Kỷ
Niệm 36 Năm Với Kienando
|
Đào
Duy Mộng
|
Chủ
Nhật ngày 13 tháng 7, 2008, môn phái Kienando đã tổ chức lễ
kỷ niệm lần thứ 36 kể từ ngày thành lập, chương trình
gồm những màn biểu diền võ thuật cũng như lễ phong đai
và phát bằng. Kỷ niệm 36 năm phát triển của Kienando tại
Việt Nam hay 13 liên tục phát huy tinh hoa võ phái tại xứ người,
ngày nay thực sự Kienando hãnh diện đã bước vào dòng chính.
HLV
Cam Ly
với
bài quyền Song Tiết Côn
Hiện diện trong
buổi lễ người ta thấy có nhiều võ sư, nhà văn, nhà báo
và các vị nhân sĩ trong cộng đồng như quý ông Mười Trương
(Chủ tịch Hội Người Việt tại San Fernando Valley), bà Cao
Tuyết Phương (TTK Hội NVSFV), ông Trần Quang Nam (Chủ tịch
Hội Cựu Cảnh Sát Quốc Gia tại Hoa Kỳ), ông Nguyễn Quang
Cảnh (Chủ tịch Hội Cựu Chiến Sĩ Vùng San Fernando), Nguyễn
Bá Quang (TTK Hội CCSVSFV), Bác sĩ Andrew Lâm, Nha sĩ Caroline Hiền
Đỗ, Tiến sĩ Đỗ Văn Học, Luật sư Nguyền Xuân Nghĩa (Võ
sư Tiên Long Võ Đạo, Hội trưởng Hội Đền Hùng), cô Thúy
Phượng, cô Marilyn Mai Vũ, Võ sư Lý Hoàng Tùng (Chủ tịch
Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới), GS Hà Huyền Thanh
(THPTVTTG), ông Lê Quang Thế (PCT-THPTVTTG), Võ sư Diệp Kim Lan
(THPTVTTG), VS Lê Huy (Vovinam SFV), VS Lê Thịnh (Vovinam SFV), VS
Nguyễn Khánh Hồng (Tae Kwon Do ITF), VS Lãm Phạm (Hapkido Vietnam),
VS Hồ Đại Lượng (Thiếu Lâm Thái Cực Đường Lang), GS Tony
Nguyễn (Judo Vietnam), ông Tô Hùng Phước của môn phái Thiếu
Lâm Thất Sơn, ông Lương Hà của môn phái Thiếu Lâm Bạch
Long. Các Đặc Phái viên báo Viễn Xứ Online, Thời Luận, Thằng
Mõ Nam Cali,... cũng có mặt ghi nhận tin tức. Ngoài ra, còn
có sự hiện diện của giới văn học địa phương như các
ông Phong Vũ, Nguyễn Ngọc Minh, Việt Hải và Dương Viết Điền.
HLV
Lynelle
đi
bài quyền Lưỡng Nghi Kiếm
Theo tài liệu của
Kienando thì Kienando là tên gọi ngoại ngữ của môn phái Kiến
An Võ Đạo. Sự hình thành của môn phái này phát xuất từ
thập niên 40 tại Đồ sơn, Hải Phòng, tỉnh Kiến An. Sau khi
đất nước chia đôi vì tình hình thời cuộc đưa đẩy vị
sau này là Chưởng môn Nguyễn Lâm của Kienando vào Nam. Năm
1972, ông quyết định mở võ đường truyền thụ và phát
huy những tinh hoa của Kienando cho xã hội. Vào năm 1995 ông
và gia đình sang Mỹ định cư, ông mở lớp võ đầu tiên
tại vùng thung lũng San Fernando Valley. Ông cũng được Hội
đồng giám định các môn học của đại học California State
University at Northridge mời vào giảng dạy võ thuật Kienando
từ năm 2000. Các giáo sư trong ban Giảng huấn như: GS John Schroeder,
GS Fujishima Hiroyasu (Karate & Taekwondo), GS Komori (Aikido), và
GS Suzan Snyder (Wutang) đã đề nghị trường CSUN mời sự cộng
tác của GS Nguyễn Lâm phụ trách môn võ Việt Nam Kienando.
Từ những năm 90 đến nay sự phát triển của Kienando khá
đều đặn tại Hoa Kỳ.
Võ
sư Chưởng môn Nguyễn Lâm
và
môn phái Kienando
Kienando mang triết
lý dựa trên nền tảng võ học thực dụng là Kiến tạo sức
mạnh cùng sự An bình cho con người về hai phạm vi thể lực
và tâm hồn, trong một ý nghĩa rộng lớn cho quốc gia, xã
hội, nó còn bao hàm ý nghĩa Kiên Quốc An Dân. Trong ý nghĩa
lịch sử địa lý của nơi xuất phát như đã nói trên, Kienando
đánh dấu nơi chốn phôi thai nguyên thủy của môn phái.
Trong phần biểu
diễn võ thuật, có khá nhiều tiết mục xuất sắc do các
võ sư, các huấn luyện viên và các môn sinh trình diễn. Mở
đầu theo truyền thống võ sư Hồng Ngọc Đại Nghĩa đi bài
quyền Thanh Long Yểm Nguyệt để trân trọng cung nghing quan
khách. Thanh Long Đao hay trường Đao là một binh khí lợi hại
trong võ học hay trong chiến tranh cổ điển. Huấn luyện viên
Đại Nhân đi bài cao cấp là Hồng Hoa quyền. Kienando có nhiều
bài quyền, hai bài Lôi Vũ quyền và Hồng Hoa được các võ
sinh rất thích vì đẹp mắt và công dụng lợi hại của nó,
đây là những bài quyền dạy cho võ sinh cấp cao như hồng
đai trở lên. Xét về kỹ thuật võ học thì Hồng Hoa quyền
không cương mãnh dũng sức nhiều như Lôi Vũ quyền. Lôi Vũ
quyền dùng nhiều kình lực. Trong khi Hồng Hoa quyền chú trọng
vào thủ pháp theo chiêu thức cổ điển, cước pháp tương
đối giản dị hơn Lôi Vũ quyền. Võ sĩ khi dùng Hồng Hoa
quyền phải phóng người đá trên mặt đất. Huấn luyện
viên Lynelle Millitate biểu diễn bài quyền Lưỡng Nghi Kiếm,
một bài quyền ôn nhu trong kiếm pháp, nhưng có lúc mãnh liệt
khi tấn công hay đỡ đòn, có lúc lại uyển chuyển, mềm
mại khi lách né đòn. Nhìn Lynelle múa kiềm thì cô đã triễn
khai những nét lợi hại của nghệ thuật xử dụng kiếm pháp.
HLV
Hải Việt
trong
ngọn phi cước bay bổng nunchaku
Những huấn luyện
viên khác như Hải Nam với bài quyền đá chân tấn công và
đỡ đòn liên tục, hay Túc quyền, Hải Việt với bài quyền
Hồng Hoa Lưỡng Tiết Côn, tức xử dụng kỹ thuật nunchaku
hay lưỡng tiết côn, một vũ khí đặc thù mà võ sư Lý Tiểu
Long lúc sinh thời ông đã đem sự ngoạn mục của nunchaku
vào phim trường. Khác với lưỡng tiết côn Hải Việt xử
dụng có những mắt xích nối vào nhau, huấn luyện viên Cam
Ly xử dụng hai đoản côn rời trong bài Bát Quái Song Tiết
Côn, một võ khí đòi hỏi kỹ thuật xoay cổ tay và hai tay
nhuần nhuyễn khi đánh và đỡ đòn.
HLV
Hải Nam
biểu
diễn ngọn phi lôi cước Kienando
Những màn khác
là các em môn sinh trẻ đi những bài quyền sơ cấp và trung
cấp, tiết mục công phá ván, và phong đai phát bằng. Những
đóng góp của các thành viên như VS Trần Phương, Huấn luyện
viên Nguyễn Bảo, Philip Nguyễn, Duy Mộng và nhiều thành viên
Kienando khác trong công tác tổ chức buổi lễ được thành
tựu tốt đẹp.
Cuối cùng là buổi
tiệc liên hoan Kienando. Ngày Truyền thống Kienando cũng là ngày
sinh nhật của võ sư Chưởng môn Nguyễn Lâm. Ông năm nay đã
được thất thập nhị niên kỷ. Xin chúc mừng võ sư Chưởng
môn và môn phái Kienando.
Đào
Duy Mộng
[
Trở Về
]