CÙNG
EM VỀ THĂM CÔN SƠN
Anh
cùng em về thăm Côn Sơn
Có
đá rêu phơi, suối đánh đàn
Có
núi thông reo, rừng trúc hát
Khuây
lòng Nguyễn Trãi buổi hờn oan.
Cảnh
cũ người xưa nay còn đâu
Còn
trong nỗi nhớ giữa lòng sâu
Câu
thơ thuở ấy bao tâm sự
Gửi
lại muôn đời một nỗi đau
Tưởng
nhớ người xưa ta về đây
Thăm
phòng lưu niệm dạo rừng cây
Nụ
cười ánh mắt bao thương mến
Mà
cứ bâng khuâng những tháng ngày...
*
Như
thấy người xưa rất đường hoàng
Thưởng
mai về đạp bóng trăng vàng
"Hài
cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh
Áo
bô quen cật vận xênh xang".
Như
thấy người xưa những bữa cơm
Muối
dưa dưa muối mặc chưng thường
Cũng
ao niềng niễng, bè rau muống
Mấy
dãy mồng tơi, mấy luống mùng.
Như
thấy người xưa một túp lều
"Qua
ngày tháng lấy đâu nhiều
Gió
tịn rèm thay chổi quét
Trăng
kề cửa khỏi đèn khêu".
Như
thấy người xưa trong những đêm
Một
mình thao thức nghĩ triền miên
"Bình
sinh độc bão tiên ưu niệm
Tọa
ủng hàn khâm dạ bất miên".
Như
thấy người xưa yêu dạt dào
Núi,
mây, thông, trúc với mai, đào...
Đời
buồn như gió mùa đông vậy
mà
cứ lo đời, cứ khát khao...
*
Anh
dắt em lên Bàn Cờ Tiên
Núi
cao ta đứng dõi trăm miền
Nơi
đâu văng vẳng lời cha dặn:
Nợ
nước, thù nhà con chớ quên ?
Nào
đâu là phía góc thành nam
Đói
cơm, no nước, lều một gian
Đêm
đêm thao thức Bình Ngô sách
Chí
lớn anh hùng đến Lỗi Giang ?
Nơi
đâu Người đọc Cáo Bình Ngô
Cả
nước non yên lặng cõi bờ
Một
cỗ nhung y công đại định
Mười
năm rửa sạch thẹn nghìn thu ?
Nơi
đâu Người gặp nàng con gái
Bán
chiếu gon quê ở Hải Hồ
Tình
yêu đến tuổi già trẻ lại
Nàng
bên Người đọc sách ngâm thơ ?
Không
hẹn mà anh cũng giống em
Cùng
theo một hướng mải mê nhìn
Dõi
cánh buồm xa mờ bóng nắng
Nhớ
về một xứ: Lệ Chi Viên...!
*
Ôi
bâng khuâng quá buổi chiều nay
Anh
dắt em về tay nắm tay
Biết
mấy tự hào bao tiếc nuối
Thêm
nâng niu kỷ niệm chốn này.
Ta
bỗng yêu hơn hoa cỏ lạ
Cả
chiều sâu quá khứ nhân tình
Mỗi
bờ suối, hàng cây, bậc đá
Bỗng
thân thương như của riêng mình.
Anh
cùng em vè thăm Côn Sơn
Với
đá rêu phơi suối đánh đàn
Với
núi thông reo, rừng trúc hát
Với
lòng ta tha thiết yêu hơn.
Chí
Linh 1/1980
Đỗ
Đình Tuân