Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
]
[ Tác giả
]
|
|
Siêu
hình học là gì? What is Metaphysics? - là một từ ngữ tự dưng,
xuất hiện đầu tiên ở cuối niên đại thời cổ. Là một
tên gọi được thẩm định cơ bản chủ yếu, một nguyên
nhân, một nguồn gốc phát sinh, một cấu tạo hợp thành và
phân định thể loại cho tất cả mọi thứ. Siêu hình còn
được xem là một khoa học, nghiên cứu về nguyên cớ những
gì của hiện hữu và nhận thức, đặc biệt bộ môn triết
học ngày nay. Triết học bắt đầu từ cổ Hy Lạp được
coi là siêu hình, một cung cách trừu tượng của một thế
giới tư tưởng xa la, rối răm, để rồi từ đó đưa tới
một dẫn truyền của siêu hình, một yêu cầu đòi hỏi liên
tục, gần như không thể xua tan cái ngôn từ đó; mãi cho đến
thế kỷ XX, một thế kỷ phát huy của ngôn ngữ, do đó 'metaphysics'
là một phương tiện chuyển tải tư tưởng, một tư duy hiện
diện gần như nó nằm trong cõi siêu nhiên (supernatural) và
một siêu hạng (superseded) thay đổi bởi khoa học hiên đại,
một thứ phạm trù văn học trừu tượng, một biểu lộ tự
nhiên.
Siêu hình là một trường hợp chủ yếu đầu tiên, một yếu tố cần thiết, một thế đứng của triết học: thông thường là phủ nhận cái việc chấp nhận để giảm thiểu một sự liên đới lạ lùng như thế, nó đã phơi bày một sự kiện rối loạn: văn học nghệ thuật, khoa học và tất cả mọi hoạt động của con người, một thâu dụng có ý niệm cơ bản, đó là những chuyên môn thường có của họ; cái điều không thể hoặc sẽ không thể sáng tỏ cho biện chứng đó. Thí dụ; tất cả những gì thuộc khoa học là những gì giúp ích cho toán học, một thu nhận hữu ích cho một quan niệm của 'nguyên nhân'. Nhưng nguyên nhân đó là gì? What is a cause? Vấn đề đó phải được theo đuổi bởi một đòi hỏi như thời kỳ hoàn toàn thuộc khả năng lý luận hợp lý (logically) là một phần đặc biệt cho việc thẩm định đường lối. Vậy thì 'luật thiên nhiên là nghiã gì?' What is meant by law of nature? . Xuyên qua những dữ kiện của 'nguyên nhân' và 'luật' chúng ta tìm được mối dây liên lạc hợp thông hoặc nhất trí trong cùng một thế giới. Nhưng cái sự cớ gì làm nên 'MỘT'? thì đương nhiên nó là 'MỘT' không có 'HAI' và cũng không cho tất cả của một sự thể nào khác. Là một nền tảng, điạ bàn (grounded) tổng hợp trong một yếu tính đơn giản , hoặc đó chỉ là một phần tích tụ? Vượt qua những vấn đề đó thì cái việc đặc câu hỏi 'tại sao'; là tất cả những gì thuộc thiên nhiên tính. Thế thì tại sao phải thế hoặc bất luận điều gì đều là tồn lưu (exist)?. Vậy cái nghĩa gì mỗi khi nói lên hiện hữu (being) hoặc tồn lưu hiện hữu (existence)? Những lời lẽ đó là ký hiệu hay ngụ ý, một chỉ định cho một vật thể mà vật thể đó như đề cập một điều kiện dành cho từ ngữ gọi tên là tính chất của mọi thứ; như thế thì 'tồn lưu' là tính chất giống như 'màu đỏ'? Nếu nó là một tính chất (property) đặc thù; và rồi nó có thể cách biệt từ mọi vật, như màu 'đỏ' là vật thể có thể tách rời 'trái táo ? Hoặc hiện hữu của trái táo là trái táo giản đơn như tự nó; thế thôi! và chả hơn kém gì? Nhưng nếu đó là trường hợp; thì làm sao cho chúng ta có thể nghĩ rằng 'tồn lưu' và 'hiện hữu' là có một vài cảm thức với vũ trũ? Có giai cấp, lớp lang với vũ trụ hay một thứ loại cho tồn lưu, một chỉ định vật thể, một biểu thị cho một tính chất thực tế cái đó là tồn tại rời rạt từ một hiện hữu đặc biệt? Beyond these questions
there is the question of the "why" of the natural whole. Why does it, or
any thing at all, exist? To pursue this question one must address som logically
primary questions: What does it mean to speak of 'being' or 'existence'?
Do these words denote properties of things,so that exiting is a property
like 'red'? If it is a property, is it then separable from the thing,
as 'red' is separable from 'apple'? Or is the existence of the apple simply
the apple itself, and nothing more?. But if that is the case, how is it
that we can think about 'existence' or 'being' in some universalsense?Is
there a universal class or genus being denoting a reality that exists apar
from particular beings?
(Indeed the question which was raised of old and is raised now and always, and is always the subject of doubt -is what is a Being?) Siêu hình không phải dựng lên một vấn đề hiện hữu; nó là một khám phá, khám phá đó có thể dành cho vấn đề hiện hữu. |
|
Arisstotle tuyên
bố rằng :" Tất cả con người hẳn nhiên ao ước muốn được
biết" (all humans by nature desire to know) và tìm đủ mọi cách
để chứng minh cái loại người mới nầy, 'triết gia' hay
là 'những người yêu khôn ngoan mẫn cán', một chủ trương
tích cực của họ; mà hầu như đây là một chọn lựa khôn
ngoan và giá trị lối sống của họ. Cái gì đưa họ tới
cái sự ước ao, đó là một tư duy khởi từ chủ thể của
tư tưởng; nguyên nhân đầu tiên là hiện hữu mà điều đó
không phải là chủ thể đưa tới hành động của con người,
nhưng cái sự cớ đã làm nên tư tưởng của con người và
có thể đó là hành động. Được biết nguyên nhân ấy
là điều đã có trong một cảm thức sâu xa, một kiến thức
tự nó.
Đây là một triết lý có tính khoa học của Aristotle; từ ngữ đầu tiên của triết học và trí tuệ, sau đó gọi chung là siêu hình, và tượng trưng bằng một dụng ngữ 'nữ hoàng khoa học'. Một thứ khoa học xác quyết cái gì là nguyên nhân hiện hữu để đi tới hiện hữu thật sự và điều gì làm cho điều đó nhận biết rõ ràng hơn. Cuối cùng, thì điều đó gần như khó, siêu hình được xem như 'kiến trúc khoa học' (architectonic science) tìm kiếm một xác quyết để làm thế nào tất cả có một liên đới ổn định. Có người hỏi rằng: Ấy là hiện hữu và ấy là nhận thức cả hai bề mặt nầy giống nhau? Đó là điều đơn giản có thể nhận thức được, đó là tính chất của mọi thứ trong vũ trụ nầy, cái đó chính là điều có thể hội nhập trong cùng một cách, cũng như kiến thức của chúng ta (hiểu biết là năng lực liên quan đến tư tưởng hoặc một nhận thức tri giác của mọi thứ để đi tới một tổng thể chính). Hiện hữu là nét đặc thù cho tất cả mọi thứ đó, là một trong những phương cách đưa tới tồn lưu. Có người lại hỏi: nhận biết một cách sâu sắc như thế là chỉ thích ứng cho hiện hữu thì đó là điều có thể nhận thức đối với nhân loại, được coi như một thứ trong tất cả mọi thứ -đem lại nhận thức cho chúng ta- có thật đó là nhận thức? Có một cái khó
khăn khác: hiện hữu có những chuyển động khác đến trong
hiện hữu, vượt qua và một chuyển động toàn bộ trong một
hiện hữu khác. Aristotle lý luận rằng cái sự lý đó tùy
thuộc nơi hiện hữu; trong khi đó trở nên bất động, chính
bất động là cái lối trả lời cho sự chuyển
động của tất cả hiện hữu. Nhưng đó là cái gì làm cho
nhận thức được hiện hữu, xem như có một cái gì cho nó
một sự chuyển động(?).
Đó là một cố gắng để trả lời những vấn đề như một khẳng định, là một sự lý thật tâm về những gì có tính cách siêu hình của Aristotle. Những luận án thuộc về siêu hình của Aristotle là những luận án trung hòa đầy hứa hẹn trong cái cách bình phẩm của những bậc tiền bối, mà họ không trả lời những vấn đề nầy hoặc ngay cả sự diễn tả đúng đắng và phù hợp (properly) mỗi khi xử dụng đến ngôn từ. Aristotle bày tỏ cái điều đó là một sự phát triển để khám phá ra sự thiết yếu, một kết cấu đầu tiên cho triết học, nhưng đây không phải là phương thức diễn đạt chính yếu mà đó là một tổng thể, có thể nhận biết được, cái đó là hiện hữu hay không hiện hữu. Những nhà triết học trước Socrates đã nghĩ về nguyên nhân tự nhiên như một cái gì cho tất cả, không phải đây là việc làm gây nhiều chú ý về một sự cấu tạo mà một cái gì đặc biệt hiện hữu., nhưng với trọng tâm là thay đổi tự nhiên trong một cái gì hết sức trừu tượng và một cảm giác chung cuộc. Aristotle vẫn còn tìm thấy được cái không-có-gì (none) của những bậc tiền bối của ông để lại, và để làm sao xử dụng tương xứng của tất cả nguyên nhân (vật chất, công hiệu, thể thức và dứt điểm). Những thứ không đó, có đáng tin cậy để trả lời những vấn đề: và làm thế nào bốn thứ nêu ra là cùng nguyên nhân với nhau trong một vật phẩm của hiện hữu? Tất cả cùng làm với nhau như một tác nhân độc lập hoặc cùng một diện mạo cho một sự chứng thực buổi ban sơ? Aristotle là một nhà phê bình khá nổi tiếng kể cả ông thầy của mình Plato, là cốt điều chỉnh về những hình thức gọi là siêu hình và những ý tưởng tốt đẹp như một ý tưởng trừu tượng, tách khỏi những cảm thức hiện hữu. Thể thức đó như kiểu mẫu đã giải thích; tồn lưu của cảm thức hiện hữu là một sự noi theo. Nếu hình thức đó bất động, bất chuyển, siêu thức (suprasensible) hiện hữu; vậy làm thế nào để giải thích được sự chuyển động và thay đổi được thế giới cảm thức? Nói cho ngay điều đó là cả một hoài nghi, dù cho Plato có nắm trong tay một học thuyết hết sức đơn giản đi nữa, điều nầy như có lần Aristotle đã qui tội cho Plato. Nhưng Plato vẫn trông đợi vào 'học thuyết lý tưởng' (doctrine of ideas) như một cái gì dịu dàng cho trí tuệ của con người trong một nổ lực giải quyết vấn đề hiện hữu. Với Aristotle muốn đi tới nguyên nhân hiện hữu để thấy được căn bản cấp tiến khác của những gì thuộc Platonic. Aristotle muốn gạch xuống những giòng chữ đó để nói lên sự thật của hiện hữu là không còn gọi là "cái-gì"(What): (cái gì là đời sống, cái gì là công lý, cái gì là nhân loại, v.v...) nhưng với "đây-là"(This): (đây là đời sống hiện hữu, đây chỉ là cái này, đây là con người...). Cái tốt-tự-nó là vũ trụ tuyệt hảo; là phù hợp với Aristotle chỉ có Plato là trừu tượng phát sinh ra những ý nghĩ về nhiều thứ, một thứ đặc điạ của cái tốt đó, những thứ mà con người theo đuổi. Một cá tính hiện hữu cục bộ. Thật vậy; Aristotle đã đi xa hơn: bản chất hoặc thể thức tợ như 'nội tại' (immanent) cho một dữ kiện là hành động cho một trách nhiệm chính, đó là hiện hữu dành cho cá thể và không thay thế cho kiến thức tự nó. Có nghĩa rằng chúng ta thừa nhận những gì mà Socrates muốn nói lên nhân tính và cũng không phải một tập hợp cá thể của Socrates. Trọng tâm nầy không nhất thiết điều đó là của Aristotle mà đây là một rối răm nhưng điều đó ở đây được coi là khoa học, một điều chỉnh vừa là đối xử một cách hiện thực của hiện hữu (ontological) một thứ khoa học tối nghĩa. Triết học là một ý thức xác thực, phải là điều có thể tỏ bày hai bề mặt của cái điều tự nhiên. Philosophy in the genuine sense must be able to address both sides of that nature. Tự nhiên là như
nhiên, là cái gì thuộc vũ trụ tạo hóa; cái đó nó thuộc
về bản thể tính, thế thì bản thể đó là lột bỏ cái
hình thức tuyệt đối và cuối cùng là không phải nguồn
cơn cho một vật thể của tư duy phát tiết. Trường
hợp nầy giống như Machiavelli, Bacon đều tỏ ra nghi ngờ,
đó là lý do làm chủ cái lý cuối cùng đó, một đam mê độc
lập. Cho nên chi cái mới của tự do siêu hình học 'metaphysics-free'
là luật-tự-nhiên (law of nature) là một cái nhìn qua sát nguyên
sơ được coi như là dụng cụ để truyền đạt cho một bước
tiến thuộc về sức lực của con người. một phạm trù triết
học khoa học, không còn trong phạm vi trừu tượng mà nó nằm
trong một bản thể của siêu hình, một hiện tượng giúp
cho một khả năng mà chúng ta gọi là quyền lực khống chế
thiên nhiên (mastery of nature).
|
|
Sau Hegel thì không
còn triết-gia; thì ai là đại diện cho một hệ thống đầy
ấn tượng của tất cả hiện hữu. Nói cho ngay, sau cái
chết Hegel (1831) triết học Đức quay qua cái hướng chống
lối tư duy đó và thể thức có tính vật chất không hiện
thực; khuynh hướng nầy chỉ có một vài điều coi là đúng
là nhờ vào sự cảnh tỉnh triết học của Kant ở giữa thế
kỷ và một vài thay đổi, làm mới lại chủ nghĩa Hegel
(Hegelianism) ở cuối thế kỷ mười chín. Ngoài triết học
hàn lâm ra nó có một phong cách riêng của nó; đúng như chủ
trương của Sóren Kierkergaard và Friedrich Nietzsche mà những
vị nầy đã chối bỏ, gạt hẳn tất cả những thể thức
có tính cách tranh luận và phương thức lý luận trong triết
học. Phong cách nầy như một chứng thực để đi tới một
quyết định con đường triết học siêu hình của thế kỷ
thứ hai mươi nầy.
Chừng như 1900 nổi lên một phong trào hiện tượng học dưới sự hướng dẫn của Edmund Husserl đã mở đường một triết thuyết mới đầy năng lực bởi một sự thúc đẩy để quay về với hiện tượng sẽ xẩy ra của một đời sống bình thường và được mô tả một chuỗi triết lý, đó không phải đem lòng tin cậy vào một giả thuyết kỷ thuật khoa học. Sau thế chiến I tạo được nhiều cảm hứng để có thể đánh dấu một đòi hỏi trong tính cách thần học, luân lý học, triết học chính trị, thẩm mỹ học và triết học cổ điển. Nhưng có lẽ hầu như là một cái gì nổi bậc, hấp dẫn lôi cuốn và bất ngờ, một cống hiến về siêu hình của Martin Heidegger làm mới và sáng tỏ vấn đề có liên đới với hiện hữu. Liên hợp trong một diễn trình làm cho hoảng hốt, kiểu thức thăm dò và khám phá từ những triết thuyết Hy Lạp với những nguồn gốc căn bản và chống những gì có tính chất hàn lâm và được coi như tình trạng hiện hữu của con người; đó là dáng dấp bởi Heideggger, Kierkegaard và Nietzsche tạo nên một sắc thái, một phong trào, một chủ trương triết học theo sau những tai họa tàn khốc của thế chiến làm hư hại tư tưởng của con người. Chúng ta phải có những giới hạn riêng, một ít ghi nhận về Heidegger, nghĩa là ông không còn nghi ngờ gì hơn qua những tư tưởng gia về một lý thuyết siêu hình khởi từ Hegel. Heidegger ý thức hiện hữu trong một nguyên tố thuộc trần gian và con đường lịch sử học. Mà ở đây như một biểu lộ 'rộng mở một hiện hữu' ( openness to beings) hoặc là 'không bưng bít hiện hữu' (unconcealment of beings) một cấu tạo thiết yếu nhân loại của cuộc đời con người. Hiện hữu là một cái gì ẩn hiện ở vị trí mà có thể nói và có thể nghĩ. Hành động của hiện hữu là không bưng bít, che đậy mà phơi bày. hiện hữu là một thông điệp của ngôn ngữ, kể cả những nhà thơ lớn.- đạt tới từng câu, từng chữ thuộc về cách phê bình trong một kỷ thuật hiện đại - lãnh điạ (groundness) thường xuyên nằm trong vùng trú ngụ (dwellings) của tư tưởng, một phần trong khoa học siêu hình. Cho dù, tư tưởng của họ có gây nhiều tác động, cảm hứng chăng nữa thì nó cũng nằm trong phạm vi sau khi phát sinh ra chủ nghĩa hậu hiện đại 'postmodernist' và hậu triết thuyết 'postphilosophical' mà thôi. Đó là phong trào của thời nay. Chúng ta phải chịu đựng sự thúc bách đó để chào đón một cái gì trong sáng của cái gọi là 'cuối cùng của siêu hình học' (end of metaphysics) với tất cả ý nghĩa đồng tình. Vấn đề còn lại của siêu hình học -được coi như khi nào cũng là; một thực nghiệm sâu xa và bổ ích. Đúng vậy; những gì còn lại là một sự hiểu rõ ngọn ngành của siêu hình học thì gần như đem lại một tư duy sáng tỏ và mới mẽ hơn .
|
SÁCH ĐỌC: |
- Philosophy 101 (
Part four: Metaphysics by Richard Velkley. P.312) Edited by Stanley Rosen.Random
House Inc. 2000/2007 New York. USA.
TRANH VẼ : "Một Đôi / Couple" Trên giấy cứng. Khổ 12'X 16' Acylics. vcl 2/2012. (trong loạt tranh cở nhỏ /miniature) |
|