Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
]
[ Tác giả
]
|
|
|
Aristotle bắt đầu trong một luận thuyết về siêu hình học
với một khẳng định quả quyết rằng tất cả hiện
hữu của con người đều ao ước đạt tới nhận thức hiểu
biết. Có nghĩa chúng ta tạo được một giá trị hiểu biết
thích hợp và có một lợi ích riêng của chính nó, một dạng
thức đầy đủ từ những thực dụng hữu ích, thiết thực.
Ước ao đó là một thích thú mà chúng ta rút ra từ cảm thức
tri giác (in sence perception) đặc biệt từ cảm thức đó như
biệt số của phân định, một con số to lớn có thể ý thức
được như một thể thức hiểu biết rõ ràng và chính xác.
Thì ra; Aristotle là một trong hai bực thầy thuộc tập quán
triết học Tây phương, một được coi là thi ca và một được
coi là trầm tư hoặc được coi một luận cứ tầm thường
của một tổng thể thuộc loại triết học tình cảm -Western
philosophical tradition, one sees a poetical and sober or prosaic statement
of the universality of philosophical love.
Trong ngữ ngôn thần thoại, hoang đường thường dựa vào lý thuyết của thần ái tình (Eros) được cổ La Hy coi trọng trong tình dục luyến ái, do đó hiện hữu của con người là một nỗ lực tìm kiếm để làm thỏa mãn trọn vẹn về tình yêu tính dục (sexual love), một thứ tình yêu đòi hỏi thỏa mãn xác thịt; xét ra tình yêu phát khởi từ tâm hồn có thể là một thỏa đáng chỉ dựa qua nhãn quang với một qui trình từng có trong kinh nghiệm sống của con người. Trong bản tóm lược; giới thiệu đến với chúng ta một cuộc đối thoại mà Platon cho rằng những gì thuộc về thi ca được coi như là có tính cách triết lý tự nhiên của hiện hữu con người. Đó là những điều dựng lên nhiều vấn đề: thể loại gì nói lên nhận thức thuộc vai trò của khoa triết học? Cùng vấn đề đó như nói đến trọng tâm triết học đương đại. Trong những tài liệu về triết Hy Lạp, những gì thuộc về triết học là hoài bão tìm kiếm để đặc vào đó một tư duy nhận thức của hiểu biết. Nhưng có một vài hình thức tỏ ra nhận biết là có nhiều thỏa đáng hơn những thể thức khác. Plato và Aristotle cả hai đều nhìn nhận tổng thể của sự thật là đỉnh cao hơn những chi tiết khác và những dữ kiện đó là một xác định rõ rệt. Trong khi đó cảm thức bị gò bó như một quả quyết. Và; chính điều đó không có thể thay đổi được. Trong triết học đương đại thế giới ngày nay, một xác định cụ thể là một tin cậy của siêu hình và đó cũng là một trải nghiệm khoa học gần như những yếu tố làm nên là một quyết định thật sự, là mẫu thức đưa tới nhận biết, dù rằng đó là một điều khó khăn để lý giải; nói thế thì nhận thức là điều không thể thay đổi(?) Vậy thì chúng ta mô tả điều đó thuộc về siêu hình học và nhận thức hiểu biết có tính khoa học, một nhận thức thuộc về triết học định lượng chỉ một phần của xuất sắc ưu việt, hoặc; trong một từ ngữ khác thì triết học là trọn cả hai nghĩa tợ như khoa học hoặc giả phân tích cái phương cách thuộc về khoa học? -Are we then to assume that mathematical and scientific knowledge is philosophy knowledge par excellence, or; in other words, that philosophy is either the same as science or the analysis of scientific method? Nói cách khác; khoa học là đầy đủ trọn vẹn với triết học trong thể thức của những lý thuyết khác nhau như đã nêu, thì làm thế nào để đưa dẫn một nền khoa học kỷ thuật có tính hiệu năng, trong trường hợp quá tỉ mỉ về những gì nói đến và làm thế nào để trở nên hiệu ứng, một tiếp cận đem lại một thẩm định có tính khoa học kỷ thuật cao -in the other word, science is saturated with philosophy in the form of theories about how to conduct the scientific enterprise, in particular about what things are, and how they become, accessible to scientific investigation. Không phải những vấn đề đưa ra ở đây là một đòi hỏi hay bắt buộc để đi tới kết thúc sự cớ và cho đó là thể thức bộ môn khoa học kỷ thuật hay đó là một khiếm khuyết trầm trọng. Vấn đề khá hơn là làm sáng tỏ sự khác biệt giữa khoa học và triết học; mà hai đơn vị nầy là một hiện hữu đương đại của thế giới triết học và khoa học hoặc ít ra cho chúng ta một ghi nhận phân loại có nhiều thể cách của nhận thức; tức nhận biết 'knowledge' của kiến thức và những cảm thức khác biệt của sự thật -the varous sense of 'true'. Nói tóm; nội tại thực dụng của khoa học kỷ thuật và chủ đích của khoa học là do từ khám phá của người chuyên môn chớ không do từ một tiếp cận đạt tới trong cái gọi là miêu tả sự vật mà như một lần đã căn cứ vào phương pháp học khoa học (methodology of science). Chính trị, đạo đức, xã hội, thẩm mỹ và ngay cả sự quan tâm về tôn giáo đều nhập chung một dạng thể. Vì vấn đề đó; mới không có vũ-trụ-thể-cách dành khoa học kỷ thuật, nhưng có một tổng hợp của nhiều thể cách khác nhau, một hội nhập thủ tục, thí dụ, giả thuyết và nhiều thứ khác; tất cả mọi thứ tựu chung trong chọn lựa mỗi thứ mỗi khác dựa trên căn bản thuộc hệ thống triết học một cách chắc chắn để biện chứng hiện thực tự nhiên có nghĩa rằng vấn đề quá dễ dàng để lý giải qua bất cứ hoạt động tích cực nào của con người, dẫu có được hay không được đều có khả năng như một 'kỷ thuật' thì đó là một giải thích theo lối triết học và tự nó là dấu hiệu của tổng thể toàn bộ của vũ trụ triết học. Chúng ta chỉ có thể vượt qua triết học bởi sự vượt thoát đi từ lòng nhân tính của chúng ta mà ra. (We can escape philosophy only by escaping from our very humanity) Nhớ rằng; đây chưa hẳn phải là điều đã xong, bởi miễn trừ cho một lịch sử đóng cứng qua viễn ảnh của những triết gia hoặc cho dù có một cái nhìn tổng quan phần nào trong khuôn phép thì đó như là ý thức hay quan niệm của nhà chuyên môn. Ngược lại đối với chúng ta coi đây như một thúc đẩy để nắm phần thông tin có tính triết học đương đại trong thế giới ngày nay. Trong khi đó Aristotle nói rằng tất cả mọi nguyên cớ hiện hữu của nhân loại đều có lòng ao ước được biết, theo ông không có nghĩa là tất cả mọi hiện hữu nhân loại (all human beings) đều là những triết gia chuyên nghiệp; nhưng khá hơn là niềm hân hoan của chúng ta được tiếp nhận trong cùng một cảm thức tri giác. Tất cả chứng cớ là dấu hiệu hiển nhiên của một bản chất bẩm sinh ham muốn cho sự nhận biết -all evidence of an innate appetite for knowledge. Aristotle nắm vững điều đó là điều khả dĩ đem lại cái tốt đẹp cho nhân loại hiện hữu biết được còn hơn là biết một cách ngốc nghếch. Có hai thể cách chính để nhận biết. -Một thể cách là làm thế nào để nhận biết điều đó. Thể cách hai là có nhiều rắc rối; bao gồm nhận biết của tốt và xấu như thể là đẹp và xấu. Ngày nay chúng ta thường nhìn những dữ kiện đó có hai thể cách khác nhau như nhận biết về sự kiện và giá trị. Thí dụ như sau: trong Thánh kinh; về sau có ghi thêm một số nhận biết về những điều cơ bản hơn trước. Đây là một hình ảnh minh họa qua câu chuyện ở Vườn Điạ Đàng; là chuyện dặn dò và lời ngăn cấm của Thượng đế đến với Adam và Ever không được nếm tới trái cấm qua sự nhận biết giữa tốt và xấu. Thượng đế không nói đến ý thức của sự nhận biết giữa sự thật và giả dối, nhưng; sự nhận biết chỉ đến sau khi bị trục xuất ra khỏi Vườn Điạ Đàng. Ấy là tùy thuộc vào sự sa ngã của chúng ta, mà đến khi quay lại là mang theo bởi nhận biết của tốt và xấu, của đúng và sai. Nhận biết của hai bề mặt là như thể giới thiệu thẩm tích kinh điển (biblical) quan trọng có phần ảnh hưởng đến sự bất tuân phục của con người hoặc nói cách khác là chưa đạt ý của chúng ta bởi trong đó không cho chúng ta một nhận biết tốt và xấu. Đóng cứng. Để rồi đưa tới trầm luân, thống khổ mà con người phải gánh chịu... Tuy nhiên; theo Aristotle người đã đứng ra đại diện tập quán triết học Tây phương: có hai cách thức của nhận biết là lối diễn tả bằng biểu thị ngữ ngôn về cái điều ước ao của con người là đi tới hoàn hảo và tuyệt đối. Đó là lối mô tả hai lối sống của hiện hữu; tất cả được gói gém tốt nhất là giới thiệu đến sự đạo đức thực sự của công lý. Đó là đỉnh cao của hiện hữu nhân loại và có thể đó là vai trò, chức năng, là quyền thừa hưởng sự nhận biết về lòng tốt của con người. Dẫu có nhận đúng hay không chúng ta đồng ý với Aristotle về những khác biệt giữa ý thức nhận biết và ý thức liên quan nhận biết một cách điều hòa, ông đã chứng minh cho chúng ta nhiều ý niệm thuộc hệ thống triết học về cuộc đời tốt đẹp hơn như những gì tùy thuộc một lần của nhận biết với một xét đoán đúng đắn. Cái này trong cổ Hy Lạp gọi là 'phronesis' xét đoán đúng đắn / sound judgment là không như một thứ phán xét đạo đức nhân nghĩa, nhưng có phần gần gũi là mạch nối giữa những gì đã xét. Điều đó không thể có một 'phronesis' nếu con người không có lòng tốt(!) và; điều đó có thể là một cách tu tập cho hành vi đạo đức nhân nghĩa mà không cần qua 'phronesis'. Đây là một lý luận đối kháng lại những điều kiện cách của thẩm tích kinh điển (Thiên chúa giáo). Aristotle cho rằng: việc trục xuất ra khỏi Vườn Điạ Đàng là điều kiện bắt con người phải tuân phục để được hoàn hảo. Nhưng nhân loại tự cứu sống chính họ; con người không đợi sự cứu chuộc như ơn sủng của Thượng đế -For Aristotle, expulsion from the Garden of Eden is the condition of human goodness. But mankind save themselves; they do not await salvation as a gift of God. Mạch nối giữa triết học và cuộc đời đang sống hạnh phúc là không nơi nào có nhiều hiển nhiên lồ lộ như thế, hơn cả trong lãnh vực tôn giáo, dù có tư duy nào đi nữa , có lẽ điều đó là một xác minh đúng đắn nhất; tôn giáo thường bất đồng những yếu tố cần thiết từ triết học mà ra. Ý niệm của chúng ta rất khoa học, một quyết định mãnh liệt quan tâm tới quyền hạn của khoa học trên triết lý và đó chính là giá trị khoa học là những gì thuộc về khoa triết học có thể khá hơn cả quyết định thuộc khoa học kỷ thuật - our very conception of science, as well as our decision concerning the sovereignty of science over philosophy, and so of the value of science, are all philosophical rather than scientific decisions. Điều quan trọng ở đây phải hiểu rằng sự cớ đó là dấu hiệu của tiền lệ, nó không có dính dáng gì đến luân lý đạo đức hoặc một chứng cớ gì về khoa học kỷ thuật; để rồi đòi hỏi hay yêu cầu triết học phải làm nên cái hiện hữu thiết thực và hoàn hảo cho nhân loại. Thỉnh nguyện đó là tự thân từ những gì thuộc về triết học. Nhắc lại rằng không những luân lý đạo đức mà ngay cả khoa học kỷ thuật, ở đây chỉ là một biểu thị ngôn ngữ, một diễn tả rộng nghĩa về những gì hiện hữu của nhân loại; hoàn toàn không phải là dữ kiện. Một chân như toàn thiện của con người trong vũ trụ nhận biết như một nhận thức mới của triết học ngày nay. Đây là việc hiển nhiên nói lên dữ kiện của 'trí tuệ/wisdom' được đề cập qua một phong cách nói chung là thông minh, nhận biết là hiểu biết một cách thông đạt hoặc một khả năng phán quyết có hiệu quả trong một biến trình của từng hoàn cảnh. Khôn ngoan của trí tuệ là dấu hiệu làm cho cuộc đời có qui cách đó là thành quả một thể loại hoàn hảo có thể đến với hiện hữu con người. Chúng ta có thể cho đây là nhận thức khá hơn cả nhận biết. Thông thường chúng ta cho khôn ngoan trí tuệ với hạnh phúc là một liên hợp ắt có; tất cả yếu tố đó phát khởi từ một thành công theo đuổi lâu dài của tâm hồn cao thượng và lòng tốt. Trào lưu đương đại thường là chu kỳ trong triết học như một tổng thể hiểu biết có tính hiệu năng và làm thế nào thực thi được sự thật, bất luận một năng động nào đều xuyên qua nhận thức của tri giác mới phản ảnh nguyên thủy của cảm thức trí tuệ (original sense of wisdom). Trong trường hợp đó; đây chính là một tổng thể về ý niệm nhưng lại thích nghi một cách chuẩn mực. Như vậy tập quán triết học Tây phương hôm nay là tạo nên một ý thức mới trong thời kỳ đương đại hiện nay. Và; chính chủ đề đưa ra 'trí tuệ khôn ngoan/wisdom' là đề cập đến nhận biết cuộc đời đang sống. Hơn nữa, sự bất đồng về tư duy là tùy thuộc vào sự hài hòa của cuộc đời tốt đẹp, điều nầy không quá lớn lao mà chúng ta vẫn không đạt thỏa mãn để phân biệt giữa khôn ngoan và ngu xuẩn - an absurb reasoning and a wisdom reasoning. Ấy là lý do nhận biết. Từ những quan điểm
nêu trên; điều gì mà ngày nay gọi là 'chủ nghĩa hậu hiện
đại/postmoderni-
Nói cho ngay; cảm thức nầy không phải vô thừa nhận hay chối từ những gì thuộc về luân lý hoặc khoa học mà lấy điều đó để quan sát và nhận ra rằng luân lý và khoa học có thể thường xẩy ra mà chính mình không nhận biết hoặc nhận biết giữa khôn ngoan và đần độn -can be used wisely or foolishly. Nhưng điều đó có một cơ bản khác biệt giữa những gì phân tích hợp lý của luân lý và một kỷ thuật có phương thức của khoa học, như thế cho chúng ta một ý niệm rõ rệt hoặc hòa nhập vào một ý thức nhất trí, nhờ đó chúng ta đạt được sự khôn ngoan trí tuệ hoặc theo đuổi chân lý tốt đẹp; đó là sự thật, có thể nói: theo đuổi để đạt tới chân lý thật sự bởi nó tốt đẹp -to pursue the truth because it is good.Thay vì; theo đuổi những gì thuộc về triết học là để tìm thấy cái thực dụng, bổ ích của luân lý thật sự và khoa học hợp lý; như Plato đã có lần phát biểu. Và; cả Friedrich Nietzsche cũng gởi gắm tư duy đó như một cần thiết cho một chân lý của sự thật, trong đó mang nặng ý nghĩa, khi ông cho rằng nghệ thuật là có một cái gì chân thành hơn cả sự thật, chân lý thật sự nếu nắm được những gì xứng đáng hoặc giá trị chỉ khởi từ một cái gì thanh cao của nghệ thuật, đó là gì? Đó là qui cách để nâng cuộc đời khá hơn là cướp lấy nó để tồn lưu. Nietzsche cho đây là một 'đánh thức' như một cơ bản dự kiến (presupposition) bởi cuộc đời là ảo hóa mà chính ảo giác đã đánh thức chúng ta (Nietzsche), những nhà khoa học thì lại cho rằng ảo giác đã làm tiêu tan sự nhận biết; đó là trạng thái mê ngủ -to be dissipated by knowledge that we are asleep. Khó mà hình dung ra chúng ta đang hiện hữu hay đã hiện hữu. Sự thể nầy như Shakespeare đã có lần thốt: 'to be or not to be' là cả một nghi vấn, hoài nghi giữa hữu thức hay vô thức, giữa thực hay giả; đòi hỏi ở chúng ta một 'knowledge' một nhận biết của ý thức để thấy và phân định giữa khôn ngoan trí tuệ và ngu ngơ vu vơ. Đây là phần giới thiệu bộ môn triết học đã xẩy ra từng ngày trong cuộc đời kể từ thời kỳ khởi động của Socrates và xem như phần hiện diện của phát sinh : triết học biến dạng dưới hình thức mới hơn, đổi mới tư duy trong ngữ ngôn ngày hôm nay mà được chúng ta ghi nhận như một giá trị hiện hữu. Sự khác biệt nầy có phần liên can giữa triết học và tôn giáo, một thách thức và biến động trong từng thời kỳ của triết học , kể cả thời kỳ hậu hiện đại đều được coi như một tiếp nhận khai mở bởi; khoa học thời đại chứa đựng tính chất kỷ thuật cao, triết học thời đại mang tính nhận biết cao là ý thức mới trong triết học đương đại mà chúng ta đang liên quan và xử dụng tới. Chu kỳ lịch sử triết học trong văn minh phương Tây có thể miêu tả như một tiến hóa không ngừng trong cái tự ý niệm cuả nhân loại (self-conception of humanity) Câu hỏi quyết liệt và nghiêm trọng thuộc về khoa triết học là: 'tôi là ai?' và 'cái gì gọi là cuộc đời tốt đẹp?' Đó là biện chứng cứng nhắc cho một luận cứ làm suy giảm giá trị triết học. Cần có một cái nhìn lạc quan phi thường của Giác-ngộ Siêu-thoát -the extraordinary optimism of the Enlightenment. Theo những nhà tư tưởng Đông phương ghi nhận có hai vấn đề trong triết học; một là 'có tính máy móc' hai là 'cuộc đời vô nghĩa'. Cho nên cái đòi hỏi duy nhất của triết học là nhận thức qua ý thức nhận biết dù dưới dạng thức nào mới đạt tới chân tâm, mới giải thoát và đem lại cuộc đời tốt đẹp hơn. Hệ thống triết học đương đại là đưa tới tư duy độc lập không giáo điều. Như chúng ta đã gặp Socrates và chúng ta đã đọc những mẫu đối thoại về những gì ở Plato (Platotic). Socrates không cho đây là vấn đề võ đoán mà ông cho đây là mấu chốt kỳ diệu, cái mà ông gọi 'Theaeteus' có nghĩa là: 'ham mê thuộc về triết học/ a very philosophical passion'. Socrates bắt đầu theo dõi, điều tra, thẩm xét qua những ý tưởng khác nhau của những con người bình thường hoặc những gì liên đới tới sự khôn ngoan, mẫn cán; gần như ông luôn luôn nghĩ đến điều nầy và tìm kiếm trong mỗi ý kiến để thấy đích thực sự thật như triết thuyết đưa ra bởi bao hàm một gợi ý của sự thật. Socrates ghi nhận vai trò của mình một cách rõ ràng về sự khác biệt đó từ những cuộc nói chuyện bằng một ý thức ngu ngơ của ông như để tìm ra một phần trong những lần bình phẩm và những gì ông đã bỏ quên. Trong khi đó chúng ta có thể suy rộng ra từ những hình ảnh mà Socrates đã phân tách và dâng hiến trọn vẹn về sự suy tư của chúng ta qua tập tiểu luận 'Cộng Hoà' của Plato (Plato's 'Republic') kể cả những gì của René Decartes. Socrates đã biện chứng được rằng: nhận thức khời đầu từ lòng tin và trách nhiệm. Người ta không thể đưa ra một đòi hỏi nào khác hơn để nhận thức về cái điều phớt lờ ngu ngơ của chính mình; như kiểu Socrates đã làm trước đây, cái phớt lờ ngu ngơ của ông là để tìm kiếm, nếu người ta tin vào điều đó thì không cần phải biết. Trong phần kết thúc Socrates mong đợi một bày tỏ sáng suốt nhất là giới thiệu chủ đề về 'thần dục/eros'. Xét ra trong ngữ điệu của Aristotle với những lần đối thoại bởi Plato, điều nghiêng về 'eros' như một khoái cảm toàn thiện hơn tất cả mọi điều, nhưng Socrates phản ứng và cho rằng cảm thức của con người; theo tư duy đó hoàn toàn chưa đầy đủ, ngọn nguồn ao ước của ông: cái đẹp là điểm tối hậu của sự tốt, ấy là cần thiết trong cái nghĩa 'eros' của Aristotle. 'Thần dục/Eros' theo Socrates mô tả như cứu cánh của triết gia, nếu được coi là khôn ngoan(wise); thì không lâu nó sẽ trở nên một trí tuệ nhận thức (wisdom). Đó là lý do, và; 'eros' đã được đối đãi như luận thuyết là coi như điều đó không thể tách rời ra được -reason and eros are treated as inseparable. Thông thường người ta chuộng cái đẹp thể xác; vì nề thói, vì danh thơm bất tử, vì ngợi ca mà làm con người chạy theo cái đẹp. Cái thèm khát đó là hoài bão cho chính họ thì mới là tốt và trọn vẹn; cái đó đáng giá. Trong cái tiểu sự bí ẩn của thần dục 'lesser mysteries of eros' thì ngoài cõi đó ra chính nó đưa tới cái đại sự bí ẩn 'greater mystery'. Vậy thì cái đẹp tự nhiên là tốt đẹp chăng?-Nếu triết học không thể thành tựu để biệt lập cái đam mê chìm đắm của con người. Trong tập 'Đám mây/ The Clouds' của Socrates, là bởi vì; tính chất cố hữu chưa được minh định, do đó trí tuệ khôn ngoan là cái bình thường của con người sẽ đi cùng với 'eros'cho tới cuối cuộc đời.Cái bình thường của con người là muốn đạt tới sự thật có liên đới với nhau trong sự nhận biết và cuộc đời đang sống. Dẫu Plato là thầy dạy Aristotle nhưng ông vẫn cho phát hành những bài tham luận. Nhưng có thể không có một dấu hiệu gì nghi ngờ trong những khi tranh biện hay đưa ra những giả thuyết khác để phân loại mà chỉ dựng lên một nhân loại tốt và tranh luận để làm sao đạt tới đỉnh cao cuộc đời trong những gì thuộc về triết học. Tuy nhiên; có một cái gì nghiêm trọng khác biệt giữa những tường trình của Aristotle và Plato. Nhưng cả đôi bên đều nhân nhượng vì họ đến rất gần và có những tương đồng nêu lên giá trị bình thường cuộc đời nhân loại. Trái lại; Aristotle khẳng định những gì mà Plato ngầm từ chối: con người là con vật có chính sách tự nhiên -that man is by nature a political animal. Mặt khác; Plato đã có lần nói về chính sách hoặc dân tính cho một nhân tính có thật thuộc triết học, nhất là một thứ nghệ thuật triết học đương đại. Dự phóng hiện đại bắt đầu như một thử nghiệm thành lập một hệ thống triết học có qui cách đồng thời bước tới trào lưu đương đại của thế kỷ, tất đòi hỏi một ý thức cấp độ như là chặng cuối của triết học -philodophy's End. Đây là phương án có ba ký hiệu mở đầu và dành cho người kế vị trong những thế kỷ về sau được vững chắc và hoàn hảo, cho dù xẩy ra trong trường hợp nào, tự thức là một cứu cánh để hoàn thành những gì mà Socrates nói về lý luận của Plato; là một tư duy không thể có được. Tuy nhiên ở cuối thế kỷ hai mươi dự án nầy tợ như là đang đuổi theo dòng nước chảy siết. Cho nên nhu cầu của triết học đương đại là ý thức nhận biết để hoàn thành sứ mạng, một tổng thể hoà hợp vừa triết học vừa nhân tính nhằm đi tới một đời người tốt đẹp. Đó là những gì hoạch định và đứng trước những thập niên, trong danh nghĩa của khoa học thực dụng với sự nâng đở và ban thưởng từ những điều hầu như phân định rõ tri thức mẫn cán đã truyền đạt của Bacon, Descartes và Hobbes. Tập quán lớn lao nầy của luân lý và chính trị là cả một tư duy hiện ra phán quyết để đi tới đường cùng -The great tradition of moral and political speculation seems to have come to an end.Và; không còn ai đánh thức chúng ta bằng những giáo điều ru ngủ (dogmatic-slumber)! Martin Heidegger một triết gia lớn ở thế kỷ hai mươi; dù rằng chối bỏ những gì về siêu hình, Nhưng đấu tranh mãnh liệt nhất của Heidegger đến từ chặn cuối là biện chứng những gì con người đang suy nghĩ: là điều không thể nào vượt thoát ra khỏi những giới hạn cố hữu của những gì thuộc ngữ ngôn qui ước (linguistic convention). Không còn cách nào hơn là mở mang một phương pháp mới thuộc về triết học, thuộc về chính trị học, luân lý học và cũng không còn cách nào hơn để tin vào khả năng nầy. Chỉ còn cách đánh đổi bằng một nền triết học đương đại; thành lập một thủ đô và quê nhà của nhân loại bằng những nổ lực khác nhau đưa tới một thẩm định thiết thực cho một ý thức nhận biết giữa luân lý đạo đức, giữa tốt và xấu; đó là chân lý tuyệt đối của con người đang mong đợi. Ấy là ước muốn trong mỗi chúng ta giữa thế kỷ nầy ./. * Nguyên nghĩa của chữ 'triết học' : 'Tình yêu hay hữu nghị dành cho trí tuệ'. (Từ cổ ngữ Hy Lạp). ĐỌC THAM LUẬN:
- Plato. 'Symposium' from The Dialogue of Plato. Oxford: Clarendon Press
1994. USA.
|
|