Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
]
[ Tác giả
]
|
|
Theo
Turgeniev* nhà tư tưởng ngữ văn Nga; thì từ ngữ 'Hư
Vô' đến như một kiểu thức trang phục thời thượng (vogue)
một tên gọi cho một ý tưởng phát ra từ những gì thuộc
tri giác mà chúng ta cảm nhận được, sự lý đó chỉ hiện
hữu mỗi khi ta nhận thức triệt để với một kinh nghiệm
tự chính nó mà ra, không còn cách nào lý giải hơn nữa. Ấy
là sự thật và hiện hữu. Tuy nhiên, dù dựa trên bất cứ
nền tảng nào của tập quán, khả năng hoặc bất luận là
gì để xác định cụ thể giá trị của nó và không thể
có tính tiêu cực để phủ nhận. Thông thường được coi
là 'thực nghiệm chủ nghĩa', một chỉ định từ về quan
điểm cho một từ ngữ mang nặng chất liệu trừu tựng và
siêu hình.
Đối với Nietzsche,
hư vô như danh xưng dành cho một chuyển động có tính lịch
sử, ấy là điều Nietzsche thừa nhận và sẳn sàng thực hiện
như những thế kỷ trước đây, đồng thời làm sáng
tỏ cho một tương lai sắp tới; tất cả những chuyển hướng
nầy là cần thiết, lợi ích; đó là một tổng hợp đầy
đủ trong một câu văn ngắn gọn: "Thượng đế đã chết".
Có nghĩa rằng 'Thiên Chúa / Christian God' đã mất hết toàn
năng, toàn trí, toàn lực của hiện hữu và không còn chức
năng phán quyết của một đấng tối cao. Thiên Chúa chỉ được
coi như ' đấng siêu nhiên' trong một ý nghĩa tổng quát khác
nhưng trọn nghĩa hơn - cho 'tư duy' và 'mẫu mực'; 'chính yếu'
và 'giá trị vô cùng', những thứ liệt kê trên đều
là hiện hữu...'
Hư vô chủ nghĩa / Nihilism là một tiến trình thuộc về lịch sử bằng bất cứ khi nào, một ưu thế lợi hại dành cho 'đấng siêu-nhiên' để rồi trở nên vô hiệu hóa và tránh xa tầm nhìn về một 'Thượng đế'; như vậy những gì hiện hữu đều mất hết, sự sùng bái, thờ phượng, giáo điều đều không còn nữa. Hư Vô tự nó đã trở nên hiện hữu; xuyên qua những gì về cái chết của Thiên Chúa. Điều đó như chống lại nhưng không thể cản trở con đường sáng. Thượng đế ở đây sẽ được tiếp nối, lưu truyền với niềm tin và điều đó đưa tới một thiên đường có thực, hiệu năng và một xác thực cụ thể. Đối với Nietzsche hư vô chủ nghĩa không phải là đường lối cho một vài quan điểm 'để hướng tới' cho mọi người, cũng không những xem đây là một lối xử thế có tính cách lịch sử tôn giáo mà 'ban phép' với nhiều ý nghĩa khác nhau. Hư vô, nói đúng ra là một diễn trình lâu dài nói lên hiện hữu của sự thật, tất cả là cần thiết đã một thời coi hư vô là 'siêu hình'. Nhưng rồi siêu hình không có nghĩa là giai đoạn ngưng nghỉ của lịch sử. Dữ kiện nầy là bước bắt đầu với một cái nhìn quan tâm đúng đắng; với dữ kiện đó như là 'biến cố': Thượng-Đế-Đã-Chết là bằng chứng cụ thể, bởi Thượng đế với con người không còn một liên lạc gần gũi. Thượng đế rút vào hư vô. Bỏ lại trần gian! Nhận thức của Nietzsche hiểu như một triết thuyết, như lời bắt đầu giới thiệu đến những thế hệ về sau với một tuổi đời mới hơn. Hư vô là một sự thật chính yếu được gia tăng và nẩy nở, tất cả thứ đó là thời kỳ đưa tới cứu cánh của hiện sinh để trở thành một cái gì vượt lên trên mọi điều. Hư vô tự thân nó là một cái gì hoàn toàn tự do và một chức năng xác thực cho một giá trị mới. Nihilism is the increasingly dominant truth that all prior aims of being have become superflours...nihilism has also perfected itself for the free and genuine task of a 'new valuation'. Nietzsche thường nhấn mạnh: 'hãy nâng cao giá trị để mọi thứ có giá trị cho tới ngày nay' (revaluation of all values hitherto). Nhưng ở đây Nietzsche muốn 'nâng cao giá trị' khắp mọi nơi có nghĩa là giá trị trước đây sẽ không còn nữa, nó biến vào hư không, chứ không nằm trong cái 'hư vô' vô cùng. Ngụ ý rằng cõi như nhiên là một giá rị trực diện với con người và cũng làm sáng tỏ cần thiết cho một giá trị hóa thể như thế. Cái đó được coi là nâng cao giá trị hiện hữu, cho nên với siêu hình nó trở thành giá trị cho một tư duy và bôi xóa những tàn tích trước đây. Giữa lúc nầy; trở đi trở lại cái bất tận của sự khẩn cầu, một diễn giải sắc bén của cái thứ 'hư vô cổ điển' tạo ra, mà tất thảy những thứ đó tuyệt đối xóa bỏ từ đầu tới cuối, từ trên xuống dưới kể cả sự hiện hữu ở cõi ngoài kia. Hư vô là thế đó; cụm từ 'Thượng đế đã chết' chỉ gợi ý một sự bất khả tư nghị không những cho những người Thiên Chúa giáo nhưng vì chứa đựng một yếu tố cao siêu vô tưởng, mà những thứ đó làm cho con người muốn tìm nơi an trú vào những gì tự có của nó. Bởi vì; cao siêu diệu vợi, cõi ngoài kia, thiên đường như cảnh trí tiêu tan, xoá bỏ, chỉ còn lại một duy nhất của tồn lưu vũ trụ. Với hư vô; như đã nói là hết mình là nâng cao giá trị của tất cả thời kỳ, giá trị nầy ở cùng một thực tại hiện hữu như thể một năng lực trong một ánh sáng được tái xuất nhiều lần. Điều ấy trở nên một vị trí cần thiết, một giá trị tuyệt đối cho nhân loại. Trong 5 đề mục
chính của hư vô chúng ta cần quan tâm:
Mỗi một thứ kể trên là một diễn tả hình ảnh siêu hình của Nietzsche, đi từ một viễn cảnh dù cho dưới dạng thức nào thì viễn cảnh đó là một xác định cụ thể cho tất cả. Vì thế siêu hình của Nietzsche là một chiếm cứ chỉ khi nào cái gì đã được danh xưng trong năm cái tiêu đề đưa ra thì có thể là một đắn đo suy diễn - cái đó là kinh nghiệm cần thiết - trong bước khởi đầu và những gì trước đây đã liên kết bằng một gợi ý đơn thuần. Thus Nietzsche's metaphysics is grasped only when what is named in these five headings can be thought- that is, essentially experienced-in its primordial and heretofore merely intimated conjunction. Nhu cầu cần thiết là phải có cái nhìn vào tư duy về thể chất của hư vô một cách mạch lạc; về cái sự 'nâng cao giá trị của tất cả giá trị' 'sẽ là năng lực' 'tái xuất nhiều lần trong cùng một thể thức' và 'vượt qua mọi giới hạn của con người' và từ đó hãy cho chúng ta một dự đoán bén nhạy, cái đó chính là thể chất của hư vô là những gì tự nó có lợi ích, nhiều sự khác biệt và nhiều đẳng cấp khác nhau. Tuy nhiên hư vô chủ nghĩa cho phép chúng ta áp dụng vào mọi trường hợp, vào mọi tình huống. Nhưng chúng ta cũng có thể có đầy đủ kinh nghiệm của những gì đã trở thành danh tính như lời thốt trong cảm thức của Nietzsche. 'Thượng đế đã chết' điều nầy không còn xa lạ, bởi tự nó đã trở thành một cái gì thuộc hư vô cổ điển (classical nihilism), để rồi; tự nó phô bày như một sự việc hoàn tất của chủ nghĩa hư vô. Bằng những suy luận chính nó, miễn trừ từ những suy luận cần thiết, điều đó cấu tạo ra thể chất của nó: trống rỗng/nihil là cái đi tới Không/Nothing - như là tấm khăn mỏng che đậy một cái gì của vải thưa che mắt thánh, cái đó chính là bưng bít sự thật của tồn lưu hiện hữu. Cho nên chi phải hiểu hư vô chủ nghĩa là nền tảng (ground) cho một hư vô; những sự cớ như thế Nietzsche đã nói hết trong tác phẩm 'Ao ước Năng lực'(The Will to Power). Một đối kháng giữa hiện hữu (being) và trống không (nothing) để đi tới sự sinh sôi nẩy nở, ấy là bước hướng tới qua mọi thể thức thuộc về hư vô. Sau khi đối diện với 5 đề mục nêu trên, thời tất cả là 'trống rỗng/nihil/nothing', thời tất cả là thể chất của VÔ tức là KHÔNG? -The Ought-is it nothing?-. Bởi tự nó là vô nghĩa -by no means-.Hư vô giờ đây là một đơn vị độc lập, tách rời mọi thế giới bên ngoài để hòa nhập vào vũ trụ giới, đó là hoài bão của Nietzsch giữa hư vô và hiện hữu như tiếng nói trung thực giữa người và thượng đế mà giờ đây thượng đế trở thành hư vô có nghĩa là không hiện hữu mà chỉ có như nhiên là hiện hữu. Một hiện hữu hư vô khác với hiện hữu 'hư vô cổ điển'. Hư vô được nhìn như một tiên đoán. Đối với Nietzsche không bao giờ nghĩ để loại trừ trong nhiệm kỳ của một điều gì có tánh che đậy, bưng bít để trở nên, cũng không hùa hay theo lệnh để tán tụng, ngợi ca; vì đối với Nietzsche cho đó là hành động hèn hạ, bẩn thỉu và một diện mạo toan tính; cái đó chính là sự lừa dối che đậy, một tư duy tôi lỗi (apocalypse) có thể đây là giả thuyết cuối cùng, nhưng trong qui trình đó là tránh xa và chuyển thể trong một ý thức phục hồi. Nietzsche ý thức hư vô là gì cho một thực nghiệm như là một sự kiện thuộc chẩn y viện mà ra. 'Nietzsche never thought except in terms of an apocalypse to come, not inorder to extol it, for he guessed the sordid and calculating aspect that this apocalypse would finally assume, but in order to avoid it and to transform it into a renaissance. He recognized nihilism for what it was and examined it like a clinical fact'. (A. Camus). Nietzsche tự chẩn bệnh lấy mình., nói cách khác, ông ta bất tín và mất hút vào nền tảng ban sơ của tất cả niềm tin -cụ thể là niềm tin cuộc đời. "Người ta có thể sống như một phản kháng?" 'Can one live as a rebel?' (A. Camus) Hay là : "Người ta có thể sống, niềm tin là cõi không?" ' Can one live, believing in nothing?' (F. Nietzsche) Lời nhận định trên như quả quyết, như thách đố tin hay không tin một thượng đế như ta nghĩ. Vâng; nếu con người tạo ra không nằm trong vị trí của niềm tin, nếu con người chấp nhận một hậu qủa bi thương của hư vô, và nếu; như hiện hữu giữa sa mạc và đặc người ta vào một giải bày tâm trạng trong một điều kiện nào đó thì con người sẽ cảm nhận được thuở ban sơ, sự đau đớn và hân hoan như một bản năng tự nhiên... Điều chắc chắn rằng không còn gì để nghi ngờ triết thuyết của Nietzsche, ông xoáy quanh vào vấn đề phản kháng. Với nhiều lý lẽ chính xác ; bắt đầu bởi hiện hữu của phản kháng. Nhưng chúng ta sẽ có những cảm thức khác nhau qua từng vị trí vai trò mà Nietzsche dựng nên. Với Nietzsche, phản kháng bắt nguồn bởi tiếng thốt: 'Thượng đế đã chết' tợ như tiếng thốt của Zarathustra vào cõi vô biên. 'Tiếng 'thốt/spake' đó chính là tiếng nói của khước từ, vừa là tiếng nói của phản kháng' (Camus). Lý lẽ đó như một giả thuyết, một dữ kiện cấu thành; rồi từ đó đưa tới phản kháng, đó là mấu chốt cho mọi thứ, mấu chốt tạo nên cứu cánh; ở một vị trí sai lầm khác đã làm mất đi thánh hóa (deity), làm hư hại cái thế giới hư vô, mà những gì Nietzsche đã nói tới với lòng ngay, cốt chỉ để lại những gì còn lại như cung cấp một nền tảng (proving-ground) cơ bản dành cho thượng đế mà thôi. Nietzsche thốt vì ông không còn tin tưởng ở mọi thứ vì tất thảy mọi thứ là vô nghĩa, đều là phi lý, nhưng không thể hoài nghi cả tiếng thốt như lời thét của mình. Je crie que je ne crois à rien et que tout est absurde, mais je ne puis douter de mon cri. (Metaphysical rebellion/ The rebel/ L'Homme Révolté. A. Camus)) Ý niệm nầy chắc chắn đưa tới sự 'phản đề' đối với tín hữu Thiên Chúa giáo. Ở đây Nietzsche không đưa ra một thể thức hay đề án 'giết Thượng đế'. Ông cho cái sự 'đã chết' là đúng với linh hồn của đồng sinh, đồng tử, một cái gì đúng lúc, đúng thời, chớ không phải thượng đế là không chết. Thượng đế trở nên vô tư, tức đã chết; đâu còn linh ứng để mà cầu xin, lúc xưa cũng như lúc nầy thượng đế đi vào hư vô, vào cõi như nhiên mà chỉ còn lại trong ta một 'nihi/nothingness/trống không' tức thừa nhận hiện hữu của thượng đế bằng ý niệm hư vô. Chất chứa một nội tại phản kháng không thể xóa trong ý thức : nó nằm lịm trong trạng thái khẩn trương và không dứt để rồi đi tới tiếng thốt như đi vào với hư vô, đồng loã với hư vô hai trạng thái phản kháng trùng phùng giữa Nietzsche và Camus; họ gặp nhau trong hư vô thuyết. Giữa chối bỏ và phản kháng là một. Như vậy Nietzsche không nói gì trong triết học một cách rõ ràng về phản kháng nhưng đã thiết kế một triết thuyết về phản kháng. ngược lại Camus đem phản kháng vào trong tác phẩm của mình là phản kháng trực diện, một ý thức phản kháng triết học; bao hàm trong một chủ nghĩa hư vô. Với Heidegger, Nitzsche, Camus đưa chủ nghĩa hư vô vào một phản kháng nội tại, thứ phản kháng của con người, một lối phản kháng siêu hình: bởi đau khổ mà con người gánh chịu chính là đau khổ có thật và chẳng ai tôi lỗi cả, nhưng vô tội chưa hẳn là hiện hữu sống.Tinh thần phản kháng siêu hình hay phản kháng hư vô hai yếu tính nầy nằm trong chối từ, không có cứu rỗi hay tế độ, ban ơn, do đó mong muốn một tuyệt đối của tồn lưu. La révolte veut tout, ou ne veut rien. Phản kháng muốn tất thảy muốn hoặc chối từ không muốn dù là hư vô vẫn là 'hư vô phản kháng'. Christ vẫn có một đòi hỏi của hư vô phản kháng... Tóm lại, cuộc đời đang sống như đã nói là một phản kháng, một chối bỏ, phủ nhận mà trong mỗi thứ đều hoài nghi sợ hãi, run rẩy, 'run như run thần tử thấy long nhan' (HMT)* một tai họa giáng xuống, một thể loại gần như thuộc về sinh vật học thường xẩy ra bên trong của con người. để rồi vượt qua đấng tôn thờ như chạy vào một cái gì tầm thường với một năng lực mong muốn mà thực ra đó là một nhầm lẫn, một thu nạp trong danh nghĩa 'phản lại cái méo mó nửa vời'(anti-semitic deformity) những thứ đó Nietzsche không thể chấm hết để trút vào đó như một miệt thị hay chối bỏ thượng đế, mà xem đây là cảnh giác giữa thượng đế với con người. Chắc chắn rằng phản kháng, phản kháng siêu hình hay phản kháng hư vô có thể là một chối từ và rồi Nietzsche 'thốt' lên lời tuyệt vọng cùng thời của ông : " Lương tri tôi và cả chính bạn không còn lâu dài như một ý thức lương tri " (My conscience and yours are no longer the same conscience). Lời nói :'Thượng đế đã chết' đã đi vào hư vô hay hiện hữu ? đó là một triết lý của Nietzsche và con người đang đối diện với thượng đế !
|
* Ivan Sergejevitsh
Turgeniev (1818-1883).
* HMT : Hàn Mạc Tử. |
Sách đọc: |
- 'Nihilism'.
by Frank A. Capuzzi. Italy and USA 1961.
- 'Metaphysical Rebellion'. in The Rebel, trans. by Anthony Bower. USA 1951. Tranh Vẽ : Trên giấy cứng 12'X15' Acylics+Mixed. Vcl 5/2012. |
|