Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ] [ Tác giả ]
NHỮNG TRIỀU ĐẠI TÀN BẠO
TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOANguyễn Quý Đại
Dân tộc Trung Hoa luôn hãnh diện quốc gia họ có nền văn hoá lâu đời, đất rộng dân đông. Trong tiến trình dựng nước của Trung Hoa có hai cuộc cách mạng làm thay đổi toàn diện xã hội:*Cuộc cách mạng thứ nhất do Tần Thủy Hoàng (Qin Shihuangdi) lãnh đạo vào năm 221 trước Công nguyên đã thống nhất đất nước, thành lập chế độ tập quyền về mặt chính trị thống nhất từ trung ương, xây dựng nền quân chủ chuyên chế.
* Cuộc cách mạng thứ hai, là cuộc Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ chế độ phong kiến dưới sự thống trị của các triều đại vua chúa, thành lập chế độ Cộng Hòa dân cử. Chế độ Cộng Hoà do Tôn Dật Tiên Văn (Sun Yatsen) khởi xướng và Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) tiếp tục đã thất bại. Một lần nữa Trung Hoa rơi vào chế độ cộng sản độc tài, chuyên chính vô sản, do Mao Tse-tung lãnh đạo.
Những tiến trình lịch sử tóm lược
Tần Thủy Hoàng (秦始皇) sinh 259-210 trước CN là vị Hoàng đế đầu tiên (der Erster Kaiser) trong lịch sử Trung Hoa, ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu Thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Hoa lập nên một đế quốc rộng lớn. Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình. Tần Thủy Hoàng trên danh nghĩa là con của Trang Trương Vương nước Tần, nhưng nhiều sử liệu cho rằng sự thực cha của Tần Thủy Hoàng là Lã Bất Vi, đem người ái thiếp của mình đã có thai dâng cho một thái tử, Thái tử yêu thích và kết hôn lúc thái tử lên ngôi, người ái thiếp đó trở thành hoàng hậu khi sinh con là hoàng tử, đó là hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Lã Bất Vi từ một thương nhân và sau trở thành tướng quốc nước Tần.
* Tần Thủy Hoàng cai trị một cách độc tài, không chú trọng đến nhân đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội cho ai, không để ý đến giáo hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu. Tần Thủy Hoàng tính bướng bỉnh, gàn dở tự đắc, muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình, từng ra lệnh đốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày! Chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm. Lã Bất Vi đã bị chính Tần Thuỷ Hoàng con ruột của mình xử tử.. Tần Thủy Hoàng là nhà độc tài muốn đi ngược lại tạo hóa, sai người đi tìm thuốc để được trường sinh bất tử. Lúc còn sống cho xây lăng mộ tốn kém, khu lăng mộ từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn (Lintong) thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi), cách Tây An 50 km về phía Đông. Trên mộ bao bọc đắp đất cao 76 m, từ Nam đến Bắc dài 350 m, từ Tây sang Đông rộng 354 m. Trên mặt đất chung quanh lăng tẩm còn có hai lớp tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km² có cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, nhà ở... Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 m từ Nam sang Bắc, rộng 392 m từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc cao 27 m, dày 4 m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 18.000 m². Hành động tàn ác hơn là những người thợ làm máy và cất giấu châu báu dưới mộ phần, sợ họ tiết lộ việc lớn nên sau khi cất giấu xong Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hòang) sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ và người cất giấu không sao thoát ra được. Sau đó trồng cây, trồng cỏ lên trên ngụy trang thành cái núi...
* Tôn Dật Tiên (孫逸仙), còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn (孫中山), (1866-†1925) là nhà cách mạng lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, lật đổ triều đại Mãn-Thanh và khai sinh nước Trung Hoa Dân Quốc theo chủ nghĩa Tam dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc" Ngày 01.01.1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống đầu tiên tại Nam Kinh (Nan-ching). Nhưng phải từ chức vào tháng 3.1913 nhường chức này cho Viên Thế Khải: 袁世凱(1858-†1816) là đại thần cuối thời nhà Thanh với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa. Nhưng khi chiếm được quyền lực, Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng cách mạng, lợi dụng cả triều đình nhà Thanh và cả những người Cộng hòa
Cách mạng Tân Hợi khởi đầu bởi lòng dân Trung Hoa phẫn nộ trước nạn tham nhũng của triều đình Mãn-Thanh, bởi sự bất lực của Nhà Thanh khi đối đầu với các cường quốc Tây Phương: Anh, Pháp, Hoà Lan, Đức, Nhật, Bỉ, Nga, đang xâu xé Trung Hoa và chia nước Trung Hoa ra nhiều vùng. Khi vua Hàm Phong (Xianfeng) bệnh sắp qua đời, biết trước rằng sau này bà Từ Hi (1835-†1908) sẽ là một tai họa cho nhà Thanh nên trước khi chết đã để lại di chúc bảo phải giết Từ Hi đi, nhưng viên thái giám Lý Liên Anh cho bà hay rồi hủy di chúc này, giúp đỡ bà đưa Đồng Trị (Tongzhi) lên ngôi. Lý Liên Anh từ đó thành sủng thần của Từ Hi, tham ô, làm loạn trong cung. Triều đình nhà Thanh do Từ Hi Thái Hậu (Kaiserin Witwe Civi) nhiều tham vọng, quyết đoán và độc tài chuyên quyền nhiếp chính khi con trai là Đồng Trị (1856-†1875) lên ngôi. Nhưng vua Đồng Trị có khuynh hướng cải cách, ảnh hưởng tư tưởng Lương Khải Siêu. Đi ngược lại chủ trương của Thái Hậu dù là con đẻ nhưng Thái hậu không dung tha, để rồi vua Đồng Trị phải chết trong nghi án? Từ Hi lập con của một hoàng thân lúc 4 tuổi lên ngôi niên hiệu Quang Tự (1869-†1908) Quang Tự thực sự cầm quyền (từ năm 1889); Thái hậu Từ Hi lui về nghỉ ở Di Hòa viên 和园/頤和園, dĩ nhiên vẫn theo dõi hành động của ông. Viên Thế Khải giúp Từ Hi thái hậu phá hoại phong trào Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu liên kết với vua Quang Tự (Guangxu). Từ Hi tuyên bố rằng Quang Tự bệnh nên bà phải tham chính trở lại, và đem giam Quang Tự ở Doanh Đài, trong hồ Tây Uyển. Kẻ thù của Từ Hi Thái Hậu là Tôn Văn, Lương Khải Siêu /Liang Qi Shao (1873-†1929), Khang Hữu Vi/Kang Youwei (1858- †1927) nhưng họ đã trốn thoát được. Trước khi Thái Hậu sắp chết đã ra lệnh giết vua Quang Tự bị chôn sống dưới bàn tay thái giám Lý Liên Anh. Tội ác của Từ Hi Thái Hậu cũng là điểm báo chiếc ngai vàng nhà Thanh đến hồi sụp đổ. Đưa Phổ Nghi (Pu Yi) mới 2 tuổi là con của Hàm Thân Vương lên ngôi năm 1908. Là vị hoàng đế cuối cùng (der letzte Kaiser) phải thoái vị năm 1912.
Ngày 10.10.1911 Đồng Minh Hội khởi nghĩa ở Vũ Xương (Wuchang). Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng khắp nước, dù trước đó (ĐNH lãnh đạo 10 cuộc khởi nghĩa chống Mãn Thanh, từng bị thất bại 72 liệt sĩ bị giết ở Hoàng Hoa Cương (Huanghuagang). Trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng trước phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, triều đình Mãn-Thanh có nguy cơ bị tiêu diệt, nhờ con cáo già Viên Thế Khải (Yuan Shikai) "ra tay giúp nước". Viên Thế Khải chủ trương đàm phán với phe cách mạng và đặt điều kiện với cách mạng, nếu được tôn làm Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc thì ông sẽ ép vua Thanh thoái vị, bằng không thì sẽ giúp triều đình nhà Thanh trấn áp cách mạng đến cùng. Điều kiện của Viên Thế Khải đặt ra được chấp nhận. Cuộc cách mạng Tân Hợi chấm dứt vào ngày 12.02.1912 khi Long Dụ Hoàng Hậu thay mặt Vua Phổ Nghi ký Thanh Đế Thoái Vị Chiếu Thư
Tôn Dật Tiên được bầu làm Tổng thống lâm thời (1.1.1912) Trung Hoa Dân Quốc, cho đến ngày 10.03.1912. Viên Thế Khải được thay thế. Sau khi nắm quyền thâu tóm quyền lực, Viên Thế Khải loại bỏ các dân biểu Quốc Dân Đảng và giải tán Quốc hội, thiết lập nền thống trị độc tài của tập đoàn đại tư sản, quan liêu, quân phiệt, phong kiến, chủ chuẩn bị dư luận lên ngôi hoàng đế.. Tháng 8.1912, trên cơ sở Đồng Minh Hội, Tôn Dật Tiên thành lập một tổ chức mới là Quốc Dân Đảng để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên, khắp nơi phong trào cách mạng nổi lên mạnh mẽ ở các tỉnh miền Nam liên kết với nhau đánh bại quân của Viên Thế Khải, vì lo sợ nên Viên sinh bệnh chết ngày 06-6-1916. Tưởng giới Thạch trở thành lãnh tụ Trung Hoa QDĐ tìm cách loại bỏ phe cộng sản ra khỏi đảng, gây ra cuộc Nội Chiến quốc-cộng (Guomindang & Kommunisten) kéo dài tới Thế Chiến thứ 2, lúc đó ông phải chịu hợp tác với phe Cộng để chống Nhật. Cho đến năm 1949 Hồng quân chiến thắng, đánh bại quân của Quốc Dân Đảng
Khúc quanh lịch sử đưa đến chế độ cộng sản
*Mao Zedong 毛澤東 Mao Tse-tung (1893-†1976)gốc là phụ táquản thủ thư viện, là thành viên thành lập đảng cộng sản Trung Hoa, năm 1921 tại Thượng Hải (Shanghai). Lúc mới thành lập họ liên kết với Quốc Dân Đảng(QDĐ) của Tưởng Giới Thạch để hoạt động. Mao theo chủ trương riêng dù áp dụng lý thuyết Mác-Lê. Mao tự ví mình như Tào Tháo và coi Tưởng Giới Thạch như Lưu Bị cho rằng mình và Tưởng là anh hùng trong thiên hạ, nhưng Mao sẽ đánh bại Tưởng như Lưu Bị thất bại dưới tay Tào Tháo trong thời Tam Quốc.
-Năm 1927 Mao về tỉnh Hồ Nam (Hunan) quê hương của ông, dựa vào lực lượng chính là nông dân liên kết với một số trí thức cũng như công nhân, chủ trương lấy nông thôn bao vây thành thị. Mao được bầu làm lảnh tụ của đảng CS Trung Hoa. Cuộc chiến Quốc Cộng của Trung Hoa càng ngày càng thuận lợi cho phe của Mao
- Năm 1947 Mao rút khỏi Diên An và nghĩ ra lối nghi binh, không xuất hiện trước công chúng cho đến tháng 5.1948 Mao thiết lập bộ tư lệnh Hồng Quân, cắt đứt mọi đường tiếp tế cho Bắc Kinh rồi chiếm Mãn Châu (Manzhou), Thiên Tân (Tientin)... Cuối cùng quân QDĐ của Tưởng Giới Thạch bị Hồng quân của Mao đánh bại trong trận Hoài Hải.. Đến ngày 22.01.1949 chính quyền QDĐ đầu hàng ở Bắc Kinh. Ngày 27.5.1949 Thượng Hải bị Hồng quân chiếm. Đầu tháng 5.1949 gia đình họ Tưởng và thân tín của chính quyền QDĐ cùng 1,5 triệu người bỏ lục địa chạy sang đảo Đài Loan/Taiwan [1]
Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa chọn Trường An (bây giờ Tây An) làm kinh đô. Tôn Dật Tiên chọn Quảng Châu (Guangzhou). Đời Mao chọn thủ đô Bắc Kinh (Peking) từ năm 1949 thành lập nước Trung Hoa CS ngày 01.10.1949 gọi là "Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa /Volksrepublik China" đến nay đã được 60 năm. Mao đã trở thành một hoàng đế của thế kỷ thứ 20 của Trung Hoa, không khác gì dưới thời Tần Thuỷ Hoàng!
Triều đại của Mao
-1950 đưa quân tham chiến tại Triều Tiên. Cải cách ruộng đất/ Bodenreform một cuộc cách tàn bộ, Mao ra lệnh giết hàng triệu địa chủ, phú nông. Cuộc cải cách đẫm máu kéo dài cho đến năm 1952. Theo tài liệu từ 3 đến 15 triệu bị kết tội "phản cách mạng". Đây là những nạn nhân đầu tiên của cuộc đấu tranh giai cấp trong chế độ cộng sản Trung Hoa, năm 1951 đưa quân chiếm Tây tạng (Tibet)..
-1956 chủ trương "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng/Hundert - Blumen Kampagne / Bách hoa tề khai, bách gia tranh minh/" nghe qua hấp dẫn cho tự do phê bình, nhưng thực tế đó là cái bẫy Mao đưa ra để thanh trừng những thành phần có tư tưởng đối lập. Ai đi ngược lại giáo điều của Mao đều bị giết chết thảm thương tàn bạo hơn thời hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
-1958 Mao ra lệnh thành lập "nhân công xã" sống tập thể và phát động chiến dịch "Đại nhảy vọt/ Grosse Sprung nach vorn" canh tân đất nước. Việc nầy giống như bắt con rùa phải chạy như con thỏ, hay "biến sỏi đá thành cơm". Sinh hoạt ngành nông nghiệp theo truyền thống gia đình bị biến mất, các xã viên được trả công bằng sức mình đổ ra một tô canh hay bộ quần áo lao động, làm việc tập thể không có đời sống riêng tư, phải ăn ngủ tại công trường nhà máy...Đạo đức của con người bị ảnh hưởng, vì cái bao tử bị hẹp lại. Mao chủ trương sử dụng dân số khổng lồ để đưa Trung Hoa thành một cường quốc sản xuất thép, nhanh chóng chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu nông nghiệp là chính, sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Chính sách này đã gây ra một đại thảm họa kinh tế, đưa đến nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử Trung Hoa, khiến hơn 40 triệu người chết đói. Người ta ãn bất cứ thứ gì, hầu như nhà nào cũng có người chết. Xác chết nằm la liệt khắp nơi, người ta bắt đầu ãn thịt người, ngay cả người còn sống và thân nhân của mình"! Ngày nay sách giáo khoa gọi thời kỳ đó là "Ba nãm thiên tai". Đến cuối năm 1958 kế hoạch của Mao được đánh giá sai lẩm trong hàng ngũ đảng. Nhưng Mao tiếp tục mắc hàng loạt các sai lầm khác "trời không dung, đất không tha" từ cuộc Đại Nhảy vọt trong thời gian giữa 1958 và 1962. Đại Cách mạng Văn Hóa (CMVH) 1966-1976/ Grosse Proletarische Kulturrevolution. Mục đích của Mao khi đó là sử dụng CMVH để giành lại quyền kiểm soát đảng, vì quyền lực của Mao đã bị sút giảm
-1966 Mao cho tổ chức đoàn Hồng Vệ Binh (HVB) để đem "ngọn đuốc cách mạng đến khắp nơi tại Trung Hoa và theo đuổi mục tiêu cách mạng đến cùng.." Hồng Vệ Binh là thứ vũ khí của Mao trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá (CMVH). Sau cuộc biểu tình ngày 18.8.1966, khởi động phong trào gây đau khổ tủi nhục cho người dân Trung Hoa của thế kỷ thứ 20. Nhìn lại lịch sử trong cuộc cách mạng được gọi là "văn hoá" của người không có văn hoá như Mao. Các nhà lãnh đạo văn hoá, các di sản văn hoá bị tấn công trước tiên. Sách vở trong thư viện và tại tư gia bị tịch thu đem đi đốt. Các viện bảo tàng bị đóng cửa, các di tích lịch sử lâu đời bị phá phách... Một cuộc tàn phá lịch sử Trung Hoa giống như đời Tần Thuỷ Hoàng! Trong cuộc cách Mạng Văn Hoá, không những người ta chỉ tấn công đấu tố người ngoài, mà ngay trong đạo đức gia đình cũng bị phá huỷ, nhiều trường hợp xảy ra cảnh con chống lại cha mẹ, đấu tố người thân, gây cảnh đau lòng cho hàng triệu người. Con cái từ bỏ gia đình theo phong trào gia nhập HVB chống lại gia đình... Người ta ước tính có tới trăm triệu người trở thành nạn nhân bị tổn thương danh dự, hơn 30 triệu người bị giết. Các nhà văn viết về những thảm kịch gia đình xảy ra trong cuộc CMVH họ gọi đó là "nền văn học vết thương" Các đồng chí một thời chiến đấu với Mao bị cách chức ám hại như: Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi; 1898-1969), Bành Đức Hòa (Peng Dehuai 1898-1974).... không ai dám lên tiếng phê phán cuộc Cách mạng VH. Mao dùng bàn tay của Giang Thanh (Jiang Qing 1914-†1991) lãnh dạo trong phong trào CMVH và nhóm Tứ Nhân Ban / Viererbande gây tang tóc cho dân tộc Trung Hoa...
Cho đến thời Đặng Tiểu Bình/Deng Xiaoping 鄧小平 (1904-†1997) làm cuộc cách mạng "Tứ Hiện Đại Hóa của Trung Quốc" đã đưa Trung Hoa bước sang giai đoạn mới phát triển về kinh tế, nhưng vẫn đóng chặt cánh cửa tự do và nhân quyền. Nhưng niềm khao khát Dân chủ của nhân dân Trung Hoa họ phải tiếp tục trả bằng máu. Trong phong trào đông đảo sinh viên, công nhân tham gia biểu tình ở Thiên An Môn đòi hỏi tự do dân chủ, từ ngày 15.04.1989 đến 04.06.1989 dù chỉ là cuộc đấu tranh bất bạo động, đã bị Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho Quân đội dùng xe tăng bắn giết. Hơn 7000 người bị giết, trên 10.000 bị thương và hàng chục ngàn bị bắt đánh đập tra tấn ...(Hình tại Thiên an Môn)
Trung Hoa càng bành trướng tham vọng nhiều hơn nhưng thất bại. Họ đã gây ra ba cuộc chiến tranh biên giới (năm 1962 với Ấn Độ; 1969 với Liên Xô và 1979 với Việt Nam). Dân tộc Việt Nam không thể quên cuộc xâm lược tháng 2.1979 của Trung Hoa vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Đảng cộng sản Trung Hoa là kẻ gây tội ác đối với người Việt chúng ta. Họ thực hiện mộng bá quyền xâm lăng vùng biển các nước ở Á Châu, đã chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Trong thời gian qua tàu Trung Hoa xâm nhập vùng biển của Việt Nam và bắt cóc đánh đập, cướp tài sản trên ghe của ngư dân đang đánh bắt cá trong lãnh hải Việt Nam và đòi tiền chuộc, đó là hành động hèn mọn của Hải quân Trung Hoa như bọn cướp biển.
Đảng cộng sản Trung Hoa đàn áp các dân tộc Tibet và Tân Cương ( 新疆 维吾尔 自治区 ) cấm hoạt động của môn phái Pháp Luân Công (法輪功 Fulun Gong) là môn thể dục dưỡng sinh "tu dưỡng cơ thể và tinh thần". Cho đến nay có hơn 100.000 người thực tập Pháp Luân Công bị bắt nhốt vào các trại học tập cải tạo... Chỉ cần bị nghi ngờ là thành viên Pháp Luân Công là đã có thể bị bắt giam 3 năm trong các trại lao động mà không được xét xử, họ bị tra tấn dã man, báo chí Tây phương tường thuật có 3163 trường hợp chết vì tra tấn được ghi nhận và chứng minh, phỏng đoán có hơn 7000 người đã bị hành hạ đến chết. Trong khi đó tại Trung Hoa chính quyền tiếp tục bưng bít tội lỗi, những sai lầm của Mao để đánh bóng chế độ, xây lăng để thờ lạy Mao như một vị Thánh.
Tài liệu tham khảo
Trung Quốc sử cương soạn giả Phan Khoang NxB Đại Nam
Sử Ký Tư Mã Thiên nhà XB Văn học Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây
Giang Thanh Mao Trạch Đông tình dục và quyền lực nguyễn vạn Lý NxB Đại Nam
Từ Hi Thái Hậu Mông Bình Sơn NXB Xuân Thu
Lexikon der Geschicte NxB Facktum & Wikipedia (Hình trên internet)
--------------
[1] - Tưởng Giới Thạch, Tống Tử Văn, và Khổng Tường Vi không những là kẻ thù của phe cộng sản, mà ngay cả Quốc dân đảng cũng căm thù ba người nầy, và họ là nguyên nhân đưa tới sự thất bại của quốc dân đảng TH. Tống Tử Văn là anh ruột Tống Mỹ Linh vợ Tưởng Giới Thạch, còn Khổng Tường Huy lấy Tống Ái Linh chị của Tống Mỹ Linh. Nhóm tam đầu chế hối mại quyền thế..làm suy yếu tiềm năng của QDĐ phải thua phe CS.Trong ba chị em họ Tống chỉ có Tống Khánh Linh vợ Tôn Dật Tiên được nhân dân Trung Hoa kính trọng