Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]             [  Tác giả   ]
TRƯỜNG PHÁI SIÊU THỰC
Võ Công Liêm
'I  is another/Je est un autre' (Rimbaud)
Surrealism / Trường phái Siêu Thực: xuất hiện ở thế kỷ 20, mở đầu giai đọan văn học nghệ thuật, một bày tỏ dưới dạng tiềm thức qua hình ảnh không diễn đạt hoặc không dính dáng vào nhau mà tợ như mơ. Thông thường gọi Siêu-thực là đầy đủ ý nghĩa cho một tư duy văn chương, đặc biệt là thi ca và hội họa; nhưng ngày nay nó trở thành một tư tưởng vượt thoát ngoài tầm nhìn của văn học nghệ thuật. Có người gọi là chủ thuyết siêu thực, khuynh hướng siêu thực hay chủ nghĩa siêu thực; dù dưới danh từ nào được đặc ra, siêu thực vẫn được xem như có một vị trí cách riêng. Tựu chung vẫn là cứu cánh chính cho nguồn gốc văn chương của siêu thực / Literary Origins of Surrealism. Thực ra siêu thực rút ra từ ngọn nguồn giữa các thể loại thi ca ở giữa thế kỷ thứ 19 Pháp. Ngày nay siêu thực đi thẳng vào quần chúng không còn xa lạ hay nghi ngờ gì hơn nữa đối với lịch sử văn học, nó như sóng nước đẩy đưa thông điệp nầy đến mọi nơi 'la bouteille à la mer' có thể đây là một trường phái vượt qua mọi biên cương kể cả những nơi xa xôi và xâm nhập vào những ngôn ngữ khác nhau trên toàn cầu. Tuy nhiên ở đây là một tình huống khó khăn cho giòng tư tưởng thi ca; lấy đâu để đả thông nguồn tư tưởng nầy, ít ra giúp chúng ta giải thích cái 'nguồn sống' cho chất liệu đó - commentary on the original materials một cách thấu đáo và trong suốt? Siêu-thực hay Đa-đa là trường phái đáng chú ý, một tư liệu để học tập dành cho mọi trường lớp, được coi là phong trào hàng đầu vào thời đó và khai mở khắp nơi trên thế giới. Điều đáng chú ý là đưa ra một số văn nhân tiêu biểu chủ xướng trường phái siêu thực như: Baudelair, Rimbaud, Lautréamont và Mallarmé, đó là những nhà thơ đương đại. Bên cạnh đó có những lời nhận định rõ nét của André Breton về những thể loại thơ hiện đại, kể luôn cả thi khúc, trái với những gì mới bắt đầu đã làm lệch lạc đường thơ hiện sinh do từ chủ nghĩa tượng trưng mà ra. Trong số thi nhân thời ấy; Baudelaire xuất hiện như ngọn đuốc thắp sáng chủ thuyết thơ hiện đại trong một ý niệm đầy đủ màu sắc thiên nhiên và những gì bí ẩn của cuộc đời, một chất liệu chứa đựng tính siêu thực trong đó mà người ta tìm thấy qua thi họa.
 

Có điều gì liên can đến siêu thực; gần như đụng đến bề mặt xã hội và những gì thuộc về tâm lý học, do từ nguyên nhân dấy động sau thời kỳ hậu chiến, đồng thời là dấu hiệu kỳ thị giữa xã hội thượng lưu và giới hạ lưu. Điều nầy chứng tỏ một sự cớ dính tới giòng lịch sử thi ca, gây ảnh hưởng đến thời văn học bảy mươi lăm năm trước của Pháp. Siêu thực được coi như hình thức 'cách mạng văn hóa', như một chứng tâm thần bệnh lý (neuropathology), như hậu quả của một cảm giác bất ổn 'dérèglement des sens' gợi cho ta về một tâm thức của Rimbaud cách đây hơn thế kỷ. Những bậc tiền nhân của trường phái siêu thực xác nhận rằng nó không dính dáng gì ở lịch sử văn học cả nhưng siêu thực tự nó mà hình thành (André Breton trong 'Manifeste du surréalism' Và Tristan Tzara trong 'Essai sur la situation de la poésie') Quá trình đó như một mắt xích đối với những người cầm bút, họ tránh né phong trào siêu thực đã vượt quá giới hạn, bởi vì họ không nhận đó là thể loại thuộc văn học nghệ thuật, mà bản chất của siêu hình có một vóc dáng ngang tàng, phiêu lưu xẩy ra trong cái thế giới kỳ diệu nầy 'merveilleux' và chẳng một ai biết tới cái trường phái lạ đời đó. Không chừng đây là thái độ phản đối ngầm chống lại con đường siêu thực đang ở thời kỳ bộc phát đầy khí thế? 

Khám phá cái lý do nầy thêm một lần nữa; khởi từ chủ nghĩa lãng mạn đưa đến Baudelaire và từ Baudelaire đưa đến  Lautréamont, Rimbaud và Mallarmé đụng tới cả Hư-vô chủ nghĩa. Ở đây là một cố gắng bày tỏ những gì có liên quan đến siêu thực với người cầm bút để có một góp sức, không đòi hỏi quá nhiều mà chỉ cần coi đây là một cuộc cách mạng toàn bộ, một trào lưu mới cho thi ca thêm phần linh động và huyền bí hơn bao giờ. Đó là những gì được thay đổi để tìm thấy một lối diễn tả trong sáng hòa nhập vào thi ca., không những chỉ ảnh hưởng đến thể thức nghệ thuật, ngoài ra tạo được  một triết học mới thực tiển để có những thể thức sắc bén quanh một chất liệu mới với khuynh hướng đáng kể cho bộ môn nghệ thuật ở kỷ nguyên nầy.

Có một cái gì huyền bí khủng khiếp như thúc đẩy ở đáy tâm hồn của những người theo phái siêu thực, đó là một kết cấu có chứng cớ và đó cũng là điều khao khát cho những ai chưa biết đến. Nhưng điều gì tạo ra sự khác biệt giữa vô hình của trường phái lãng mạn và hiện thực của trường phái siêu hình? - Có nhiều cảm xúc nhạy bén bởi hình thức đó có tính cách khoa học hiện đại được khám phá bằng một lý lẽ trong sáng và bên cạnh đó còn có những huyền bí khác trong thi ca ở giữa thời đại mới ngày nay. Hơn thế nữa sự huyền bí bất thường đã mang lại cho chúng ta những kỷ thuật tạo hình như làm nên cái lạ đời của trường phái lãng mạn của siêu thực.

Trong tiến trình văn học nghệ thuật được thay thế bằng một ngôn ngữ mới lạ, một thứ ngôn ngữ siêu thực nhất là ngôn ngữ thi ca; cả hai lãnh vực nầy như muốn đánh hạ sự tiến trình của các thể thơ có từ trước, để xây lên một hoạch định mới mẻ hơn: - đánh hạ để liên kết với nghệ nhân và thay đổi ý niệm của bản chất xưa cũ, trong khi đó xây lên một đỉnh cao của trí tuệ mới, kêu gọi tất cả trở về để hợp thông trong mọi trạng huống của 'ý thức', 'ẩn thức', 'vô thức' và bước lên tột đỉnh trong một cơ bản luân lý mới, buộc vào nhau và cùng chấp nhận những gì tương phản với thực thể tồn lưu. Ấy là cơ bản đưa tới sáng tạo, một hình ảnh rập khuôn dựa vào thiên nhiên trong lãnh vực văn chương và hội họa, tất cả rút từ nguồn gốc vượt thoát của trường phái lãng mạn, một hình thức chống lại chủ nghĩa tự nhiên (anti-naturalism) để làm nên một yếu tố vững chắc cho những biến động tinh thần xẩy ra vào năm 1870; những sự cớ như thế là đâm thẳng vào mắt của nghệ nhân, hướng tới một khám phá về cái gì mới lạ chưa ai biết tới 'inconnu-nouveau'. Cuối cùng rồi những gì chưa thỏa mãn với nửa dăm đường đi tới đều dính vào một kỹ thuật lỗi thời để nói lên một viễn cảnh mới, đánh đổ học thuyết hiện sinh cũng như siêu thực và những gì xây dựng ra chủ nghĩa Đa-đa (Dadaism) những dữ kiện đó là nền móng cho quan niệm chủ quan hoặc là hiện tượng có thể tiếp tục tồn lưu; trong khi đó mọi thứ khác lại buông thả. Biến động tinh thần xẩy ra là lúc khai sinh ra chủ thuyết Đa-đa; là một bày tỏ khuynh hướng chủ trương thi ca tư tưởng cổ điển, một thời kỳ tạm thời trong khoa văn chương , thành hình giữa lúc chưa xác định cụ thể cho một đường lối thi ca - thơ là giấc mơ của tri giác được coi là siêu lý và mỗi một khi biến chuyển tâm tư là tạo nên một hình ảnh, một ảo giác sống thực, chính lúc đó mới thực sự cảm thức với thi ca; một trường phái siêu thực kề cận với chủ nghĩa tượng trưng. Với đôi mắt, trí tuệ phi thường của Rimbaud. Để thấy Rimbaud như một thi nhân tượng trưng, pha lẫn một ít chủ nghĩa lãng mạn trong đó. Lý do nầy sắp xếp vào thể loại thích hợp với hoàn cảnh của siêu thực: Le mots symbolism avait pris dès lors(1886-1889) sa carrure et son sens. Ce n'était pas qu'il fut très prècis, mais il est bien difficile de trouver un mot qui caractérise bien des efforts différents, et symbolism valait à tout prendre romantisme (L'Esprit contre la Raison (T. Tzara 'Essai')

Trong cùng thời gian đó, tuyển tập thơ của Marcel Raymond cho ra đời ; khởi từ Baudelaire cho tới nhóm siêu thực Rimbaud, Mallarmé, Lautréamont, Jarry, Saint-Pol-Roux và Maeterlinck là những đỉnh cao trí tuệ trong thi đàn siêu thực Pháp thời đó và trội hơn hẳn nhóm biểu tượng, về sau một số nhà thơ biểu tượng chịu ảnh hưởng siêu thực vào trong thơ của họ. Một thay đổi lớn lao ! Vô số những lời dẫn chứng, biện minh cho siêu thực tạo được chiều hướng cũng như phát hiện những sự căm tức của nhà thơ về thực chất và lòng đam mê là  những gì  mà Raymond muốn nói và mong thoát ra khỏi những bế tắc tồn tại. Trong 'Initiation à la litérature d'aujourd'hui 91928) Emile Bouvier gọi đây là nàng thơ nguyền rủa 'poètes maudits'. M. Raymond tìm thấy trong Rimbaud không còn là thi sĩ mộng mơ nhưng là một con người đầy sáng tạo của hiện thực mà ông gọi là nhất trên đời 'supraterrestre'. Siêu thực đến như một định mức rõ ràng, gần như sáng chế ra thêm hư cấu, cái đó sẽ là những gì cần thiết cho bước đầu khởi sự một diện mạo của siêu thực ngày nay. Bước đầu của sự xuất hiện siêu thực thì đây là việc thẩm định đường lối, khuynh hướng của một lý thuyết gây ảnh hưởng không ít cho thi nhân và giới văn chương, một cái thoáng nhìn đầu tiên đó là cái nhìn kết thúc toàn bộ bức tranh đã vẽ ra không một thời gian ngưng nghĩ và giới hạn của những năm 1870-1920. Tuy nhiên trước dấu hiệu thay đổi trong chủ nghĩa huyền bí của thi nhân Pháp là một sáng chói cho trào lưu siêu thực. Trái lại, điều chắc chắn nhận rõ là ảnh hưởng tính hiện hữu của Trường phái Lãng mạn Đức và những thi nhân Pháp ở cuối thế kỳ 19 đã tìm thấy trong đó có một hướng dẫn sai lầm qua những bày tỏ có dấu hiệu nghi vấn. Sự thật là như thế, mà một số trường phái đi trước có đôi phần làm lệch hướng thi ca. Siêu thực ra đời đúng thời điểm yêu cầu, một phong cách mới được đón nhận rông rãi. Ấy là siêu thực. 

Khởi từ bước đầu, siêu thực là nhập thể và biểu hiện một chức năng có nhiều đặc điểm và mở mang một khuynh hướng trong những năm sau đó ; nhưng điều đó dường như thích nghi với một phân tích của vai trò nổi bật qua những bản tuyên ngôn trước đây và rồi bày tỏ được sự phát triển không ngừng với những gì có tính siêu thực.

Siêu thực nhìn thấy như một sự thể đơn thuần của quan niệm lịch sử nhưng trong vóc dáng đó nó cầm giữ được một ít nhân tính 'petit réalité exploitable'bung phá ; cho nên chi sứ mạng nhà thơ là kẻ kế thừa cái hiếm qúy, kỳ lạ đó 'bric-à-brac / the curious-case-of' đã bùng lên trên tất cả bởi một thái độ hiện thực mà chắc chắn điều đó như nguyên cớ bình thường. Từ 'tự nhiên' cũng như cụm từ 'tự nhiên như người Hànội' là bày tỏ một cái gì đồng nghĩa với hiện thực ; giờ đây người ta xử dụng ngôn từ như tỏ rõ sự đơn thuần của nó với thế giới ngoại tại. Trong bài thuyết trình Louis Aragon viết :'Je m'avouai ne pas trouver l'ombre de raison à ce sens partitif du mot nature. Je ne l'employai plus que pour signifier d'un coup le monde extérieur'. Aragon cũng đặc vấn đề về 'hội họa và hiện thực' chứng minh thế nào sự đối nghịch của hình ảnh (photography), trong cái đối nghịch đó có thể giới thiệu cho chúng ta thấy cái gọi là tự nhiên/nature cũng đủ nhận ra được  nhiều dấu hiệu đúng đắn hơn nghệ thuật ; đó là nguyên nhân  đưa tới cho nghệ nhân không mấy hài lòng với cái a-dzua, bắt chước để rồi lái vào con đường cạnh tranh, ganh đua với thiên nhiên cái thiên nhiên đó là tự nhiên mà hai bên xử dụng hoàn toàn khác biệt, một bên tỏ bày hiện thực 'reality', một bên tỏ bày tính siêu thực 'surreality', một cái 'intuition' thuộc dạng trực giác về hình ảnh. Đó là kết quả của những lần đấu tranh hình ảnh nghệ thuật với thi ca. Trong một bài báo, cộng tác viên Maxime Alexandre đã trình bày siêu thực là phục vụ cho cách mạng/surréalisme au service de la révolution, nhấn mạnh rõ ràng một quan điểm chung :'L'esprit religieux, c'est-à-dire, cet ensemble de sentiments et d'idées qui tendent à maintenir l'homme prisonnier de lui-même et des autres homme...'(Athéisme et Révolution)

Thẩm định chủ thể của kỹ thuật thi tứ là một nổ lực trí tuệ, giải thể toàn bộ chính nó, (tức nguồn thơ) như chúng ta đã nhận ra từ tiến trình thuộc luân lý,một sự suy xét đúng đắn phù hợp với siêu thực,không thể chiếm cứ mà cũng chẳng phải bày tỏ để dự đoán bừa bãi.

The subject of this poetico-scientific investigation is the effort of the mind to liberate itself, as we have seen, from the process of the logical thought which, accoding to the surrealist, cannot grasp nor express the divine disorder. Một lý do tiết lộ trí tuệ; giờ đây trí tuệ phải tìm một lối về để thoát ra cái lý do tự chính nó - reason has betrayed the mind; now the mind must find ways of freeing itself of reason. Một con đường gần như độc đáo của siêu hình, do đó 'trí tuệ' là một dự phần giữa chủ thể và khách thể, một nguồn cơn tự sự để giải phóng tư tưởng bế tắc tức vượt thoát, buông xả (freeing). Tuy nhiên hiện sinh phải là chủ động đường lối, một thẩm tra tối hậu dành cho chỗ chứa của trí tuệ. Tristan Tzara đã đưa ra trong bài tiểu luận : 'Le Surréalisme au Service de la Révolution' như một kết thúc và cho đó là sự trở về của chủ nghĩa lãng mạn và những gì xẩy ra chỉ là tìm thấy tạm thời qua thi ca ở thế kỷ 19; một cái say mê ảo tưởng kỳ quái, ma trơi, phù phép, tánh hư tật xấu (the cult of the phantom, magic,vice) gần như giải phóng tính dục để làm mới hơn. Mơ mộng, điên loạn, cuồng dâm, một tập quán quái lạ; tất cả nằm trong một tư tưởng của những người làm thơ siêu thực, một cái gì hỗn mang (disorder) Sự thật đó chỉ là một cuộc hành trình đi vào phi-thực và đã được giảo nghiệm qua thi ca , qua những thi văn phẩm ở cuối thế kỷ 19. Đó là nguyên cớ và kết quả của siêu thực, một thứ bung phá rối bời thần thánh hóa (exploring the divinity disorder). 

Năm 1928 phái siêu thực kỷ niệm chu niên 50 năm cái gọi là 'chứng rối loạn tâm thần'(Fiftieth Anniversary of Hysteria) sau đó; coi những tác phẩm siêu thực là 'Charcot' một từ ngữ gợi ra cho một giòng thi ca vĩ đại ở cuối thế kỷ 19. Dĩ nhiên 'Charcol' không hiện hữu nhưng là bày tỏ một chấn động nội tại gây nên một tâm thức rối loạn. Ở đây tỏ dấu hiệu thánh hóa, một vấn đề chủ thể của cái gọi là sùng bái quá đáng.

Có một sự kiện quan trọng cần lưu tâm hơn là hướng tới lịch sử của phong trào siêu thực. Bước chuyển động tích cực của siêu thực là khởi từ Pháp và hầu như nổi bật đối với những lý thuyết gia. Trong đó có André Breton (cựu sinh viên trường thuốc), việc đầu tiên ông tiếp cận và mổ xẻ cái bất cân bằng của trí tuệ, một bên thuốc và một bên thơ ông say mê việc bình phẩm đi từ kinh nghiệm kiến thức; trong phút giây nào đó hồn thơ trong ông như căn bệnh truyền nhiểm bộc phát, chính ông cũng không còn nghi ngờ điều nầy. Breton cảm thức một cách nhạy bén những gì không thích hợp trong thi ca và hình như xẩy ra theo mẫu thức thời tiền chiến (prewar) đi từ chủ nghĩa Tượng-trưng Pháp mà ra. Qua kinh nghiệm uyên thâm của Breton, ông tỏ ra không vừa ý những phương cách thi ca khác mà đồng tình chủ nghĩa Tượng trưng và đồng ý với danh nghĩa đó. Giới trẻ thời ấy tán thành quan điểm của Breton vì ông đã để lại những dấu hiệu sáng tỏ để xây dựng một xã hội mới sau thời chiến. Cứu cánh là đem lại tự do cho chính họ,  mà họ đã chịu đựng một thời gian lâu dài qua những gì của thi ca. Sau khi chủ nghĩa Đa-đa sụp đổ họ vẫn tiếp tục hành động; cao trào hiện sinh như hợp thức hóa, mở đường cho một chủ nghĩa siêu thực minh bạch rõ ràng 'manifeste du surréalism' và được thừa nhận vào năm 1924.

Đây là bước khởi thủy, không phải là tựa vào cái lòng ham muốn, ưa thích của tác giả để lôi cuốn độc giả, chủ yếu là giới thiệu những gì mới mẻ hơn và những gì đã xẩy ra trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa siêu thực. Phản ứng của siêu thực là gì? - chống lại những gì xưa cũ nửa vời, phát tiết một nguồn thơ như một cuộc cách mạng siêu thực  'a révolution surréaliste' một tư duy thi ca chuẩn mực và thừa hưởng từ thế kỷ 19 (Pháp) phong trào nầy được chú ý rộng rãi, một nổ lực để cống hiến đó là những gì mà siêu thực cảm thức một cách nhạy bén qua: Baudelaire, Lautréamont, Nerval và Rimbaud là những thi nhân đáng kể và được sắp xếp như thi ca thời thượng ở thế kỷ 19; về sau có Apollinaire và Vaché ở thế kỷ 20 -họ có một vóc dáng đơn sơ trong thi tứ nhưng lại là một điạ vị thi ca quan trọng và cần thiết; có nghĩa rằng mô tả được lãnh vực và chức năng của siêu thực, chỉ định một phương hướng qua những bài thơ của siêu thực. Mục đích của những nhà thơ siêu thực là nói lên dữ kiện có thực, đồng thời như  dự báo một chiều hướng hiện sinh mà trong quá trình cũng như hiện nay đã thực hiện.

Nhưng nhớ cho rằng; thơ siêu thực đã xuất hiện trước đây hoặc đã phát họa qua đường lối phân tích nét đặc thù của nó, thực ra thể thơ nầy bắt nguồn từ trạng thái và điều kiện tâm trí không ổn hoặc có thể phát sinh từ những cảm thức xa vời thực tế để biến dạng vào ảo hóa mà thành thơ. Cho nên thâm nhập vào luồng thơ siêu thực tuồng như nhập hồn vào 'cõi mê' của tình trạng vô giác (insanity) của kẻ điên, để rồi nghệ thuật thi ca không còn một đòi hỏi nào khác hơn dù cho thiết tha để được hưởng ứng mà diện mạo, phong cách của thơ siêu thực là một bày tỏ cởi mở với ngôn ngữ cách riêng, phản ảnh được cái ngông cuồng, phóng đảng, một tâm trí bại hoại hoặc cảm xúc bất ổn. Vị chi siêu thực hình thành từ chỗ điên loạn (insanity) với thi ca (poetry). Trong tuyển tập dưới tựa đề: 'Il y aura une fois' cho rằng sẽ có một ngày nào ký ức sẽ hướng đến tương lai -le souvenir du futur- dành cho một nền giáo dục được bồi bổ từ những ý thức mới trong văn học hiện đại. Breton gọi là :'si...cet homme se risquait à arracher sa proie de mystère au passé ?... S'il était, lui, vraiment résolu à n'ouvrir la bouche que pour dire : Ily aura une fois...' (Le Surréalisme au Service de la Révolution).

Sự thật là thế. Thi ca bung phá là thay mặt như một chứng từ của hiện sinh ; dẫn đường vào lý thuyết của thơ tứ, không bao che những gì thuộc về hỗn loạn tâm thần trong thơ hiện sinh, một sức chịu đựng lâu dài cho mối quan tâm về cái tính tò mò, tọc mạch của người điên(nhà thơ). Sự lý đó vẫn còn phát hiện và khám phá cho một ánh sáng tỏa chiếu ở những khi trầm ngâm vào những bài thơ đầy cảm hứng của siêu hình, nó ẩn tàng một thứ mơ hồ ma quái, pha trộn một ảo giác thần thánh, cái đó là gốc ngọn và một thể thức truyền thông, một dung hòa cùng với hội họa mỗi khi thành tác phẩm. Thơ siêu hình có cái siêu lý riêng của nó, nếu chúng ta lãnh hội được nó một cách tự nhiên/nature. Nhớ rằng ; trong cái chất siêu hình thường nuôi dưỡng chất cuồng tính như căn bệnh tâm thần. Một điều đáng chú ý như đánh dấu ở đây sự nẩy mầm giữa vườn cây hoa trái xanh tươi, đó là nguồn cơn đưa tới những cảm thức sáng tạo trong thơ siêu thực. Từ đấy những nhà thơ siêu thực được chú ý qua những thi phẩm của họ, được phê nhận như một kiểu thức điên rồ là một thứ nghệ thuật thơ phóng túng có thể cho họ một lối nhìn cách riêng, chắc chắn sẽ đem lại một thành quả lâu dài và bền vững, sự kiện đó chỉ còn lưu lại một cách biệt lập của vai trò siêu thực và tồn tại ở Pháp mà thôi.Tuy nhiên siêu thực vẫn lan tỏa khắp nơi và mãi mãi là khám phá mới cho nguồn thơ bất luận là thời gian, không gian nào, ở đâu !.

Sắp xếp một cách chuẩn mực (criteria(Gr.) những vần thơ trong sáng, một ý niệm đúng đắn cho thi ca siêu thực và đánh giá thực sự ; vì chính nguồn thơ đó là một phát tiết hạn hữu và được phục vụ trọn vẹn, hoàn hảo và đầy đủ ý nghĩa. Đó là quan niệm của thi ca siêu thực phải trong sáng, trong khi chúng ta đã suy xét lý do cho nguồn cơn, tự sự và đặc siêu thực vào một vị trí cơ bản mà đã được nuôi dưỡng từ lâu, thi ca siêu thực nằm trong một lãnh vực sáng tạo nghệ thuật và chúng ta tìm thấy một cuộc giải phóng xuyên qua những chứng điên loạn nhưng thật ra không điên loạn mà đó là đường lối ngược dòngđời.
Trong thơ siêu thực không phải ít hình ảnh siêu thoát 'enlightening', thơ sìêu thực đã phổ quát rộng rãi và đó là sự cớ để điều hành cho một thái độ đối xử của siêu thực với lòng tôn trọng cái điên nghệ thuật (insane-art). Thông thường người ta chán ghét cái lối thi họa như thế trong siêu thực, một lối bày tỏ tư duy xa vời, xa thực tế ngoài tầm nhìn để đạt tới mục đích, điều đó đã được người 'tỉnh táo' chối từ vì thể lọai đó chỉ dành cho người 'không tỉnh táo' làm ra mà thôi.
 
 

Thơ siêu thực hay hội họa siêu thực không phải thứ nghệ thuật điên rồ. Không những thế ; nó còn kéo dài ra như những gì chúng ta muốn được nghe và được thấy, những gì là sự thật của tinh thần nghệ thuật. Thẩm định đó ở nơi ta. Có một cái gì sâu lắng nhưng chứng tỏ được một thứ siêu hình ma quái trong thơ siêu thực ; ấy là kết quả đạt được. Thi ca siêu thực tùy thuộc vào sự thật đúng đắn, ngay thẳng của những gì sản sinh ra từ điên rồ. Cứu cánh qua kinh nghiệm của những nhà thơ siêu thực là ở cái nhìn không bình thường, chính vì vậy mà phô diễn được cái bản chất, để hướng tới thi ca siêu thực và ấn định được phẩm cách siêu thực. Vì lẽ gì ? -bởi nó bắt đầu bằng một tập hợp : vào sự bấn loạn tâm thần (hysteria) vào một ảo giác hỗn độn (hallucination) như giới thiệu cho ta thấy được bằng chứng của sự điên rồ (proof of insanity) thay vì một thứ thơ giả vờ 'điên'. Tuy nhiên ở đây là một cố gắng để đả thông đôi chút với nhà thơ siêu thực cho một quan niệm, ý thức trong thi ca ; đặc biệt thi ca siêu thực. Đây là một diễn trình từ lòng đam mê, ham muốn gợi lại những gì mà nhà thơ đã bung phá đó là sức chứa tiềm tàng của con người, điều nầy như dẫn chứng một kinh nghiệm về thi ca siêu thực và thông đạt đến với với mọi người, một thể thơ chứa đựng đầy đủ ý tứ, một diễn đạt sâu lắng, dù xử dụng một ngôn từ ngông cuồng, phá thể nhưng trong sáng dị thường qua những thể thơ phẳng, trống (poetic-plane) vẫn nằm trong thơ một phong thái đặc thù và khác biệt ; kể cả thơ hôm nay qua nhiều thể khác nhau. Cũng nhờ sự thành hình của siêu thực là một chuyển hướng cho giòng thi ca đương đại. Có lẽ những bốc đồng cảm hứng, cuồng si đó đôi lần xẩy ra trong tâm hồn thi nhân và xuất thần để thành những áng thơ hay một cách bất ngờ ; thiết tưởng những khi bình thường sẽ không có những phát tiết 'chất điên' trong thơ. Cho nên chi thơ siêu thực phải nói đến cái điên 'bình thường' mới gọi là siêu-thực. Không cần phải nói chủ nghĩa mà vốn đã có chủ nghĩa trong ta.Từ đây không còn là 'người khách lạ' trong tứ thơ 'insanity' mà là một hiện hữu của thi ca siêu thực.
Qua nhận định và đánh giá trường phái siêu thực một vài nét sơ bộ đã cho chúng ta nắm được yếu tố đích thực của thi ca, một thứ thơ bao gồm những chất liệu làm nên thơ-siêu-thực, dưới dạng thức ngông cuồng và một tâm trí hỗn loạn. Ghi lại đây một vài bài thơ thơ tiêu biểu của thời kỳ phát động phong trào siêu thực ở thế kỷ 19 và 20.

Siêu-Thực, Điên Cuồng và Thi Ca / Surrealism, Insanity and Poetry.

Arthur Rimbaud: là một hiện tượng lạ và được coi như là biểu hiện nhập thể, một lối đi lệch hướng trong thi ca, một xác quyết vị trí riêng mình, thêm vào đó như nhắc đến kinh nghiệm đầy xúc cảm của tuổi ấu thời với nhiều giấc mơ khác lạ. Bởi tất cả là cứu cánh, là vai trò để đạt tới. Rimbaud nói trong thơ:'...l'Homme a fini, l'Homme a joué tous les roles'(Trong : Mùa Điạ Ngục/Une Saison en Enfer).Vậy thì điạ ngục trong Rimbaud là gì ? -Ông cho đó là một thứ luân lý làm băng hoại trí tuệ của não bộ 'la morale est la faiblesse de la cervelle',đó là lý do vượt ra khỏi ký ức sầu mộng của tuổi thơ :

Si je désire une eau d'Europe, c'est la flache
Noire et froide où vers le crépuscule embaumé
Un enfant accroupi, plein de tritesse, lâche
Un bateau frêle comme un papillon de mai.
                (Œuvres)
Nếu ước gì ngụm một chén nước trời Âu, cho đã
Đêm đen băng giá nơi đâu chợp chờn hương ngát
Đứa bé ngồi chồm hỗm, buồn khóc, thẹn thùng
Con tàu vỡ toang như cánh bướm hè sang.
               (Hoàn Tất)*
Thi ca thuộc nhóm siêu thực như Rimbaud, Lautréamont, Mallarmé, Saint-Pol-Roux, Maeterlinck và Apollinaire là những nhà thơ cân nhắc, đắn đo để hướng tới lời thơ có tính sáng tạo, xuyên qua một ý thức bung phá, nhìn vào hư vô để nhìn thấy cá tính riêng mình.

Một bất động nội tại là một đối nghịch của Saint-Pol-Roux, ông cho đó là chuyện nhỏ của những người khám phá về thực chất của ngoại quan. Đọc bài thơ xuôi 'prose-poem' của Saint-Pol-Roux cho ta một cảm nghĩ xa lạ :

'Ainsi, moyennant la transcription de la substance par le miroir du monde, telinfini à se définir en du fini, l'abstraction daignant se formuler par des linéaments, se préciser par un squelette, se presque idéoplasticiser : linéaments, squelette, argil dont l'hypothèse est dans mes senset la réalité dans ma foi'.(Le mystère du vent)

Thế thì, nghĩa gì cho việc biên chép của cái bản chất đó bởi tấm gương thế giới, một cõi vô cùng từ  cái sáng tỏ để đi vào tận cùng, hạ cố trừu tượng tự bày tỏ bởi một chi tiết đặc biệt, tự nó chính xác cho một bộ xương sườn, tự nó gần như một thứ dẻo quẹo : chi tiết, nắm xương khô, đất sét mà ai đưa ra giả thuyết vào trong trí tuệ tôi, hiện thực trong niềm tin tôi.

Qua thể thơ xuôi của Saint-Pol-Roux chúng ta cũng có thể bắt gặp giọng điệu gần gũi của  Maeterlinck và Apollinaire có cùng một tâm hồn của chiều hướng bung phá và siêu hình, có một ít tượng trưng và lãng mạn trong thơ (Symbolists and Romantic poetry) :

Les chiens jaunes de mes péchés,
Les hyènes louches de mes haines,
Et sur l'ennui pâle des plaines
Les lions de l'amour couchés !
Maurice Maeterlinck (Serres chaudes)

Những con chó vàng tội lỗi tôi
Loài chó ăn thịt tanh hôi ghét bỏ tôi
Và nỗi buồn tái mặt xanh xao trống vắng
Sư tử hà đông nằm trong tay tình ái !
                          (Nanh Vuốt Nóng)

Hầu như là việc khó để làm sáng một thể thơ huyền bí : đó là cái mà người ta phải mường tượng, hình dung sự liên hệ giữa sống và chết. Apollinaire thành công ở thể nầy ; qua bài thơ 'La Maison des mort/Căn nhà chết' nhà thơ giới thiệu cái điều không thể bỏ qua tình trạng của cái chết sau đó : 
 
Je vous attendrai
Dix ans vingt ans s'il le faut
Votre volonté sera la mienne

Je vous attendrai
Toute votre vie
Répondait la morte.
Guillaume Apollinaire  (Alcools)

Tôi cùng em đợi
Mười tuổi hai mươi tuổi nó đến thôi
Ước mong em sẽ là của hai ta

Tôi cùng em đợi
Tất cả đời em
Cái chết sẽ trả lời em.
(Rượu) 


VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.trăng lu. 11/2012)

SÁCH ĐỌC : 
-'Surrealism A New Mysticism in French Poetry' by Anna Balakian (1915-1965). New York University Press 1947 USA.
- Breton,André: 'Limites, non frontières du Surréalisme' par NRF 1937/1954. F.
- Bouvier, Emile : 'Initiation à la Littérature d'Aujourd'hui. par Livre 1929/1945.F. 
*Thơ Pháp ngữ vcl phỏng dịch. 
* Muốn đọc thêm, xin tìm đọc bài của vcl: Baudelaire và Rimbaud đã gởi trước đây qua mạng báo và giấy hoặc emai: lvocong@hotmail.com

***
Tranh vẽ Võ Công Liêm: 

TRANH VẼ:'Thi sĩ và Thiếu nữ / Poet and the Young-girl' Khổ:12'X16' trên giấy cứng. Acrylics+Mixed media. 2012. vcl