Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ] [ Tác giả ]
Nắng hè Bắc Phi Nguyễn Quý Đại
Người Việt được tàu Cap Anamur (1) vớt định cư ở Đức một thời gian ổn định "an cư lạc nghiệp". Người đi làm có 30 ngày nghỉ trong năm, những kỳ nghỉ hè đầu thường sang Pháp cho biết kinh thành ánh sáng Paris, lên tháp Eiffel, qua công trường Place de la Concorde, Arc de Triomphe và nhà thờ Notre-Dame nơi quây phim nổi tiếng "Những kẻ khốn cùng" tác phẩm của Victor Hugo, đi chợ Tết ở quận 13 là khu thương mãi của người Á Châu. Đi xa hơn là California đến litlle Saigon, mệnh danh là thủ đô của người tị nạn, không khí sinh hoạt nhộn nhịp, trù phú có thể thưởng thức các món ăn thuần tuý Việt Nam. Đến Little Saigon, San Jose.. cảm thấy ấm lòng như mình được đứng trên phần đất quê hương.
Tôi đã có dịp đi du lịch các quốc gia ở Âu Châu, học hỏi tìm hiểu văn minh, phong tục xứ người. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, ảnh hưởng đời sống văn minh chung của Châu Âu. Người Việt ngại đến các quốc gia Hồi Giáo bởi vì các xứ theo Hồi giáo thường có khuynh hướng bảo thủ?. Ba năm trước tôi đến Thổ Nhĩ Kỳ, dân số 90% theo Hồi Giáo, có nhiều vùng 100 % nơi nầy cấm bán rượu beer, đàn bà phải trùm khăn. Tuy nhiên các thành phố lớn nhờ ảnh hưởng văn hoá Á Châu và Âu Châu, nên đời sống cỡi mở cũng giống như Tunesien/ Tunisia.
Sau Đệ nhị thế chiến nước Đức thiếu công nhân, để xây dựng quê hương bị bom đạn tàn phá. Chính phủ Đức đã thâu nhận hàng trăm ngàn khách thợ vào làm việc từ hai quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ/Turkey và Tunisia. Sau một thời gian làm việc họ được bảo lảnh gia đình sang sinh sống, nhiều nhất là người Thổ hiện nay hơn 2,5 triệu. Người Tunisa khoảng hơn trăm ngàn. Hàng năm vào mùa hè, những người khách thợ nầy trở về quê hương, ngoài quà cáp cho bà con, họ còn mang theo văn hoá của Đức, du lịch Thổ, Tunisia ngôn ngữ Đức rất phổ thông.
Cộng Hoà Tunisia giống Việt Nam từng là thuộc điạ của Pháp. Ngày 20 tháng 4 năm 1956 Tunesia đã tuyên bố độc lập, nhưng mãi đến 15.10.1963 quân đội thực dân Pháp thật sự rút khỏi đất nước nầy. Tunisia nằm phiá bắc Phi Châu (Afikas) diện tích 163.610 km², biển Địa Trung Hải bao bọc một phần lảnh thổ, dãy núi Atlas chia thành 2 vùng, đồng bằng phiá Bắc phì nhiêu, ngược lại phiá Nam thì khô cằn. Phiá Nam là sa mạc Sahara lớn nhất thế giới diện tích hơn 9.000.000 km². Tunisia nằm giữa hai quốc gia Algeria và Libya. Từng ảnh hưởng văn hóa La Mã cổ đại, Á Rập Saudi, Đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ.... Nhìn lại lịch sử thời sơ khai Tunisia từ thế kỷ thứ 10 trước CN, đã có bộ Tộc Berber, vùng biển thì có người Phoenicia. Nền văn minh Địa Trung Hải cổ chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa châu Âu thay vì châu Phi. Tunesia đã bị xâm chiếm và đô hộ qua các thời kỳ như: La Mã (146 trước CN), Vandals, (thế kỷ thứ 5 sau CN) Belisarius (thế kỷ thứ 6 trong thời kỳ của Hoàng đế Bvzantine Justinian), Kairouan (thế kỷ thứ 7 sau CN người Á rập), Sicily, Almohad (1159), Hafsids (1230-1574) trong những năm cuối cùng của Hafsids bị Tây Ban Nha (cuối thế kỷ thứ 16), chiếm đóng nhiều thành phố ven biển, nhưng lại bị đế chế Ottoman chiếm lại. Dưới thời toàn quyền người Thổ, Beys Tunisia đã lấy lại độc lập thực sự. Triều đại Hussein ibn Ali (1705-1749) được thành lập năm 1705, triều đại Husseiniden kéo dài tới năm 1957, dù bị thực dân Pháp đô hộ (1881-1956)
Dân số 10.228600 khoảng 98% người Tunesier/ Tunisian là Araber (Á Rập) 1,2% người Berber (bộ tộc ở Bắc Phi Châu) 90 % theo Hồi Giáo, và thiểu số người ngoại quốc là Pháp, Ý và người đảo Malta. Chỉ số (GDP) tính theo đầu người 2880.US$, mật độ trung bình 61/km². Thể chế chính trị, hiến pháp từ năm 1956 theo chế Cộng hòa, đa đảng, Tổng thống, thủ tướng do dân bầu nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống đầu tiên là ông Habib Bourguiba (2) xem tiểu sử dưới. Từ năm 1991 có luật tôn trọng về nhân quyền "Tuninesische Menschenrechtsliga/Tuninesi human right league"
Di
tích cũ thành phố Monastir
Từ Munich sang Monastir hơn 2 giờ bay, đến phi trường vào nửa đêm, Cảnh sát phi trường người nào cũng vui vẽ nở nụ cười trên môi, chào đón du khách và nhanh chóng kiểm soát pass port, phiếu nhập cảnh ghi trước trên máy bay, trong chuyến bay nầy, một phần nửa là người bản xứ sang Đức làm việc nghỉ hè về thăm nhà, hành lý người nào cũng nhiều, nhưng nhân viên quan thuế kiểm soát qua máy rọi, vui vẽ cho đi không đòi tiền"trà nước, bồi dưỡng". Thái độ và việc làm của họ làm cho du khách cảm tình khi đến quốc gia nầy. Tuy nhiên cũng có quốc gia còn chậm tiến lạc hậu Cảnh sát, Quan thuế ở phi trường thiếu lịch sự, mặt lạnh như đồng, muốn thủ tục nhanh phải kèm 5 hay 10 $ trong pass port.. làm cho du khách đến rồi đi không bao giờ trở lại.
Ra khỏi phòng hành lý, trời đêm dưới ánh trăng non lưỡi liềm như treo lơ lửng trên những ngọn dừa cao, nhưng thời tiết còn nóng, nhiều xe Taxis sơn màu vàng đậu dọc theo đường, nhưng không xảy ra cảnh lôi kéo du khách. Xe bus đưa đón du khách về Hotel, xe mở máy lạnh làm dễ chịu, dù nửa đêm trên đường phố còn người đi lại. Tiếp viên du lịch hướng dẫn giải thích những điều cần thiết mới đến. Phòng đón du khách, chỉ nhận Cupon của hảng du lịch đối chiếu với pass port rồi trả lại. Suốt thời gian trong khu vực nghỉ hè, Cảnh sát không làm phiền du khách, thường cưỡi ngựa đi tuần tiểu dọc theo bờ biển, những người bán hàng rong chỉ được phép đi ngoài biển rao hàng cách xa ghế, dù che nắng của Hotel. Du khách thuê xe đi chơi tự do không cần tài xế, nếu gặp Cảnh sát lưu thông, họ luôn vui vẻ hướng dẫn giải thích không phải rình để ghi phạt... Du khách phần lớn đến từ Âu Châu và một số ít người Nga, Ba Lan. Hướng dẫn viên du lịch các quốc gia Hồi giáo thường là đàn ông, họ nói trôi chảy 3 ngôn ngữ Anh- Pháp- Đức. Đàn bà ở thành phố làm việc ở công sở ít trùm đầu, tuy nhiên đàn bà nhà quê, làm nội trợ hay đan thảm, thường theo phong tục mặc áo dài tới chân, tay và trùm đầu. Du khách không khỏi ngạc nhiên, nơi tắm biển phần lớn là người Pháp Đức...Một hôm xuất hiện hai gia đình người bản xứ thuộc giới giàu văn minh đến nghỉ hè, nhưng các bà và con gái đều trùm đầu đi dạo và họ để nguyên quần áo xuống tắm biển.
Dọc theo bờ biển Monastir là Resort, đủ các loại Hotel dành cho du khách, bãi biển rộng cát trắng mịn không sỏi đá, nước biển nồng độ khá mặn sạch nhiệt độ 24 độ C, buổi sáng sóng lăn tăng như mặt hồ, buổi chiều có sóng nhỏ nhấp nhô. Từ bờ cát ra xa 50 m độ sâu chỉ tới cổ khoảng 1,7 m. Không rong rêu, có nhiều loại cá nhỏ bằng 2 ngón tay, không có sứa như vùng biển Korfu của Hy lạp.
Khu du lịch cách xa phố và khu dân cư với cánh đồng ruộng muối đã kết tinh thành màu trắng. Thời tiết nóng, buổi tối có người tưới nước trên cỏ, nhưng ít thấy những nền cỏ xanh mược, dọc theo đường người ta trồng các loại dừa Palme, Chà là buồng trái sum xuê, hoa Trúc Đào (Nerium Oleander) hoa nở các màu trắng, đỏ và hồng, có thể loại hoa nầy chịu đựng với thời tiết của Bắc Phi.
Bên Việt nam mùa hè có hoa phượng màu đỏ, nhưng nơi đây có loại phượng hoa màu tím rất đẹp tên khoa học là (Jacaranda acutifolia), cũng như hoa dâm bụt (Hibiscus syriacus) nhiều màu sắc khác nhau, buổi sáng nở tối xếp cánh hoa lại, thỉnh thoảng vài buị hoa lựu (Punica granatum) có trái chín vàng, nhiều loại các cây xương rồng có gai. Hàng rào người ta trồng loại cây lá giống như thông. Xa xa những vườn Olive xanh ngát. Nghiã địa nằm theo đồi sỏi đá trắng, mộ phần mặt người chết phải quay về hướng Tây.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Temperatur
(nhiệt độ tối thiểu)
Mindestwerte |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Temperatur
(nhiệt độ cao)
Höchstwerte |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Temperatur
(nhiệt độ nước)
Wasser |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Regentage
( số ngày mưa trong tháng)
pro Monat |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sonnenstunden
(số giờ có mặt trời trong ngày)
proTag |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Luftfeuchtigkeit
(độ ẩm không khí)
in Prozent |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đời sống của người dân Tunisia so với Âu Châu còn nghèo nàn. Đàn ông là người lao động chính trong gia đình, có nhiều nơi trên đường phố buôn bán giống như khu lao động của Saigon, nhưng yên tỉnh hơn không quá nhiều xe gắn máy. Du khách muốn mua hàng nên vào những siêu thị lớn có ghi giá. Nếu vào các nơi bán lẻ họ thường nói giá trên trời, mình phải trả giá từ dưới đất trở lên để khỏi bị hố. Thí dụ cái mủ hiệu Nike "made in China" họ nói giá 30 Dinar (1 Dinar = 1,80 Euro) nhưng giá bán thật chỉ có 7 Dinar!. Tài xế Taxis không chạy theo đồng hồ, trước khi lên xe đi đâu phải trả giá rỏ ràng, buổi tối sau 21 giờ phải tính thêm 50%. Nếu có người quản cáo mời đi xem nơi đan thảm, muốn đi cho biết thì nên đi với cả đoàn và nên nói trước, chỉ xem không mua lý do "dị ứng bụi" không thể trải thảm để khỏi bị kêu nài ép mua, họ nói nhiều thêm bực mình và nhức đầu. Nhiều tấm thảm lớn làm bằng tơ tằm một người đàn bà dệt tay, tốn thời gian trên 10 năm, giá bán rất đắc trên 20 ngàn Euro! tuy nhiên muốn mua một vài tấm nhỏ để treo tường, lót dưới bàn để làm kỷ niệm, phải trả ½ giá.
Tunisia phát triển sống nhờ về du lịch, nhiều khu tắm biển đẹp sạch sẽ như: Hammamet, Sousse, Monastir, port El-Kantaoui và đảo Djerba diện tích (514km²) lớn gấp hai lần nước Áo. Hệ thống đường và xa lộ dài 29.000km và đường xe lửa dài 2.200 km. Hàng năm hơn 6,5 triệu du khách đến. Thủ đô Tunis dân số 2.053853 người, có lịch sử 3000 năm, được UNESCO công nhận là thành phố thứ 8 di sản thế giới "Weltkulturerbe/ World cultural heritage" Sinh hoạt ảnh hưởng văn minh Pháp. Tunisia có phi trường quốc tế: Tunis, Sidi Bou Said, La Marsa, Gammath ngoài ra còn các phi trường đến Monastir, và đảo Dejerba. Hải cảng lớn La Goulette. Đại học nổi tiếng ở Tunis có từ năm 1674 (so với Viet Nam năm 1908 chưa có Đại học) Hệ thống giáo dục cưởng bách từ 6 đến 14 tuổi, nhưng hiện nay còn khoảng 17% đàn ông và 35% đàn bà còn mù chử! Ở Đức thường thấy tháp chuông nhà Thờ, nhưng ở Tunisia thi khắp nơi đều có đền thờ Moschee đạo Hồi giáo. Tại El Djem có di tích cổ hí trường thời La mã Amphitheater sức chưá 45.000 chổ.
Du khách nghỉ hè ở Tunisia, thường có những tour đi chơi, để biết phong cảnh cũng như đời sống, không nên mua trước theo quảng cáo của hãng du lịch vì giá đắt đến nơi dễ chọn lựa nơi nào muốn đi, có thể trả giá rẻ hơn. Hướng dẫn viên du lịch giải thích rõ. Từ Monastir xa sa mạc Sahara đi về mất thời gian 2 ngày một đêm giá chỉ 120 Euro, xe bus có máy lạnh, đêm ngủ Hotel 5 sao, vào sa mạc đi bằng xe Jeep sau đó cưỡi lạc đà, nhiệt độ ban ngày đôi khi từ 40 đến 45 độ C, nhưng ban đêm nhiệt độ xuống 10 độ C. Ngày xưa học điạ lý nghe Sahara qua sách vở, đến nơi mới cảm nhận được sự mênh mông và nắng cháy, người qua sa mạc phải trùm kín mặt, che nắng và cát bay trong gió, nhờ sự chịu đựng của những con Lạc đà cao hơn 2m, nó ăn lá cây xương rồng. Loại cây nầy có thể mọc ở trên cát khô cằn. Ngoài ra còn có những tour đi xem nông trại nuôi đà Điểu, cưỡi lạc đà trên một phần đồi cát, ăn trưa bánh mì thổ sản địa phương chấm dầu Olive. Xem các thành phố cổ, làng làm đồ gốm, thủy tinh, kỷ nghệ gỗ....
Ảnh hưởng thời tiết phiá Nam khí hậu nóng ít mưa, nhiệt độ cao 45-50 độ C, thấp từ 10 đến 5 độ C. Tỷ lệ nước mưa trong năm 200mm,( phiá Nam) và 500-1500mm (phía Đông). Tunisia 50% sống về ngành nông nghiệp, trồng lúa mạch, các loại trái cây như: chanh, nho, olive, dầu olive là nguồn nhiên liệu thu nhập rất cao, nhiều nơi nuôi cừu, dê và bò để ăn thịt. Lấy da sản xuất giày dép, áo lạnh xuất cảng. Về Khoáng sản có dầu thô, vàng, khí đốt, và phosphate, nhờ nguồn Phospho để chế biến phân bón. Hàng nhập cảng trong năm 2007 là 15 tỷ US$. Xuất cảng chỉ 11,5 tỉ US$. Kinh tế phát triển 6% năm 2007 và 6,2% cho năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp 14,3% năm 2007 và lạm phát 4,5%.
Khu
thương mãi
Nhìn chung người Tunisia hiền hòa, chiếc trống "Darbouka" biểu tượng cho bộ môn nhạc dân ca, các lễ Hội thường có vũ điệu múa bụng, nhưng họ mặc kín đáo hơn không nhìn thấy bụng và rún. Quốc gia nào không ít thì nhiều cũng có vấn đề tệ nạn, công khai những nơi "buôn hoa bán phấn", nhưng Tunesia có thể giới hạn một nơi nào đó? Trong Hotel có phần massage và tắm hơi đều do đàn ông phục vụ, ngoài phố không có cafe hay quán beer "ôm".
Theo luật Đàn ông và đàn bà ở Tunisia đều bình đẳng, nhưng họ còn giữ được truyền thống từ xưa, con gái lên xe hoa về nhà chồng phải còn là trinh nữ. Các quan cafe bánh ngọt, bán theo kiểu Pháp rất ngon, các cô phục vụ rất thanh lịch. người không hút thuốc hơi khó chịu, vì ở Tunisia không cấm hút thuốc lá nơi công cộng và các quán. Khu buôn bán lẻ có trẻ em đứng trông coi hàng, tuy nhiên không thấy người bán báo, vé số. Trong các sạp báo đều có nhật báo từ Pháp Đức, Anh. Hàng hóa có hiệu ở Tunisia cũng không đắt lắm, nhưng tùy theo sở thích của mỗi người.
Quê hương của họ không bị chiến tranh, dù trải qua thời thuộc địa Pháp họ đã dành độc lập, đem lại hòa bình an lạc, nên không có những người phế binh sống lang thang ngoài phố ...Những ngày nghỉ hè ở Tunisia chỉ còn lại dư âm sóng vỗ của những ngày nắng ấm, nhưng tâm hồn cảm thấy bình an, không vướng bận ưu phiền.
1/ Thời gian
từ 1979 người Việt được tàu Cap Anamur vớt trên biển Đông,
được chính phủ Đức thâu nhận khoảng trên 10 ngàn
thuyền nhân sống rải rác khắp nơi, được bảo lãnh gia
đình đoàn tụ số người tăng lên đến 40 ngàn người.
Tường Berlin đập bỏ số người Việt từ các quốc gia Đông
Âu sang Đức xin tị nạn và làm khách thợ. Người Việt nói
chung ở Đức khỏang trên 100 ngàn.
2/ Habib Bourguiba (3.8.1903 - 06.4.2000) là tổng thống đầu tiên được bầu ngày 25 tháng 7 năm 1957 làm việc cho tới tháng 11 năm 1987. Ông sinh ra ở Monastir Bourguiba học tại Đại học Paris Năm 1934, ông là lãnh đạo thành lập Đảng Neo-Destour (Hiến pháp mới), một đảng ủng hộ độc lập chính trị của Tunisia khỏi Pháp. Chính phủ Pháp đã đưa đảng này ngoài vòng pháp luật và Bourguiba bị giam tù cho đến năm 1936. Ông lại bị tống giám một lần nữa vào năm 1938 vì những họat động chính trị của mình và được thả năm 1942. Ông tiếp tục đấu tranh cho sự nghiệp độc lập Tunisia sau đệ nhị thế chiến (1939--1945). Ông bị bắt năm 1952, bỏ tù cho đến năm 1955. Ông được bầu làm thủ tướng Tunisia năm 1956, khi quốc gia này thành tự trị, ông được bầu làm tổng thống năm 1957, khi Tunisia thành một nước cộng hòa. Tại đại hội đảng quốc lần thứ 9 của đảng Hiến pháp mới tháng 9 năm 1974, Bourguiba được bầu làm tổng thống suốt đời. Tháng 3 năm sau, quốc hội Tunisia cũng bầu ông làm tổng thống Cộng hòa Tunisia suốt đời. Bourguiba theo đuổi một chính sách không liên kết chính trị nhưng vẫn duy trì ngoại giao tốt đẹp với Pháp và Mỹ. Tháng 11 năm 1987, ông bị thủ tướng mới bổ nhiệm Zine Al Abidina Ben Ali thay vì lý do Bourguiba qúa già . Ông mất năm 2000 Người Tunisia luôn kính trọng và thương nhớ, nhưng có cái hay họ không xây lăng tẩm để thờ lạy tôn vinh như vị Thánh.