Vài
nét về tác giả:
Cù
Hựu (瞿 佑)
:
Tu Văn Xá Nhân Truyện
được trích từ Tiễn Đăng Tân Thoại 箭
燈 新 話 của Cù Hựu.
Cù Hựu tự là Tông
Cát, biệt hiệu là Tồn Trai người Tiền Đường, nay thuộc
Hàng Huyện tỉnh Triết Giang. Ông sinh năm Chí Chính nguyên
niên nhà Nguyên tức năm 1341.Hồi còn trẻ nổi tiếng là người
đa tài đa nghệ, giỏi thi thơ, nhưng thường bất đắc chí.
Đầu năm Hồng Võ đời Minh Thái Tổ, Cù Hựu được lần
lượt bổ nhậm làm Huấn Đạo tại Nhân Hoà, Lâm An, Tuyên
Dương, rồi thăng làm Hữu Trưởng Sử trong Chu Vương Phủ.
Khoảng năm Vĩnh Lạc đời Minh Thành Tổ, nhân làm thơ bị
tội, đầy đến huyện Bảo An (nay là tỉnh Cam Túc) làm nhung
thú, trải qua mười năm, đến năm Hồng Hy (tức năm 1425)
đời vua Minh Tông mới được xá, về làm gia sư cho Anh Quốc
Công ba năm, đến năm Tuyên Đức nhị niên thì mất, thọ
tám mươi bẩy tuổi.
"Tiễn Đăng Tân Thoại"
được viết vào khoảng Hồng Võ thập nhất niên, tức 1378,
gồm bốn quyển, hai mươi truyện.Phần lớn những truyện
trong Tiễn Đăng Tân Thoại đều lấy ma quỷ quái dị, hôn
nhân luyến ái, làm đề tài phản ánh những hiện thực xã
hội hắc ám, hủ bại dưới triều nhà Nguyên, cũng như
chống lại những điều vô lý trong chế độ hôn nhân phong
kiến cũ. Nhưng Tiễn Đăng Tân Thoại lại mạnh dạn tuyên
dương tư tưởng "Trung, Hiếu, Tiết , Nghĩa" và những phong
tục mê tín quỷ thần
Ngoài Tiễn Đăng Tân
Thoại, được người đời truyền tụng và khen là có
những ngôn từ hoa lệ, uỷ uyển như "ôm thuý ấp hồng",ảnh
hưởng rất nhiều đối với tiểu thuyết của hai triều Minh
và Thanh, như Liêu Trai Chí Dị,Dạ Đàm Tuỳ Lục, Cù Hựu
còn để lại cho đời sau một số tác phẩm như :
- Hương Đài Tập
- Du Nghệ Lục
- Tồn Trai Loại Biên
-Qui Điền Thi Thoại.
-Vịnh Vật Biên
-Nhạc Phủ Di Âm
Vaì
hàng chú thích của Phạm Xuân Hy :
Tu
Văn 修 文:
-Thời xưa người ta
gọi các bậc văn nhân bị mất sớm là tu văn. Cho nên Đỗ
Phủ từng có câu thơ rằng :
Nhất đại phong lưu
tận
一
代 風 流 盡
Tu văn địa hạ thâm.
修
文 地 下 深
(Một đời phong lưu
đã hết, bậc văn nhân mất sớm nằm sâu dưới đất)
-Tu văn còn có nghĩa
là hưng tu văn giáo.Năm 621 nhà Đường thiết lập ra Tu Văn
Qúan, đặt ra Học Sĩ, trông coi việc hiệu chính sách vở,
dậy sinh đồ, tu sửa các nghi lễ của triều đình.Đến nãm
626 đổi tên là Hoằng Văn Qúan. Đầu đời Minh cũng đặt
Hoằng Văn Quán, sau phế bỏ.
Chấn
Trạch 震 澤:
Tức Thái Hồ là một
trong năm hồ lớn - Ngũ Hồ- của Trung Quốc là Động Đình
Hồ, Thái Hồ, Sào Hồ, Phan Dưong, và Hồng Trạch Hồ.
Thái Hồ nằm vắt
ngang hai tỉnh Giang Tô và Triết Giang, do bùn cát ở hạ du
hai sông Tiền Đường và Trường Giang ứ tắc cổ hải loan
mà thành. Hồ rộng 2425 ki lo met.Bên trong hồ 48 cái đảo
lớn hoặc nhỏ, là một thắng tích nổi tiếng của Trung Quốc,
như cảnh sơn thuỷ vùng Vô Tích, Viên Lâm ở Tô Châu, những
hang động thiên nhiên ở Nghi Hưng.
Nhan
Uyên 顏 淵
:
Nhan Uyên sinh năm 521
trước Công Nguyên, mất năm 490 trước Công Nguyên, là đệ
tử Khổng Tử tên là Hồi,tự là Tử Uyên,người nước Lỗ
thời Xuân Thu, tính thông minh mẫn tiệp, hiếu học, không
trút giận qua người khác, cũng không lầm lỗi đến hai lần,
sống vui nơi ngõ hẹp tồi tàn, với rỏ cơm bầu nước, được
Khổng Tử khen là người hiền, hậu thế tôn là "Phục Thánh"
, xếp vào Tứ Phối (Nhan Uyên,Tăng Sâm, Tử Tư,Manh Kha) để
thờ chung với Khổng Tử và Chu Công thờ ở Văn Miếu.
Gỉa
Nghị 賈 誼
:
Giả Nghị sinh năm
200 trước Công Nguyên và mất năm 168 trước Công Nguyên.
Ông là người Lạc
Dưong ( nay là Lạc Dương Hà Nam), văn học gia, chính luận
gia thời Tây Hán, thường gọi là Gỉa Sinh. Hồi còn trẻ
đã đọc được sách Thi Thư, lại giỏi văn chương, nên được
người trong quận ca tụng.
Đình Uý Ngô Công tiến
cử Gỉa Nghị lên Hán Văn Đế, được Hán Văn đế bổ nhậm
làm Bác Sĩ, ít lâu sau thăng làm Thái Trung Đại Phu.
Đối với sự hủ
bại của thời chính, Gỉa Nghị từng nhiều lần đề xuất
chủ chương đổi mới, như đề nghị phong nhiều chư hầu
để tước nhược thế lực của chư hầu vương, củng cố
trung ương tập quyền, chủ trương trọng nông ức thương,
đánh trả các quý tộc Hung Nô xâm lược. Vì thế bị các
đại thần thủ cựu như Chu Bột, Quán Anh chỉ trích, bài
xích, rồi bị Hán Văn Đế lạnh nhạt, biếm làm Thái Phó
cho Trường Sa Vương.Trong ba năm làm Thái Phó cho Trường Sa
Vương, lúc đi qua Tương Thuỷ, ông làm bài phú để điếu
Khuất Nguyên, rồi lại làm bài Bằng Điểu Phú.Về chính
luận ông có "Trần Chính Sự Sớ", và "Qúa Tần Luận"
Sau lại ông được
chiêu về làm Thái Phó cho Lương Hoài Vương, một người con
yêu của Hán Văn Đế. Khi Lương Hoài Vương bị té ngựa chết,
ông cho đó là lỗi của mình, buồn rầu sinh bệnh mà mất,
mới 32 tuổi.
Thái
Phó 太 傅:
Thái Phó có các nghĩa:
-Một chức quan thời
cổ,một trong Tam Công, nhà Chu đặt ra chức quan này đầu
tiên, có nhiệm vụ phụ giúp quốc quân.Nhà Tần phế, nhà
Hán thiết lập lại. Địa vị của Thái Phó chỉ dưới Thái
Sư, cùng vơi Thái Sư, Thái Bảo, được coi là ba trọng thần,
tham dự triều chính, cùng nhau nắm giữ quyền hành về quân
sự và chính trị toàn quốc.
-Thời Đông Hán, mỗi
lần vua mới lên ngôi, đều đặt ra một Thái Phó. Các đời
sau do quan khác kiêm lãnh,và phần lớn là vinh hàm của các
đại thần, không có thực chức.
Các triều Minh và Thanh,
Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo chỉ là cũng không phải
là thực chức.
-Ngoài ra, người trông
coi dậy dỗ Thái Tử cũng gọi là Thái Phó, như Gỉa Nghị
là Thái Phó của Trường Sa Vương và, Lương Hoài Vương, con
của Hán Văn Đế, và thường gọi là Thái Tử Thái Phó.
Cam
Lộ Tự 甘 露 寺:
Chùa này đươc xây
vào năm Cam Lộ đời Ngô Mạt Đế ở Bắc Cố Sơn,
vì thế mà thành tên gọi.
Tể
Tướng 宰 相:
Tên một chức quan.Dưới
thời phong kiến, tể tướng là người chịu trách nhiệm trước
hoàng đế, là người phò trợ hoàng đến, là vị trưởng
quan cao cấp nhất , thống lãnh các quan, nắm giữ tất các
việc chính trị.
Tể có nghĩa là chủ
trì
Tướng có nghiă
là phò trợ, trợ giúp.
Tuỳ theo mỗi triều
đại, tể tướng có những danh xưng khác nhau, chức quyền
rộng hay hẹp, và quyền hành cũng khác nhau.
-Chẳnng hạn, nhà Tần
và nhà Tây Hán thì Tể Tướng gọi là Tướng Quốc, hay Thừa
Tướng.Lý Tư là Thừa Tướng nhà Tần,còn Ngự
Sử Đại Phu là một chức phó.
-Thời Đông Hán, chức
Tư Đồ ngang với chức Thừa Tướng, như Tư Đồ Vương Doãn,
cùng với các chức Tư Không và Thái Uý coi về chính
vụ, nhưng thực quyền đều thuộc về Thượng Thư Lệnh,
nắm hết mọi việc.
-Từ các thời Nguỵ
Tấn trở về sau, thì dùng những Trung Thư Giám, Trung
Thư Lệnh, Thị Trung, Thượng Thư Lệnh, Bộc Xạ, hay các tướng
quân nắm chính quyền làm Tể Tướng, không có định danh
xưng.
-Sau triều Tuỳ,Đường,
dùng vị trưởng quan ở ba cơ quan là Trung Thư, Môn Hạ, Thượng
Thư (Tức Trung Thư Lịnh, Thị Trung, Thượng Thư Lịnh, Bộc
Xạ) làm Tể Tướng. Từ sau trung kỳ nhà Đường, hoàng đế
chủ trì tuyển chọn những quan khác gia thêm chức hàm
Tham Tri Chính Sự hoặc Đồng Trung Thư Môn Hạ Bình Chương
Sự làm Tể Tướng,và các triều sau đó duyên theo.
-Đời Tống, lấy Đồng
Bình Chương Sự làm Tể Tướng, và lấy chức phó là Tham
Tri Chính Sự hợp xưng là Tể Chấp.;
-Đời Nam Tống, năm
1129 lấy Tả Hữu Bộc Xạ gia thêm Đồng Trung Thư Môn Hạ
Bình Chương Sự làm Tể Tướng.Năm 1172 đổi Thượng Thư
Tả Hữu Bộc Xạ ra Tả Hữu Thừa Tướng.
-Thời Nguyên lấy Trung
Thư Tỉnh làm Chính Vụ Trung Khu, còn Trung Thư Lệnh thỉnh
thoảng Thái Tử, hoặc thân vương kiêm lãnh, còn dưới thì
đặt Thừa Tướng, Bình Chương Tham Chính.
-Đời Minh từng thiết
lập chức Thừa Tướng, sau để đề phòng sự quyền thần
soán đoạt, nên trừ bỏ chức Thừa Tướng, dùng Đại Học
Sĩ phò trợ hoàng đế, xử lý chính vụ, vì thế, Đại Học
Sĩ trên thực tế là Tể Tướng.
-Đời Thanh duyên theo.
Trong văn thơ cổ điển
của Trung Quốc,người ta thường gọi Tể Tướng bằng thành
ngữ "Sa lung trung nhân-Người ở trong lồng the", vì Tể Tướng
đời Đường là Lý Phiên, khi chưa ra làm quan, có vị tăng
bảo Lý Phiên là "Sa lung trung nhân", vầ bảo rằng người
có phúc phận làm Tể Tướng, thì ở dưới âm gian đã nặn
tượng, và dùng lồng bằng the đậy lại để bảo vệ
Tiêu
Hà 蕭 何
:
Tiêu Hà là đại thần
thời kỳ đầu nhà Tây Hán, người Bái Huyện ( nay thuộc
tỉnh Giang Tô), từng làm tư lại ở Bái Huyện. Cuối đời
nhà Tần, phò tá Lưu Bang khởi nghĩa. Khi quân Lưu Bnag vào
chiếm Hàm Dương, kinh đô nhà Tần, Tiêu Hà thâu thập hết
các luật lệnh, đồ thư, sách vở của nhà Tần, nhờ thế
hiểu biết được tất cả những chỗ sơn xuyên hiểm yếu,
hộ tịch của các quận huyện, cũng như tình hình xã hội
lúc bấy giờ.
Trong cuộc chiến tranh
giữa Lưu Bang và Hạng Võ, Tiêu Hà tiến cử Hàn Tín làm Đại
Tướng cho Lưu Bang, còn Tiêu Hà ở lại giữ Quan Trung, lo việc
lương hướng, chi trì sĩ tốt tác chiến, thành thử, đối
với sự chiến thắng Hạng Võ và kiến lập Hán triều, Tiêu
Hà có nhiều công lớn, được phong là Tán Hầu.
Về sau, Tiêu Hà lại
giúp Hán Cao Tổ tiêu diệt các dị tính chư hầu vương, như
Hàn Tín, Trần Hy, Anh Bố.
Tiêu Hà mất năm 193
trước Công Nguyên.
Tào
Tham 曹 參
:
Tào Tham là đại thần
thời kỳ đầu nhà Tây Hán, người Bái Huyện (nay thuộc tỉnh
Giang Tô),từng là viên quan coi ngục huyện Bái. Cuối đời
nhà Tần, Tào Tham theo Lưu Bang khởi nghĩa, nhiều lần lập
chiến công. Khi nhà Hán kiến lập, Tào Tham được phong là
Bình Dương Hầu, từng nhậm tướng quôcs Tề chín năm,
sau lại giúp Hán Cao Tổ bình định Trần Hy, Anh Bố cùng những
dị tính chư hầu vương. Đến thời Hán Huệ Đế, lên thay
Tiêu Hà ở chức Thừa Tướng, nhưng tiếp tục giữ vàkhông
thay đổi những chính sách qui định của Tiêu Hà, nên đựơc
xưng tụng là " Tiêu qui Hà tuỳ".
Tào Tham mất năm 190
trước Công Nguyên.
Hàn
Tín 韓 信
:
Một trong chư Hầu
Vương thời Hán Sơ.
Hàn Tín người
Hòai Âm (nay thuộc tỉnh Giang Tô) .Lúc mới đầu Hàn Tín theo
Hạng Võ, sau theo Lưu Bang,được Bang phong làm Đại Tướng.
Trong cuộc chiến tranh Hán Sở, Lưu Bang dùng kế sách của
Hàn Tín, đánh chiếmQuanTrung.Trong lúc Lưu Bang cầm cự
với Hạng Võ ở Vinh Dương và Thành Cao,thì Tín tập kích
hậu lộ phía sau Hạng Võ,phá vỡ được đất Triệu,Tề,
chiếm cứ vùng hạ du sông Hòang Hà, Hàn Tín được phong làm
Tề Vương.
Sau đó ít lâu, Tín
xuất quân hội hợp với Lưu Bang đánh diệt được Hạng
Võ ở Cai Hạ (nay thuộc phía nam Linh Bích tỉnh An Huy).
Đến khi nhà Hán thành
lập, Hàn Tín được cải phong là Sở Vương, sau bị người
vu cáo là làm phản, bị giáng làm Hoài Âm Hầu.Sau lại bị
vu cáo là cùng với Trần Hy cấu kết làm phản ở Trường
An, rồi bị Lã hậu giết.
Tín là vị tướng
lành giỏi cầm binh, và tự xưng là “đa đa ích thiện”,
và từng viết ba thiên binh pháp, nay bị thất lạc.
Bành
Việt 彭 越:
Bành Việt là một
chư hầu vương thời đầu nhà Hán,tự là Trọng,người Xương
Ấp (nay thuộc Kim Hương tỉnh Sơn Tây),thường câu cá ở
đẩm Cự Dã Trạch.Cuối thời nhà Tần Bành Việt tụ họp
dân chúng rồi khởi nghĩa đi theo Hạng Vũ. Khi Hạng Vũ đánh
nhau với Lưu Bang, Bành Việt đem ba vạn binh về hàng Lưu Bang,
đánh chiếm đất Lương (nay thuộc tỉnh Hà Nam), và tuyệt
được chở lương thực của Hạng Vũ, ít lâu sau đem quân
cùng Lưu Bang hội binh ở Cai Hạ (nay thuộc huyện Linh
Bích tỉnh An Huy) nhờ thế Lưu Bang đánh diệt được
Hạng Vu.
Sau khi nhà Hán được
thàn lập, Bành Việt được phong là Lương Vương. Lúc Lưu
Bang đi đánh Trần Hy, muốn Bành Việt cầm quân đi đánh,
nhưng Bành Việt cáo ốm không đi.
Viên quan Thái Bộc
của Lương vì thù oán đến vu cáo với Lưu Bang là Việt làm
phản,Lưu Bang giết Bành Việt và chu di tam tộc của Việt,
rồi lóc thịt làm mắm để chia cho các chư hầu để răn
đe.
Nguỵ
Tướng 魏
相 :
Nguỵ Tướng là Đại
Thần thời Tây Hán tự là Nhược Ông, người Định Đào
(nay thuyộc huỵen Định Đào tỉnh Sơn Đông), sau dời đến
Bình Lăng ( thuộc Hàm Dương tỉnh Thiểm Tây), được tiến
cử Hiền Lương làm huyện lệnh huyện Mậu Lăng, sau làm Thái
Thú Hà Nam. Nguy Tướng chủ trương ức chế thế lực hào
cường. Khi Tuyên Đế lên ngôi, ông được bổ làm Đại Tư
Nông, rồi Ngự Sử Đại Phu, kế đó làm Thừa Tướng, phong
la Cao Bình Hầu, được ngươi xung tụng ca tụng.
Nguỵ Tướng mất năm
59 trước Công Nguyên.
Bính
Cát 丙 吉:
Bính Cát là đại
thần thời Tây Hán, tự là Thiếu Khanh, người Lỗ Quốc (nay
thuộc Khúc Ấp tỉnh Sơn Tây), vốn là một viên lại ngục,
sau thăng Đình Uý.Hán Tuyên Đế,co của Vệ Thái Tử, cháu
nội của Hán Võ Đế, lúc mới sinh bị hạ ngục vì Vệ Thái
Tử có tội, Bính Cát thấy vậy đem lòng thương, bí mật
tuyển trọn một người nữ phạm trung hậu để nuôi dưỡng
Tuyên Đế. Sau Hán Tuyên Đế lên ngôi được ban tước Quan
Nội Hầu, thay Nguỵ Tướng làm Thừa Tướng, gia phong Bác
Dương Hầu.Bính Cát dùng người không kể lỗi người ấy,
biết khen thưởng những tài năng cùng ưu điểm của họ,
người đương thời khen Bính Cát là một vị Thừa Tướng
giỏi.
Bính Cát mất năm 55
trước Công Nguyên.
Vệ
Thanh 衛 青
:
Vệ Thanh là danh tướng
nhà Tây Hán, tự là Trọng Khanh, người Bình Dương Hà Đông
(nay thuộc Lâm Phần tỉnh Sơn Tây ), em của Vệ Hoàng Hậu.
Vệ Thanh vốn là gia
nô của Bình Dương Công Chúa, sau được Hán Võ Đế Trọng
dụng, làm quan đến Đại Tướng Quân, phong Trường Bình Hầu.
Thời kỳ đầu nhà
Tây Hán, các quý tộc Hung Nô liên tiếp quấy nhiễu biên thuỳ
miền bắc nhà Hán. Năm 127 trước Công Nguyên, Vệ Thanh đem
quân đánh bại được Hung Nô và khống chế vùng Hà Bắc.
Tổng cộng bẩy lần, Vệ Thanh đánh thắng Hung Nô và giải
trừ được sự Uy hiếp của Hung Nô đối với vương triều
nhà Hán.
Vệ Thanh mất năm 106
trước Công Nguyên.
Hoắc
Khứ Bệnh 藿
去 病 :
Hoắc Khứ Bệnh sinh
năm 140 trước Công Nguyên, là danh tướng thời Tây Hán người
Bình Dương Hà Đông (nay thuộc Lâm Phần Sơn Tây), làm quan
đến Phiêu Kỵ Tương Quân, phong Qúan Quân Hầu. Năm 121 trước
Công Nguyên, Hoác Khứ Bệnh hai lần đánh thắng quý tộc Hung
Nô, khống chế được vùng Hà Tây, mở thông đường sang
Tây Vực. Nam 123 trước Công Nguyên, Hoắc Khứ Bệnh cùng Vệ
Thanh lại đánh bại Hung Nô, được Hán Võ Đế xây cất phủ
đệ, nhưng Hoắc Khứ Bệnh từ khước nói : "Chưa diệt xong
Hung Nô, thì làm nhà để làm gì ".
Hoắc Khứ Bệnh sáu
lần đánh Hung Nô giải trừ được sự đe doạ của
Hung Nô đối vương triều nhà Hán.
Hoắc Khứ bệnh mất
năm 117 trước Công Nguyên.
Lý
Quảng 李
廣 :
Lý Quảng là danh tướng
nhà Tây Hán, người Thành Kỷ Lũng Tây (nay thuộc Tàn An tỉnh
Cam Túc), ông là người thiện xạ. Thời Hán Văn Đế, Lý
Quảng từng tham dự những cuộc chiến phản kích sự xâm
lăng của quý tộc Hung Nô, được làm Võ Kỵ Thường Thị.Vào
thời Hán Cảnh Đế và Hán Võ Đế làm Thái Thú các quận
Lũng Tây và Bắc Địa. Năm 134 trước Công Nguyên làm Vệ
Uý, sau đổi làm Thái Thú Hữu Bắc Bình, Hung Nô nhiều năm
không dám quyấ nhiễu, gọi Quảng là Phi Tướng Quân. Năm
119 trước Công Nguyên theo Đại Tướng Quân Vệ Thanh đánh
Hung Nô giữ tiên đạo bị phạt, rồi tự tử chết.
(1) Nguyên văn bài
thơ chữ Hán như sau :
滿
身 風 露 夜 茫 茫
一
片 山 光 與 水 光
鐵
甕 城 邊 人 玩 月
鬼
門 關 外 客 還 鄉
功
名 不 博 詩 千 首
生
死 何 殊 夢 一 場
賴
有 故 人 知 此 意
清
談 終 夕 據 籐 床
Mãn thân phong lộ dạ
mang mang
Nhất phiến sơn quang
dữ thuỷ quang
Thiết Úng Thành biên
nhân ngoạn nguyệt
Quỷ Môn Quan ngoại
khách hoàn hương
Công danh bất bác thi
thiên thủ
Sinh tử hà thù mộng
nhất trường
Lại hữu cố nhân
tri thử ý
Thanh đạm chung tịch
cứ đằng sàng
__________________________________________________________________________ |