ỏ trong triều cũng như ngòai triều, đồng thời bổ nhiệm làm Thị Trung, Lục Thượng Thư Sự, được ngủ ở trong cung điện, khi ra vào cung  ra vào được quyền mang võ khí, trông coi phụ giúp Tấn Huệ Đế, nắm đại quyền quân sự và chính vụ..
Để khống chế Tấn Huệ Đế, và đề phòng Gỉa Hậu tham dự triều chính, Dương Tuấn dùng người cháu ngọai của mình là Đòan Qủang làm quan cận thị, chuyên môn túc trực ở bên cạnh Tấn Huệ Đế, trônng coi mọi việc cơ mật ở trung ương, còn viên quan Bắc Trung Quân Vương Hựu được điều ra làm Thái Thú Hà Đông.Ngòai ra, Dương Tuấn bổ nhiệm  ngươig thân tín của mình là Trương Thiệu, làm Trung Hộ Quân, trông coi cấm quân trung ương.Mọi chiếu  chiếu chi, mệnh lệnh của nhà vua, đều phải được Dương Tuấn sọan sẵn rồi mới giao cho Tấn Huệ Đế, đồng thời do Đòan Qủang chuyển trình lên Hòang Thái Hậu Dương Chỉ, khiến cho Gỉa Hậu không có kẽ hở nào mà nhúng được tay vào triều chính.
Đứng trước tình cảnh như thế, Gỉa Hậu sớm đã có lòng bất mãn.Với hơn mười năm tôi luyện kinh nghiệm sống trong cung đình, Gỉa Hậu chẳng lúc nào là không nghĩ đến việc lên nắm lấy quyền hành, nên bà luôn suy nghĩ tìm cơ hội để trừ khử Dương Tuấn, từ đó Gỉa Hậu  Gỉa Hậu tự tôi luyện trở thành một con người giảo họat, âm mưu, tàn nhẫn, kết quả đưa vương triều nhà Tây Tấn phải chim đắm trong cảnh gió tanh mưa máu 血 雨 腥 風, mây thảm móc sầu, là điều  không sao tránh khỏi.
Rồi tình thế mỗi ngày mỗi biến chuyển có lợi cho Gỉa Hậu.
Sự chuyên chế độc đóan của Dương Tuấn, gây nên sự óan thán của tông thất họ Tư Mã, mà ngay cả trong triều lẫn ngòai dã, cũng đều bừng bừng muốn nổi lên chông lại Dương Tuấn
.Người em của Dương Tuấn là Dương Tế, và người cháu họ là Lý Vũ,  cũng cho là tình thế như vậy là không thỏa đáng, không thích hợp đạo lý, nên từng khuyên bảo Dương Tuấn hãy đối đãi ôn hòa hơn với các chư hầu vương và tông thất nhà Tấn, và nên mời Nhữ Nam Vương Tư Mã Lương cùng vào phò trợ Tấn triều.
Dương Tế  từng bầy tỏ nỗi lo lắng của mình với viên Thượng Thư Tả Thừa là  Phó Hàm rằng 
-Này nay trong triều gòai dã dị nghi phân vân, ông anh tôi không chịu lắng nghe, e rằng tai họa sắp đến nơi rồi.Nếu như anh tôi mời ngay được Nhữ Nam Vương vào chủ trì triều chính, rồi về ở ẩn làm hiền sĩ nhường quyền, thì hoặc giả mới bảo tòan được thanh danh.Còn nếu không cái họa diệt tộc không tránh khỏi.
Phó Hàm đáp :
-Đi về qui ẩn , chưa hẳn đã yên, cần phải mời được Đại Tư Mã Nhữ Nam Vương Tư Mã Lương về triều mới là điều đại cát.Tông thất với ngọai thích, nương dựa vào nhau như răng với môi.Môi hở răng lạnh là điều ai cũng thấy.Còn nếu như ngọai thích vì nắm giữ triều cương mà gạt bỏ tông thất ra ngoài, e không phải là điềm lành.
Người bạn lai vãng thân mật với Dương Tuấn là Thái Thú Phùng Dực Tôn Sở, thấy tình  thế quá nghiêm trọng như thế, cũng lấy lời ngay thẳng khuyên nhủ Dương Tuấn rằng :
-Ông là ngọai thích, địa vị cao trọng, được giao đại quyền để khuông phò vua yếu nhược, thì cũng nên  học theo cái đạo chí thành và khiêm nhu của tiền nhân.Tông thất chư vương chia bè kết phái, ai cũng cầm quân để thủ  thế, những việc đại sự ông không cho họ tham dự, khiến cho bên trong thì nghi kỵ,ngòai lập đảng kéo phe, tôi e rằng đại họa xẩy đến không xa đâu!
Những lới khuyên chân thành ngay thẳng đó của Tôn Sở chỉ là nước đổ lá khoai, tai này sang tai kia, Tuấn vẫn làm theo ý mình.
Trong khi đó, sự bất mãn của chư vương  và tông thất, đồng liêu đối với Dương Tuấn mỗi ngày một nghiêm trọng.
Trong khi đó,Gỉa Hậu bắt đầu cấu kết với bọn họan quan thân tín là Đổng Mãnh, mật mưu truất phế Hòang Thái Hậu Dương Chỉ, đồng thời ra lệnh cho Đổng Mãnh kín đáo giao tế với Điện Trung Trung Lang Mạnh Quan, Lý Triệu để đối phó với Dương Tuấn.
Sau khi đã sách họach,tính tóan kỹ càng, Gỉa Hậu mới bắt đầu phản kích.
Trước hết, Gỉa Hậu  phái Lý Khải bí mật đến Hứa Xương tìm gặp Nhữ Nam Vương Tư Mã Lương, mời Tư Mã Lương phát binh thảo phạt Dương Tuấn.
Nhữ Nam Vương Tư Mã Lương chính là người con thứ tư của Tư Mã Ý, tức là  chú của Tấn Võ Đế Tư Mã Mã Viêm, trong dòng họ Tư Mã, ông có bối phận cực cao, nhưng là con người khôn ranh và gỉao họat.Mặc dàu, bị Dương Tuấn đầy ra khỏi triều đình, nhưng Tư Mã Lương cho rằng Dương Tuấn là gười hung bạo, không có tài, thì thất bại và cái chết cũng không xa.Vì thế, Tư Mã Lương không chịu nghe theo sự điều động của Gỉa Hậu, và không chịu phát binh.
Thấy không thuyết phục được Nhữ Nam Vương Tư Mã Lương, Lý Triệu bèn đến thẳng Kinh Châu mưu tính với Sở Vương Tư Mã Vĩ. Vĩ là con của Tấn Võ Đế Tư Mã  Viêm, tức là em của Tấn Huệ Đế Tư Mã Chung, tuổi  còn trẻ,  tính tình nông nổi nóng nẩy, hữu dõng vô mưu, nên khi nghe Lý Triệu tìm đển cầu viện, bèn khảng khái nhận lời đem binh vào triều.
Khỏang đêm ngày 8 háng 3 nămVĩnh Bình nguyên niên, tức ăm 291, Giả Hậu đánh lừa Tấn Huệ Đế hạ một chiếu lệnh, nói là Dương Tuấn mưu phản, nên phái Sở Vương Tư Mã Vĩ xuất binh bao vây phủ của Dương Tuấn.Đó là thời điểm mở đầu cuộc nội lọan,  cát cứ tranh quyền, dưới vương triều nhà Tây Tấn, mà sử gia sau này gọi là “Bát Vương Chi Loan八王之亂” gồm có tám vị tông thất chư vương, tiếp theo nhau phát động binh biến.
Tám người ấy là :
-Nhữ Nam Vương Tư Mã Lương
-Sở Vương Tư Mã Vĩ
-Triệu Vương Tư Mã Luân.
-Tề Vương Tư Mã Qúynh
-Trường Sa Vương
-Thành Đô Vương Tư Mã Dĩnh.
-Hà Gian Vương Tư Mã Ngung
-Đông Hải Vương Tư Mã Việt
 
 

E-Gỉa Hậu nắm trọn đại quyền

Trước tình thế đó, Dương Tuấn vội vã tìm cách đối phó, thương nghị với Chủ Bạ Chu Trấn rằng :
-Sự biến đột phát như hiện tại, mục đích nhằm vào Thái Phó, nhất định là do Gỉa Hoàng Hậu  và bọn quan họan sách họach.Tình thế khẩn bách lắm rồi, Thái Phó nên đem gia đinh đến phủ đông cung, cùng  Hoàng Thái Tử và binh sĩ khỏe mạnh bên ngòai xông vào hậu cung, xin hoàng thượng cho bắt thủ phạm.Nếu như Thái Phó vào được hậu cung rồi, thì tất sẽ bảo tòan được tính mệnh.
Nhưng Dương Tuấn cho rằng kế của Chu Trấn không thỏa đáng,  nên không dám tấn công vào hậu cung, chỉ trông chờ  Tả Quân Tướng Quân là Lưu Dự đem binh ở ngòai vào  cứu.Dương Tuấn đâu có ngờ rằng Lưu Dự đã bị người biểu đệ của Gỉa Hậu là Hữu Quân Tướng Quân Bùi Lược cho đổi đi nơi khác, không còn cầm quân nữa.
Dương Tuấn bị vây ở trong phủ chẳng khác gì như cá nằm trong ang, không có cách nào chống lại.Kết quả, bị quân của Sở Vương Tư Mã Vĩ xông vào trong phủ cướp bóc sạch,còn Dương Tuấn bị lọan quân giết chết.
Gỉa Hậu hạ lệnh cho Mạnh Quan mang tất cả những người trong phủ của Dương Tuấn, bất kể già trẻ lớn bé giết sạch.Số người bị giết lên đến mấy ngàn người.Phe đảng thân tín của Dương Tuấn như Dương Diêu, Dương Tế, Trương Thiệu, Lý Võ, Đòan Qủang, Lưu Dự,Võ Mậu, Dương Mạc, Tưởng Tuấn, tất cả đều bị bắt, không người nào thóat khỏi.Phủ đệ đều bị thiêu hủy.Ngay cả  xác của Dương Tuấn cũng không có người thâu lượm, chôn cất.Sau có một người xá nhân là Diêm Tỏan nghĩ tình cũ mới đem xác của Dương Tuấn bọc lại mai táng.
Giết xong Dương Tuấn, Gỉa Hậu có ý muốn trừ khử Hoàng Thái Hậu Dương Chỉ, cùng  thanh lý nội cung.
Lúc khởi đầu cuộc chính biến, Thái Hậu Dương Chỉ sợ thân phụ mình bị hại.Trong lòng lo lắng như lửa đốt, nhưng trong cung và ngoài phủ bị cách tuyệt, không có cách nào thông tin với nhau được, Thái Hậu Dương Chỉ bèn lấy một cái khăn thêu mấy chữ : “Ai cứu Thái Phó thì sẽ được thưởng”, rồi dùngcung bắn ra ngòai.Vì thế, Gỉa Hậu vin vào đó tuyên bố là Hoàng Thái Hậu Dương Chỉ cùng với cha âm mưu lọan, đem bà giam vào cung Vĩnh Ninh.Sau đó, Gỉa Hậu ngầm ý cho quan viên trong triều tâu lên Tấn Huệ Đế Tư Mã Chung, xin phế Thái Hậu làm thứ nhân 庶人, đồng thời yêu cầu đem vợ Dương Tuấn, mẹ của Thái Hậu là Bàng thị ra chém đầu.
Mới đầu, Tấn Huệ Đế không đồng ý, nhưng một số quan lại đã ngả theo với Gỉa Hậu thỉnh cầu nên ông vua ngốc này chỉ còn nước gật đầu mà thôi.
Hôm Bàng thị lâm hình, Thái Hậu Dương Chỉ ôm lấy mẹ mà gào lóc thảm thiết.Rồi từ tư cách tôn quý của một Hòang Thái Hậu, hạ mình xưng “thiếp妾”, tự coi mình như kẻ nô lệ hạ tiện, van xin nài nỉ Gỉa Hậu tha chết cho mẹ mình.
Nhưng Gỉa Hậu vẫn lạnh lùng không lý đến.
Giết xong Bàng thị, Gỉa Hậu hạ lệnh đuổi hết những thị nữ còn lại bên cạnh  Thái Hậu Dương Chỉ, và để mặc bà Thái Hậu này bị chết đói ở Kim Dung Thành.
Gỉa Hậu lại còn mê tín, sợ Thái Hậu Dương Chỉ sau khi chết xuống  âm phủ sẽ tố cáo tội lỗi của mình với tiên đế, nên khi hạ táng,  Gỉa Hậu ra lệnh  úp mặt  xác chết  của Thái Hậu xuống đất,  trên lưng thì dán bùa chú và đổ một lọai dược vật mà thời ấy người ta tin rằng sẽ ngăn kẻ chết ở cõi âm không nói được.
Sau khi Thái Phó Dương Tuấn và con gái là  Thái Hậu Dương Chỉ bị giết, Nhữ Nam Vương  Tư Mã Lượng được bổ nhiệm làm Thái Tể, còn Vệ Qúan được bổ làm Lục Thượng Thư Sự, cùng nhau phụ chính.
Vệ Qúan vốn là kẻ từng đối đầu với họ Gỉa từ lâu.Nhưng lúc đó,Gỉa Hậu chưa có thể nhúng tay vào mọi việc trong triều, tùy ý muốn làm gì thì làm, nên không thể tiếp tục ra tay tàn sát nữa.
Đúng  lúc đó xẩy ra việc Nhữ Nam Vương Tư Mã Lượng thượng tấu đề nghị chư vương phải trở về phong quốc của mình.Tấu thỉnh của Tư Mã Lượng được Vệ Qúan tích cực tán đồng.Cùng việc này xẩy ra sự đố kỵ của Sở Vương Tư Mã Vĩ với công lao của Chu Dương.
Gỉa Hậu bèn lợi dụng sự mâu thuẫn này giữa các chư vương để trừ khử những người bất đồng ý với mình.
Tháng sáu năm Vĩnh Bình nguyên niên,Gỉa Hậu vu cáo cho Nhữ Nam Vương Lượng và Vệ Qúan âm mưu phản nghich, yêu cầu Tấn Huệ Đế xuống mật chiếu cho Sở Vương Tư Mã Vĩ,  bắt  Nhữ Nam Vương Lượng và bãi chức Vệ Qúan .Sở Vưong Tư Mã Vĩ nhận được mật chiếu, bèn nắm lấy cơ hội này để thổ hết những óan hận riêng của mình.Ngay đêm ấy, Vĩ phái binh lính đến bao hai phủ đệ của Nhữ Nam Vương Lương và Vệ Qúan.Kết quả là Nhữ Nam Vương Lượng trở tay không kịp bị giết chết.Con cái và những người ở trong phủ cũng bị giết hết.Duy chỉ có đứa con nhỏ nhất là Tư Mã Bỉnh, còn nằm trong tã, may mắn được một đứa gia nhân bế trốn ra khỏi phủ, đem đến dấu ở nhà Lâm Hải Hầu là Bùi Hài là sống sót.
Cùng hôm đó, Vệ Qúan, là một vị lão thần trung thành suốt đời với họ Tư Mã cũng bị giết, con cháu tất cả chín người cũng đều bị hạ độc thủ,chỉ riêng có Vệ Giới nhân bị bệnh không có ở nhà nên thóat khỏi kiếp nạn.
Chỉ trong thời gian có một ngày, mà hai vị phụ chính đại thần đều bị giết chết một cách oan uổng.Tin tức đó làm chấn động cả trong triều và ngòai dã.
Nhân thế, viên đại thần  là Trương Hoa mới thượng tấu lên :
-Ban đêm Sở Vương Vĩ đem binh giết hai vị lão thần, ắt hẳn là làm chiếu giả, để tự tiện giết người, tội này cũng như tội mưu lọan, không thể tha được.Muốn  ổn định cục thế, phải lập tức  cho chư quân biết rõ, để cho quan binh giải tán.
Gỉa Hậu bèn y theo đề nghị của Trương Hoa thi hành, rồi nhân thế,  thuận thủy chèo thuyền, đổ tội lên đầu của Sửo Vương Tư Mã Vĩ.
Gỉa Hậu báo cáo với Tấn Huệ Đế rằng :
-Sở Vương Vĩ mang quân tác lọan, phạm tội cực ác, phải xử tử hình để tạ tội thiên hạ !
Tấn Huệ Đế chẳng phân biệt thực hư, giả ngụy, nghe lời Gỉa Hậu nói, lập tức hạ chiiếu bắt em mình là Sở Vương Vĩ  kết án tử hình.
Nhất tiễn song điêu, Gỉa Hậu chỉ dùng một mũi tên mà hại một lục hai địch thủ.Mới đầu dùng Sở Vương Vĩ để trừ khử Thái Phó  Dương Tuấn.Sau.Sau lại mượ tay Sở Vương Vĩ giết Nhữ Nam Vương Lượng và Vệ Qúan.Rồi đổ tội cho Sở Vương Vĩ.Bắt Vĩ lên đọan đầu đài để làm dê tế thần.
Qủa thật, Gỉa Hậu một cao thủ trong sinh họat chính trị đương thời, một con người giảo họat, âm hiểm, thủ đọan tinh vi, đã lần lượt thanh tóan từng đối thủ một.
Còn ông chồng ngốc, chẳng qua chỉ là một bù nhìn trong bàn tay của bà.
Từ đấy, Gỉa Hậu bắt đầu thao túng quyền bính 
 

F-Gỉa Hậu chuyên chế và dâm dật.

Sau khi nắm vững được đại quyền trong tay, Gỉa Hậu bắt đầu thi phát hiệu lệnh, ngay cả việc ban hành những chiếu lệnh của triều đình, cũng đều phải qua tay của Gỉa Hậu.Quyền uy của Gỉa Hậu thực sự lấn át  cả mọi việc trong triều ngòai dã.
Chẳng những thế, gỉa Hậu còn công nhiên bổ nhiệm người thân của mình, kéo bè lập đảng, để gây dựng một thế lực riêng.Người anh đồng tộc là Gỉa Mô, người cậu là Qúach Chương, cháu nội của Gỉa Sung là Gỉa Mât, đều được bổ nhiệm nắm giữ vai trò quan trọng trong guồng máy cai trị của Gỉa Hậu.
Ai cũng biết rằng họ Tư Mã lập nên nhà Tây Tấn vốn phải dựa vào lớp thế gia hào môn, do đó, đã hình thành nên một chính quyền sĩ tộc môn phiệt.Những con cháu của lớp sĩ tộc môn phiệt này, chỉ cần dựa vào công lao của tổ phụ  là con đường tiến thân ra làm quan không khó khăn gì.
Nhưng Gỉa Hậu là con người khôn ranh, mưu lược và để tỏ ra là người có công tâm , đặc biệt là do Gỉa Mô, và Gỉa Mật tri trì ủng hộ, đã lạp lũng tầng lớp thứ tộc 庶 族, lôi kéo được Trương Hoa, một người của tầng lớp này, gia nhập trung tâm quyền lực của mình.
Trương Hoa tự là Mậu Tiên, người Phương Thành Phần Dương, (nay thuộc huyện Cố An tỉnh Hà Bắc), tính tình nho nhã,có mưu lược, là một bậc danh sĩ đương thời, uy tín rất lớn.Nhờ có Trương Hoa tận tâm tận lực phò tá triều chính,nên trong khỏang niên hiệu Nguyên Khang ( tức từ năm 291-299) xuất hiện một cục diện chính trị tạm thời tương đối ổn định.Nên sử khen đó là công của Trương Hoa.
Trước những tham tàn vơ vét tiền của dân chúng thái quá của thân tộc Gỉa Hậu, Trương Hoa từng làm bài “Sử Nữ Trâm” để phóng thích khôi hài dâng lên Gỉa Hậu. Gỉa Hậu tuy là người đố kỵ bạo ngược, nhưng vốn biết Trương Hoa không có tham vọng chính trị, sở dĩ không trách tội Trương Hoa, ngược lại, do lòng kính trọng Trương Hoa, nên tiến phong cho Trương Hoa làm tam công , tước là  Tráng Võ Quận Công.
Nhờ những thành công lớn về chính trị, và ổn định cục thế, Gỉa Hậu buông thả cho thân tộc lũng đọan vơ vét,  mặc cho họ tự khuyếch trương thế lực. 
Gỉa Mật, một người cháu nội của Gỉa Sung, từng tụ tập được một số danh sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, mà sử gia  mệnh danh là “Nhị Thập Tứ Hữu”, như Thạch Sùng, Âu Dương Kiến,Phan Nhạc, Lục Cơ, Mâu Chinh, Đỗ Vũ, Thế Ngu, Gia Cát Thuyên, Vương Túy, Đỗ Dục, Trâu Tiệp, Thôi Cơ, Lưu Hòan, , Hòa Đô, Hòa Úc, Chu Khôi, Qúach Chương, Khiên Tú, Lưu Dư, Lưu Côn, Lưu Nạp, Hứa Mãnh, Qúach Chương. 
Bọn danh sĩ này, mỗi người một tính. Cách thức cư sử khác nhau. Phẩm hạnh khác nhau.
Người hùa theo nịnh hót Gỉa Hậu.Như Phan Nhạc. Tục danh là Phan An,  người được  hậu thế coi là tiêu chí của mỹ nam tử “Mạo tỷ Phan An 貌 比 潘 安-Mạo tỷ Phan An.Và người cũng thường nói  “đẹp trai như Phan An Tống Ngọc”..Phan Nhạc còn là một nhà từ phú gia nổi tiếng, đã để lại cho văn học sử Trung Quốc nhiều bài phú lừng danh, được đời sau sao chép ngâm vịnh.Nhưng  tính nết phóng túng,buông tuồng, xu phụ thế lợi, nịnh nọt Gỉa Hậu, đến nỗi có nghi vấn rằng Phan Nhạc vì đẹpc trai nên từng Gỉa Hậu chiếu cố.Phan Nhạc mỗi khi thấy Gỉa Hậu xuất hành, thường đứng  sau xe bụi bặm vọng theo vái chào. 
Có người như Thạch Sung.Của cải trong nhà tích lũy như núi, sa xỉ vô độ.Sùng từng với người cậu của Tấn Võ Đế là Vương Khải đua nhau phú quý.Còn như Tả Tư, Lục Cơ là những người được mệnh danh là “tài cao bát đấu 才高八斗 ”, học thức uyên bác, cũng xu nịnh hùa Gỉa Hậu.
Chính nhờ đám “Nhị Thập Tứ Hữu” này, mà Gỉa Hậu đã  lôi kéo được những nhân tài về phò tá mình.
Gỉa Hậu sinh họat càng ngày càng trở nên dâm dật, phóng đãng.Trước đó, đối với ông chồng Thái Tử khơ khạo đần độn, Gỉa hậu đâu có yêu thương gì.Bà không được lạc thú ái tình qua Thái Tử.Trong lòng bà, thường cho là vô vị và oán trách thầm.Nên Gỉa Hậu đã từng thông dâm với viên Thái Y Lệnh Trình Cứ, y sĩ riêng hầu cận mình và những quan viên được phép ra vào trong cung.
Từ khi nắm được đại quyền trong tay, Gỉa Hậu lại càng không  kiêng kỵ gì nữa, thả sức tìm kiếm bọn “diện thủ”, tức những nam sủng đẹ trai, để thả sức dâm dật.Gỉa Hậu dưới tay có một đám thủ hạ chuyên môn ra ngoài cung, để tìm tòi thu góp những người con trai khỏe mạnh đẹp đẽ để bí mật đem vào cung cho Gỉa Hậu hưởng thụ.
Tiếng đồn đãi lan rộng khắp kinh thành Lạc Dương..
Tương truyền rằng, bấy giờ ở ngòai thành Lạc Dương có một viên tiểu lại nhà nghèo, diện mạo khôi ngô anh tuấn.Bỗng một hôm, người ta thấy viên tiểu lại ăn mặc một quân áo hoa lệ khác thường, không đúng với địa vị xã hội của anh.Điều đó, khiến thượng cấp của anh nghi ngờ, cho rằng viên tiểu lại ăn cắp bộ y phục đó, vì thế, nên viên trưởng quan  này mới giữ y lại  để tra hỏi cho rõ minh bạch, thì được viên tiểu lại thuật lại như sau:
“Một hôm tôi ra ngòai đường, gặp một bà lão già bảo tôi là trong nhà bà ta có người  bệnh, phải ra ngòai thành  phía nam tìm một người thiếu niên để khu tà, nên muốn nhờ tôi đi tạm một chút, việc xong sẽ cho nhiều tiền thưởng.Tôi bằng lòng giúp bà ấy.Sau khi tôi đã lên xe,  thì bà lão buông màn che kín xe lại, dấu tôi trong một cái hòm bằng tre thật lớn.Đi chừng khỏang hơn mười dặm, qua sáu bẩy lần cửa, tôi  được thả ra khỏi cái hòm tre.Tôi mở mắt ngẩng đầu lên nhìn, trời ơi ! chỉ thấy điện vàng gác tia, trông sang trọng giầu có, thật diễm lệ nguy nga.
Tôi mới hỏi bà lão :
-Đây à đâu vậy ?
Một người thay bà lão trả lời :
-Đây là thiên đàng!
Tôi cũng không dám hỏi thêm gì nữa.
Sau đó, tôi dược tắm rửa bằng nước nóng có hương thơm sực mũi, mà từ trước tôi chưa từng được  hưởng bao giờ.Tắm xong, người ta trao cho tôi một bộ quần áo thật đẹp, và bưng đến tòan những thức ăn thuộc lại trân châu hải vi, mỹ vị hiếm có.Cơm rượu no say, một lát, tôi thấy xuất hiện  một  người đàn bà, tuổi trông chừng ba mươi nhăm, ba mươi sáu, người lùn nhỏ, nước da nâu đen.Cuối đuôi mắt có một cái bớt đen .Người đàn bà đó giữ tôi ở lại mấy ngày để cùng chăn chiếu, thật vô cùng hoan lạc.
Lúc ra về, tôi được người đàn bà đó cho bộ y phục này.
Mọi người nghe viên tiểu lại kể, đều biết đó là Gỉa Hậu ,cùng cười lặng lẽ bỏ đi.
Lúc bấy giờ, ở Lạc Dương thường xẩy ra những vụ các thanh niên đẹp trai bị bắt cóc mất tích.
Nguyên do là những người này bị đem vào trong cung cho Gỉa Hậu hành dâm, rồi bị giết chết, chôn một cách bí mật.
Riêng viên tiểu lại kể trên,  nhờ bảnh trai, khéo léo phục dịch, được Gỉa Hậu thương tình, nên thóat chết.
 
 

G- Gỉa Hậu giết thái tử Tư Mã Duật

Gỉa Hậu chỉ có bốn người con gái mà không có con trai.Thái Tử Tư Mã Duật,  mẹ đẻ  Thái Tử là Tạ Mai, nguyên là tài nhân của Tấn Võ Đế, cha của Tấn Huệ Đế.Trước khi Gỉa Nam Phong được trọn vào cung để làm vợ Tư Mã Chung, thì Tấn Võ Đế lo ngại Tư Mã Chung còn nhỏ dại, không hiểu việc phòng the, nên phái Tạ Mai đến Đông Cung phục thị, chẳng ngờ Tạ Mai lại có thai.Đến khi Gỉa Nam Phong vào cung, Tạ Mai bị Gỉa Nam Phong ghen, phải trở về Tây Cung, ít lâu sau thì sinh ra  Tư Mã Duật.
Lúc còn bé, Tư Mã Duật tương đổi cũng có đôi chút thông minh lanh lợi, nên được ông nội là Tấn Võ Đế thương yêu.Nhưng ngược lại  thì lại bị Gỉa Nam Phong ngấm ngầm ghét bỏ, nên thường nghĩ cách lọai trừ Thái Tử Tư Mã Duật.
Để đạt được mục đích, Gỉa Hậu từng nói dối là mình có bầu, và dùng lụa để quấn ở bên trong quần áo để che tai mắt mọi người.Đến ngày sinh nở, Gỉa Hậu đem người con của người em ruột là Gỉa Ngọ vào trong cung, nói dối là con của mình, đặt tên là Úy Tổ để , với mưu tính thay thế Thái Tử Tư Mã Duật.
Phe phái của Gỉa Hậu ra sức đem những thói hư tật xấu của Thái Tử Tư Mã Duật tuyên bố ra bên ngòa,i tạo dư luận cho dễ truất phế.
Nguyên do, lúc Thái Tử Tư Mã Duật lớn lên, bị tiêm nhiễm  đời sống phong kiến hủ bại ở trong cung đình, không chịu đọc sách, chỉ cùng bọn tiểu thái  và họan quan rong chơi đùa nghịch.
Ở trong cung, Tư Mã Duật thường  thành lập chợ búa giả, cho người làm giả buôn bán rượu thịt, để Tư Mã Duật đến mua.Tư Mã Duật có tài dùng tay thay cân, mà trọng lượng không hề bị sai nhầm.Trung Xá Nhân là Đỗ Tích thấy vậy thường tỏ ra lo lắng e ngại,  khuyên ngăn Tư Mã Duật nên tu tỉnh, giữ gìn thanh danh.Nhưng Tư Mã Duật chẳng những đã không nghe lời, còn nghịch ngợm dùng kim gài vào chỗ ngồi của Đỗ Tích, để đâm vào mông  cho chẩy máu.
Nhờ vậy mà  Gỉa Hậu có lý do để chỉ trích Tư Mã Duật.
Đối với mưu đồ truất phế Thái Tử của Gỉa Hậu, trong triều ngoài dã không ai là không biết.Đến nỗi trong thành Lạc Dương bấy giờ có câu đồng dao rằng : “ Nam phong liệt liệt suy hòang sa- 南 風 烈 烈 吹 黃 沙 -Gío nam phần phật thổi tung cát vàng”.Nam Phong là tên của Gỉa Hậu,  còn Tư Mã Duật có nhũ danh là Sa Môn.
Tháng 12 năm Nguyên Khang cửu niên, tức năm 299, Gỉa Nam Phong nói dối là Tấn Huệ Đế bị bịnh, muốn Thái Tử vào hầu.Lúc Thái Tử vào cung, Gỉa Hậu cố ý tránh mặt không gặp, sai tỳ nữ mang ba thăng rượu ra nói là do hòang đế ban cho Thái Tử.Rượu hòang đế ban, Tư Mã Duật đâu có thể chối từ được.Bèn cạn cho hết.Lập tức túy lúy say mèn, không còn biết trời đất trắng đen là gì.Gỉa Hậu bèn sai Hòang Môn Thị Lang phỏng theo những lời nói của Thái Tử  say rượu, làm một bài biểu văn, và ép Thái Tử theo đó mà tự tay  sao chép lại.Lời lẽ của biểu văn như sau :
“Bệ hạ phải tự kết liễu mình đi, nếu không tự kết liễu mình, tôi sẽ vào cung kết liễu cho.Gỉa Hậu cũng nên tự kết liễu mình đi.Nếu không, tôi sẽ kết liễu cho.Ta đã hẹn với  mẹ ta là Tạ Phi, đồng thời nổi dậy, diệt hết hậu họan, lập con ta Tư Mã Đạo Văn lên làm vương, và Tưởng Thị (vợ của Tư Mã Duật) làm Hòang Hậu.
Tư Mã Duật mơ mơ hồ hồ, chữ viết phân nửa là không rõ ràng.Đích thân Gỉa Hậu phải thêm nét thiếu vào, sau đó mới giáo cho Tấn Huệ Đế.
Tấn Huệ Đế không phân biện thật, hay giả, chỉ thấy Thái Tử bảo mình phải tự tử .Như vậy thật là  tội đại nghịch bất đạo, lập tức hạ chiếu: 
“Thái Tử dám viết biểu văn thế này, đem chém ngay”
Rồi sai Hòang Môn Lệnh Đổng Mãnh cầm biểu văn của Thái Tử và chiếu lệnh của Hoàng Đế đến  Thức Càn Điện tuyên đọc cho công khanh và các đại thần nghe.
Viên đại thần Trương Hoa và số bạn đồng liêu, hết lòng tìm cách gỡ oan cho Thái Tử, xin Tấn Huệ Đế thận trọng hành sự, và tâu rằng:
-Đây là việc  hệ trọng, có liên quan đến sự suy vong của quốc gia.Trước hết, xin bbệ hạ cho thẩm vấn người truyền đạt biểu văn của Thái Tử, sau  đó, đem kiểm hiệu bút tích thường ngày của Thái Tử, để biết rõ giả thật mới được.
Gỉa Hậu thấy tình trạng như vậy, lập tức sai người mang một số tấu chương của Thái Tử đem ra để so sánh bút tích, nhưng không ai dám nói là đó không phải bút tự của Thái Tử.Lúc đó, Gỉa Hậu lại sui Đổng Mãnh nói thác lời của Trường Qủang Công Chúa tâu với Tấn Huệ Đế rằng :
-Việc này xin bệ hạ hãy sớm kết thúc đi, cứ mỗi người một ý, thì tranh cãi đến bao giờ mới xong.Ai không tuân lệnh, cứ chiếu theo quân pháp mà trị.
Tuy vậy, cả triều đình tranh nghị mãi đến lúc chiều xuống vẫn không kết thúc.
Phe của đại thần Trương Hoa kiên trì ý chí, không đồng ý xử tử Thái Tử.Còn phe Gia Hậu thì e ngại chuyện bé xé chuyện to, nên chịu lui một bước, kiến nghị Tấn Huệ Đế phế Thái Tử làm thứ nhân, tha cho tội chết, và lập tức đem đến u cấm ở Kim Dung Thành.
Sau đó, Gỉa Hậu súi một tiểu hoàng môn ra đầu thú, thừa nhận đã cùng với Thái Tử mưu nghịch, rồi lại sai người điều tra đánh đập, rồi lại đem từ Lạc Dương đến giam ở Hứa Xương.
 

H- Cái chết của Gỉa Hậu

Loạn Bát Vương và việc phế Thái Tử Tư Mã Duật đã tạo nên  sự óan hận của dân chúng khắp mọi nơi. Nhưng cũng phải công nhận một điều, nhờ vào chuyên chế, Gỉa Hậu cũng đã giữ được một cục diện chính trị tương đối là ổn định, nhưng đã không duy trì nó được lâu dài, và vì thế dẫn đến một thời kỳ hỗn lọan suy đồi.
Trước hết, phe Hữu Vệ Đốc Tư Mã Nhã mưu tính truất phế Gỉa Hậu, khuông phò Thái Tử.Tư Mã Nhã nhắm vào việc lôi kéo Hữu Tương Quân là Tư Mã Luân, là người con thứ chín của Tư Mã Ý, trong tay có quân đội, nhưng vì xu nịnh Gỉa Hậu, nên được Gỉa Hậu coi là thân tín.
Tư Mã Nhã nhờ biết sự cấu kết của Tôn Tú và Tư Mã Luân,  luôn chuẩn bị chờ cơ hội khởi sự đối phó với Gỉa Hậu.
 Trước đó Tôn Tú  từng khuyên Triệu Vương Tư Mã Luân rằng :
-Thái Tử là người thông minh cương cường, nếu như được phục hồi trở về Đông Cung, nhất định Thái Tử sẽ không chịu bị dưới quyền ai nữa đâu.Ai cũng biết tướng quân vốn sẵn là chỗ thân thiết với Gỉa Hậu, dù tướng quân có liều chết để ủng hộ và đưa Thái Tử trở về ngôi vị, Thái Tử sẽ lại cho rằng tướng quân vì tình thế bức bách, nên phải bội phản Gỉa Hậu để chậy tội, như thế, nhất định tướng quân sẽ không được coi là người có ơn với Thái Tử.Và sau này nếu Thái Tử cố ý đổ tội, tướng quân sẽ khó thóat khỏi nguy hiểm.Chi bằng bây giờ tướng cứ tạm thời trì hõan, lập kế cho Gỉa Hậu diệt trừ Thái Tử, rồi lấy cớ báo thù cho Thái Tử, khởi binh phế trừ Gỉa Hậu ,há chẳng phải là diệu kế sao !
Triệu Vương Luân nghe Tôn Tú  bàn như vậy, cho là rất đúng, bèn sai người của mình tung tin là trong cung có người muốn khuông phò Thái Tử để phế Gỉa Hậu.Tin đó đến tai Gỉa Hậu khiến bà lo sợ, bèn nghĩ đến việc phải trừ ngay cho được Thái Tử Tư Mã Duật.
Tháng ba, năm Vĩnh Khang nguyên niên, tức năm 300, Gỉa Hậu ra lệnh cho Thái Y Trình Cứ, phối  chế độc dược, rồi làm chiếu giả sai họan quan là Tôn Lự đến cung ở Hứa Xương tìm cơ hội đánh thuốc độc sát hại Thái Tử.
Nhưng từ khi bị truất phế, Thái Tử luôn luôn lo lắng đề phòng, chỉ  sợ bị mưu sát, thường tự mình nấu nướng lấy, nên nhất thời Tôn Lự khó xuống tay được.Sau Tôn Lự không kiên nhẫn nổi, cố bức Thái Tử phải uống.Thái Tử kiên quyết không chịu.Tôn Lự bất đắc dĩ, rình lúc Thái Tử vào cầu tiêu, dùng chầy đập chết Thái Tử.
Năm đó Thái Tử mới có 23 tuổi.
Sau khi giết xong Thái Tư Mã Duật, Gỉa Hậu cố ý làm vẻ tử tế, xin với Tấn Huệ Đế dùng vương lễ chôn cất cho Thái Tử trọng hậu, và lòng không còn  lo sợ bị người khác lật đổ nữa.
Nhưng Gỉa Hậu đâu có ngờ rằng tính thế lại chuyển biến tệ hại một cách nhanh chóng.
Bấy giờ Triệu Vương Luân thấy  thời cơ đã chín mùi, bèn bí mật liên lạc với Lương Vương Tư Mã Dung (con thứ tám của Tư Mã Ý), Tề Vương Tư Mã Quýnh, con của Tư Mã Du, cùng cầm quân nổi dậy.
Đêm ngày mồng ba tháng tư năm Vĩnh Khang nguyên niên, Triệu Vương Tư Mã Luân làm giả chiếu chỉ, mang quân vào trong hòang cung.Người làm nội ứng ở trong hòang cung lúc bấy giờ là  Lạc Hưu, đã dời Tấn Huệ Đế đến tòa nhà Đông Đường, sau đó hạ chiếu gọi Gỉa Mật đến hầu.
Gỉa Mật đến nơi, thấy có biến, mới hô hóan lên “Hoàng Hậu cứu cháu”, nhưng tiếng kêu vừa ra khỏi cửa miệng, thì đầu đã bị chém rơi xuống đất.Thấy đã khốnng chế được hậu cung, Tề Vương Tư Mã Luân  mới phái Tề Vương Tư Mã Qúynh vào trong điện tróc nã Gỉa Hậu.
Gỉa Hậu thấy Tề Vương Qúynh ban đêm đem quân xâm nhập vào trong hòang cung, biết chắc là có điều không hay xẩy ra, sợ hãi hỏi Tề Vương Qúynh :
-Ngươi vào đây có việc gì ?
Tề Vương Tư Mã Qúynh đáp:
-Tôi phụng chiếu đến bắt Hoàng Hậu!
Gỉa Hậu nghiêm sắc mặt, nói:
-Chiếu chỉ  là do tay ta ban ra,ngươi phụng chiếu của ai?
Nhưng Tề Vương Tư Mã Qúynh, mặc cho Gỉa Hậu nói, cứ bắt giải đưa Gỉa Hậu đến phía sau điện.
Lúc đi đến cửa, Gỉa Hậu thấp thóang thấy bóng Tấn Huệ Đế qua ánh hỏa quang, bèn hô hóan gọi: 
-Bệ hạ sao nỡ đứng nhìn vợ mình bị người ta bắt bớ, truất phế, liệu họ có để yên cho bệ hạ không ?
Gỉa Hậu kêu gào một lúc, sau quay ra hỏi Tề Vương Tư Mã Qúynh :
-Ai là người chủ mưu khởi sự phản nghịch ?
Tề Vương Tư Mã Qúynh không dấu diếm, cứ thẳng thắn nói :
-Đó là Triệu Vương, và Lương Vương.
Gỉa Hậu nghe nói vậy, trong lòng hối tiếc vô cùng, tức tối lớn tiếng mắng chửi, nói :
-Buộc chó phải buộc ở cổ, ta đã làm ngược, buộc chó ở đuôi, cho nên mới đến nông nỗi  này.Chỉ tiếc là trước đây ta đã kông giết hai conchó già này, nên mói bị chung cắn trộm.
Khi đi đến cung điện ở phía tây, Gỉa Nam Phong nhìn thấy xác của Gỉa Mật, đau đớn không cầm nổi lòng, lớn tiếng gào khóc, như muốn đứt hơi.
Sau đó Gỉa Hậu bị Triệu Vương Tư Mã Luân phế làm thứ dân.Họ hàng, vây cánh của Gỉa Hậu đều bị bắt hết.Mới đầu, Gỉa Hậu bị giam ở trong cung, sau bị đưa đến khốn cấm ở Kim Dung Thành, nơi tước đây từng khốn cấm Thái Tử Tư Mã Duật.
Vài hôm sau, Triệu Vương Tư Mã Luân cũng lại làm chiếu giả ép Gỉa Hậu uống rượu có pha với mạt thép.Lúc sống, Gỉa Hậu quen dùng quyền thuật mưu mô để hạ đối thủ, cuối cùng thì cũng kết liễu đời mình bằng chén rượu độc.
Sau khi Gỉa Hậu chết, vương triều nhà Tây Tấn chẳng những không được thái bình, mà mỗi ngày càng lụn bại, tan hoang.
Nắm được đại quyền trong tay, dã tâm muốn làm hòang đế của Triệu Vương Luân trở nên một giấc mơ vàng.
Một hôm vào đầu năm Vĩnh Ninh nguyên niên, tức năm 301, Triệu Vương Tư Mã Luân bịa ra câu chuyện là Tư Mã Ý, từng  muốn ông ta làm hoàng đế, rồi bức bách ông vua ngốc Tấn Huệ Đế Tư Mã Duật phải thiền vị.
Sau khi lên ngôi, Tư Mã Luân mặc sức phong thưởng cho tay chân thân tín, và bè đảng của mình.Thậm chí đến cả nô tỳ, tiểu tốt, tư dịch, cũng được phong quan tiến tước.Nhất thời, quan cao chức trọng đầy khắp cả triều đình.Bấy giờ mũ đội của các quan lại thường dùng đuôi con điêu để làm vật trang chí trên đầu cho sang trọng.Bỗng nhiên, vì việc lạm dụng thăng thưởng quan lại quá đông, đuôi con điêu không có đủ để cung cấp.Người ta phải dùng đuôi chó thay thế.Vì vậy,  đương thời mới có câu nói để khôi hài :  “Điêu bất túc, cẩu vĩ tục 貂 不足 狗 尾 續 – không đủ đuôi điêu thì dùng đuôi chó”.
Sự tích này, về sau biến thành câu tục ngữ “Cẩu vĩ tục điêu 狗尾續貂”.
Trong lúc đó, tiền tích trữ trong quốc khố không đủ để chi dùng.Và cả kim ngân dùng để đúc ấn cũng không có.
Đến tháng tám, lại xẩy ra cụộc chính biến nữa.Hải Nam Vương Tư Mã Duẫn lại khởi binh thảo phạt Triệu Vương Tư Mã Luân, mở đầu cho một cuộc tàn sát giết hại lẫn nhau giữa các tông thất nhà Tây Tấn.
Gỉa Hậu tuy không được xếp vào lọai “hồng nhan” nhưng việc can dự vào chính quyền của Gỉa Hậu, đã đẻ ra cái lọan Bát Vương, làm tan vỡ sự thống nhất của vương triều Tây Tấn, đưa Trung Quốc vào cục diện phân liệt cát cứ.Hai tiếng “họa thủy 禍水”, Gỉa Hậu phải gánh chịu phần nào, là điều tất nhiên không tránh khỏi.
Tuy thế, hai nhà nghiên cứu sử là Lưu Hoằng Trung và Vu Viễn Hồng lại tỏ ý nghi ngờ và đặt lại vấn đề.Theo hai tác giả này, sự suy đồi đi đến diệt vong của  nhà Tây Tấn, xét cho cùng ,không ai khác chính là Tân Võ Đế Tư Mã Viêm.
Ngay khi mới thống nhất được thiên hạ, lên ngôi hòang đế, Tấn Võ Đế đã phong vương :1 ông chú, 6 người chú, 3 người em, 17 người anh em đồng tộc, lại ban cho quyền được thiết lập quân đội riêng trên phong quốc của mình.Vì thế, thế lực của chư vương mỗi ngày một bành trướng.Ai cũng ôm mộng lên làm hòang đế. Đưa đến cái lọan Bát Vương.Các thân tộc của họ Tư Mã cầm binh nổi lên tàn sát lẫn nhau, đẩy vương triều nhà Tây Tấn mau đến chỗ diệt vong.Còn bản thân của Gỉa Hậu chỉ là một nhân vật quá độ của giai đọa lịch sử này mà thôi.
Riêng về tội dâm bôn,  cho người ra ngoài để tìm kiếm những người đẹp trai mang vào cung hành lạc rồi giết đi, có người đã cho rằng các nhà viết dã sử, các tiểu thuyết gia đời sau, chỉ dựa vào lời khai mơ hồ của tên tiểu lại bị điều tra về bộ y phục hoa lệ, ghi  ngắn ngủi  trong “Tấn Thư – Huệ Gỉa Hậu Hậu truyện”, rồi suy diễn, mà vẽ rắn thêm chân chăng?
Ngay cả  Phan Nhạc, đệ nhất mỹ nam tử thời bấy giờ, có được Gỉa Hậu chiếu cố điên loan đảo phụng hay không, không thấy chính sử ghi rõ.
Đến nay vẫn còn là một truyền thuyết, một  nghi án.

(Phạm xuân Hy- Paris, ngày 2 – 11 – 2010, lúc 24,45 g- Đêm nay tuyết tan .Lạnh nhiều.)
_________________________________
Chú Thích của Phạm Xuân Hy
Hồng nhan họa thủy
紅 顏 禍 水

Hồng nhan紅 顏, chỉ chung người đàn bà đẹp,.
Họa thủy 禍 水. Cái tai họa của nước.Thủy làm cho hỏa bị diệt tắt.Nghĩa bóng là người đàn bà đẹp làm tiêu tan đất nước, như nước làm tắt lửa.
Theo điển tích,đời nhà Hán, Trịệu Phi Yên có người em gái là Triệu Hợp Đức, dung mạo xinh tươi đẹp đẽ, vua Hán Thành Đế thấy vậy, mới đem lòng yêu thich, bèn  chiêu nạp vào trong cung.Một vị nữ giáo quan là Náo Phương Thành dậy học ở cung Phi Hương thời Hán Tuyên Đế nay đã già, thấy vậy tỏ ý khinh chê, nhổ nước miếng mà nói :
-此 禍 水 也,滅 火 必 矣 Thử họa thủy dã, diệt hỏa tất hĩ !
(Đây là cái họa bởi nước, thủy tất sẽ dập hỏa)
Theo thuyết ngũ hành chung thủy,thì nhà Hán dấy lên được là nhà « hỏa đức », khi Triệu Hợp Đức được vu mê , sẽ làm nhà Hán tiêu vong, như thủy diệt hỏa vậy.Về sau, chữ « họa thủy » được sử dụng để chỉ  người phụ nữ có sắc đẹp mê hoặc vua chúa và làm tiêu tan quốc gia.

Muội Hỷ
妹 喜
Muội Hỷ là vợ vua Kiệt nhà Hạ, con gái của họ Hữu Thi Thị.Theo truyền thuyết , thì Muội Hỷ nổi tiếng là người có nhân sắc, nhưng thiếu đức hạnh.Khi vua Kiệt nhà Hạ chinh phạt Hưữ Thi Thị, người của họ này đem Muội Hỷ tiến dâng cho vua Kiệt.Muôi Hỷ được vua Kiệt say mê.Vua Kiệt vì Muội Hỷ xây dựng quỳnh cung đào, ngày đêm cùng Muội Hỷ uống rượu ở đấy.Vua Kiệt từng đào một cái ao chứa rượu, cho người ta uống say
Rồi bị chết chìm trong đó, làm trò mua cho Muội Hỷ.
Vua Kiệt cũng thường bế Muội Hỷ ngồi trên đùi, nói năng những lời hôn lọan vô đạo đức.Đến khi vua Thangnhà Thương đem quân chinh phạt nhà Hạ, vua Kiệt bị bại trận, phải dùng thuyền trốn ra biển với Muội Hỷ, chết ở Nam Sào.
Lại có thuyết cho rằng về sau Mụội Hỷ bị vua Kiệt bỏ rơi, Muội Hỷ bèn tư thông với tướng của nhà Thang là Y Dõan , làm nội ứng cho Dõan, vì thế nhà Hạ bị diệt vong.

Lã Hậu
呂 後
Lã Hậu sinh năm 241 trước CN,Hoàng Hậu của Hán Cao Tổ, tên là Trĩ tự là Nga Hu, lấy Hán Cao Tổ lúc ông còn là Đình Trưởng ở Bái Huyện, sinh ra Thái Tử Lưu Doanh, tức Hán Huệ Đế.
Trong cuộc chiến tranh Hán Sở, Lã Hậu từng bị Hạng Vũ cầm tù, mấy năm sau được thả, từng giúp Hán Cao Tổ giết Hàn Tín, Bành Việt và các chư hầu vương khác họ.Lã Hậu tính cả ghen  thâm hiểm tàn ác, dâm lọan, trong cung trên dưới đều nể sợ.Bà từng thông dâm với Thẩm Thực Ky, vịêc đến tai Hán Cao Tổ, nhưng ông lờ đi.Sau Thẩm Thũ Kỳ bị Hòai Nam Vương là Lưu Trường  càm dùi đâm chết.
Lúc Hán Cao Tổ đánh Sở, có nạp người sủng thiếp là Thích Phu Nhân ở Định Đào, sinh ra Triệu Vương Như Ý.
Đên khi Hán Cao Tổ mất, Thái Tử Lưu Doanh lên ngôi, tức Hán Huệ Đế, quyền bính nằm trong tay Lã Hậu.Lã Hậu dùng độc dược giết Triệu Vương Như Ý, sau đó sai người chặt chân tay, khóet mắt, đổ hỏa dược vào mồm và tai Thích Phu Nhân, rồi vứt vào chuồng heo gọi là "nhân trệ 人 彘".
Hán Huệ Đế ghê sợ về sự tàn nhẫn của mẹ mình, mang bệnh hơn một năm không rời khỏi giường, sau bảo với Lã Hậu " Hành vi đó không phải là con người, thần làm con Thái Hậu, không thể cai trị thiên hạ được".
Sau khi Hán  Huệ Đế chết,Lã Hậu lập dưỡng tử của Huệ Đế là Lưu Cung lên kế vị tức Thiếu Đế, còn mình lâm triều xưng chế phân phong người họ Lã làm Vương hầu, vi phản lời dặn của Hán Cao Tổ là:"Không phải là họ Lưu thì không được phong vương"
Năm 184 trước CN, Thiếu Đế biết mẹ mình cũng bị Lã Hậu giết, nên có lời óan hận vì thế bị Lã Hậu giết rồi lập Lưu Nghĩa, một người con nuôi khác của Huệ Đế lên thay, nhưng quyền bính vẫn trong tay Lã Hậu.
Tính từ Huệ Đế, Lã Hậu trước sau cầm quyền mười lăm năm,về đối nội tiếp tục áp dụng chính sách "Cho dân nghỉ ngơi", khuyến khích nông nghiệp, nới rông thương nghiệp.Đối ngoại thì hòa hõan nhường nhị  Hung Nô, đem công chúa gả cho Thiền Vu để tránh chiến tranh, nhưng lại hống hách hẹp hòi với Nam Việt, cấm không cho bán đồ sắt  sang nước này.
Năm 180 trước CN, Lã Hậu bị bịnh qua đời.
Có người đã so sánh tính nết của Lã Hậu và Gỉa Hậu, và trong cuốn sách nổi tiếng  “Tri Mệnh Thức Tướng Ngũ Thập Niên“ xuất bản vào thập niên tám mươi ở Hương Cảng của Vi Thiên Lý đã dựa vào tướng thuật để giải thích cá tinh của Lã Hậu  như sau :“ Ngày xưa Lã Hậu vì có âm mao mầu vàng hoàng kim,dài và quăn, mệnh danh là “Kim Tuyến Triền Âm“, nên chủ về cực phẩm, và đa dâm.
 

Khách Thị
客 氏
Khách Thị (1588-1627),làn nhũ mẫu của vua Minh Hy Tông, người Định Hưng (nay là Định Hưng tỉnh Hà Bắc), vợ Hầu Nhị.
Năm 18 tuổi,Khách Thị vào cung làm nhũ mẫu của vua Minh Hy Tông Chu Do Hiệu,khi Hy Tông lên ngôi,phong Khách Thị là Phụng Thánh Phu Nhân.
Nguyên trước đó cùng Thái Gíam Nguỵ Triều yêu nhau,nhưng đồng  thời lại têu cả  Thái Gíam Nguỵ Trung Hiền; đến nỗi xẩy ra cuộc tranh dành giữa Nguỵ Triều và Nguỵ Trung Hiền ngay ở trong cung cấm,nửa đêm om xòm cãi nhau làm kinh động đến Hy Tông.
Hy Tông hỏi Khách Thị yêu người nào thì Hy Tông đứng ra làm chủ cho.Khách Thị cho biết là yêu Nguỵ Trung Hiền hơn.Khách Thi bèn cùng với Nguỵ Trung Hiền làm chiếu giả trục xuất Nguỵ Triều ra khỏi cung,rồi khi Nguỵ Trung đi đến nửa đường thì sai người thắt cổ giết chết.
Tháng tư năm Thiên Khải nguyên niên,vua Hy Tông lấy Trương Thị làm Hoàng Hậu,và phong cho người cha của Trương Thị là Trương Quốc Kỷ làm Thái Khang Bá.
Sau đấy,Khách Thị sợ Trương Thị là người hiền năng,mới vu hãm Hoang Hậu là con gái của Tôn Chỉ Hiếu,người từng bị án tội,nhưng nhờ quan Ngự Sử củ chính lại những lời vu hãm ấy,tuy vậy Khách Thị cũng không hề bị vua quở trách.
Theo quy định của Minh triều,sau ngày vua lấy vợ,thì người nhũ mẫu lập tức không được lưu lại trong cung nữa,và đình thần xin ra lệnh cho Khách Thị xuất cung.Minh Tông cấp cho Khách Thị 20 khoảnh lương điền để làm hương hoả cúng tế,nhưng đình thần cho rằng không đúng.Minh Tông không nghe.
Khi Khách Thị rời khỏi cung,vua quyến luyến không rời,thậm chí bỏ ăn mấy ngày,lại còn nói :”Hoàng Hậu còn trẻ,cần phải có nhũ mẫu bảo hộ”.Khách Thị sau khi xuất cung lại được trở vào.
Từ đông sang tây của Càn Thanh Cung,có chừng năm gian nhà,làm chỗ cư trú tạm thời của Hoang Hậu và phi tần.Nhưng Khách Thi được vua cho đến đó cư ngụ,ra vào đi lại đều có kiệu cáng y như phi tần,chỉ không có lọng xanh mà thôi,còn gối nệm xa xỉ  vượt quá cả đẳng cấp của mình.Sau Khách Thị được dời đến Hàm An Cung,thị tòng tiền hô hậu ủng.Những nghi trượng xuất nhập của Khách Thị,các quý phi ở trong cung bì không bằng.Mỗi ngày Khách Thị được hưởng ba bữa ngự thiện.Bữa ăn của Khách Thị được kêu riêng biệt là “Lão Thái Thái Thiện”.
Gặp ngày sinh nhật của Khách Thị, thì bọn hoạn quan ở trong cung đều lo lắng không yên.Bấy giờ có viên Thái Gíam Vương An, ỷ mình là hoạn quan cố mệnh của vua Minh Quang Tông,và cũng từng coi Ty Lễ Giám,dám nói trực ngôn bảo Khách Thị rời khỏi cung,lại trách Nguỵ Trung Hiền phải thay đổi lầm lỗi,khiến Khách Thị và Nguỵ Trung Hiền căm giận,ngầm sai người hạch tội Vương An,và làm giả chiếu chỉ  giáng Vương An làm Nam Hải Tử Tịnh Quân,rồi sai Nam Hải Tử ĐÈ Đốc giết chết.
Sau Nguỵ Trung Hiền làm Tư Lễ Thái Gíam,Khách Thị càng hung hăng không sợ gì,trứơc từng vu hãm Hoàng Hậu Trưong Thị không thành,bèn mưu hãm cha Hoang Hậu là Trương Quốc Kỷ,sai tay chân hạch tội Trương Quốc Kỷ co âm mưu chiếm tỳ nữ họ Vi,và làm chiếu giả bắt giam trong ngục,cho đến đầu đời vua Sùng Trinh mới được thả.
Khách Thị va Nguỵ Trung Hiền  tác oai tác quái trong cung,ra tay hãm hại rất nhiều phi tần.Ngay đến Hoàng Hậu có thai cũng bị Khách Thị dùng kế làm cho truỵ thai. Đình thần ai can ngăn đều bị tàn hại.
Mãi đến khi Hy Tông mất,Nghị Tông lên kế vị,thì Khách Thị và Nguỵ Trung Hiền cùng phe đảng mới bị diệt.
Nguỵ Trung Hiền tự thắt cổ chết.Còn Khách Thị bị đánh chết ở Hoán Y Cục.Các con cái đều bị đem ra chợ chém đầu.

Diện Thủ
面首
Do bốn chữ “Diện thủ tả hữu面 首 左 右 ” tỉnh lược đi, đọc “diện thủ”, chỉ những mỹ nam tử, tức những con trai đẹp, được tuyển chọn để làm thị tòng, hầu hạ Hoàng Hậu và Công Chúa.Nguyên do là dưới đời Nam Tông, thời Nam Bắc Triều, Sơn Âm Công Chúa dâm dục quá độ, bảo với người anh  là Lưu Tử Nghiệp, tức vua Tống  Phế Đế rằng :
-Bệ hạ trong cung có hàng vạn cung nữ, còn thiếp chỉ có một mình phò mã, sao bất công bằng đến thế!
Sau Lưu Tử Nghiệp phải cung cấp cho Sơn Âm Công Chúa  những mỹ nam tử gọi là “Diện Thủ Tả Hữu面 首 左 右 “ để công chúa hưởng lạc, cũng như nhũng bậc đế vương vậy.Có thể nói Sơn Âm Công Chúa là người đàn bà đòi hỏi “phụ nữ bình quyền” đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. 

Thứ Sử
刺使
Tên một chức quan.
Do chức Gíam Sát Ngự Sử đời Tần mà ra.Năm Nguyên Phong ngũ niên, tức năm 106 t CN, Hán Vũ Đế bắt chính thức đặt ra chức Thứ Sử. Thứ 刺 có nghĩa là  kiểm soát, chỉ ra những điều bất pháp. Sử 史 là người do hoàng đế sai sử.
Hán Vũ Đế chia toàn quốc thành thập tam bộ châu, mỗi châu đặt một người Thứ Sử, ở trung ương thì chịu sự quản hạt của Ngự Sử Trung Thừa, bên dưới thì giám sát 13 châu, tuy trật lục bách thạch, địa vị dưới Đại Phu, nhưng có thể căn cứ vào “lục điều vấn sự” để giám sát quận thú (tức Thái thú một quận dù có trật cao hơn là nhị thiên thạch).
Lục điều là :
1-Các tông thất có nhà cửa, đát đai giầu có vượt chế độ quy định, lại ỷ cường lăng nhược, ỷ mạnh híếp yếu.
2-Các quan trật Nhị Thiên Thạch không tôn phụng chiếu thư, lấy của công làm của tư để thủ lợi, bòn rú bách tánh, thu vét đồ gian.
3-Các quan trật Nhị Thiên Thạch không xét đến những án ngục còn nghi ngờ, tàn ác giết người. Vui thì ban thưởng, giận thì dùng hình phạt, làm phiền nhiều để cướp bóc của dân.
4-Các quan Nhị Thiên Thạch tuyển bạt người dưới quyền cho kẻ a dua nịnh hót, che dấu người có tài.
5-Con cái của cá quan có trật Nhị Thiên Thạch ỷ thế con quan nhờ cậy bắt bớ giam cầm người khác.
6-Các quancó trật Nhị Thiên Thạch vi phạm điều công chính, a dua kẻ cường hào, thông nhau hối lộ…
Nên  Thái Sử trật nhỏ, nhưng lại có quyền hành rất lớn.
-Năm 8 t CN, Hán Thành Đế đổi danh Thứ Sử thành Châu Mục, trật thăng lên Nhị Thiên Thạch.
-Năm 5  t CN, Hán Ai Đế lại đổi Châu Mục trở lại là Thứ Sử.
-Năm  1 t CN Hán Ai Đế lại đổi là Châu Mục.
-Năm 42 CN, đời vua Hán Quang Vũ nhà Đông Hán, lại đổi Châu Mục trở lại là Thứ Sử, trật là Lục Bách Thạch, và thường đến tháng tám được phái đi tuần hành các quốc và các quận, đến cuối năm thì lại trở về kinh sư để tâu lại với Thiên Tử.
-Năm 189 CN, Hán Linh Đế, nhằm mục địch tăng cường trấn áp các cuộc nổi dậy phản kháng của dân chúng, lại đổi Châu Mục, thỉnh thoảng phái đại thần ra nhậm chức này, quyền thế rất rất lớn, chính thức trở thành vị trưởng quan tối cao về quân sự, hành chính của một châu, trên cả quận thú.

Hòang Môn Thị Lang
黃 門 侍 郎
-Nhà Tần và nhà Tây Hán, viên Lang quan lo việc ở phía trong cửa cung gọi là Hoàng Môn Lang, hay Hoàng Môn Thị Lang.
-Đến đời Đông Hán mới đặt thành chức quan riêng biệt, hoặc gọi là Cấp Sự Hoàng Môn Thị Lang, chức vụ của Hoàng Môn Thị Lang là thị tòng Hoàng Đế và truyền đạt chiếu mệnh.
-Thời Nam Triều trở về sau nhân chưởng quản những văn kiện cơ mật, cố vấn cho Hoàng Đế, nên quyền hành ngày càng trở  nên trọng yếu.
-Đầu đời Đường đổi làm Đông Đài Thị Lang, Loan Đài Thị Lang.
Năm Thiên Bảo nguyên niên, tức năm 742, lại đổi thành Môn Hạ Thị Lang