Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]             [  Tác giả   ]
 
SIÊU HÌNH 
Giữa HEIDEGGER Và NIETZSCHE
Võ Công Liêm
Siêu hình là tiêu điểm được ví như một thế đứng cần thiết cho triết học. Nó phô bày một dữ kiện rối bời, gò đống trong: nghệ thuật, khoa học và tất cả những hoạt động của con người. Cái đó đưa tới ý tưởng thuộc về nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân gì?  Nguyên nhân lý giải sự việc để mở ra những tiếp nối cơ bản của sự lý. Một nguyên nhân đẩy Heidegger và Nietzsch vào con đường siêu lý, vào những nhận định và thẩm quang về siêu hình, một khoa triết học được đề cập nhiều nhất của hai nhà tư tưởng nầy và đã đem lại những luận bàn từ trước cho đến nay. Đặc biệt trong hai tác phẩm Giới Thiệu về Siêu Hình / Introduction to Metaphysics của Martin Heidegger và  The Birth of Tragedy / Đẻ Ra Thảm Cảnh của Friedrich Nietzsche là hai tác phẩm nói lên chiều sâu và mặt thực mà con người tiếp nhận như một nguyên lý của siêu hình, hàm chứa một tư duy đôi khi không thực với đời sống, nó nằm trong dạng thức của ý niệm hơn là lý tính và hiện hình toàn vẹn một ảo thức của khoa siêu hình học, một thứ khoa học triết học, một chức năng phân bổ cái thâm cung bí sử của siêu hình, một đòi hỏi của tri thức nhận biết bằng ngữ ngôn triết học mà họ muốn nói tới. Siêu hình là một khám phá từ khởi thủy mà cả hai nhà tư tưởng đã qui vào xuất xứ những hiện tượng cổ Hy Lạp để làm nền tảng (ground) lý luận cho một triết học 'hiện hữu' ngày hôm nay. Một tư duy rộng mở, phổ quát vừa đủ đề cập đến một thực thể tồn lưu, một sinh lý hoặc nếu không, với những điều đó chúng ta có thể cư xử để đạt đến, thì ít ra cũng có hay không một sự thật đáng kể dành cho sự hão huyền hoặc ảo tưởng mà ra.
It is broad enough to refer to any entity, physical or otherwise, with which we may hve dealings, whether real, illlusory or imagined.

Một thông điệp giúp chúng ta thử nghiệm thực hư của siêu hình, gợi ý một chuỗi sự vật mà mỗi thứ như đã hiện hữu; kể cả xe cộ, núi non, côn trùng, người Nhật và cả dáng dấp của nhạc sĩ Bach...Vậy hiện hữu là gì? Mà hai tư tưởng gia Đức thường hay xử dụng từ 'Das Seiende' hoặc 'Seiendes' mỗi khi nhắc đến; Seiende / Hiện hữu trong một ý niệm tổng quát như nói lên tất cả 'hiện vật' mà họ đề cập trong tác phẩm được đề ra : Tại sao phải là hiện hữu/being/seiendes cho tất cả mọi điều mà thay vì là Không/Nothing? -Why are there beings [Seiendes] at all insteal of Nothing?. Cái đó chính là siêu lý triết học của siêu hình mà Heidegger muốn nói đến. 

Trong phần mở đầu tác phẩm Hiện hữu và Thời gian 'Being and Time' Martin Heidderger hạ bút xuống trong một tâm thức bối rối, một kiểu thức mơ hồ và gần như chia ra từng phân đoạn, chứa đựng một loạt ngôn từ tợ như khai thác một âm thanh và cảm thức ngữ ngôn trừu tượng Đức và thường dựa vào những huyền thoại, siêu hình Hy Lạp để đưa chúng ta đến gần một kinh nghiệm xác thực, một hiện tượng của thời kỳ sơ nguyên bao gồm: hiện hữu, sự thật và tương quan.

Với tác phẩm "Giới Thiệu về Siêu Hình / Introduction to Metaphysics" của Heidderger là một tác phẩm nặng ngôn từ bởi vì Heidderger nhấn mạnh vào một thứ ngôn ngữ quan trọng hơn bao giờ như muốn nói lên sự hiện hữu của ngôn ngữ siêu hình, một vai trò cần thiết của triết học, một hiện hữu tự nó mà ra và tất cả vấn đề của hiện hữu. Hầu hết những phần trong tác phẩm Heidegger cho đây là hiện hữu thuộc của chúng ta, hiện hữu con người, cho dù; 'Dasein' là không tương quan gì đến hiện hữu con người. Heidegger nhấn mạnh rằng Dasein không phải thuộc nhân chủng học, tâm lý học hoặc chẳng phải là ý niệm dành cho tiểu sử danh nhân.

"Giới Thiệu về Siêu Hình" Heidegger thường đặt nặng vấn hiện hữu như một bản chất của hiện hữu (beingness). Tuy nhiên ở đây là vấn đề cơ bản của Heidegger nói đến bản chất tự nó, ấy là điều có thể đem lại cho chúng ta như một đặt để đầu tiên hoặc làm thế nào để chúng ta thông đạt cái nghĩa lý của từ ngữ 'hiện hữu/to being'.

Vấn đề của Hiện Hữu trong cảm thức nầy là thẩm tra trong sự việc xẩy ra; mà trong tất cả sự có mặt của hiện hữu đều trở nên dễ dàng tiếp cận và đưa tới một tri nhận giữa hiện hữu với siêu hình. Đối với Heidegger Có hay Không Có hiện hữu thì điều đó đã là hiện hữu. Chúng ta phải nương vào những từ ngữ mà ông đã dùng như một nhấn mạnh đầy đủ giữa siêu hình và hiện thực. Bởi những ngôn từ của Heidegger trở thành siêu hình; ông dùng 'Grund' của Đức ngữ như lãnh điạ, nền tảng và sự cớ; có nghĩa rằng cái gì sâu lắng dưới đáy lòng đất mà chúng ta thiết lập như một vị trí riêng biệt. Grund/Ground là một ngôn từ tương quan nhưng lối nhìn khác nhau.

Chính những đè nặng đó là quan trọng đối với Heidegger và nhờ đó mà mỗi lúc mỗi có giá trị thiết thực hơn cả khi đưa những hiện tượng học đã phát sinh vào sự thành tựu của siêu hình học Tây phương. Bởi khởi điểm là phát nguồn qua những tư tưởng trước đây mà Heidegger đã bắt gặp trong quá trình nghiên cứu hiện tượng học và siêu hình học, hai bộ môn nầy thật ra phát nguồn từ môn khảo cổ học (archaeology) hay được coi như cổ ngữ; chứa đựng một số huyền thoại Hy Lạp mà về sau nầy Heidegger thừa nhận như một chủ đề cho mỗi tiểu luận của ông đề ra.

Tập 'Giới Thiệu về Siêu Hình' của Heidegger gồm có 4 chương (chapters) mỗi chương chia ra nhiều mục khác nhau nhưng tựu chung khai thác toàn bộ bản chất siêu hình. Ở đây ta thử lướt qua một phần tư tưởng trong chương một của Martin Heidegger để tìm thấy sự hiện hữu chân thật của một ngữ ngôn siêu hình học.

Vấn Đề Cơ Bản của Siêu Hình / The Fundamental Question of Metaphysics
Heidegger đưa ra lý luận như thế nầy: 'Tại sao có hiện hữu cho tất cả mọi thứ thay vì không có hiện hữu?' "Why are there beings at all instead of nothing?". Đó là câu hỏi đưa ra. Giả thiết điều nầy không phải là vấn đề bắt buộc phải có hiện hữu; thì hiển nhiên đây không phải là vấn đề nêu ra hiện hữu hay không hiện hữu. Thế thì không bao giờ chạy vào vấn đề nầy , vì Heidegger cho rằng , nếu chạy vào vấn đề thì không có nghĩa dành cho nghe và đọc; thì sự cớ ấy có khác gì một câu văn chất vấn và được coi như là lời 'thốt' (uttered/spake) nhưng đặc vấn đề cụ thể (như vấn đề hiện hữu) thì đó là cái gì mình đang đứng trên lập trường hiện hữu, chốt lấy nó, một cái gì hấp dẫn tự nó trong một trạng thái của vấn đề nầy. Cho nên chi Heidegger cứ lập lại nhiều lần 'Tại sao phải có hiện hữu cho tất cả thay vì không có hiện hữu?' Đó là một câu hỏi dự phóng cho lý luận hiện hữu, Heidegger đưa Dasein vào vấn đề, một Dasein của hiện hữu mà 'Dasein' và 'Hiện hữu' là đồng nghĩa. Dasein giống như ngọn gió hú lướt qua thì không thể thừa nhận như một vấn đề. Tại sao? bởi hiện hữu của siêu hình giờ đây đã hiện thực, đó là những gì xẩy ra trước đây và những gì sẽ xẩy ra là tương lai. Do đó vấn đề siêu hình là lãnh vực bao la rộng mở. Nó đến để dừng lại ở chỗ không hiện hữu của bất cứ thể loại nào. 

Ở điạ hạt của vấn đề nầy chỉ có một giới hạn duy nhất bởi cái điều giản đơn là không và không bao giờ là: KHÔNG. Tất cả là Không trong vấn đề đã nêu và rồi tự nó chấm hết ở cái chỗ Không. Không những thế; bởi ở đây mọi thứ là 'CÓ' một hiện hữu của nó và sau đó chúng ta nói về nó; bao trùm như một hiện hữu 'có' thật. Điều bao la rộng mở của siêu hình là phổ quát, vì thế 'quá' bao la; đó là cái thừa mứa (exceed) mà chúng ta không cần phải đòi hỏi hiện hữu hay không hiện hữu. Đọc đến đây cho ta thấy được rằng, cái gì Heidegger muốn diễn tả, đó là; chúng ta không còn nghi ngờ nào hơn, không còn phải chất vấn đây-là-hiện-hữu hoặc đó-là-hiện-hữu và cũng không hết-thảy-là-hiện-hữu, thay vì; chúng ta đặt vấn đề từ khi mới bắt đầu về tất cả những gì là hiện hữu hoặc như là chúng ta cho đó là sự cớ để thảo luận về sau: hiện hữu coi như trọn vẹn, đầy đủ là thế đó! beings as a whole and as such!

Trong bài Heidegger nói như thế nầy: "...Finally, as the broadest and deepest question, it is also the most originary. What do we mean by that? If we consider our question in the whole breadth of what it puts into question, beings as such and as a whole...but without any particular preference.

Chúng ta làm gì cái nghĩa đó? Vẫn tồn lưu; điều đó có thể đánh dấu để chứng minh "một/one" hiện hữu luôn luôn tiếp tục cho một tiến trình đi trước của vấn đề: hiện hữu con người mà con người đặt ra vấn đề. Tại sao là, tại sao không mà cứ dai dẳng trong ta bởi do từ cảm thức của vấn đề, chúng ta phải tránh xa cái sự nhấn mạnh trong bất cứ trường hợp đặc biệt nào, cá tính hiện hữu không những là cứ điểm nhìn vào hiện hữu con người. Dù gì ở đây là hiện hữu, vị tất nó là hiện hữu!

Nhưng nếu hiện hữu được coi như là tất cả thì chính sự cớ đưa tới vấn đề chúng ta nêu ra, mà vấn đề đó đến cùng một lúc trong một tương quan rõ rệt với vấn đề -sở dĩ rõ rệt bởi vì nó độc nhất-  và hiện hữu đến trong cái tương quan, một tương quan rõ rệt cho vấn đề. Nhưng ở đây câu hỏi của vấn đề là không, trong một tương quan hiện hữu như đã là; và như tất thảy, chỉ có một vài ức chế xẩy đến để chen vào hiện hữu tợ như hạt mưa trên lá the falling of raindrops. Thì một điều chắc chắn rằng hoặc có hay không có vấn đề "Tại sao có hiện hữu cho tất cả thay vì không có hiện hữu?" là đã đặt ra hoặc không tạo ra sự khác biệt cho bất cứ điều gì xẩy ra để hiện hữu tự nó. Hành tinh quay quanh quĩ đạo thì ở đây không còn là vấn đề. Sinh lực của cuộc đời thổi tung cây cỏ và động vật thì không còn là vấn đề. Tuy nhiên vấn đề nầy nằm trong tự nó nghĩa là không có sự tiến trình một cách võ đoán nhưng được hơn là riêng biệt cho một sự cố xẩy ra; thì điều đó chúng ta gọi là 'trường hợp xẩy ra ngoài ý muốn'...

Cổ ngữ Hy Lạp giải thích 'meta' như thế nầy: "Có một vài thứ vượt quá xa" hoặc "Cõi ngoài kia". Thì triết học cho vấn đề đó là hiện hữu như là 'meta ta phusika' thì cái nghĩa đó như tầm xa; và từ đó sinh ra cái gọi là siêu-hình-học. Ở đây không cho phép chúng ta dự vào đó như thế nầy hay như thế kia hoặc dựa vào lãnh vực của thiên nhiên -thể xác vô hồn, cây cối, súc vật- nhưng tất cả thứ đó phải ở ngoài kia của 'ta phusika/vô hình'. Qua quan điểm nầy chúng ta không vin vào căn nguyên lịch sử hoặc căn cứ vào nguồn cơn nào và ý nghĩa nào trong chu kỳ nầy với nhiều chi tiết khác. Mà nhìn nhận cái đòi hỏi Tại Sao? Tại sao chính là 'Vấn Đề Cơ Bản của Siêu Hình'. Siêu hình đứng vững trong vị trí như một trung tâm của hạt nhân đó là một xác quyết cụ thể cho tất cả những gì thuộc về triết học. Song le; đôi khi cũng đem lại những hiểu lầm một cách dễ dàng, bởi một điều hết sức đặc biệt giữa 'hiện hữu và thời gian' bực thang bước tới "một chân trời siêu nhiên"(transcendental horizon). Nhưng 'siêu nhiên' ở đây không có nghĩa là thuộc về đối tượng của trí tuệ, mà ở đây nó như một xác quyết bởi một tồn lưu ngây ngô tạm thời cho một hiện hữu có mặt (being-here) cho những ai chưa đi vào qũi đạo của triết học siêu hình, mặc dù có ảo hóa chăng nữa, nó vẫn được gọi tên siêu hình và dự phần vào cốt tủy của bộ môn triết học thời nay.

The Birth of Tragedy / Đẻ Ra Thảm Cảnh
Tác phẩm đầu tay của Nietzsche 'Đẻ Ra Thảm Cảnh / The Birth of Tragedy', phát hành 1886. Một tác phẩm có chỗ đứng riêng trong số những tác phẩm nổi tiếng của ông. Nietzsche cho đó là bản tự kiểm, tự phê là một kiềm chế hết mình 'Attempt a Self-Criticism'; với nhận thức đó như làm mới tâm hồn ở tuổi 28, một thời điểm thuận lợi để ông viết lên tất cả những gì cuộc đời cũng như cá nhân Nietzsch. Có lẽ không có một nhà văn nào viết một lời nói đầu với tự sự như thế. Chắc chắn lời tự phê là một lời phán quyết cao độ, mặc khác cũng là lời chống đối thẳng thắng những tệ hại của con người, một cái nhìn không chân thật của xã hội, ông xa dần với Thượng đế bởi sự im lặng vô biên, Nietzsche cho đó là hố thẳm tội lỗi và gần như trong đó chứa chấp một nội tại bi thảm của Nietzsche ở tuổi ấu thời mà ông phải gánh chịu, thảm trạng gia đình ông là một thảm trạng bi đát; do đó phát sinh ra một dồn dập, ức chế để viết lên tác phẩm 'Đẻ Ra Thảm cảnh'. Vì chứa đựng cả một ta thán thân phận làm người như một khổ nhục. Và từ đó Nietzsche nhận những lời phê phán gần như nhạo bán ở thời kỳ đầu phát hành. Song le, không phải vì thế mà nản lòng Nietzsche. Ông kiên nhẫn đợi chờ sự phán quyết của sự thật.

Chắc rằng Nietzsche đã 'sinh sau cái chết / born posthumously' trong một cảm thức để viết lên tác phẩm đầu đời, một tựa đề chứa đựng đầy đủ tư duy, một cảm hứng bộc phát từ những bi thương thần thoại Hy Lạp và tu tập nhiều hiện tượng khác trong vũ trụ siêu hình. Dù cho nhận thức của Nietzsche trong sáng và một tư chất mẫn cán đi nữa tác phẩm nầy không để lại tiếng tăm và cũng chưa liệt kê vào loại văn chương hàn lâm; nhưng trên thực tế tác phẩm 'Đẻ Ra Thảm Cảnh' đã đi lần vào quần chúng, thu hút một số thức giả nhưng bên cạnh Nietzsche cũng bị công kích và chỉ trích những gì thuộc về tư duy của Nietzsche đề ra. 

Nietzsche du nhập huyền thoại cổ Hy Lạp vào văn chương triết học để hoà nhập toàn thể yếu tính đó như thể cách siêu hình. Nietzsche đứng trước một thử thách cho lời tự phê của mình -Attempt at a Self-Criticism qua tác phẩm Đẻ Ra Thảm Cảnh chứa chấp những nhân vật thời cổ đại Hy Lạp; một thứ ngôn ngữ thường dành cho thức giả 'Hellennism và Pessimism'. Mà thật ra đây là ngôn ngữ của thổ dân Hy Lạp, có thể đây là nguồn cho Nietzsche phát tiết suy tư siêu hình về sau nầy(?).

Có cái gì đối kháng quan trọng trong Apollinian và Dionysian của Nietzsche? Đó là tiếng than phản kháng của Schopenhauer như nhắc nhở và những gì thế gian ao ước. Nietzsche xử dụng  Apollo như một chứng tỏ lòng tha thiết ngưỡng mộ nền văn hóa Hy Lạp, tìm thấy ở đó những gì cao siêu huyền nhiệm, chứa đựng đầy đủ cổ Hy Lạp qua đền đài và điêu khắc: những thiên tài chế ngự một thời qua thi ca, âm nhạc; những thứ đó xâm chiếm hồn Nietzsche không ít khi viết lên 'Birth/Sinh Ra'. 

Đọc cẩn thận trong tác phẩm nầy để nhận ra cái sự tôn thờ của Nietzsche qua vai trò 'Dionysian' đưa tới những luận bàn, đó là những gì thành quả của một tổng hợp Hy Lạp, đặc biệt nói lên những bi thương trong đó, chúng ta không thể hiểu sai lầm về điều nầy, chúng ta không thể vô ý thức để phá hủy những tiềm năng như thế hoặc phải đóng cứng tư duy để tạo nên cái điều có thể là. Quan điểm chính của Nietzsche là thực hiện một cách đúng đắng mà những điều đó như những chuỗi dây kéo dài trong sự tham khảo, mặc khác làm sáng tỏ một thứ văn chương có tính chất siêu hình mà không còn bế tắc của ngôn từ trừu tượng. Nietzsche muốn giải phóng điều nầy.

'Đẻ Ra Thảm Cảnh' đã đạt đến tột đỉnh qua phần 7 trong bài. Một tương quan nối liền chủ nghĩa hiện sinh của Pháp.
Chính Nietzsche đón chào cái thảm cảnh Hy Lạp như một biến đổi luân hồi tối thượng qua kiểu thức của Schopenhauer 'Phật tính từ khước dục vọng' đó là thảm cảnh Nietzsche học được những gì mà người ta có thể xác định được cái siêu lý, thẩm mỹ và niềm vui dù rằng là khổ đau và tàn bạo.

Nietzsche himself celebrates Greek tragedy as a superior alternative to Schopenhauer's "Buddhistic negation of the will". From tragedy Nietzsche learns that one can affirm life as sublime, beatiful and joyous in spite of all suffering and cruelty.

'The Birth' cấu thành bản tuyên ngôn xuất xứ từ Schopenhauer: và từ đó Nietzsche hoàn toàn khâm phục 'Schoner' một cách chân thành để cùng ngước nhìn cái khủng khiếp của hiện hữu sinh tồn. 

Lợi hại của tác phẩm là Nietzsche  đã chọn đúng vị trí, chức năng của khổ đau đến từ những nhà suy tưởng Hy Lạp, thảm cảnh đã cho Nietzsche một cái nhìn xa hơn làm nên một văn hóa đương đại. Trái lại; có phần gia tăng trong một trạng thái hư thực của ảo giác với chủ đích tạo nên giá trị hiện đại để nhìn lui những gì của những thời đại, kỷ nguyên đã qua, mà là những gì đáng kể của cổ Hy Lạp.

Con người thuộc về lý thuyết -the theoretical man là con người có tư tưởng tiến bộ; là những gì Nietzsche đề cập là đúng đắng cho tới những tác phẩm cuối cùng của ông. 

Một điều thích nghi hơn, Nietzsche giới thiệu Socrates như một con người lý thuyết bởi  Socrates được coi như nhà triết học lớn và chính Nietzsche nhìn Socrates như một con người mẫu mực để lưu truyền 'archetype' một chuyển nhượng qúy giá về sau.

Cuối cùng; Nietzsche đổ lỗi cho 2000 năm trước có nhiều loại triết thuyết khác nhau đã đưa tới cái chết bi thảm ở dưới chân của Socrates. Đặc biệt hơn những gì thuộc về triết học quan tâm đến, đó là Siêu Hình; là những dự đoán về những gì hiện hữu và tồn lưu đều nằm ngoài kia của thế giới vật lý. Nietzsche  suy xét điều nầy là một lẫn lộn và cuồng trí từ những gì thật sự là quan trọng cho thể chất của siêu hình.

Trong 'Đẻ Ra Thảm Cảnh' Nietzsche đã đưa hai nhân vật huyền thoại Hy Lạp làm nền tảng cho một triết lý siêu hình. Hai thượng đế Hy Lạp được giới thiệu như hình tượng của ẩn dụ hóa thân là mấu chốt chính yếu trong 'Đẻ Ra Thảm Cảnh':

-Apollonian: Nietzsche so sánh Apollonian với giấc mơ. Trong giấc mơ biểu lộ một ý nghĩ kỳ quặc nhưng ở đây cho ta một lối về của sự quên lãng, một thế giới mà ta đối đầu với thế giới hiện thực. Nghệ thuật của Apollonian là một lý giải qua họa phẩm và điêu khắc. Cùng một diễn trình đó chúng ta khẩn cầu một hình ảnh đến trong giấc mơ, chúng ta thực hiện như đang vẽ trên khung tranh. Nhưng phải hiểu rằng những họa phẩm đó chỉ đại diện cho thế giới hội họa mà thôi, những hình ảnh quái gở đó đưa chúng ta trở về một lần nữa nơi chúng ta đang sống. Để rồi Apollonian tạo ra cho mình một cách riêng: một phong cách trong sáng, một cái gì thanh cao mới được phần thanh cao(ND) và gần như toàn thể nghệ thuật là phải thế.

-Dionysian: Nietzsch so sánh Dionysian là nghệ thuật với nghiêng ngả, loáng choáng. Nietzsche không cho đây là say sưa của rượu để ngả nghiêng, nhưng ở đây là một cách thức khá hơn của hôn mê đưa tới ngất ngây, cái sự cớ đó có nghĩa là 'đã' hơn cả rượu.Lấy thí dụ; qua cái cách giao hợp, làm tình, đờn ca múa hát, đi lễ chùa...thì cảm khoái của nghệ thuật nó cũng tương đương như những trường hợp trên. Giống như Apollonian, Dionysian là những người chạy trốn sự thật, nhưng trong cái chao đảo, chếnh choáng không còn coi là quái gở nữa. Mơ một cách quái đản là mơ cá tính riêng biệt và là kinh nghiệm riêng tư thì những trạng thái nầy làm cho chúng ta quay lưng chạy ra khỏi thế giới đó, thì không khác gì Apollo và Dion bỏ trốn. Dionysian ngả nghiêng, loáng choáng, thì đó chưa hẳn ra khỏi thế giới hiện hữu, nhưng quên được cái tự tại (in-itself) và nhiều kinh nghiệm của một thế giới đầy bí ẩn.  Đối với Dionysian  nghệ thuật có nhiều tương quan gần gũi với âm nhạc và thi ca. Nietzsche chấp nhận sự tương quan giữa hội họa và âm nhạc là hai thứ luôn luôn trong sáng. Cái đó có nhiều quan trọng rõ rệt là làm sao để trả lời những tác phẩm nghệ thuật; tốt hơn những tác phẩm nghệ thuật là tự thân nó mà ra. Nietzsche thấy  Apollo như một phát tiết cá tính, nhưng trái lại Dionysian thích thú trong âm nhạc và nhảy múa làm như vậy để đánh hạ cá tính ra khỏi con người, tức hạ cái 'ngã' cá nhân ra khỏi con người của Dionysian, một lối tự diệt bản thể.

Nietzsche nhấn mạnh rằng Apollonian và Dionysus không phải là nhân vật đối kháng nhưng cùng ở bên nhau, đồng thời bổ sung vào nhau, tuy nhiên; một nghệ thuật hoàn toàn là một nhập thể, một biểu hiện cho cả Apollonian và Dionysian. Trường hợp nầy giống như Wagner, Nietzsche đã thấy được nghệ thuật có sự hiện hữu trong thảm cảnh Hy Lạp. Nietzsche dâng hiến trọn vẹn tinh thần mình vào 'Đẻ Ra Thảm Cảnh' là dựa vào cái nhìn -giữa cổ Hy Lạp như đã có một cái gì chất phát mộc mạc-. Nietzsche luận bàn thêm: cách sống của Hy Lạp là tàn bạo, cái sự đau đớn ngắn ngủi nhưng đầy đủ. Thế thì người Hy Lạp đương đầu như thế nào trước những tình huống của cuộc đời? Nghệ thuật Hy Lạp đã xuyên suốt và hòa nhập vào Apollonian và Dionysian gần như một cơ cấu để cuộc đời bớt đi sức chịu đựng triền miên và làm cho đời có thể khoan dung hơn.

Rather, Nietzsche argued, the Greek way of life was brutal, short and full of suffering. How did the Greeks cope with these facts of life? Greek art, through the fusion of tha Apollonian and the Dionysian, was such a mechanism for making life tolerable.

Tóm lại; tác phẩm đầu tay của Nietzsche 'The Birth of Tragedy/Đẻ Ra Thảm Cảnh' phần lớn chịu ảnh hưởng Richard Wagner nói về sự quan trọng và cần thiết của Nghệ-thuật. 'Đẻ Ra Thảm Cảnh' mang nặng tính chất tranh luận hoặc bàn cải hơn lý luận. Một nghệ thuật hoàn hảo là một liên hợp trong ý tưởng trừu tượng vừa siêu hình, một hình ảnh kỳ quặc của Apollo và một cái chếnh choáng của Dionysus. Ở đây chỉ còn lại một nghệ thuật hoàn hảo là hiện hữu của cổ Hy Lạp. Cái sự cớ của thảm cảnh chính là thảm cảnh hiện hữu. Vì vậy phản kháng của Nietzsche cho rằng Euripides và Socrates vu oan cho cái chết của nghệ thuật hoàn hảo. Cho nên chi 'Đẻ Ra Thảm Cảnh' chỉ đi tới những lời phê bình nghiêm khắc của các vị thức giả, họ vẫn còn nghi ngờ những luận cứ chứa đựng một tiềm ẩn bên trong tác phẩm.
Cuối cùng của Nietzsche chỉ 'thốt' (thus spake) lên tiếng nói bi thương (tragedy) trong một tư duy rối bời, gò đống. Dẫu là gì cũng đậm nét tư tưởng siêu hình qua Bi-Thảm Cổ-Hy-Lạp (Ancient Greek Tragedy) mà Nietzsche cố gắng dàn dựng để nói lên sự có mặt của hiện hữu siêu hình.

Với Heidegger trong 'Introducion to Metaphysics' để lại cho chúng ta một vấn đề Hiện Hữu , một chức năng cần thiết và tối hậu. Với Nietzsche trong 'The Birth of Tragedy' thì coi hiện hữu cuộc đời là thảm cảnh và hô hào thảm cảnh đó là 'hiến chương' cho lẽ sống; để rồi chúng ta  phải nhìn vào những tiến trình để đánh giá thực hư cho một triết thuyết, bởi hai tư tưởng gia Đức đều qui về một hình ảnh vừa trừu tượng vừa siêu hình để đi tới thừa nhận cho một triết thuyết. Một cái nhìn nghiêm chỉnh với 'dữ kiện/in fact'; điều đó như thể đặc vấn đề về cái cần thiết và cấp thời: dữ kiện đó là Hiện hữu, một dữ kiện không còn lời lẽ nào hơn; e sợ rằng sẽ phai mờ như mây khói. Một bi thảm mà con người đón nhận mỗi khi chào đời. Cái lý sự đó chính là sự thật hiện hữu.

Giữa Heidegger hoặc Nietzsche; thì đây không phải là vấn đề thuộc tâm lý học, mà  là một quan tâm đối với lịch sử triết học dưới cái nhìn cần thiết và đáng qúy, một khám phá mới cho bộ môn triết học cận đại đang hướng tới.

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.tragedy 7/2012)
SÁCH ĐỌC:
- Basic Writing of Nietzsche. Trans: by Walter Kaufmann. The Modern Library .New York 2000 USA.
- Martin Heidegger: Introduction to Metaphysics. Tras by Gregory Fried and Richard Polt. Yale Nota Bene 2000 by Yale University. USA.

*    Friedrich Wilhelm Nietzsche: (1844-1900)
*    Martin Heidegger (1889-1976)
                                                                           ***


Tranh vẽ: Tự hoạ/Selfportrait. Khổ 12X16 trên giấy bià. Acylics+Mixed. 2009.vcl