ĐÀ
VÀ LẠT
Cạn
rồi những cơn mưa, đầu tháng chín
Đà
Lạt càng xanh, nắng lạnh quãng chiều
Đêm
ngát xanh, mỗi vầng trăng ngời sáng
Trang
giấy ban mai, xanh biếc lời yêu?
Vẫn
Đà Lạt giữa mùa thu nguyệt lịch
Thoang
thoảng đâu đây thoáng gió cổ thi…
Thơ
ngừng lại, đẩy anh về phố chợ
Cà
phê, trống cơm, hoa níu chân đi
Anh
tìm gặp Hồ Xuân hương thuở đó (*)
Bà
vẫn xa. Sót vạt áo xanh lam
Một
thuở rong rêu, không ai buồn giặt
Giờ
óng lên, óng từng sợi tơ tằm?
Anh
cười anh, như chưa từng đọc sách
(lần
đầu tiên anh quên hết sách rồi!) (*)
Như
lũ trẻ say trăng cười vỡ trống
Thuở
vỡ ra: Đà Lạt – phố trên trời!
Lại
vỡ ra: phố trời cao – Đà Lạt
Ai
mặc áo đà, ăn lạt, xa kia (**)
Anh
chợt hiểu, ném mớ ba mớ bảy
Hồ
Xuân Hương thanh thoát cõi đi về
Đà
Lạt tuyệt vời mùa mưa ấm áp
Càng
Đà Lạt hơn: cuối chạp ra giêng
Trăng
tuổi thu non, nửa dương (Xuân) tục
Nửa
âm (là Hương) hẳn vẫn rất thiền (*).
Trần
Xuân An
7-8.9
HB8
Viết
tại Nhà Sáng tác Đà Lạt.
(*)
Địa danh chính thức có nghĩa là hồ nước Xuân Hương, nhưng
có lẽ người đặt tên đã cố tình gợi lên sự đồng nhất
giữa hồ nước ở trung tâm thành phố Đà Lạt với nhà thơ
Hồ Xuân Hương, “Bà chúa thơ Nôm” (danh xưng tôn vinh của
Xuân Diệu) và cũng là tác giả tập thơ “Lưu hương ký”.
Về khía cạnh khác, không một tư liệu nào ghi nhận Hồ Xuân
Hương có thời gian sống thiền như một cư sĩ, ni sư, cho
dù gần đây có một số nhà nghiên cứu xem “Đồ Sơn bát
vịnh”, tám bài thơ viếng cảnh chùa ở Đồ Sơn, cũng là
tác phẩm của Hồ Xuân Hương (?). Dù sao, “Đà và Lạt”
cũng chỉ là một bài thơ, khi viết, tôi đã khẳng định
rõ: tôi tự cho phép mình bông đùa với thiện ý và lòng kính
trọng. TXA. (Bổ sung chú thích: 02-10 HB8).
(**)
Địa danh phiên âm từ địa danh gốc, tiếng K’Hor: Từ Đạ
Lạch (suối Lạch), trở thành Đạ Lát, Đa Lát rồi Đà Lạt.
(Bổ sung chú thích: 02-10 HB8).
|