|
(Trích
dẫn tác phẩm Tử-Vi & Địa-Lý Thực-Hành của Gs
Hàn Lâm Nguyễn-Phú -Thứ)
|
Sau năm Nhâm Thìn
chấm đứt, thì đến năm Quý Tỵ được bàn giao từ giờ
giao thừa bắt đầu giữa đêm thứ bảy, 09-02-2013 để cầm
tinh đến 24 giờ đêm 30-01-2014. Năm Quý Tỵ này thuộc hành
Thủy và mạng Trường Lưu Thủy, năm này thuộc Âm, có can
Quý thuộc mạng Thủy và có chi Tỵ thuộc mạng Hỏa. Căn
cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành,
thì năm này "Can khắc Chi " tức Trời khắc Đất. Bởi
vì: " Mạng Thủy khắc mạng Hỏa (mạng Thủy được khắc
xuất, mạng Hỏa bị khắc nhập). Do vậy, năm này xem như
tổng quát rất xấu, bởi vì được Trời khắc Đất giống
như năm : Nhâm Ngọ (2002), Mậu Tý 2008 đã qua, xem như tuổi
xấu nhứt của hàng tuổi Tỵ. Được biết năm Tỵ vừa qua
là năm Tân Tỵ thuộc hành Kim, nhằm ngày thứ tư, 24-01-2003
đến 11-02-2002
Căn cứ theo Niên Lịch Cổ Truyền Á Đông xuất hiện được minh định quảng bá từ năm 61 của đời Hoàng Đế bên Tàu, bắt đầu năm 2637 trước Công Nguyên, cho nên chúng ta lấy 2637 + 2013 = 4650, rồi đem chia cho 60 năm, thì có kết quả Vận Niên Lục Giáp thứ 77 và số dư 30 năm bắt buộc rơi vào Vận Niên Lục Giáp thứ 78 bắt đầu từ năm 1984 đến năm 2043. Do vậy, năm Quý Tỵ 2013 này là năm thứ 30 của Vận Niên Lục Giáp 78 và năm Tỵ kế tiếp sẽ là năm Ất Tỵ thuộc hành Hỏa, nhằm ngày thứ tư tính từ 29-01-2025 đến 16-02-2026. Trong dân gian người ta thường nói : "Vẽ Rồng Vẽ Rắn" là để chỉ những nét vẽ tự ý, muốn vẽ thế nào cũng được, vẽ không cần kiểu mẫu, không khác con rắn bò chạy quanh. Lời nói cũng vậy, nếu ai nói ngụy biện, thêm bớt, không có căn cứ, thì người ta cũng cho người đó là : "Nói Rồng nói Rắn". Khi nói đến loài rắn, ngoài chữ Tỵ ra, còn có tên khác nữa. Đó là Xà cũng có ý nghĩa là rắn, ví như loài Bạch Hoa Xà = Rắn Mái Gầm; Mảng Xà = Rắn lớn có bông hoa; Xà bì = Da rắn; Dẩn xà nhập huyệt = Đem rắn vào hang (ý nghĩa rước đứa dử về nhà, chỉ mạch máu cho nó); Hoa xà thêm túc = Vẽ rắn thêm chân (ý nghĩa tự mình đặt để, thêm bớt chuyện); Chạy đàng xà = Chạy vòng quanh, vòng lộn như rắn bò. Ngoài ra, chữ xà cũng chỉ lớn hay to con nữa, cho nên chúng ta lại thấy cá xà là để chỉ con cá mập. Trở lại chữ Tỵ cũng chỉ rắn. Đó là Tỵ là một con vật đứng hàng thứ 6 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi và trong tiếng Pháp thường dùng là le serpent n.m = Con Rắn; Giờ Tỵ = là giờ từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa và Tháng Tỵ = là tháng tư của năm âm lịch. Rắn là loại trùng độc, mình dài không có chân hay uốn xương sống mà bò, khó khiển dạy. Ví như những họ hàng nhà rắn độc sau đây: Rắn hổ = là thứ
rắn độc lớn con.
(*) Khi viết đến
Rắn liu điu tôi lại nhớ đến trong văn học sử Việt-Nam,
có Cụ Lê-Quí-Đôn (1726 - 1784) đã sáng tác bài thơ thất
ngôn bát cú nói về Rắn thật đặc biệt như sau: Được
biết cụ Lê-Quý-Đôn, thuở nhỏ rất lười biếng lại khó
dạy, với cái tên là cậu bé Lê-Danh-Phương. Một hôm, cậu
bé Phương, bị người Cha quở phạt, bắt làm bài thơ thất
ngôn bát cú ứng khẩu để tạ tội, với điều kiện mỗi
câu phải có tên một loại Rắn. Cậu bé Phương vâng lời
đọc ngay như sau:
CƯỚC CHÚ
: Các chữ có gạch đít đều là loại rắn.
Hơn nữa, trong Ca dao, Tục ngữ và Thành ngữ cũng có viết về rắn, xin trích dẫn như sau: Rắn có chân, Rắn
biết,
Rắn đến nhà không
đánh thời quái ...
Mắt như mắt
Rắn ráo.
Ngoài ra, trong lịch sử Việt-Nam cũng có nói đến Rắn, xin trích dẫn truyền thuyết như sau: ... Lính phục dịch của Nguyễn-Trãi, khi lập vườn ở Côn Sơn cho Nguyễn-Trãi, thì phá một ổ rắn và giết hết rắn con, riêng rắn mẹ nhờ bò chạy nhanh, chỉ bị thương. Sau đó, rắn mẹ bò lên trần nhà nhìn Nguyễn-Trãi đọc sách và nhỏ xuống một giọt máu, nhưng nó thấm qua ba trang sách, nhằm ám chỉ là ba đời. Về sau, con rắn này nhờ căn tu và nó hiện thân là Thị Lộ, trở thành tì thiếp của Nguyễn Trãi, chờ báo oán. Được tóm lược như sau : Năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tôn (con vua Lê Lợi), đi tuần du phương đông, duyệt võ ở Chí Linh. Nguyễn-Trãi, lúc bấy giờ đã về hưu tại Côn Sơn, bèn ra nghinh tiếp nhà vua. Vua Lê Thái Tôn thấy Thị Lộ là tì thiếp của Nguyễn Trãi, có nhan sắc lộng lẫy, lại có tài văn chương, bèn phong chức Lễ Nghi Học Sĩ, để rồi ngày đêm phải chầu hầu nhà vua. Đến khi đông tuần, xa giá về tới trại vải Lê Chi Viên, thuộc xã Đại Lại, huyện Gia Định, nay là Gia Bình, thình lình nhà vua nhuốm bịnh, lên cơn sốt dữ dội. Thị Lộ hầu hạ thuốc thang suốt đêm, đến sáng, vua băng hà. Các quan hoảng hốt, vội vã đưa về kinh. Nửa đêm, về cung mới làm lễ phát tang. Triều thần buộc tội Thị Lộ âm mưu giết nhà vua, đem Thị Lộ thả trôi sông. Thảm trạng này xảy ra đúng lúc trong võ quan theo phe Lê Sát, sinh lòng đố kỵ, vì thấy ngày trước Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tổ trọng dụng, nhân cơ hội này, cáo buộc Nguyễn Trãi chủ mưu giết vua. Thế rồi, các quan Thừa Chỉ Nhập Nội Hành Khiển đại thần Nguyễn Trãi với án tru di tam tộc, giống như một giọt máu rắn trước kia bị thấm ba trang sách vậy. Cái oan án này, mãi đến 22 năm sau mới được vua Lê Thánh Tôn xét lại. Vua thấy có nhiều mơ hồ, oan ức cho một vị khai quốc công thần, liền truyền lịnh hủy bỏ bản án trước kia, truy phục chức cho Nguyễn Trãi, tìm kiếm con cháu Nguyễn Trãi cho làm quan và cấp tư điền để lo việc tế tự... Khi nói đến rắn, thường nói đến người bị rắn cắn vì có nọc độc mà chết hay rắn báo thù như đã dẫn, ngoài ra rắn còn có ngọc rắn rất quý dùng để chửa trị người bị rắn độc cắn, chỉ cần lấy ngọc rắn để nơi rắn cắn cho nó hút hết nọc độc, đến khi nào thấy máu hồng chảy ra thì mới thôi, nhưng muốn tìm được ngọc rắn thì vô cùng khó khăn, bởi vì có những con rắn tu hiền, mới có ngọc. Một khi con rắn có ngọc, nó luôn luôn ngậm trong miệng, chỉ khi nào ăn nó mới nhả ngọc ra, cho nên theo kinh nghiệm của người tiều phu thường đi tìm ngọc rắn, phải đặt miếng mồi ví như con gà cột chặt vào cái rổ lật ngửa, rồi đặt cái rổ lên trên thau nước cũng cột chặt để cả 3 dính liền nhau, làm thế nào cho thau đựng nước khộng bị lật đổ. Xong rồi, cứ việc ngồi rình, đừng để rắn có ngọc trông thấy, con rắn thấy con miếng mồi con Gà thế nào cũng đến quấn cho con Gà mềm mình, thì con rắn mới nhả viên ngọc ra thì nó lọt vào rổ, rồi cuối cùng xuống thau nước. Khi đó, mới vác gậy đánh đuổi con rắn, để con rắn tháo chạy để lại viên ngọc rắn quý giá... (Trích lược Sđd Việt-Nam Gấm Hoa của Học-Giả Hương Giang Thái-Văn-Kiểm). Khi nói về con Rắn, không thể dừng nơi nọc rắn hay rắn báo thù một cách đơn giản những đã dẫn, bởi vì loài này có nhiều cách nữa, mà chúng ta không thể ngờ được, người ta cũng kể lại rằng: Khi bắt rắn hổ để ăn thịt, phải chặt rồi bầm nát đầu nó, mới đem chôn dưới đất, nếu không thì sẽ bị con rắn nước tha cái đầu rắn hổ để cận kề chúng ta mà cắn trả thù... Khi nói ăn thịt rắn, có người cho rằng ăn nó như thịt Gà, nếu nấu cháo với đậu xanh ăn sẽ làm thân thể chúng ta mát, máu rắn uống sống với rượu sẽ trị bịnh bổ thận rất tốt, nhưng khi ăn rắn hổ, nên cẩn thận vì bị mắc xương hay bị đạp phải xương nó sẽ làm độc. Rắn nó đa dụng mặc dù nó rất độc, cho nên muốn sữ dụng nó phải cẩn thận và rắn còn đem ngâm rượu cũng là phương pháp trị bịnh nữa. Đặc biệt, chúng ta thấy hình nó biểu tượng trong ngành y dược, trong khi đó các tiệm kim hoàn lại thực hiện những món đồ trang sức như cà rá, đôi bông ... với hình rắn nữa. Ngoài ra, những chuyện rắn kể trên, chúng ta còn nghe những truyền thuyết xa xưa nói đến rắn trả ơn, xin trích dẫn sơ lược như sau: Ngày xưa, có người thợ săn tên Công Dã Tràng, thường vào rừng săn thú sống qua ngày, người thợ săn này thấy cặp rắn ở trong hang sống rất tương đắc. Riêng rắn đực rất hiền, ít phá hoại loài người, xem như rắn tu, đến ngày rắn cái lột da, thì rắn đực luôn luôn túc trực săn sóc nào mang mồi về hang cho rắn cái ăn và cắn bất cứ con vật nào đến hang để ăn rắn cái, trái lại, khi rắn đực lột da, thì rắn cái không những không tìm mồi mang về cho rắn đực ăn, mà còn rong chơi đi tìm rắn đực khác để tư tình, cho nên Công Dã Tràng mới giương cung bắn chết rắn cái. Con rắn đực ở trong hang lo lắng cho rắn cái, nên cố gắng bò ra khỏi hang để đi tìm rắn cái trong khi bụng đói, sức lại yếu vì bị lột da, đến được vài chục thước thì thấy rắn cái chết vì mũi tên của Công Dã Tràng, cho nên rắn đực dù còn sức yếu, bụng đói cũng cố gắng vượt đường xa đến nhà Công Dã Tràng để báo thù cho vợ, nên núp trên mái nhà Công Dã Tràng và rắn đực lại nghe Công Dã Tràng tối hôm đó kể chuyện con rắn cái bất nghĩa, bội bạc cho vợ biết đầu đuôi, làm cho rắn đực biết ơn vô cùng thay vì oán hận, rắn đực và mang ngọc tặng cho người thợ săn Công Dã Tràng... Để tạm kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn thời gian những năm con Rắn vừa qua và mạng như thế nào? để quý bà con đồng hương xem mình có phải sanh đúng năm con Rắn hay không như dưới đây: Ất Tỵ
: sanh từ 04-02-1905 đến 24-01-1906
Căn cứ theo thời gian các năm Rắn kể trên, chúng ta thấy cứ 60 năm, thì can của năm Rắn trở lại đúng y chang, bởi vì thời gian Vận Niên Lục Giáp là 60 năm. Về mạng các năm Rắn, xin trích dẫn như sau: Mạng Kim thuộc
các năm Tân Tỵ : 1941 - 2001 - 2061
|
|