Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
Cùng trong một huyện Nghĩa Hưng, từ thị trấn Liễu Đề nơi phần lớn gia đình tôi đang sinh sống đến thôn Quần Vinh, xã Nghĩa Thắng nơi sinh ra và dung dưỡng một con người đầy ấn tượng tên là Vũ Ngọc Bao, dù đi xe máy hay ô tô cũng chỉ mất trên dưới 30 phút, nghĩa là không xa xôi gì. Vậy mà biết chuyện ông Vũ Ngọc Bao đang làm một công việc ôlạ lùngô, tận cùng đức độ, siêu nhân đạo đã bấy lâu, nhưng vì bận công việc, phải tới tháng cuối mùa hạ năm nay tôi mới về thăm ông được. Tuy nhiên, sự trễ nải của tôi lại cũng có cái hay: chỉ còn ít tuần nữa là tới rôm tháng bảy, ngày lễ xá tội vong nhân, dịp này mà đến thăm con người chuyên làm cái việc gom nhặt và chôn cất xác thai nhi như ông Bao là có một ý nghĩa nào đó chứ!
Người gom nhặt, chôn cất thai nhi. Lê Hoài Nam
Dù sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuần nông, nhưng nhờ cái tâm rộng mở, cái trí có khuynh hướng tự khai sáng nên ông Vũ Ngọc Bao có một phong độ ung dung tự tại. Gặp ông, việc đầu tiên thôi thúc tôi là ngắm nhìn chiêm ngưỡng dung nhan ông. Ngắm kỹ thêm, thấy ông Bao mang những đường nét của Thánh Juse. Cũng là hợp lẽ, bởi ông Bao theo đạo Thiên Chúa, Thánh Juse là một trong những thần tượng mà ông tôn thờ, ngưỡng vọng.
Thủa thiếu thời, ông Vũ Ngọc Bao chỉ học cấp hai trường xã, nhưng sách giáo lý, sách học làm người thì ông đọc khá nhiều. Ông Bao làm nông nghiệp là chính, ngoài ra ông còn tự giác làm một công việc, nghĩa là không hề có ai thuê mướn, chỉ do sự mách bảo của lương tâm, đó là quy tập những ngôi mộ vô thừa nhận. Nói cho đúng hơn thì đó là những ngôi mộ mà người thân thích ruột rà, do thời buổi đói kém loạn ly, đã phiêu bạt vào Nam, sang Tân-thế-giới và nhiều xứ xở xa xôi khác tìm kế sinh nhai. Những ngôi mộ ấy nôm rải rác khắp các thửa ruộng trong nội đồng hoặc chen chúc dọc ngang nơi bờ sông, bãi cói, khi bồi tụ khi xói lở, nơi nghĩa địa cổ hoang tàn, cỏ mọc um tùm, không người chăm nom, hương khói. Có ngôi chuột bọ đào hang làm tổ, rắn rết trị vì, có ngôi bị xén vạc chỉ còn nhỏ bông cái rá úp, nguy cơ bị mất mộ đã ở nhỡn tiền. Mỗi lần nhìn thấy những ngôi mộ như thế ông Bao lại động lòng trắc ẩn. Thế là ông hoạch định ra một chương trình bốc dỡ, di dời những ngôi mộ đó đem về chôn cất trong nghĩa địa làng. Ông rủ thêm mấy người nữa giúp ông, nhưng họ chỉ làm công việc đào đất, còn mò rửa xương cốt nhất thiết phải là đôi bàn tay của ông. Sở dĩ ông Bao giành cái công việc khó khăn nhất ấy vì ông không muốn có một sự sơ suất nào. Dù người quá cố còn nguyên vẹn xương cốt trong một cỗ hậu sự gỗ tốt hay đã mục nát trong một cỗ áo quan tồi tàn, xập xệ, thậm chí có bộ hài cốt đã cải sếp trong một cái nồi hông đã vỡ vụn, thì khi chuyển sang tiểu sành, ông Bao cũng bông sự cố gắng nhất để không để xót một vụn xương nhỏ.
Linh mục Phan Văn Điển, cha quản hạt xứ Quần Vinh, cũng là một người giầu lòng nhân đạo (ngài đã nhiều lần được Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Nam Định và các tổ chức nhân đạo quốc tế khen thưởng); cứ mỗi lần ông Vũ Ngọc Bao có ý định cải một ngôi mộ vô thừa nhận nào đó, nếu được biết, linh mục lại tặng cho một cỗ tiểu sành. Tính ra trong vòng dăm bảy năm, ông Vũ Ngọc Bao đã cải táng được 212 ngôi mộ, quy tập về nghĩa địa làng Quần Vinh. Tiết thanh minh hay tết nhất, ông Bao thường ra khu mộ do ông quy tập thắp cho mỗi mộ một thẻ hương.
Phẩm hạnh của ông Bao như thế nên bà con giáo dân và giáo xứ còn tín nhiệm giao cho ông chức Trùm kẻ liệt; nghĩa là mỗi khi trong xứ đạo có một người hấp hối, ông Bao có nhiệm vụ đến bên người ấy an ủi, đọc sách giáo lý để người ấy phó linh hồn, trút bỏ mọi tội lỗi trần gian, thanh thản bước về nước Chúa. Sau đấy tự tay ông Bao khâm niệm cho người đó, và đến lúc cần cải mộ lại cũng chính là ông. Suốt 26 năm làm Trùm kẻ liệt tận tâm tận lực, tận hiến nên năm 2008 ông được cha xứ ban cho tấm bông ân thưởng.
Làng Quần Vinh ngự liền kề bên phía hữu cửa sông Ninh Cơ, một nhánh của sông Hồng. Một lần, vào dịp sau tết Nguyên Đán năm 2007, ông Bao có việc ra khu bãi bồi cạnh cửa sông, chợt ông nhìn thấy những cái túi ni lông màu đen trôi phập phờ, dạt vào mép nước, bốc ra một thứ mùi khó chịu. Bông linh cảm của người quen việc mộ địa, ông Bao biết đó là những cái thai nhi. Ông thử tháo cởi một túi thì đúng như nhận định của ông: một cái thai nhi đã to, quãng bảy tháng tuổi, là con gái. Hôm ấy lại đúng mồng 8 tháng 3, ngày quốc tế phụ nữ, sau khoảnh khắc ngẹn ngào xúc động, ông Bao quyết định vớt những cái túi ni lông đựng xác thai nhi đó lên bờ, đưa về làm thủ tục khâm niệm, mai táng. Những ngày sau đó ông Bao tò mò tìm hiểu thì được biết ở vùng này các cơ sở nạo phá thai thường xử lý khá đơn giản, cẩu thả. Nhưng những cái túi đựng xác thai nhi ấy cứ trôi ra đến cửa biển là dạt vào cồn bãi như không muốn rời bỏ cội nguồn xứ xở. Ông Bao liền gặp bí mật những bác sĩ, thầy thuốc làm cái nghề bất đắc dĩ đó, giao hẹn với họ, mỗi khi phá một cái thai thì hãy bảo quản cẩn thận rồi báo tin cho ông. Ông sắm hẳn một cái điện thoại di động để tiện liên lạc. Và để tránh sự mặc cảm của mọi người, ông Bao nhờ bà Cường (còn có tên là Hương), người cùng làng, có tính tình hiền lành, chín chắn, giúp ông làm việc đó; nghĩa là cứ mỗi khi một cơ sở y tế gọi điện báo có cái thai nhi bị loại bỏ là ông Bao lại báo cho bà Hương để tối hôm ấy bà đến nhận. Nhận xong, bà Hương mang về bàn giao lại cho ông Bao. Còn ông Bao thì cứ mỗi sáng sớm tinh mơ, ông lại ra vùng bãi bồi cửa sông nhặt những cái bao ni lông đựng xác thai nhi từ thượng nguồn trôi về. Ông đi làm việc đó sớm thế là bởi ông không muốn để người làng trông thấy và ngửi phải mùi hôi thối, vả lại ông quan niệm: làm điều thiện thì tự tâm mình chứ không nhất thiết phải cho mọi người biết. Chẳng qua việc ông làm bây giờ không thể bí mật mãi được nữa, vì xác thai nhi dạt về vùng cửa sông này quá nhiều, nên ông đành phải "khai báo" mỗi khi có nhà văn nhà báo hỏi mà thôi. Có buổi sớm ông Bao vớt được hàng chục cái xác thai nhi. Mỗi cái xác ông Bao bỏ vào một cái bát hương, vẩy nước thánh, rồi dùng xi măng gắn kín miệng bát , xếp lên bàn thờ, chờ đủ số lượng hơn bốn trăm cái thì ông dùng xe chở ra nghĩa địa làng quàn vào mộ tháp. Được sự đồng tình và tài trợ của linh mục giáo xứ, ông Vũ Ngọc Bao đã xây hai ngôi mộ tháp, có cửa phía sau, phía trước đặt khán thờ. Mỗi tầng trong ngôi mộ tháp quàn được khoảng 450 cái bát hương đựng xác thai nhi. Cứ quàn xong một đợt, ông Bao lại dùng vữa xi măng là phẳng đi làm nền chuẩn bị quàn đợt khác bên trên. Cứ như thế...cho đến nay trong hai ngôi mộ tháp ông Bao đã quàn được hơn 2000 cái xác thai nhi.
Khi tôi đến nhà ông Bao thì nhìn thấy trên cái bàn thờ ở đầu hồi nhà ông còn có thêm hàng trăm cái bát hương niệm xác, ông Bao nói rông phải xếp ở đó chờ đủ số lượng cho một tầng mộ mới đưa ra nghĩa địa. Tôi nhìn thấy cái bát hương đựng xác mới nhất được ông Bao dùng sơn đỏ đánh số 2419, có nghĩa là từ ngày 8 tháng 3 năm 2007 đến nay ông Bao đã thu gom được ngần ấy cái xác thai nhi. Quả là một con số không hề nhỏ! Sở dĩ ông Bao phải đánh số từng cái bát đựng xác cẩn thận như thế là đề phòng nếu có người mẹ nào trót lầm lỡ rồi loại bỏ con đi, sau này ân hận quay lại tìm, ông sẽ chỉ cho nơi đứa bé yên nghỉ. Trong cuốn sổ "lịch trình gom nhặt xác" của ông Bao cũng ghi chép từng ngày. Ngày này có mấy cái xác, số từng cái xác la bao nhiêu, lấy ở nơi nạo phá thai hay nhặt ngoài bãi sông...
Ông Bao kể, dạo mới làm cái việc nhặt xác thai nhi, ông mượn một góc nhà đòn của làng làm nơi khâm niệm. Khi còn ít bát xác đặt chờ đấy thì không ai nói gì. Nhưng đến lúc có vài trăm cái xếp hàng trên bàn thờ thì người làng, nhất là phụ nữ đang mang thai, mỗi lần đi qua về nhà lại kêu đau bụng, nhức đầu, thậm chí có người còn kêu bị ma hành!. Thế là ông Bao liền dinh cả bàn thờ và hàng trăm bát hương đựng xác về đặt ở đầu hồi nhà ông. Vợ con ông thoạt đầu rất sợ, nhưng vì nể ông, họ đành phải nghe theo ông. Và lạ thay, từ ngày rước các hài nhi, hết đợt này đến đợt khác, về nhà mình, ông Bao chẳng thấy đau bụng hay nhức đầu gì, trái lại, ông thấy mình khỏe mạnh lên, lòng thanh thản, nhẹ nhõm hơn trước rất nhiều.
Tôi hỏi ông Vũ Ngọc Bao: kỷ niệm nào đáng nhớ nhất trong những năm ông làm cái công việc "độc đáo" này? Ông Bao nói, đó là cái lần có người đàn bà đã mang bụng to như cái giỏ đồng nội, thỉnh thoảng lại bị cơn đau nhói trong bụng, đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thai nhi bị viêm màng não và lõm đầu. Hai vợ chồng bàn bạc rồi đi đến quyết định phá bỏ cái thai. Đến lúc nạo đứa con ra thì nó không hề bị bệnh tật như chẩn đoán, thậm chí nó còn mở mắt trừng trừng nhìn mọi người, khóc rất to như kêu oan với trời đất. Ông Bao đã tìm mọi cách để cứu đứa bé, nhưng vì nó mới bảy tháng nên ông đành bất lực nhìn nó khóc hết hơi rồi lịm đi. Còn bố mẹ nó như hoá điên hoá rồ mất hàng tháng.
Lại có lần ông Bao nhặt được đứa bé đã gần tám tháng tuổi, bị túm vào túi ni lông mà nó vẫn giãy đạp; ông đem nó về rửa ráy, đặt ngay lên giường của ông, dùng các loại thuốc xoa bóp, cho nó uống sữa nóng, đặt tên cho nó và bắt nó mang họ Vũ, coi như nó là con của ông (mặc dù ông Bao đã có bốn đứa con do vợ chồng ông sinh ra, hai đứa con trai, hai đứa con gái, chúng rất khoẻ mạnh và đều đã trưởng thành); nhưng vì đứa bé bị vất ngoài sương gió qua đêm, nhiễm lạnh, nên ông Bao đành nhìn nó chết trên tay mình trong tâm trạng đau khổ cùng cực.
Gần đây, nhận thấy ông Vũ Ngọc Bao nhiệt tâm với công việc mộ địa, chính quyền và giáo xứ còn giao cho ông thêm chân quản trang nghĩa địa của làng. Vốn là người có tinh thần trách nhiệm cao, ông Bao đi thăm thú nhiều nghĩa địa các nơi, thấy người ta chôn cất, xây xướng rất lộn xộn. Nhất là những năm tháng gần đây, cái tư tưởng cạnh tranh, hám danh hám lợi nơi trần thế nó chi phối ngay cả khi đã đưa tiễn con người xuống mồ; nghĩa là ai cũng muốn xây mộ người nhà mình, dòng họ mình thật to, thật cao, thật lộng lẫy để tỏ uy danh, thanh thế với thiên hạ! Có người nọ, khi còn sống thì chuyên ăn chặn ăn hiếp đồng loại mà khi nôm xuống mộ xây to như ngôi đền ngôi miếu, chiếm dăm bảy thước ruộng! Thật là lãng phí. Đất trồng trọt nuôi người sống thì cứ ngày một thu hẹp dần, trong khi đất giành cho người chết cứ ngày một bành trướng! Vậy là ông Bao tư vấn cho chính quyền và giáo xứ một kế sách thật hay: tất cả những ai được chôn cất trong nghĩa địa làng, khi xây mộ đều tuân theo một kích thước, một hình dáng. Khi tôi - người viết bài báo này - theo ông Bao ra thăm khu nghĩa địa làng Quần Vinh thì thấy có hàng trăm ngôi mộ đều mới xây bông đá màu đen giống hệt nhau, ngự thành hàng, trông đẹp mắt và rất tiết kiệm đất. Đúng là ông Vũ Ngọc Bao đã làm được cái việc ôchấn hưngô sự công bông và rất nhân văn khi đưa tiễn từng người đồng bào của mình trở về với cát bụi.
Thị trấn Liễu Đề - Cổ Nhuế, tháng cuối hạ 2009.
[ Trở Về ]