Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]             [  Tác giả   ]
Chủ Thể Tâm Lý 
qua Tư Duy của Martin Heidegger
Võ Công Liêm
Tiến trình tâm lý tự nó thành hình và đứng riêng biệt, không giải thích được. Một biểu hiện tâm lý giống như cảm giác, tri giác và ý niệm; tất cả được giải thích bằng một tiến trình của nhận thức chỉ mỗi khi xẩy ra trong một chủ thể thuộc về tâm lý, mà điều đó như nhận biết. Trong phương cách vượt qua nầy, giờ đây tạo ra một nhịp cầu giữa  khách thể tâm lý và chủ thể tâm lý; đó là tiến trình nhận thức, một phác thảo trở lại nguồn gốc của chính nó.

Có phải vấn đề ở đây là vạch ra một vị trí mới, trình bày trong phuơng cách mang lại những điều cần thiết cho bây giờ? Có phải chủ thể tâm lý được giải thích mọi thứ? Chất liệu cụ thể làm sáng tỏ về mặt tâm lý? Đó là điều chắc chắn đạt đến mục đích của nhất thể, một vấn đề thuộc chủ thể tâm lý (The Psychic Subject). Chỉ có vấn đề là biến đổi trong phạm vi của vấn đề chủ thể. Hiểu biết được nó như một tiến trình tâm lý là không còn cách nào để lý giải hơn nữa, trong khi đó kiến thức ấy là cơ hội xẩy đến cho chủ thể thuộc tâm lý. Có  điều là đặc sự tương quan đến với vật thể khác (another thing), và một vật thể tâm lý (psychic thing) là nối liền vào  sự việc khác, nhưng vật thể rõ ràng, minh bạch của cái gì thuộc tâm lý chính nó, thì điều đó vẫn là vấn đề còn nghi ngại (problematic). Thì lấy  nghĩa gì để giả thiết cái điều tâm lý đó là nằm trong cái điều khác và thành lập một sự tiếp dẫn với một vài điều ngoài phạm vi nầy? -Thì chúng ta chỉ việc quẳng sự vật nào đó  vào sự vật khác, mà những thứ đó giống như bất cứ điều gì còn lại chỉ nằm bất động mà thôi.

What is it supposed to mean that one psychic thing is in another and establishes a connection with something external to it? -We are thrown from one thing to another, which like any thing remains mute.

Có điều gì vội vàng làm lệch hướng vai trò chủ thể, hy vọng sẽ tìm thấy để cứu nguy trong cái chểnh mảng của chủ thể thuộc về tâm lý; cái đó coi như để lại một thói tính cứng đầu trong tư tưởng, không phải điều đó xẩy ra với chúng ta để rồi khám phá cảm thức đơn giản cho vấn đề tầm thường: 'có một vài điều?' Câu hỏi đưa ra là để cân nhắc, chọn lựa trong một qui định, cốt giảm thiểu cho một dự đoán khác.

Việc đó như là một sự tháo gở toàn bộ, không ngừng nghỉ con đường dẫn độ một trong những cấp số của vấn đề tồn tại khác, một đường lối mở ra dù cho có trống rỗng, cuối cùng cũng giảm đi được những câu hỏi vô cớ của vật thể rõ ràng và một nhận thức của vấn đề . Chính cái sự lý đó; làm cho chúng ta đi tới tuyệt vọng (gone) vào cái hoang vu, khô khan của sa mạc, nhảy phỏng lên, thay vì luôn luôn thông thạo điều đó, một tri giác nhạy bén để cảm nhận vấn đề một cách thấu suốt, tường tận, điều đó gọi là 'tri thức hiểu biết' (understand intuitively)... và 'Đấng' Thượng đế hãy xem như 'cây nhân sinh' lớn lên ở giữa bụi cây trong vườn - và chính là cây nhận thức của sự tốt và xấu (Genesis 2:9).
We have gone into the aridity of the desert, hoping, instead of always 'knowing' things, to intuit understandingly and to 'understand intuitively'...and the Lord God let the 'tree of life' grow up 'the middle of the garden' - and the tree of knowledge of good and evil' (Genesis 2:9). 

Những Cảm Thức Khác của 'Đó Là' / Various Senses of the 'There is'.
Chúng ta muốn trả lời cảm thức đơn giản đó của vấn đề để hiểu rõ cái gì mà đã ngụ ý nhiều lần. Chính đó là nguyên tố ngoài sự thăm dò cớ sự từ những gì trong cuộc sống. Vấn đề chính là hoạt động sự sinh tồn là kinh nghiệm. Khi nói 'Tôi kinh nghiệm' nghĩa là tôi sống đầy đủ một quá trình với mọi thứ dồi dào sinh lực (vitally). Khi mà chúng ta cho điều của chúng ta là đơn giản và mọi thứ vượt qua kinh nghiệm đó; thì chắc chắn điều đó không có gì gọi là tiến trình cả để vượt qua trước chúng ta hoặc một sự cố nào khác hơn. Không những cho những gì thuộc về vật lý mà ngay cả những gì thuộc về vật lý học như đã nêu ra. Nhưng điều đó có thể phản hồi tức thời: kinh nghiệm là một tiến trình trong 'tôi', trong thể chất tinh thần tôi, tuy nhiên những việc ấy thuộc về vật lý thì đúng hơn. Hãy nhìn vào sự cớ đó một cách rõ ràng. Sự đối kháng nầy không phải tập trung một điểm, bởi nó sẳn sàng làm nền tảng sự thật về kinh nghiệm còn hơn nhận sự việc đó như một cái gì, tợ như tự chính nó mà ra. Không thể có sự nhầm lẫn một cách vô tư như thế mà phải bò, lết để đi vào cái thế giới 'hữu sự' (motive) có lý do đó. Lắng nghe những duyên cớ ấy; không có nghĩa là đi tìm kiếm cái nguyên nhân nổi bậc là điều kiện cụ thể, mà cũng không có nghĩa tìm kiếm những gì có thể giải thích về kinh nghiệm trong cách thức vật thể minh bạch có được. Chúng ta phải hiểu rằng; nguyên cớ chính đáng là nguyên cớ cảm thức của nguyên cớ kinh nghiệm. We must understand the pure motives of the sense of the pure experience.

Thời kỳ 'sinh động kinh nghiệm' (lived experience) *[Erlebnis] ngày nay coi như mập mờ, cạn cợt  không còn dài lâu, nếu không điều chỉnh, sửa chửa lại, tất sẽ tốt đẹp và để lại một khía cạnh nào đó. Từ đó không thể là điều để tránh né, mà rồi tất cả là cần thiết hơn để hiểu những gì là bản chất của chính nó.

Trong câu hỏi 'có một vài thứ đó không?'(Is there something?). M. Hedeigger nói:" Tôi thích nghi chính tôi bởi đặc đúng điều đó" (I comport myself by setting something).

Thật ra mọi thứ là hình thức phóng đại của cái gọi là bất luận điều gì (whatever) mà thôi trước khi chúng ta đặc câu hỏi. Vậy thì để lại  bên cạnh đó và gia nhập vào trạng thái nguyên vẹn, trong giây phút đầy đủ là một nghi hoặc câu nói 'Tôi thích nghi chính tôi'.

'Thích nghi' - là chứa đựng trong cảm thức của kinh nghiệm? Thử bàn rộng kinh nghiệm sống với đầy đủ nghĩa sống và thẩm tra cái chức năng cảm thức đó. Điều chắc chắn rằng; sự lý đó không bệnh hoạn, yếu xìu  - một ý thức làm nên thật và chứng minh được sự thật của một kinh nghiệm đầy sinh lực. Nhưng cái gì để cả quyết và để có một minh định đơn giản, mà không khám phá ra rằng trong những thứ đó giống như một cái của 'tôi' trong đó. Cái gì tôi thấy được  thì đó là 'sự sống' *[es lebt]  nhiều hơn, thế thì sự sống đã hướng đến mọi điều, đó là hướng đi trực diện với những điều đặc ra, mà điều đó tự trả lời lấy. Vấn đề đó là gì? và cái nghĩa đó hẳn là vấn đề?. Nói cho ngay ở đây chúng ta có một giới hạn tạm thời . Cảm thức gì của vấn đề để đối xử? -Nếu mang những kinh nghiệm nầy như một đền đáp đầy đủ cho một cảm thức và đầy đủ ý nghĩa làm nên một lý do thì có thể đây là tính chất của những gì hồ nghi, đáng ngờ 'questionable' và đưa tới cái điều có thể chất vấn được 'questionability'. Vậy thì phải hiểu và thích đáng đường lối đó? Cái đó như lôi cuốn đến một giải thích sáng tỏ cho một cách xử sự thích hợp của vấn đề chất vấn trong cái sự liên đới để thấy sau câu trả lời. Việc chất vấn thích hợp là động lực thúc đẩy, một điều mà người ta sẽ có thể nói, bởi cái lòng ao ước muốn biết. Còn như bây giờ chúng ta muốn theo sát cái sự diễn giải đó và ghi chú, không chừng chúng ta quay lại cái cảm thức đơn giản vốn có kinh nghiệm; điều đó phải bỏ rơi cái ý tưởng trong sáng đó mà những gì đã cho chúng ta. Tuy nhiên hãy để cho chúng ta  những gì còn lại  với cảm thức đầy đủ kinh nghiệm sống, cầm giữ những gì đã cho chúng ta, không thể cuối cùng rồi mới hiểu được điều đó.

Trong kinh nghiệm 'một vài điều' là vấn đề  chất vấn trong việc liên đới với mọi thứ khác vượt những gì đã nêu. Vấn đề  đặc ra có một xác định hài hòa : có hay không có 'đó là' đó là vấn đề. 'Đó là' *[es geben] vẫn đứng yên trong vấn đề đặc ra hoặc đứng yên trong thắc mắc, có hay không có một vài điều trái ngược tự nó, có hay không có một vài điều là có thể hiện hữu, nhưng có hay không có khá hơn cái 'đó là'. Vậy thì 'đó là' nghĩa gì? - Có vô số thứ đó là, có nhiều hình thể tam giác, có những tranh họa của Rembrand, có một số tiềm thủy đỉnh. Và rồi 'tôi' nói trời vẫn còn mưa hôm nay; thì đó là ngày mai của 'đó là', 'there is' của 'que sera, sera' của ngày mai. Như vậy có khác chi nói lên cái trống không của cái nghĩa đặc biệt của nó. thế thì chúng ta tìm đâu để thấy đầy đủ nghĩa lý của lý do đó cho đúng cái nghĩa 'đó là'.

Lại có một câu hỏi đó là 'một vài điều'. Cái đó đã nêu ra có hay không; đó là cái bàn, đó là cái ghế, cái nhà hoặc bụi cây, tấu khúc Mozart hoặc quyền lực tôn giáo, nhưng tất cả có hay không có 'bất luận điều gì của bất cứ cái gì' (anything whatsoever) Nghĩa gì thế? Có một vài thứ trong vũ trụ, người ta có thể nói; thực ra hầu hết mọi thứ đều có  tất cả trong vũ trụ, có thể đây là đối tượng của 'whatseover'. Có lẽ đây là một sự trở lại cần thiết. Trong đoạn cuối của sự phân tích nầy, nó tùy thuộc vào cái nghĩa mọi thứ là tổng quát có liên đới đến mọi thứ cụ thể nhờ đó mà đầy đủ cho một chức năng của sự 'liên kết' vẫn còn lại nằm trong nghi vấn.

*

Vai Trò của Người Chất Vấn / The Role of the Questioner
Như đã nói ở trên về vai trò, tư cách, đặc điểm các điều đã nêu 'tôi thích nghi chính tôi' cũng nằm trong vấn đề đơn giản của kinh nghiệm chất vấn là điều không phù hợp và không thể áp dụng được, bởi vì sẽ có sự phản ứng tức thì về sự việc mình làm mà không tìm thấy cái thứ giống như cái của 'tôi'; ngoại trừ chỉ có cái 'đã-nghiệm' ra của kinh nghiệm 'ex-perience' của một vài điều, một đời sống hướng tới một vài điều 'living towards something'.

Điều đó sẽ bị chống đối cái việc 'tôi' làm; mà thực ra nó tùy thuộc vào cảm thức  của vấn đề nêu ra. Thí dụ: 'đó là' nghĩa là điều đó, vật đó được cho cái đó 'cho tôi người chất vấn ' (for me the questioner). Tuy nhiên ở đây, không những chỉ là không 'tôi' một cách cấp kỳ một cách đáng sợ, nhưng lại được mở rộng trong phạm vi của tri giác, như thế khác gì bỏ quên bất cứ một hạn chế nào để minh chứng 'cái chính tôi'. Đích xác như thế; bởi vì lời chất vấn có liên đới trong một cái nhìn tổng quan về 'tôi', cái đó không có liên can đến cái của-tôi là 'tôi'. Ở đây có hai hiện tượng hết sức cần thiết, thúc đẩy cho từng mỗi thứ; bởi cảm thức  của kinh nghiệm  là không liên can  đến cái của tôi là 'tôi', mà vẫn cứ coi là cần thiết; 'tôi' và cái-tôi liên can là không nhận thấy qua cái thẩm tra đơn thuần ấy. Đây là mệnh đề không hơn không kém phần lập ngôn nhai lại.

 Vẫn coi đây là kinh nghiệm; bởi tôi kinh nghiệm như một sự sinh sôi trong cuộc sống và cái đó nó tùy thuộc vào cuộc đời tôi, nhưng nó vẩn còn cách xa từ tôi trong cảm thức đó; ấy là cái gì tuyệt đối xa từ 'tôi', một cái gì tuyệt đối 'tôi-tránh-xa' *[Ich-fern]. Tuy nhiên, từ những kinh nghiệm ở lãnh vực cố vị (ground-laying) và yếu tố cần thiết có tính minh mẫn, có thể giờ đây là một thành đạt -một ý nghĩa đầy đủ không như những thứ khác. Cho dù có gì đi nữa; dòng chảy đó vẫn là một phân tích rộng rãi hơn, có thể thu nhận được. Cái sự chất vấn đó có thể nảy sinh trong sự cẩn trọng cho việc phân tích và đó cũng là điều tự nhiên, nó có quyết liệt, nghiêm trọng đi nữa để thấy rằng chúng ta không đánh đổi với  một thứ cụ thể hóa rõ ràng và đó là đối tượng cho một trắc nghiệm là hoàn toàn không phải là việc đơn thuần, thực tế là biến cố tồn lưu. Chất vấn hay không chất vấn  thì đó là đối tượng cho tất cả. Đời sống là đã-nghiệm ra (kinh nghiệm) là cái điều không phải hiện hữu nằm trong cái mốt vô cảm (brute fashion), mà khởi từ đó và  chấm dứt từ đó để thích ứng cho một tiến trình *[vor-gang]  vượt qua trước chúng ta. Cái sự liên can không phải là có phần của những điều giống nhau mà chỉ có một vài điều mà thôi; 'vài điều' là dính liền nhau. Đời sống và sự sống của kinh nghiệm là không liên kết với nhau trong cái kiểu cách khác nhau của đối tượng tồn lưu (existing objects) mà đi qua thời gian 'đã-nghiệm' (ex-perience).

Từ những kinh nghiệm đặc biệt đó, không còn vai trò của vật thể, của một kinh nghiệm nào khác hơn, bất luận là gì 'whatsoever' đều có thể mang lại một tri nhận hiểu biết đầy đủ hơn bao giờ và dành cho việc phân tích về cấu trúc của kinh nghiệm. 

VÕ CÔNG LIÊM 
( Gõ xong ở Sgn.Vn.giữa 5/2012)
 Sách đọc:
- Heidegger (Toward the Definition of Philsophy) Trans by Ted Sadler. The Athlone Press 2000/2008. London & New York.
     (Bài viết nầy dựa qua ý: 'Chapter One- Analysis of the Structure of Experience' của Martin Heidegger)
    *   Chữ trong khung [...] là chữ của M. Heideggger.Dịch giả (T.Sadler) ghi thêm cho rộng nghĩa ý tác giả. 

Tranh vẽ: 

Ảo / Imaginary

Khổ 12'X16' trên giấy cứng . Acrylics+ Oil stick. Vcl 5/2012. 
(trong loạt tranh loại nhỏ / miniature)