Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]             [  Tác giả   ]
Lịch sử Nghệ thuật
Võ Công Liêm
'vẽ là tạo nên sự vật, không phải mô tả sự vật'
('Lầu Xép'. Võ Đình)

 
Từ nghệ thuật (art) thường bao trùm toàn diện về văn hóa nghệ thuật hơn là dành riêng cho bộ môn hội họa. Vậy lịch sử nghệ thuật là gì? Thật ra không có những thứ gì để gọi là lịch sử nghệ thuật cả; chỉ có những lịch sử khác nhau  nói về nghệ thuật mà thôi. Cũng không có một đường lối nào minh định cho nghệ thuật mà chúng ta tìm kiếm; để trả lời cụ thể cho con đường nghệ thuật thì tất cả xuất phát từ những phương thức khác nhau trong mọi cách diễn tả để đưa tới một giải thích rõ ràng về nghệ thuật. Ở đây chúng ta thấy được vai trò của lịch sử nghệ thuật một cách chính xác, có nghĩa là một chức năng truyền thông phát ra từ nhận thức của trí tuệ; có lẽ khắp nơi đang nhìn vào tác phẩm hội họa để nói lên 'lịch sử nghệ thuật' là cơ cấu thành phẩm đã được tạo ra. Chúng ta tin rằng vai trò cũa nghệ thuật là khám phá trọn vẹn ý nghĩa qua những tác phẩm hội họa để lại và nhờ vào những nguyên bản gốc, một khả năng cho chúng ta nhìn thấy được tầm vóc, để định nghĩa được thế nào là nghệ thuật mà chúng ta nhìn nhận từ xưa cho đến nay. Động cơ nầy làm cho chúng ta tin rằng lịch sử nghệ thuật phơi bày cho chúng ta một ý nghĩa quan trọng hoặc giải thích cho chúng ta rằng tại sao một tác phẩm hội họa có thể làm nên, hay không làm nên, ở bên cạnh đó phải có cái thẩm mỹ (aesthetic) xuất hiện thì may ra mới nói lên được cái giá trị nghệ thuật. Dữ kiện đó là chứng tỏ cho nghệ thuật, một căn nguyên có thể làm nên được và làm nhiều hơn nữa. Trong khi đó chúng ta đọc về nghệ thuật, chúng ta nghe người ta kể quanh về nghệ thuật, chúng ta cần thông đạt; song le sự lý đó chưa cho chúng ta nắm hết toàn diện câu chuyện. Thực tế không có nắm hết toàn diện câu chuyện, chỉ là diễn giải mà thôi, mà lời nói ấy là một phát tiết dành cho những người có một cái nhìn, viết và nói đến nghệ thuật .

Mỗi một lời diễn giải có một giá trị riêng và thêm vào đó một ý thức, nhưng đứng riêng rẽ thì điều đó sẽ không cho một sự hiểu biết hoàn toàn và biết tới một hiểu biết đích thực về nghệ thuật. Dù có đặc vào một khiá cạnh riêng biệt nào đi nữa hoặc cùng đi tới với nhau, điều đó có thể không cung cấp đầy đủ cho một cái nhìn tầm xa. 

Each interpretation has its own value and adds to our awareness, but alone it will not give a complete understanding and appreciation of art. Even placing several strands or approaches together may not provide a complete overview.
Trong phần mở đầu với câu hỏi: Lịch sử nghệ thuật là gì? -Thật ra không có những thứ gì để gọi là lịch sử nghệ thuật cả. Chỉ có họa nhân làm nên lịch sử. Trong cuốn  'Câu Chuyện về Nghệ Thuật' của Ernst Gombrich giải thích rằng : '...lịch sử nghệ thuật có thể đến từ mọi thứ khác biệt trong hoàn cảnh thời gian và nơi chốn khác nhau'. Đúng vậy; dù trước đây chúng ta đã xem như đã có lịch sử nghệ thuật, chúng ta cũng đã hiểu thế nào là ý niệm nghệ thuật. Một ý niệm chứ chưa chuyên sâu để tìm thấy ngọn ngành của lịch sử nghệ thuật một cách lớp lang, thời kỳ, trường phái...
Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự tìm hiểu nguồn gốc lịch sử nghệ thuật, đặc biệt lịch sử nghệ thuật hội họa mà lâu nay sự kiện đó như giam hảm, tù túng trong câu hỏi mà chúng ta đã nêu và làm thế nào để có một cái nhìn đích thực nghệ thuật. Chúng ta muốn thấy tác phẩm trong một phạm vi thỏa mãn chung giữa mọi tầng lớp xã hội. Thường thì chấp nhận chung chung cái khuôn phép, một môi trường trung độ và chủ thể là một liên đới gần gũi với những gì mà chúng ta nhận thức được ở nghệ thuật (hội họa) there are commonly accepted disciplines, media and subjects closely associated with our understanding of art. Lấy điển hình: một tranh vẽ sơn dầu, một tượng điêu khắc bán thân bằng đá cẩm thạch, một tạo hình trừu tượng... thì những thứ đó đã 'làm nên nghệ thuật'? cho nên chi lịch sử nghệ thuật làm nên bởi nghệ nhân. Chỉ cần một cái nhìn lướt qua cũng đủ cho chúng ta nhận ra được phần nào tính-nghệ-thuật của nó, một cái nhìn toàn diện thì cái tương quan đó có dễ cho ta thừa nhận tức thời. Nhưng là gì? At first glance it may seem that art is, on the whole, relatively easy to recognize. But is it? Thưa rằng; nghệ thuật hội họa có thể xuất phát từ bẩm sinh gắn liền với khéo léo, nhưng cái đó cũng một phần nằm trong điều kiện cá tính, yếu tính đó có từ nguồn sáng tạo riêng mình, một đường nét cố hữu giữa màu sắc và hồn khí (spirituality) một tư duy sáng tạo hoặc từ khả năng nhận thức (conceptual capacity). Tuy nhiên, cái sự tương quan giữa nghệ thuật với nghệ thuật  sẽ được phát hiện sau nầy; quan trọng là thiết lập nền móng để được nhìn nhận nghệ thuật ở tự chính nó. Còn nếu như chúng ta đứng một góc cạnh nào hay một vài điển hình nào khác để nhìn vào lịch sử nghệ thuật; e rằng cái nhìn riêng biệt đó làm cho nghệ thuật hội họa giảm đi vai trò chính xác của nó một đôi phần.

Điều rõ ràng cho việc xác định nghệ thuật là một sự thử thách. Dù thích hợp với một viện bảo tàng nghệ thuật sẽ có thể giúp cho chúng ta xếp từng loại thứ, cái gì thuộc nghệ thuật và cái gì là không; thì đó không phải là một trắc nghiệm hợp lý. Nhưng nếu được chúng ta thỏa thuận hay đồng ý những gì chúng ta thấy được cái dung hòa độ lượng ở Pháp qua tất cả phẩm vật trưng bày ở viện bảo tàng nghệ thuật thì sự lý đó chứng minh được phần nào lịch sử nghệ thuật nằm trong đó. Chắc chắn một điều là chúng ta không thể đồng ý những giả thuyết đưa ra rằng : những thứ trình bày trong bảo tàng thì đó phải là nghệ thuật (!).

Hẳn nhiên, không phải bất cứ phẩm vật nào đem ra trưng bày hay triển lãm đều được coi là nghệ thuật hay đánh giá đó là nghệ thuật. Những tượng điêu khắc ngoài công viên hay đặc trong lâu đài, phóng họa hoặc những tranh vẽ treo trong biệt thự, trong nhà là ba cái thứ điển hình nêu trên; những thứ đó không thể chan hòa vào nghệ thuật để rồi định nghĩa dễ dàng như thế được. Tuy nhiên; nếu bao gồm tất cả phẩm vật chọn lọc trong bảo tàng, không những chỉ đo lường, đánh giá mà thẩm định những gì thuộc về giá trị lịch sử nghệ thuật; thì điều đó tới bao lâu chúng ta trải rộng cái ý nghĩa nầy cho trọn ý, trọn tình hai chữ: 'lịch sử nghệ thuật' một cách đầy đủ? Cái gì cũng là thời gian; chớ không phải làm ra tác phẩm, họa phẩm là nghệ thuật, là thành danh, là lịch sử. Nếu có cái nhìn như thế thì không còn là nghệ nhân. Đối với họa phái thẩm định giá trị nghệ thuật là một phạm trù vừa có tính triết học vừa có tính lịch sử. Vẽ ai cũng vẽ được cả, kề cả trẻ con cũng như súc vật ở sở thú, nếu có cái nhìn thiển cận cho đó là nghệ thuật thì thứ nghệ thuật đó có hạn mức của nó. Chúng ta cần phân biệt để nhận rõ giữa cơ cấu hình thành mà những thứ đó chỉ xây dựng một cách đơn thuần, thứ đó gọi nôm na là ngẫu hứng tự nhiên, nhưng biết đâu về sau nó là một nghệ thuật thẩm mỹ của hội họa (như trường hợp của Bill Traylor). Điều nầy cho ta thấy được câu nói của Joseph Beuys như xác định: 'Trong mỗi con người đều là nghệ nhân / Every human being is an artist'. Nhưng chúng ta phải cảm nhận rằng tất thảy mọi thứ đều ngoài tầm tay của mình / whole thing is getting out of hand. Nếu chúng ta không thể xác định cụ thể phẩm vật thì làm thế nào chúng ta định nghĩa được giá trị nghệ thuật để liệt kê vào sự kiện lịch sử ? Trái lại truyền thống Phương Tây thường đồng tình một cách nhạy cảm; tranh họa 'painting' được xác định như là nghệ thuật, song le; tranh họa không phải luôn luôn được xem như 'nghệ thuật' nhìn ở góc độ thẩm quan khác thì họa chăng chúng ta mới lãnh hội được chân tính nghệ thuật một cách sâu sắc hơn. 

Vị chi họa là tạo nên sự vật do từ sáng tạo để hình thành sự vật, không phải chủ yếu là mô tả, mà mỗi khi đã là mô tả sợ rằng đã ra khỏi 'mô-típ' mà mình muốn diễn tả. Vậy nghệ thuật là gì? Là hòa nhập giữa thần trí với hình ảnh, trong một trạng thái tương nghị để tạo thành MỘT chủ thể mà không là HAI. Cái duy nhất đó chỉ xẩy ra  ở nghệ thuật hội họa.

Thay Đổi Ý Nghĩa của Lịch Sử Nghệ Thuật Hội Họa
Thay đổi ý nghĩa nầy phải khởi từ những họa nhân 'hang động' đến nhận thức về quan niệm lịch sử nghệ thuật. From Cave Painters to Conceptual Art History. Là chứng cớ cho một dữ kiện được nêu. Một thôi thúc đẩy tới động lực sáng tạo qua những hình ảnh của thế giới mà chúng ta đang sống; kể từ khi con người có mặt trên điạ cầu nầy, con người đã bắt đầu biết bôi, quẹt lên cát, lên mình bằng phẩm màu, đục chạm qua bàn tay thô sơ lên vách, lên đá hoặc vẽ những tượng hình như để tôn thờ, sùng bái. Từ những tuyệt phẩm đó, xuất xứ qua những hình ảnh ban sơ của lớp người mang rợ và những kỳ bí nầy được khai mở theo giòng thời gian để có một nhận thức về nghệ thuật, tất cả được đặc trong một lịch sử phong phú của một tập quán có tính cách nghệ thuật phát triển và thay đổi lần hồi theo thời gian. Vì vậy thời gian là 'chủ khảo'cái giá trị tồn tại của nó cho định hướng nghệ thuật.

Có thể ở đây là một lối định nghĩa có tầm cở, một chức năng, điạ vị của nó và được coi như nghệ thuật; cho dù là một giới hạn nào đi nữa. Nhưng; trong khi vẽ mang nặng tính chất thẩm mỹ trình diễn nhiều hơn là tính chất 'thẩm mỹ' nghệ thuật, sở dĩ như thế; một phần tỏ lòng cung kính, một phần trang trí hình ảnh để thờ phượng đấng thượng đế. Ở thế kỷ thứ 15 nhìn nghệ thuật hội họa là một yêu cầu 'làm đẹp vật thể' để nghiêng mình trầm tư mà cầu nguyện –as an object for aesthetic contemplation, để đưa vào giáo đường lên bệ thờ đúng đắng 'altarpiece' tôn nghiêm. Bức bình phong : 'Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng' (Virgin and Child) của Masaccio vẽ vào năm 1426 là một bằng chứng của sự thay đổi về bộ môn hội họa dưới cái nhìn không còn nghệ thuật mà nó chỉ dính dáng đến tôn giáo và những người thờ phượng; thừa nhận là nghệ thuật. Quan điểm đó không phù hợp với nghệ thuật ngày nay, mà những gì mong đợi là một nghệ thuật trong sáng, mới mẻ và lãnh hội để có thời gian minh định giá trị lịch sử. Vậy thì; nghệ thuật có thể có nhiều nghĩa khác nhau ở mỗi thời gian khác nhau. Nếu thật quả khó khăn cho việc định nghĩa những gì nghệ thuật là thuộc văn hóa. Ở đâu có bảo tàng nghệ thuật, những kẻ buôn tranh, bán tranh, những kẻ sưu tập, những kẻ sành điệu và phong phú hóa cho sử gia là biện chứng cho lịch sử nghệ thuật ?. Cho nên chi những dữ kiện đó có chăng nữa cũng là điều khó khăn trong việc định nghĩa cho một lịch sử nghệ thuật đúng nghĩa, phù hợp với nền văn hóa, tập quán, truyền thống với một ít bày tỏ sáng sủa và thông hiểu đúng đường lối của nghệ thuật hội họa thì may ra đạt tới mức yêu cầu của nghệ thuật.

Từ Lịch Sử Nghệ Thuật đến Lịch Sử Hội Họa
Lịch sử nghệ thuật bao gồm toàn diện gần như thuộc về lịch sử văn học. Vì vậy bộ môn hội họa vô hình chung nằm trong vị trí đơn phương, một tổng lược như những bộ môn khác trong lịch sử văn học; trên bình diện khách quan thể thì hội họa có một vóc dáng khác biệt, một ngôn ngữ khác biệt và đa dạng phản ảnh qua nhiều niên kỷ, thời đại, thời kỳ và trường phái. Có thể hội họa là trọng lượng đáng kể hơn cả nghệ thuật viết, một uốn mình (gesture) khéo léo để diễn đạt tư tưởng. Hội hoạ ôm đầm  mọi giới tính giữa người và vật, lãnh vực thời gian và hiện thực như một triết thuyết không thành văn, một biến dạng từ sơ khai, trung đại đến cận đại rồi đi tới hiện đại với những họa phái khác nhau, tất cả phát triển không ngừng qua tư duy trí tuệ, hình ảnh và màu sắc, hòa nhập, đan kết để thắm nhuần chân lý giữa Đông và Tây; mặc dù mỗi nơi có một vị trí đặc biệt, một chân tướng riêng tư nhưng bao hàm một ngụ ý diễn tả để nói được yếu tính của nó, đánh dấu cả một quá trình: thời gian, tư liệu, phẩm vật (matter/matière) một kết cấu toàn diện, nói lên được chân tướng hội họa thì có thể đó là một nghệ thuật chân chính. Hội họa là một công trình 'kiến trúc' trí tuệ. Một ý thức thức tỉnh thường đối lập với ý thức thức tỉnh nghệ thuật (trường hợp của J. Pollock). Tại sao hội họa đòi hỏi ý thức thức tỉnh? - Muốn sáng tạo nghệ thuật phải 'mơ về'(rêver à). Bởi: " Tâm thức và trí tưởng của ta đủ khả năng để giúp ta sáng tạo những gì mà ta nhận thức" G. Bachelard.(trong Rêverie).

Để thu tóm giá trị nghệ thuật hội họa gần đây (Tk 19 và 20), thử lược qua mỗi một vai trò, trường phái để định giá tầm độ lịch sử hội họa; thật ra không phải dựa vào cái mốc nầy. Phải thừa nhận 'lịch sử' của nó phát khởi từ sơ nguyên để rồi người nghệ sĩ vượt thời gian và bắt đầu làm mới nghệ thuật như vai trò chứng nhân lịch sử:

-Bước thứ nhất cho ta thấy trường phái ấn tượng (impressionisme) và hậu ấn tượng đã để lại dấu ấn không ít qua một số nghệ nhân: Monet, Renoir, Van Gogh và Gauguin... mà họ chịu ảnh hưởng tranh mộc bản Nhật Bản cả một thời gian khá lâu và thành hình.

-Bước thứ hai là Picasso đã đem nghệ thuật đại dương và nghệ thuật da đen Phi châu làm một cuộc cách mạng nghệ thuật hội họa, dập nát nghệ thuật hội họa cũ trong đó cổ điển, lãng mạn, ấn tượng để dựng lên trường phái Lập phương (khối/cubism).

-Bước thứ ba; Matisse đè nặng trong màu sắc rực rỡ, hoang dã của sa mạc Á-rập và mộc bản Nhật để trở thành trường phái Dã thú (fauvisme). Từ đó hội họa và điêu khắc mở đường chinh phục thế giới với một ý thức mới trong văn học nghệ thuật, xâm lấn cả tư duy từ hội hoạ đến triết học, nảy sinh nhiều lý thuyết, trường phái, khuynh hướng và phong trào; hết thảy đã rầm rộ nở hoa như: trừu tượng, siêu thực, hiện sinh, chuyển động (movement), quá thực, dã thú, đa đa, ảo giác (pop-art)... những hiện tượng đó gọi chung là chủ nghĩa hiện đại (modernisme) rồi đến hậu hiện đại (post-modernisme). Nói chung nghệ thuật hội họa đi từ nguyên sơ đến hiện đại, đi từ một tâm như lắng đọng bằng tất cả giác quan, tri giác và ý niệm, khêu gợi từ ý thức thâm sâu của tiềm thức để phát họa hình ảnh, tập trung trong tư tưởng để sáng tạo hình ảnh đầy tính nghệ thuật. Đó chính là làm mới nghệ thuật đương đại, làm mới đường nét văn,thơ,họa,điêu khắc và nhiều bộ môn khác... 

Ba bước trên chưa nói hết ngọn nghành của lịch sử hội họa nhưng phát họa một con đường sáng mà vai trò hội họa là thành viên minh định được lối vào lịch sử, nói theo 'cụm từ' văn chương 'đem tâm tình(vẽ)viết lịch sử' đồng thời cho chúng ta thấy những chặn đường hội họa đã ảnh hưởng hầu hết các bộ môn nghệ thuật, biến dạng qua một thể thức khoa học nghệ thuật (art science). Vẽ không còn là vai trò thủ diễn như ta nghĩ mà vẽ là thể hiện tính hiện thực; thật từ trong ra ngoài, không thể nhìn hội họa là lộ liễu, là tục mà ở đó nghệ thuật vị nghệ thuật. Vin vào trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật mà khai hóa ngòi bút để trở nên phóng khoáng, tự do hơn, một phần nhờ Ngôn-Ngữ-Hội-Họa tiên phong. Một lý giải đúng đắng, trung thực và thực tế giữa vẽ và viết ở cõi đời này, cho kỷ nguyên này(!).

Qua diễn trình như thế ta chỉ thấy bước đi của hội họa với từng chặn đường, khai phóng, khám phá, mở đường chứ chưa tìm thấy cuộc đời bên trong của hội họa –the inner life of painting. Một đức tính trong sáng, diệu vợi dưới hai dạng thức khác nhau: - Như nhắc nhở sự thay đổi của hội họa đã xuyên sâu qua từng thời đại, từng thời kỳ (ages). -Như một thể loại bung phá ra khỏi tụ điểm học hỏi về nghệ thuật.

The mood is light in two way- as a reminder of the changes in painting throughout our history and ages; as a sort of jumping-off point for learning about art.

Ở đây không phải tạo ra ấn tượng hay ảnh hưởng về hội họa và cho là tuyệt diệu của hội họa mà chỉ là kêu gọi sự xác định nhiều hay ít sự có mặt của hội họa là chức năng, nhiệm vụ chính cho lịch sử đương đại, một sự biểu lộ thiên tài thần thánh (genie) ban cho. Với tất cả; đã cho chúng ta một thứ ngôn ngữ thường dùng để giải thích và định lượng hội họa, chuyên chở một cảm thức về giá trị tuyệt đối của truyền thống và khuôn phép qua sự giao thoa giữa con người và nghệ thuật. Hội họa tợ như con suối chảy dịu dàng, dễ lôi cuốn ta bước vào ở bất cứ hoàn cảnh nào. Hội họa vẽ lên cái riêng tư của nó, cũng không phải tự đè nén, mà cũng chẳng phải tiểu thuyết để mô tả lý sự. Hội họa ngày nay là một xác quyết tự nó, không hệ lụy gì tập quán cổ truyền, hệ lụy những tập truyền mới mẻ nhưng phải chứa đựng cái gì thâm hậu sâu xa, uyên bác nhất định không nhận ra được qua thị giác 'non-visual'. Sao gọi là non-visual ? Cái nghệ thuật hội họa giờ đây đến như hình ảnh (photography) mà được nhìn như hình ảnh, nhưng chính yếu là nhìn được sự trong sáng và thuận mắt, lợi ích mới là chính (trường hợp của Salvador Dalí và Velázquez).

Hội họa truyền lưu bắt đầu có sớm từ thời Phục Hưng (Renaissance) chạy xuống từ đó cho tới năm 1950. Một cuộc chạy hối hả, dốc sức, trút lên trên cánh đồng màu sắc của họa phái Mỹ vào thập niên 1960, cuối của năm tháng bốc lửa, mãnh liệt nhất (heyday) của trường phái Biểu Tượng Trừu Tượng Mỹ (American Abstract Expressionism) là đỉnh cao của thời kỳ 'bốc lửa': đó là Jackson Pollock, Mark Rothko và Barnett Newman xẩy ra giữa thế kỷ 20. Trường phái Mỹ được trải rộng 1950, thành lập riêng rẽ như một kiểu cách chính yếu trên trường hội họa quốc tế, liệt kê như một kiểu dáng riêng biệt. Vì vậy qua bao thập niên kiểu dáng đó trở thành lề thói, trong khi những trường phái mới thiết lập trước 1950/1960 bị gục ngã thê thảm mà thời gian qua đã dựng lên lâu đài kiên cố. Họa phái Mỹ nghiễm nhiên thừa nhận như một giải phóng của những cái gì xưa cũ không còn hợp thời đại, mở màn một lịch sử nghệ thuật hội họa Mỹ hiện đại và tân kỳ hơn những tân kỳ khác.

Mục tiêu gì giữa sự khác biệt 'bên trong cuộc đời của hội họa' và vấn đề chủ thể của hội họa và có cái gì khác giữa họa phẩm và họa nhân? Những thứ đó có nghĩa rằng nó nằm trong chu trình lịch sử và xã hội tạo nên, nó bao gồm giữa chủ thể và vật thể cùng một lúc.

Làm thế nào để ta thấy được những tranh vẽ có một khoảng cách của quá khứ? Làm sao biết được có cái gì khác hơn dưới mắt nhìn, với kinh nghiệm hiểu biết và ý nghĩ? Điều nầy đòi hỏi một 'giàn giá (frameworks), một hoạch định sẳn có của một ý tưởng tốt, trong cùng một lúc xẩy ra giữa một trực cảm tri giác nhạy bén mới thấm thấu giá trị của hội họa một cách tương đối qua nhận thức. Đó là hai câu hỏi được trả lời trọn vẹn giá trị của hội họa.

Từ xưa nghệ thuật hội hoạ đã đi qua giai đoạn thờ cúng và tưởng niệm  như thời thịnh Phục Hưng; hoạ phẩm của Raphael và những họa phẩm khác được xem là vật để thờ cúng, truy điệu nhưng cùng lúc đó người ta cũng khám phá ra những họa phẩm khác năng động hơn; như thời kỳ 'Baroque' của Rubens và Caravaggio. Trong hội họa đôi khi đưa tới cái nhìn; bởi vì quá đơn giản. Đôi khi đưa tới cái nhìn; bởi vì quá phức tạp, ấy là điều khó định lượng cho một họa phẩm thật sự là họa phẩm có 'chất' nghệ thuật. Đôi khi cho ta một cảm thức riêng tư cần có một Masaccio mà không cần có Rubens. Cho nên chi đường nét trừu tượng của Masaccio và Rubens đã đem lại những tranh luận khác nhau. Ở Masaccio cho ta thấy một hoành tráng vương cung uy nghiêm, một nội thể trầm tư, một cái gì nguy nga và thanh thoát. Ở Rubens cho ta thấy một cái gì lạnh giá và náo động, một cái gì đầy hơi, hỗn loạn, quấy động, cảm thấy như tạo ra một cái gì có lợi ích và thiêng liêng.

Quan niệm cổ xưa trong lịch sử nghệ thuật là những gì xẩy ra ở thế kỷ thứ 18 trong khi lịch sử nghệ thuật bắt đầu thành lập như là khuôn phép, đó là trường hợp Masaccio được thay thế cho tất cả, một thể cách có tổ chức mà mọi chi tiết được xem như là điều đáng tin phục, trong khi đó Rubens được thay thế cho một thể cách được chỉ rõ cho tất cả sự thật. Nhưng cả hai Masaccio và Rubens là sâu đậm, cả hai được sùng bái tôn thờ như thiên tài, cả hai đầy đủ kinh nghiệm đó là những gì chất chứa trong một nội tại và một cái gì chuyên sâu của người nghệ sĩ; đó là những gì mà chúng ta được thừa hưởng và đánh giá nhờ vào văn hóa nghệ thuật trong thời điểm hiện nay.

Sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại không phải là phong cách đặc thù như trường hợp giữa Masaccio và Rubens; sự cớ đó chỉ là luân lý. Nói cho cùng; những gì họ để lại là những gì chúng ta có hôm nay như một chứng từ của lịch sử nghệ thuật nói chung và riêng nghệ thuật hội họa là chứng tích lưu truyền, một bằng chứng hùng hồn cụ thể. Và; chúng ta sẽ tìm thấy rằng hội họa sẽ không bao giờ đứng yên bất động như 'tĩnh vật' mà luôn luôn khám phá những gì mới lạ, một chuyển động không ngừng nghỉ của sáng tạo và đầy kinh nghiệm cho nghệ thuật hội họa hôm nay và mai sau.
 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. 8/2012)
 Sách đọc:
-   The Museum of Modern Art . Pub. by The Museum of Modern Art New York. NY. USA 1999. 
-   A Brief History of Painting by Roy Bolton.Carroll&Graf Pub. New York USA 2004.

*Tranh Vẽ : 

'Tình trong như đã mặt ngoài còn e' (ND) / Fall-In-Love'. 

Khổ: 12'X15' trên giấy bià (mì gói Mama). 
Acrylics+ Mixed+Pigments. 12/2011 cvl.